1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đấu Tranh, Ngăn Chặn Các Hành Vi Gian Lận Xuất Xứ, Chuyển Tải Bất Hợp Pháp Lợi Dụng Việt Nam Để Lẩn Tránh Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại & Hệ Thống Cảnh Báo Sớm Biện Pháp Phòng vệ thương mại

24 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đấu Tranh, Ngăn Chặn Các Hành Vi Gian Lận Xuất Xứ, Chuyển Tải Bất Hợp Pháp Lợi Dụng Việt Nam Để Lẩn Tránh Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại & Hệ Thống Cảnh Báo Sớm Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 821,34 KB

Nội dung

Trang 1 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠIĐấu tranh, ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp lợi dụng Việt Nam để lẩn tránh biện pháp phòng vệ Trang 2 1.. Việc áp dụng các biệ

Trang 1

PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp lợi dụng Việt Nam để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại & Hệ thống cảnh báo sớm biện pháp PVTM

Trang 2

1 CHÍNH SÁCH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ

• Giai đoạn 2019 – 2023 chứng kiến xu thế gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại tại nhiều nước,

khu vực trên thế giới

• Nguyên nhân:

• Sự xuất hiện của các FTA thế hệ mới nhằm tăng cường tự do thương mại toàn cầu, trong đó có EVFTA Theo đó, EU sẽ miễn thuế cho phần lớn hàng hóa của ta

• Việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại ngày càng đa dạng, phong phú, từ mối đe dọa

"an ninh quốc gia" dẫn đến tăng thuế nhập khẩu nhôm thép, cho đến vấn đề "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" dẫn đến tăng thuế các sản phẩm vi phạm

• “Cạnh tranh không lành mạnh" dẫn đến các biện pháp trả đũa trực tiếp, đặc biệt là các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như xung đột thương mại Mỹ - Trung dẫn tới sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu,

 Làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

Trang 3

• Nhiều sản phẩm ở trong tình trạng thừa công suất trên toàn cầu

• Trước covid-19, các nước đã thắt chặt thương mại, tăng cường các biện pháp bảo hộ

• Dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm đáng kể

Trang 4

Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động

xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài

• Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thông qua hoàn thiện quy định xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư nước ngoài, quản lý các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ

Trang 5

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật

về chống lẩn tránh, xuất xứ, hải quan

• Phối hợp, hợp tác với các nước liên quan trong việc ngăn chặn các hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp;

• Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ;

• Ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ

Trang 6

CHỦ TRƯƠNG CỦA CHÍNH PHỦ

• Kiên quyết ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ và

chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh bất hợp pháp biện pháp PVTM nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế

quốc tế, đặc biệt là tham gia các FTA, bảo đảm thực

hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết trong WTO và

các FTA đã ký kết, bảo vệ lợi ích của các ngành, doanh

nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính

Trang 7

ĐỀ ÁN 824 THỰC HIỆN CHỦ TRƯỞNG “TĂNG CƯỜNG QUẢN

• Bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam

trong thương mại quốc tế

• Bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp

chân chính

Trang 8

CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY

về xử phạt các hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp.

CHÍNH PHỦ

• Ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2019 về một số biện pháp cấp bách để tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.

Trang 9

CÔNG TÁC NGĂN CHẶN VÀ XỬ LÝ NGHIÊM CÁC HÀNH VI GIAN LẬN XUẤT XỨ NHẰM LẨN TRÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

BỘ CÔNG THƯƠNG

• Tăng cường công tác kiểm tra, đấu tranh với

hành vi gian lận thương mại về xuất xứ

• Kiểm tra thực tế hàng hóa tại một số doanh

nghiệp có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu

• Thường xuyên cập nhật Danh sách cảnh báo

sớm

HẢI QUAN

• Tăng cường kiểm tra gian lận xuất xứ

và xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm tăng cường kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

• Thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

có mặt hàng rủi ro cao; thực hiện kiểm tra ngay doanh nghiệp khi có dấu hiệu giao dịch xuất nhập khẩu tăng đột biến đối với những mặt hàng thuộc đối tượng nghi ngờ

Trang 10

MỘT SỐ CÔNG TÁC THỰC THI

• Các đơn vị chức năng của Bộ đã thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại các doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu nhập

khẩu được xác định xuất xứ theo tiêu chỉ cộng gộp.

• Tổng cục Hải quan cũng đã yêu cầu các đơn vị, đặc biệt là hải quan địa phương tăng cường kiểm tra, xác định vi phạm xuất

xứ, chuyển tải bất hợp pháp; thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu có mặt hàng có

rủi ro cao; thực hiện kiểm tra ngay doanh nghiệp khi có dấu hiệu giao dịch xuất nhập khẩu tăng đột biến đối với những mặt hàng thuộc đối tượng nghi ngờ; xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận, giả mạo

xuất xứ.

