Trình bày quan điểm của bạn về phát ngôn sau “Toàn cầu hóa là một xu hướng quan hệ quốc tế nhằm tăng cường an ninh quốc tế thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau

17 0 0
Trình bày quan điểm của bạn về phát ngôn sau “Toàn cầu hóa là một xu hướng quan hệ quốc tế nhằm tăng cường an ninh quốc tế thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|39107117 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ  BÀI LUẬN GIỮA KỲ MÔN AN NINH QUỐC TẾ HƯỚNG DẪN BỞI TS NGUYỄN TUẤN KHANH HỌ TÊN: NGUYỄN HOÀNG ANH MSSV: 2057060091 LỚP: QH1820_CQA Thành phố Hồ Chí Minh - 2022 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ  Đề bài: Trình bày quan điểm của bạn về phát ngôn sau: “Toàn cầu hóa là một xu hướng quan hệ quốc tế nhằm tăng cường an ninh quốc tế thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau Tuy nhiên, xu hướng này cũng gây ra những vấn đề an ninh quốc tế khác” Thành phố Hồ Chí Minh - 2022 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Mục lục Mở đầu 4 Nội dung chính .5 Định nghĩa về an ninh quốc tế 5 Định nghĩa về toàn cầu hóa .5 Định nghĩa về sự phụ thuộc lẫn nhau 6 Một số vấn đề an ninh quốc tế bị đe dọa bởi toàn cầu hóa 7 Kết luận 14 Tài liệu tham khảo 15 3 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Mở đầu Toàn cầu hóa đã xuất hiện từ lâu Nhiều người cho rằng toàn cầu hóa đã manh nha xuất hiện từ thuở bình minh của nền văn minh phương Tây Có người gắn liền sự ra đời của toàn cầu hóa với làn sóng thực dân hóa đầu tiên của các cường quốc Châu Âu thế kỷ 15-16, hay sự xuất hiện của các công ty như Đông Ấn Hà Lan với những tuyến đường giao thương nối liền từ Âu sang Á Cũng có người cho rằng toàn cầu hóa xuất hiện khi bức điện tín đầu tiên được truyền xuyên Đại Tây Dương lần đầu tiên vào giữa thế kỷ 19 Tuy vậy, trong những thập kỷ vừa qua, quá trình toàn cầu hóa mới diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến từng quy mô, từ thế giới, khu vực, quốc gia, tổ chức xuyên quốc gia đến con người Kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khi thế giới không còn bị chia cắt thành những khối kinh tế – chính trị đối lập, quá trình toàn cầu hóa càng có thêm cơ hội để tăng tốc.1 Sự tăng tốc và mở rộng mạnh mẽ của toàn cầu hóa trong những thập kỷ qua gắn liền với những thành tựu về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phổ biến của internet; sự phát triển rộng rãi của chủ nghĩa tư bản tự do; sự ra đời của hàng loạt các tổ chức xuyên quốc gia,… Nhìn chung, toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ may cho sự thịnh vượng của các quốc gia Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng làm lu mờ đi các đường ranh giới giữa các quốc gia Sự phát triển chóng mặt của Internet làm thế giới trở nên “phẳng” hơn Từ đó, những nguy cơ về mất an ninh không chỉ gói gọn về đường biên giới, lãnh thổ địa lý của quốc gia Một đặc trưng khác của toàn cầu hóa là sự phụ thuộc lẫn nhau (mutual dependence) giữa các quốc gia Chính sự liên kết chặt chẽ này đã kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến cả an ninh truyền thống (xung đột, chiến tranh,…) lẫn an ninh phi truyền thống (kinh tế, năng lượng, lương thực,…) Vì thế, nhiều người cho rằng: “Toàn cầu hóa là một xu hướng quan hệ quốc tế nhằm tăng cường an ninh quốc tế thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau Tuy nhiên, xu hướng này cũng gây ra những vấn đề an ninh quốc tế khác” Áp dụng phương pháp phân tích nghiên cứu định tính, bài tiểu luận này tập trung phân tích những tác động của toàn cầu hóa trên phạm vi quốc gia, từ đó chỉ ra những vấn đề an ninh mà thế giới đang đối diện Thông qua bài tiểu luận này, tác giả mong muốn cung cấp tầm nhìn toàn diện hơn về những tác động của toàn cầu hóa lên tình hình an ninh quốc tế 1 Lê, H H (2016, July 9) Toàn cầu hóa (Globalization) Nghiên cứu Quốc tế Retrieved November 1, 2022, from https://nghiencuuquocte.org/2016/07/09/toan-cau-hoa-globalization/ 4 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Nội dung chính Định nghĩa về an ninh quốc tế Kể từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc, khái niệm “an ninh” không còn gói gọn trong chính trị, quyền lực, quân sự và chiến tranh Nhiều học giả đã nhắc đến những “hình thái an ninh mới” hay còn gọi là “an ninh phi truyền thống”, xuất hiện trong các lĩnh vực như: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị (Trong báo cáo “Phát