• Về PVTM:

• Đưa ra các tiêu chí kiểm soát xuất xứ chặt chẽ đối phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp khi điều tra, áp dụng biện

pháp PVTM

• Phối hợp với ngành sản xuất trong nước giám sát, theo dõi việc nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp

PVTM Xem xét gia hạn biện pháp chống lẩn tránh với hàng hóa còn nguy cơ lẩn tránh (đai thép và thép dài bị áp thuế

tự về tự 2016).

• Kết hợp điều tra chống gian lận xuất xứ, lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại trong quá trình điều tra tại chỗ tại doanh

nghiệp nước ngoài

• Phối hợp với Cơ quan điều tra nước ngoài trong các vụ điều tra chống lẩn tránh, nỗ lực bảo vệ các công ty chân chính nhưng kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn lẩn tránh biện pháp PVMT, chuyển tải bất hợp pháp gây ảnh hưởng tới toàn

bộ ngành sản xuất của Việt Nam.

• Thường xuyên cập nhật danh sách các mặt hàng có nguy cơ cao (hàng quý) được công bố trên trang web của Cục

PVMT và sẽ tiếp tục nghiên cứu các danh sách chi tiết hơn

Trang 11

DOANH NGHIỆP CẦN CHỦ ĐỘNG ỨNG

PHÓ

• Không tham gia, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

• Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính

Trang 12

Các vụ việc lẩn tránh biện pháp PVTM nhắm vào hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

07

2

Trang 13

Anti-dumping 127

guard 47

Safe-Anti-circumvention 33

Anti-subsidy 23

United States 54

ASEAN 42

India 30

Others 29

Turkey 25 Australia

18

Canada 18

EU 14

Trong tổng số hơn 230 vụ việc PVTM

đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt

Trang 14

Xu hướng điều tra PVTM của US

Đưa ra nhiều quy tắc

kỳ lạ

Trang 15

• 20 vụ việc với hàng xuất khẩu của Việt Nam

• Thép chiếm 68% tổng số việc AC liên quan tới Việt Nam  Đây là mục tiêu chính trong các vụ AC do US tiến hành

• Thái độ hợp tác là một yếu tố trọng yếu khi doanh nghiệp xử lý các vụ việc AC của US.

• DOC duy trì cơ chế tự chứng nhận cho phép các

doanh nghiệp HỢP TÁC được loại trừ ra khỏi việc áp dụng biện pháp (phải nộp thuế PVTM cao) nếu họ tự chứng minh được rằng hàng hóa do họ sản xuất, xuất khẩu không nằm trong đối tượng áp dụng AC.

Các vụ việc US điều tra Việt Nam

Trang 16

Kinh nghiệm xử lý các vụ việc chống lẩn tránh biện pháp PVTM

07

3

Trang 17

HỖ TRỢ DN VIỆT NAM XỬ LÝ VỤ VIỆC

2

Phối hợp với các Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam rà soát các doanh nghiệp chân chính, đảm bảo xuất xứ Việt Nam để có ý kiến biện

hộ, đấu tranh pháp lý phù hợp

Cung cấp thông tin đúng thời hạn, thể thức, nội dung chính xác theo yêu cầu của Cơ quan điều tra

Thông báo thông tin kịp thời tới Hiệp hội, doanh nghiệp, Khuyến khích khuyến nghị hợp tác với Cơ quan điều tra để tự chứng minh không lẩn tránh hoặc có cơ hội rà soát trong các

kỳ rà soát tiếp theo

Phối với dưới vai trò của Chính phủ đáp ứng các yêu cầu của Cơ quan điều tra nước ngoài

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền đào tạo chống tư tưởng lẩn tránh thuế, lẩn tránh biện pháp PVTM của nước ngoài vì lợi nhuận nhất thời.

Trang 18

1 Nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết.

2 Ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa, theo hướng toàn diện, đồng bộ và kịp thời, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu.

3 Bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế.

4 Bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

QUYẾT ĐỊNH: 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 07 năm 2019 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG LẨN TRÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ GIAN LẬN XUẤT XỨ”

Trang 19

- Thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác phòng vệ thương mại, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt

là tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

- Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm để theo dõi, cảnh báo và hỗ trợ

- Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp trong việc nắm tình hình, thường xuyên cập nhật những điều chỉnh trong chính sách thương mại của các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam

QUYẾT ĐỊNH Số: 316/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2020

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM VỀ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI”

Trang 20

- Tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chính sách và thực tiễn các vụ kiện phòng vệ thương mại của để nâng cao năng lực, trình độ pháp luật quốc tế;

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng vệ thương mại;

- Tăng cường theo dõi tình hình tuân thủ các quy định quốc tế, quy định trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương của các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong các lĩnh vực đã và đang có nguy cơ bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

- Nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật

trong nước và quốc tế có liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại.