triển con người” năm 1994 của Liên Hiệp Quốc) Gần đây, an ninh con người được các quốc gia chú ý và vận dụng đáng kể Khi nhắc đến khái niệm “an ninh”, bảo vệ chủ quyền vẫn là điều kiện tiên quyết đối với mọi quốc gia, tuy nhiên nó đã được diễn giải một cách mềm mỏng hơn 2 Định nghĩa về toàn cầu hóa Xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX, khái niệm “toàn cầu hóa” có nhiều cách hiểu khác nhau Chẳng hạn như: Toàn cầu hóa là một tình trạng xã hội có những mối liên kết trên phạm vi khắp hành tinh về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, môi trường và các luồng phân lưu làm thu hẹp các khoảng không gian và lu mờ các đường biên giới quốc gia Ở một phương diện khác, toàn cầu hóa là sự thay đổi xã hội, sự liên thông ngày càng tăng giữa các xã hội và các yếu tố của nó do quá trình đan xen văn hóa kết hợp với sự gia tăng bùng nổ của giao thông và các công nghệ truyền thông góp phần thúc đẩy kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa 3 Theo Nghiên cứu quốc tế: Toàn cầu hóa – được định nghĩa như một mạng lưới toàn cầu của sự phụ thuộc lẫn nhau – không có nghĩa là sự phổ cập khắp toàn cầu…Toàn cầu hóa mang tính tất yếu (do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế thị trường, của các tập đoàn xuyên quốc gia ), diễn ra với tốc độ nhanh, nhiều tầng nấc, tác động đa chiều Quá trình toàn cầu hóa chứng kiến ngày càng nhiều mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc Hơn nữa, quá trình này làm lu mờ đi đường biên giới địa lý, văn hóa, kinh tế và chính trị truyền thống giữa các quốc gia 2 Trương, V M H (2014, November 12) An ninh (Security) Nghiên cứu Quốc tế Retrieved October 31, 2022, from https://nghiencuuquocte.org/2014/11/12/an-ninh/ 3 Đinh, G H (2018, December 11) Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh văn hóa và ứng phó của Việt Nam Tạp chí Cộng sản Retrieved October 31, 2022, from https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/53448/tac-dong-cua-toan-cau-hoa-den-an-ninh-van-hoa-va-ung-p ho-cua-viet-nam.aspx 5 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Hai học giả Roland Robertson và Kathleen E.White đã rút ra những đặc tính của toàn cầu hóa trong chương 2 What is globalizartion của nghiên cứu The Blackwell Companion to Globalization như sau: Thứ nhất, toàn cầu hóa có hai xu thế chủ yếu: tăng cường sự liên kết toàn cầu và gia tăng nhận thức toàn cầu Thứ hai, toàn cầu hóa tập trung vào: quốc gia dân tộc (nation-states), chính trị thế giới (world politics), individuals (cá nhân) và nhân loại (humankind) Thứ ba, toàn cầu hóa được cấu thành bởi bốn khía cạnh trong đời sống con người, lần lượt là: văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế Bài tiểu luận tiếp cận “toàn cầu hóa” là một xu thế tất yếu, không thể quay ngược của nhân loại, ở đó chứng kiến sự liên kết giữa các quốc gia trong nhiều khía cạnh Hệ quả của sự liên kết này là: các quốc gia dần trở nên phụ thuộc lẫn nhau và các đường biên giới giữa các quốc gia bị lu mờ Từ đó, gây ra những vấn đề mới trong an ninh quốc tế Định nghĩa về sự phụ thuộc lẫn nhau Sự phụ thuộc lẫn nhau thường được phân tích trong mối quan hệ với toàn cầu hóa Toàn cầu hóa đôi khi được định nghĩa là sự phụ thuộc diễn ra ở cấp độ toàn cầu Cuộc cách mạng thông tin càng làm cho mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau của toàn cầu hóa giữa các quốc gia ngày càng phức tạp thêm Sự gia tăng gần đây trong cuộc phản kháng chống lại toàn cầu hóa, một phần, là những phản ứng trước những thay đổi do sự phụ thuộc kinh tế mang tới Khái niệm “phụ thuộc lẫn nhau” bắt đầu được nghiên cứu từ đầu những năm 1970 khi xuất hiện ba thay đổi quan trọng trong quan hệ quốc tế: Thứ nhất, các quốc gia ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực vấn đề, từ thương mại tới an ninh Thứ hai, năng lực của các nhà nước trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến nền kinh tế toàn cầu ngày càng suy yếu Thứ ba, các quốc gia trở nên dễ tổn thương đối với các sự kiện hay biến cố diễn ra ở quốc gia khác do sự liên kết chặt chẽ giữa họ với nhau Sự phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến ba khía cạnh quan trọng, đó là sự nhạy cảm (sensitivity) trong ngắn hạn, khả năng dễ bị tổn thương (vulnerability) trong dài hạn, và tính cân xứng của một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Sự nhạy cảm (sensibilty) ý chỉ số lượng và tốc độ của những tác động mà sự phụ thuộc lẫn nhau gây ra Khả năng 6 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 dễ bị tổn thương (vulnerability) liên quan đến chi phí tương đối của việc thay đổi cấu trúc một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau Một quốc gia ít dễ bị tổn thương hơn không có nghĩa là quốc gia đó ít nhạy cảm hơn với sự thay đổi, mà chỉ đơn giản là quốc gia đó sẽ phải chịu chi phí thấp hơn trong việc thay đổi tình hình Tính cân xứng chỉ sự phụ thuộc tương đối cân bằng, ngược với sự phụ thuộc không cân bằng.4 Một số vấn đề an ninh quốc tế bị đe dọa bởi toàn cầu hóa Thứ nhất, toàn cầu hóa góp phần kích thích chủ nghĩa dân tộc trở nên cực đoan hơn Toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc và mối liên hệ giữa hai khái niệm này đã và đang được tranh luận bởi các học giả trong quan hệ quốc tế Toàn cầu hóa đang thay đổi diệm mạo thế giới Toàn cầu hóa tác động trực tiếp đến chủ nghĩa dân tộc của các nước phương Đông, nhiều người cho rằng, quá trình này đang tàn phá những di sản và văn hóa dân tộc của họ Trong khi toàn cầu hóa đang nổ lực làm lu mờ ranh giới giữa các quốc gia với nhau, những người theo chủ nghĩa dân tộc lại muốn bảo vệ những giá trị của riêng họ Điều này dẫn đến xung đột, chống lại hệ thống nhà nước đang tồn tại, chống lại hợp tác quốc tế và các thiết chế siêu nhà nước Cụ thể, quá trình toàn cầu cũng chứng kiến xu hướng phương Tây “truyền bá” chủ nghĩa dân chủ sang các quốc gia Trung Đông Xu hướng này phá vỡ thế cân bằng nội tại bên trong các nước như Iraq, Syria và Libya, tạo ra khoảng trống quyền lực cho mâu thuẫn giáo phái và chủ nghĩa cực đoan bùng phát.5 Bên cạnh đó, toàn cầu hóa được xem là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng phát của chủ nghĩa khủng bố, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh con người Chủ nghĩa khủng bố hiện đại bắt đầu trở thành một vấn đề an ninh quốc tế quan trọng vào cuối những năm 1960, với hàng loạt các vụ tấn công đẫm máu xảy ra nhiều nơi trên thế giới, rất nhiều trong số đó liên quan đến xung đột Israel – Ảrập Toàn cầu hóa “xóa nhòa biên giới giữa các quốc gia” thông qua sự hợp tác và cùng nhau phát triển; bên cạnh đó là sự bùng nổ khoa học kỹ thuật, logistic và các nền tảng thông tin Lợi dụng những yếu tố này, những tên khủng bố có thể dễ dàng đạt được mục đích then chốt của chúng, đó chính là “kích thích nỗi sợ hãi lây lan” Với tốc độ đưa và lan tin 4 Hoàng, H T., & Lê, H H (2016, March 5) Phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence) Nghiên cứu Quốc tế Retrieved October 31, 2022, from http://nghiencuuquocte.org/2016/03/05/phu-thuoc-lan-nhau-interdependence/ 5 Hiếu Trung (2015, December 31) Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng? vov.vn Retrieved October 31, 2022, from https://vov.vn/the-gioi/ho-so/vi-sao-khung-bo-hoi-giao-cuc-doan-lai-tan-doc-kho-tri-va-dai-dang-464457.vov 7 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 chóng mặt của các nền tảng mạng xã hội, một vụ khủng bố tại Iraq có thể gây chấn động đến người dân toàn thế giới chỉ trong vài giây Khi đó, mọi người sẽ cảm thấy mất an ninh về tâm lý dù họ không phải nạn nhân trực tiếp của vụ khủng bố Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa có xu hướng xâm nhập và làm biến đổi những bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo,… của quốc gia/dân tộc Những tên khủng bố hay những người có tư tưởng cực đoan sẽ lợi dụng lý do này để kích động, tuyền truyền trong quần chúng nhân dân để họ đứng lên phản động và lật đổ chính quyền; từ đó, gây nên tình trạng mất an ninh chính trị - xã hội tại quốc gia đó Thứ hai, toàn cầu hóa tạo điều kiện cho để các cường quốc can thiệp quân sự tại các quốc gia khác, từ đó, “khoét sâu” tình hình bất ổn và các cuộc nội chiến ở quốc gia này Can thiệp quân sự cũng là một hình thức của quá trình toàn cầu hóa Từ đầu thế kỷ 21, xu hướng can thiệp quốc tế dưới danh nghĩa hỗ trợ các quốc gia nạn nhân hay chống chủ nghĩa khủng bố trở nên phổ biến hơn Nhưng, xu hướng này được xem là một hình thức chiến tranh mới không chỉ do sự thiếu hiệu quả của chúng mà còn do những hậu quả nặng nề mà chúng gây ra Tới đây, không thể không nhắc để những chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ tại nước ngoài Cụ thể, trong hại thập niên vừa qua, Mỹ đã tiến hành những chiến dịch quân sự lớn tại các nước Iraq, Syria ở Trung Đông, Afghanistan