QUYẾT ĐỊNH Số: 316/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2020

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM VỀ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI”

Trang 21

Các vụ việc thành công

1

• Năm 2022, DOC khởi xướng điều tra CTC dây thép không gỉ với cáo buộc lẩn

tránh thuế đang áp dụng với Hàn Quốc

• Kết luận: Doanh nghiệp Việt Nam không lẩn tránh

• Năm 2011, Brazil khởi xướng điều tra CTC giầy với cáo buộc lẩn

tránh thuế đang áp dụng với Trung Quốc

• Kết luận: Doanh nghiệp Việt Nam không lẩn tránh

Giầy (Brazil)

2

Dây thép không gỉ (U.S)

Ministry of Industry and Trade Trade Remedy Authority of Viet Nam

Trang 22

VỤ VIỆC TIÊU BIỂU THỜI

GIAN GẦN ĐÂY

- Tháng 11 năm 2021, EC đã quyết định áp dụng thuế CBPG và CTC đối với sản phẩm thép không gỉ cán phẳng, không gia công quá mức cán nguội có xuất xứ từ Indonesia Tổng mức thuế CBPG và CTC áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ Indonesia trong khoảng từ 20,2% đến 39,8% tùy từng doanh nghiệp.

- Sau khi biện pháp được áp dụng, Hiệp hội Thép châu Âu (EUROFER) cáo buộc một số doanh nghiệp của Việt Nam, Đài Loan - Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu nguyên liệu thép không gỉ từ Indonesia để gia công, hoàn thiện và xuất khẩu sang EU Giá trị gia công, hoàn thiện tại Việt Nam, Đài Loan - Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ ít hơn 25% tổng chi phí sản xuất thành phẩm Theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), điều này có thể cấu thành nên hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM mà EC đang áp dụng với hàng hóa có xuất xứ từ Indonesia.

2

Thép không gỉ cán nguội - EU

Trang 23

VỤ VIỆC TIÊU BIỂU THỜI

GIAN GẦN ĐÂY

- Sản phẩm thép không gỉ cán phẳng, không gia công quá mức cán nguội được làm từ nguyên liệu là thép không

gỉ cán nóng (hot-rolled stainless steel) hoặc thép không gỉ cán nguội chưa ủ (full hard cold-rolled stainless steel) Nguyên liệu này sẽ được gia công bằng cách tiếp tục cán nguội, ủ, phủ mạ, tráng, đánh bóng, cắt, xẻ… để đạt được kích thước và các đặc tính cần thiết Hiện tại, do trong nước chưa sản xuất được thép không gỉ cán nóng nên nguyên liệu để sản xuất thép không gỉ cán nguội phải nhập khẩu Các nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ Indonesia, Trung Quốc và Hàn Quốc Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu khoảng 371.000 tấn thép không gỉ cán nóng từ Indonesia, 197.000 tấn thép không gỉ cán nóng từ Trung Quốc và 60.000 tấn thép không gỉ cán nóng từ Hàn Quốc.

2

Thép không gỉ cán nguội - EU

Trang 24

VỤ VIỆC TIÊU BIỂU THỜI

GIAN GẦN ĐÂY

- Theo số liệu thống kê, năm 2022 Việt Nam xuất khẩu khoảng 88.000 tấn thép không gỉ cán nguội sang EU với kim ngạch 337 triệu USD, tăng 70% về lượng và 142% về giá trị so với năm 2021 Trong khi đó, năm 2022 Đài Loan-Trung Quốc xuất khẩu khoảng 251.000 tấn thép không gỉ cán nguội sang EU, tăng 15% về lượng và Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu khoảng 125.000 tấn thép không gỉ cán nguội sang EU, tăng 18% về lượng.

- Theo quy định của EU, việc điều tra sẽ được hoàn thành trong vòng 9 tháng (dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2024) EC đang yêu cầu các doanh nghiệp liên quan phải trả lời bản câu hỏi điều tra do EC đưa ra với hạn nộp

là 20 tháng 9 năm 2023 để được xem xét loại trừ nếu biện pháp chống lẩn tránh được áp dụng Bản câu hỏi điều tra do EC đưa ra nhằm làm rõ việc doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Indonesia hay không, giá trị gia công hoàn thiện tại Việt Nam có đủ lớn hay không và việc gia tăng lượng xuất khẩu có xuất phát từ mục đích lẩn tránh biện pháp PVTM đang áp dụng với Indonesia hay không.

2

Thép không gỉ cán nguội - EU

Ngày đăng: 01/02/2024, 04:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w