ở Nam Á và Libya ở Bắc Phi Những hầu hết chúng đều không đạt hiệu quả như mong muốn, mà còn để lại những hậu quả nặng nề cho quốc gia bị Mỹ can thiệp quân sự Trong số đó, việc Mỹ và NATO tiến hành các cuộc chiến quân sự ở Afghanistan dưới danh nghĩa là “chống khủng bố” bị cho là hành vi vi phạm nhân quyền Việc Mỹ và NATO áp đặt mô hình dân chủ, nhân quyền hòng “phương Tây hóa” Afghanistan thực chất là chính sách thực dân kiểu mới, vi phạm luật pháp quốc tế về quyền tự quyết định lựa chọn con đường phát triển của các quốc gia, dân tộc Bên cạnh đó, chính sách “chia để trị” của Mỹ, hậu thuẫn cho Liên minh phương Bắc và các lãnh chúa chống lại Taliban càng làm sâu sắc thêm các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo ở Afghanistan Mỹ tiến hành hàng loạt những biện pháp quân sự: sử dụng máy bay không người lái, lực lượng tác chiến đặc biệt với phương châm “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, sử dụng nhiều loại bom và tên lửa thế hệ mới,… đã gây thiệt mạng nhiều dân thường vô tội Mỹ cũng bị lên án vì ý đồ “man rợ” khi biến Afghanistan thành nơi phô trương sức mạnh và thử nghiệm vũ khí nguy hiểm 6Chiến 6 Đức Minh (2021, September 11) Cuộc chiến của Mỹ và NATO tại Afghanistan - những sai lầm về chiến lược Tạp chí Quốc phòng toàn dân Retrieved October 31, 2022, from 8 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 dịch quân sự của Mỹ tại Afghanistan đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho cả hai bên Đối với Afghanistan, bom đạn đã tàn phá đất nước này với những hệ lụy nặng nề, khiến hàng trăm nghìn gia đình phải ly tán, tình trạng bạo lực, bệnh tật, đói nghèo, mù chữ tăng cao, tệ nạn xã hội khó kiểm soát,… Trong trường hợp trên, Mỹ được cho rằng sử dụng sức mạnh quân sự nhằm cung cấp sự ổn định và an ninh để người dân sở tại đó có thể thành lập chính phủ của riêng họ Ngoài Mỹ, các tổ chức quốc tế cũng đã chi rất nhiều tiền và danh rất nhiều thời gian để xây dựng nền dân chủ, viết hiến pháp, lập dự luật về các quyền hạn, và tạo ra một xã hội chính trị mới ở Afghanistan Nhưng những bất ổn nội bộ chủ yếu bắt nguồn từ tôn giáo, sắc tộc, xã hội,… xuất phát từ sự khác biệt về tư tưởng vốn đã hằn sâu trong tâm trí con người, nên không thể được giải quyết bằng sức mạnh quân sự Lực lượng quân sự không được đào tạo để thúc đẩy bản sắc dân tộc, hình thành thể chế chính trị hoặc thực hành trách nhiệm giải trình mang tính dân chủ Khi các nhà lãnh đạo địa phương phụ thuộc vào lực lượng quân sự nước ngoài để duy trì quyền lực, họ khó có thể tạo dựng tính chính danh phổ biến, quản lý hiệu quả và vun đắp bản sắc dân tộc chung.7 Như vậy, can thiệp quân sự có thể phản tác dụng, làm cho đất nước sở tại càng thêm bất ổn Thứ ba, an ninh kinh tế vẫn chưa đảm bảo trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi mà các quốc gia vẫn đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích chung Trong các thể chế quốc tế, các quốc gia thành viên trở nên “phụ thuộc lẫn nhau” Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế bao gồm các lựa chọn chính sách về giá trị và chi phí Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế có thể tạo ra các lợi ích chung, từ đó khuyến khích các quốc gia hợp tác với nhau để đạt được mục đích chung đó Tuy nhiên, mối quan hệ của các quốc gia không đơn giản như thế Các quốc gia sẽ bỏ qua lợi ích chung từ việc hợp tác một khi họ cảm thấy bị đe dọa bởi lợi ích mà đối thủ/kẻ thù thu được và có thể dùng nó để chống lại họ Trong trường hợp đó, “sự phụ thuộc” này lại trở thành công cụ trừng phạt có hiệu lực hơn cả vũ khí quân sự Ví dụ, Liên minh Châu Âu đã từng đe dọa áp thuế nhập khẩu cao đối với các hàng hóa Mỹ nhập vào Châu Âu nhằm buộc chính phủ Mỹ giảm các khoản trợ cấp cho các nhà sản xuất thép nước này, vốn mang lại những lợi thế bất bình đẳng cho các nhà sản xuất thép Mỹ so http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/cuoc-chien-cua-my-va-nato-tai-afghanistan-nhung-sai-lam-ve-chien-luoc /17627.html 7 Vì sao một siêu cường quân sự thất bại ở Afghanistan? (2021, August 19) VietNamNet Retrieved October 31, 2022, from https://vietnamnet.vn/vi-sao-mot-sieu-cuong-quan-su-that-bai-o-afghanistan-767251.html 9 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 với các nhà sản xuất thép Châu Âu Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây cũng áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với một loạt nước như Cuba, Iran, Myanmar… nhằm làm suy yếu chính quyền các nước này hoặc buộc họ tiến hành các thay đổi trong chính sách đối nội hoặc đối ngoại theo hướng nhất định Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể được tiến hành một cách đơn phương hoặc đa phương Thông thường, các lệnh trừng phạt đơn phương tác động đến không chỉ nước bị trừng phạt mà còn nước trừng phạt Trong trường hợp Mỹ đơn phương trừng phạt kinh tế đối với Cuba, nền kinh tế Cuba lao đao và một số công ty Mỹ cũng bị ảnh hưởng vì mất cơ hội đầu tư, buôn bán với Cuba vào tay các công ty đối thủ, đặc biệt là các công ty đến từ Châu Âu Điều này bắt nguồn từ việc trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, các quốc gia có thể dễ dàng tìm kiếm các nguồn hàng hóa nhập khẩu thay thế cho nguồn hàng đến từ quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, các lệnh trừng phạt đơn phương cũng khó giành được sự ủng hộ quốc tế, một yếu tố góp phần làm suy yếu tác dụng của các lệnh trừng phạt này Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt kinh tế đa phương có thể được áp đặt bởi các tổ chức quốc tế, điển hình như Liên Hiệp Quốc Không phải tất cả cách lệnh trừng phạt kinh tế đều phát huy tác dụng Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra về tính hiệu quả và phù hợp của biện pháp này: Thứ nhất, các chính quyền của quốc gia bị trừng phạt có thể dùng lý do này để biện minh cho sự yếu kém trong công tác quản lý đất nước, từ đó kích thích chủ nghĩa dân tộc ở người dân trở nên cực đoan Thứ hai, các biện pháp trừng phạt kinh tế tác động mạnh mẽ đến người dân vô tội; họ có thể bị cắt giảm lao động, bị cô lập, không thể mua những nhu yếu phẩm thiết yếu,… Thứ ba, các lệnh trừng phạt kinh tế khó có thể phát huy tác dụng khi mà các quốc gia đều đeo đuổi lợi ích quốc gia của mình Ví dụ, trong khi Mỹ và các nước phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Myanmar hay Iraq dưới thời chính quyền Saddam Hussein thì các công ty của Trung Quốc lại nhân cơ hội này để khai thác các lợi ích kinh tế ở các quốc gia này mà không gặp phải sự cạnh tranh của các công ty Mỹ và phương Tây, đồng thời khiến cho các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Myanmar và Iraq không thể phát huy tác dụng.8 Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội để các quốc gia phát triển nền kinh tế của họ thông qua các thúc đẩy việc hợp tác quốc tế, tham gia vào các thể chế song phương và đa phương Tuy nhiên, xu hướng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa đến an ninh 8 Lê, H H (2016, September 10) Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions) Nghiên cứu Quốc tế Retrieved October 31, 2022, from https://nghiencuuquocte.org/2016/09/10/trung-phat-kinh-te-economic-sanctions/ 10 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 kinh tế của các quốc gia Một khi các quốc gia trở nên phụ thuộc lẫn nhau, một biến động trong hệ thống chung đều tác động đến đến các bên liên quan Mức độ nghiêm trọng của tác động sẽ tùy vào tính cân xứng của sự phụ thuộc, sự nhạy cảm và khả năng dễ bị tổn thương của các quốc gia liên quan Thứ tư, sự phụ thuộc năng lượng lẫn nhau giữa các quốc gia tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh năng lượng trên phạm vi toàn cầu Sự tập trung địa lý của dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá, trong hai tập kỷ vừa qua đã góp phần định hình bối cảnh địa chính trị quốc tế Các quốc gia lo ngại về các lệnh cấm vận dầu mỏ hoặc tình trạng thiếu khí đốt, do đó, họ đã hình thành những liên minh hay thậm chí dùng đến chiến trang nhằm đảm bảo nguồn dầu mỏ cho quốc gia của mình Tuy nhiên, thế giới đang chứng kiến một xu thế tất yếu trong việc phát triển năng lượng, đó chính là “năng lượng tái tạo” Các nguồn năng lượng tái tạo không những giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch, vốn được xem là nguyên nhân chính làm trầm trọng tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn thế giới, mà còn góp phần giảm tình trạng nghèo đói, bảo vệ sức khỏe con người Cuộc chiến Nga - Ukraine gần đây là nhân tố thúc đẩy các nước châu Âu đẩy nhanh việc ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga Mặt khác, chính cuộc xung đột đó đã khiến một số quốc gia điều chỉnh chính sách năng lượng ngắn và dài hạn của mình, cụ thể, đặt an ninh năng lượng (lợi ích quốc gia) lên trước chuyển đổi năng lượng.9 Khi chiến tranh Nga và Ukraine nổ ra, các nước phương Tây đã ban bố hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, cụ thể là ngành dầu mỏ và khí đốt Nga Có thể thấy, những lệnh trừng phạt vốn dĩ nhằm ngăn chặn Nga tiến hành chiến dịch quân sự đối với Ukraine, nhưng lại tác động rộng khắp toàn cầu Những lệnh trừng phạt này không những tác động tiêu cực đến việc sản xuất năng lượng của các quốc gia mà còn cả nền nông nghiệp, công nghiện, kinh tế toàn cầu… Nếu khí đốt của Nga ngừng chảy vào các nước Tây Âu, đặc biệt là Hungary và Italia, giá năng lượng sưởi ấm vốn đã cao sẽ còn tăng hơn nữa Lý do là khí đốt của Nga chiếm khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Liên minh châu Âu Ở Anh, hóa đơn năng lượng có hộ gia đình có thể lên đến 2.600 USD vào tháng 4 và thậm chí 9 Nguyễn, L V (2022, July 1) Tác động của chuyển đổi năng lượng tái tạo trong quan hệ quốc tế và những vấn đề đặt ra hiện nay Tạp chí Lý luận chính trị Retrieved October 31, 2022, from http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/4324-tac-dong-cua-chuyen-doi-nang-luong-tai-tao-trong-quan-he-quoc-te- va-nhung-van-de-dat-ra-hien-nay.html 11 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 là 3.900 USD vào mùa thu năm nay; ngoài ra, giá xăng cũng tăng vọt, có thể đạt đến 1.75 bảng/lít (khoảng 50.000 đồng) nếu xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn Từ những tác động mà xung đột Nga-Ukraine gây ra trên phạm vi toàn cầu, có thể thấy: toàn cầu hóa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với vấn đề an ninh năng lượng của quốc gia Ý thức được điều này, các quốc gia trên toàn thế giới cũng đang nổ lực giảm sự lệ thuộc nhiên liệu bằng cách chuyển đổi sang năng lượng tái tạo Hoặc, các quốc gia sẽ chủ trương giữ thái độ trung lập về xung đột Nga - Ukraine để đảm bảo nguồn cung nhiên liệu, đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia Điển hình là Ấn Độ bất chấp những sức ép của phương Tây và việc hàng loạt khách hàng “quay lưng” với Nga, khối lượng dầu mỏ mà Ấn Độ nhập khẩu từ Nga đã tăng lên mức kỷ lục, khoảng 950.000 thùng/ngày, chiếm gần 20% tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này.10 Theo ông Frank Wisner, cựu Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, hiện là cố vấn các vấn đề quốc tế tại Squire Patton Boggs, Mỹ và châu Âu không muốn Ấn Độ mua dầu của Nga, nhưng New Delhi đã đặt lợi ích quốc gia lên trên hết Việc mua dầu với giá tốt nhất góp phần quan trọng vào sự ổn định trong nước và đem lại lợi ích kinh tế Về phía Mỹ, Mỹ khó có thể trừng phạt Ấn Độ vì nhập khẩu dầu Nga, do Ấn Độ là mắt xích quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhắm vào kiềm chế Trung Quốc Thứ năm, đại dịch Covid-19, cuộc xung đột Nga-Ukraine, cùng với tình trạng biến đổi khí hậu đã làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu: khủng hoảng lương thực trên nhiều quốc gia và nạn đói nghiêm trọng ở châu Phi Đại dịch Covid-19, cuộc xung đột Nga-Ukraine, cùng với tình trạng biến đổi khí hậu đã làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu: khủng hoảng lương thực trên nhiều quốc gia và nạn đói nghiêm trọng ở châu Phi Vào tháng 4 năm nay, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã cho rằng: số người phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2019, lên 276 triệu người tại 81 quốc gia, trước khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine Theo đó, WFP cũng dự báo nếu tình hình căng thẳng Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, số người mất an ninh lương thực có thể tăng thêm ít nhất 33 triệu người, hầu hết ở vùng nam sa mạc Sahara ở châu Phi Khủng hoảng lương thực toàn cầu trở nên tồi tệ hơn khi các quốc gia có xu hướng hạn chế xuất khẩu lương thực Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới 10 Phạm, H (2022, July 15) Lý do Ấn Độ vẫn tiếp tục mua dầu mỏ Nga bất chấp sức ép của phương Tây vov.vn Retrieved October 31, 2022, from https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/ly-do-an-do-van-tiep-tuc-mua-dau-mo-nga-bat-chap-suc-ep-cua-phuong-tay-post956718.vov 12 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 (WTO), các nước thành viên có thể áp đặt cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu lương thực hoặc các sản phẩm khác nếu nước mình trong tình trạng "khan hiếm nghiêm trọng" loại sản phẩm đó Kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát vào tháng 2, Ấn Độ và ít nhất 18 quốc gia khác đã áp đặt biện pháp “hạn chế xuất khẩu lương thực” Cụ thể, vào ngày 8/9, chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với hoạt động xuất khẩu gạo trắng và gạo lứt.11 Lệnh cấm xuất khẩu sẽ đẩy giá cạo trên toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đối với các quốc gia nhập khẩu gạo từ Ấn Độ (điển hình như: Philippines, Indonesia) và các nhà phân phối gạo trên toàn cầu Philippines, quốc gia nhập khẩu ròng gạo lớn nhất châu Á, nhập khẩu đến 20% lượng gạo tiêu thụ trong nước Gía gạo ở quốc gia này có khả năng cao sẽ tăng mạnh do quyết định hạn chế của Ấn Độ Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Philippines cho thấy lạm phát ở nước này ở mức 6,3% trong tháng 8, cao hơn mức mục tiêu của ngân hàng trung ương là 2 - 4% Do đó, lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế cũng như tình hình xã hội của quốc gia Đông Nam Á này Tương tự Philippines, Indonesia cũng sẽ gặp bất lợi khi đối diện với lệnh cấm xuất khẩu này 12 Ở châu Phi, theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, Afghanistan, Ethiopia, Nigeria, Nam Sudan, Somalia và Yemen vẫn trong tình trạng "báo động cao" về nạn đói Trong đó, mỗi quốc gia có gần 1 triệu người phải đối mặt với mức độ đói thảm khốc (giai đoạn 5 theo Phân loại Giai đoạn An ninh Lương thực Tích hợp (IPC) của Liên hợp quốc) Ở Somalia, miền Nam và miền Đông Ethiopia, miền Bắc và miền Đông Kenya, có đến 26 triệu người đang trải qua tình trạng mất an ninh lương thực tương tự như khủng hoảng hoặc tồi tệ hơn Ngoài ra, báo cáo này cũng kêu gọi hành động nhân đạo khẩn cấp để cứu người và hỗ trợ kinh tế, đồng thời ngăn chặn nạn đói ở các quốc gia "điểm nóng", nơi tình trạng mất an ninh lương thực dự kiến sẽ trầm trọng hơn trong cuối năm 2022.13 11 Thư Anh (2022, June 29) Nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu Báo Nhân dân Retrieved October 31, 2022, from https://nhandan.vn/nguy-co-mat-an-ninh-luong-thuc-toan-cau-post703084.html 12 Công an Nhân dân Online (2022, September 26) Thế giới lo ngại khi Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo Công an Nhân dân Retrieved November 1, 2022, from https://cand.com.vn/kinh-te-van-hoa-the-thao/the-gioi-lo-ngai-khi-an-do-ngung-xuat-khau-gao-i668762/ 13 Linh Khánh (2022, September 22) Khủng hoảng lương thực siết chặt 19 “điểm nóng về nạn đói” Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam Retrieved October 31, 2022, from https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/khung-hoang-luong-thuc-siet-chat-19-diem-nong-ve-nan-doi-620165.ht ml 13 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Kết luận Không thể chối cãi, toàn cầu hóa mang đến nhiều điều kiện thuận lợi để các quốc gia phát triển trong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, xu hướng này cũng đặt ra nhiều vấn đề về an ninh quốc tế khác Bài tiểu luận tập trung phân tích mối liên hệ giữa toàn cầu hóa và những vấn đề như: chủ nghĩa cực đoan, nội chiến và an ninh phi truyền thống (kinh tế, năng lượng, lương thực) Qua đó, có thể thấy, những đặc điểm của quá trình toàn cầu hóa chính là nguyên nhân, động lực gây ra tình trạng mất an ninh đối với quốc gia nói riêng và quốc tế nói chung Cụ thể, các quốc gia phương Tây có xu hướng “xuất khẩu văn hóa” và sử dụng các biện pháp can thiệp quốc tế ở các quốc gia phương Đông, đặc biệt là các nước Hồi giáo Xu hướng này đã kích động các thành phần cực đoan, bao gồm chủ nghĩa khủng bố; từ đó, khiến cho tình hình quốc gia sở tại ngày càng bất ổn Bên cạnh đó, những nguy cơ về mất an ninh phi truyền thống ngày một gia tăng vì sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chất chằng chịt, phức tạp trong các mối quan hệ giữa các quốc gia Gần đây, đại dịch Covid-19 và chiến tranh Nga-Ukraine đã phơi bày những lỗ hổng trong quá trình toàn cầu hóa Và trong tương lai, không ai có thể đoán trước được những nguy hiểm tiềm tàng nào đang rình rập Do vậy, các quốc gia cần phải chủ động nghiên cứu, phân tích và phỏng đoán những mối lo ngại có thể xảy ra trong tương lai; từ đó, đề ra những giải pháp dự phòng để không trở nên bị động khi biến cố xảy ra HẾT 14 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Tài liệu tham khảo Đinh, G H (2018, December 11) Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh văn hóa và ứng phó của Việt Nam Tạp chí Cộng sản Retrieved October 31, 2022, from https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/53448/tac-dong-c ua-toan-cau-hoa-den-an-ninh-van-hoa-va-ung-pho-cua-viet-nam.aspx Lê, H H (2016, July 9) Toàn cầu hóa (Globalization) Nghiên cứu Quốc tế Retrieved November 1, 2022, from https://nghiencuuquocte.org/2016/07/09/toan-cau-hoa-globalization/ Ritzer, G (2007) “What is Globalization” (Chapter 2) The Blackwell Companion to Globalization Blackwell Publishing Ltd Đức Minh (2021, September 11) Cuộc chiến của Mỹ và NATO tại Afghanistan - Hiếu Trung (2015, December 31) Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng? vov.vn Retrieved October 31, 2022, from https://vov.vn/the-gioi/ho-so/vi-sao-khung-bo-hoi-giao-cuc-doan-lai-tan-doc-kho- tri-va-dai-dang-464457.vov Hoàng, H T., & Lê, H H (2016, March 5) Phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence) Nghiên cứu Quốc tế Retrieved October 31, 2022, from http://nghiencuuquocte.org/2016/03/05/phu-thuoc-lan-nhau-interdependence/ Trương, V M H (2014, November 12) An ninh (Security) Nghiên cứu Quốc tế Retrieved October 31, 2022, from https://nghiencuuquocte.org/2014/11/12/an-ninh/ Berger, S (2000) “Globalization and Politics”, American Review of Political Science, No 3, pp 43-62 Anh Kiều (2022, October 20) Gần 8 tháng trừng phạt Nga, phương Tây có thu về kết quả như mong muốn? vov.vn Retrieved October 31, 2022, from https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/gan-8-thang-trung-phat-nga-phuong-tay-co-thu-v e-ket-qua-nhu-mong-muon-post978328.vov Lê, H H (2016, September 10) Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions) Nghiên cứu Quốc tế Retrieved October 31, 2022, from https://nghiencuuquocte.org/2016/09/10/trung-phat-kinh-te-economic-sanctions/ Nguyễn, L V (2022, July 1) Tác động của chuyển đổi năng lượng tái tạo trong quan hệ quốc tế và những vấn đề đặt ra hiện nay Tạp chí Lý luận chính trị Retrieved October 31, 2022, from http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/4324-tac-dong-cua-chuyen- 15 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 doi-nang-luong-tai-tao-trong-quan-he-quoc-te-va-nhung-van-de-dat-ra-hien-nay.h tml Phạm, H (2022, July 15) Lý do Ấn Độ vẫn tiếp tục mua dầu mỏ Nga bất chấp sức ép của phương Tây vov.vn Retrieved October 31, 2022, from https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/ly-do-an-do-van-tiep-tuc-mua-dau-mo-nga-bat-ch ap-suc-ep-cua-phuong-tay-post956718.vov Vì sao một siêu cường quân sự thất bại ở Afghanistan? (2021, August 19) VietNamNet Retrieved October 31, 2022, from https://vietnamnet.vn/vi-sao-mot-sieu-cuong-quan-su-that-bai-o-afghanistan-7672 51.html Joseph S Nye (2007) “Globalization and Interdependence” (Chapter 7), in Joseph S Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp 204-232 An Thái (2022, October 29) Xu hướng tất yếu để bảo đảm an ninh lương thực Báo Nhân dân Retrieved October 31, 2022, from https://nhandan.vn/xu-huong-tat-yeu-de-bao-dam-an-ninh-luong-thuc-post722236 html Lê, D V (2022, September 22) Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc tại khu vực Mỹ La-tinh trong xu thế mới Tạp chí Cộng sản Retrieved October 31, 2022, from https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/825 860/canh-tranh-chien-luoc-my -trung-quoc-tai-khu-vuc-my-la-tinh-trong-xu-the- moi.aspx Linh Khánh (2022, September 22) Khủng hoảng lương thực siết chặt 19 “điểm nóng về nạn đói” Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam Retrieved October 31, 2022, from https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/khung-hoang-luong-thuc- siet-chat-19-diem-nong-ve-nan-doi-620165.html Thư Anh (2022, June 29) Nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu Báo Nhân dân Retrieved October 31, 2022, from https://nhandan.vn/nguy-co-mat-an-ninh-luong-thuc-toan-cau-post703084.html Chu, L D (2014, November 16) An ninh phi truyền thống (Nontraditional security) Nghiên cứu Quốc tế Retrieved October 31, 2022, from https://nghiencuuquocte.org/2014/11/16/an-ninh-phi-truyen-thong/ 16 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Công an Nhân dân Online (2022, September 26) Thế giới lo ngại khi Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo Công an Nhân dân Retrieved November 1, 2022, from https://cand.com.vn/kinh-te-van-hoa-the-thao/the-gioi-lo-ngai-khi-an-do-ngung-x uat-khau-gao-i668762/ 17 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:26