Trong tư tưởng HCM, độc lậpdân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lậpdân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân
Trang 1Lớp : N02.TL1 Nhóm : 04
MÔN: TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH BÀI TẬP NHÓM
Hà Nội, 2022
“Trình bày quan điểm HCM về độc lập tự do Vận dụng quan điểm HCM trong việc bảo vệ nền
độc lập dân tộc ở Việt Nam hiện nay”
ĐỀ BÀI: 04
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM về độc lập tự do 1
1 Vị trí, tầm quan trọng của độc lập tự do 1
2 Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về độc lập tự do 1
2.1 Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó nổi bật nhất là tinh thần yêu nước 1
2.2 Các quyền tự nhiên của cá nhân được ghi nhận trong tuyên ngôn các nhà nước tư sản 2
3 Các giai đoạn phát triển 2
4 Ý nghĩa tư tưởng độc lập tự do của HCM 2
II Nội dung quan điểm HCM về độc lập tự do 3
1 Vấn đề độc lập dân tộc 3
1.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc 3
1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân 4
1.3 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để 4
1.4 Độc lập dân tộc gắn với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ 5
2 Về CM giải phóng dân tộc 5
2.1 CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản 5
2.2 CM giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do ĐCS lãnh đạo 6
2.3 CM giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công - nông làm nền tảng 6
2.4 CM giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc 7
2.5 CM giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực CM .7
III Vận dụng quan điểm HCM về độc lập dân tộc trong điều kiện ngày nay 8
KẾT LUẬN 10
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Trang 3MỞ ĐẦU
Độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến với toàn nhân loại Với dân tộc Việt Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam Với HCM, độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ Đó là nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải
là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức Trong tư tưởng HCM, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động Để làm rõ hơn vấn đề, nhóm chúng em xin trình bày hiểu biết của mình qua nội dung đề tài
số 4: “Trình bày quan điểm HCM về độc lập tự do Vận dụng quan điểm HCM trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc ở Việt Nam hiện nay”
I Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM về độc lập tự do
1 Vị trí, tầm quan trọng của độc lập tự do
Độc lập tự do là cơ sở, thực tiễn để tiến lên CNXH Theo HCM, độc lập tự do dân tộc sẽ là mục tiêu đầu tiên của CM, là cơ sở, là tiền đề cho mục tiêu tiếp theo: x ây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản
Mặt khác, theo HCM độc lập tự do dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ; độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hoà bình; độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Cho nên, khi đề cao mục tiêu độc lập
tự do dân tộc, HCM không coi đó là mục tiêu cuối cùng của CM, mà là tiền đề cho cuộc
CM tiếp theo – CM XHCN, cuộc CM mang lại hạnh phúc, cơm no, áo ấm cho nhân dân Độc lập tự do dân tộc không những là tiền đề mà còn là nguồn sức mạnh to lớn cho CM XHCN
2 Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về độc lập tự do
2.1 Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó nổi bật nhất là tinh thần yêu nước
HCM đã đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” Đúng vậy, lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức cao quý của dân tộc Việt Nam Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam
Trang 4Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục HCM ra đi tìm đường cứu nước, và
là nguồn gốc, là cơ sở hình thành tư tưởng HCM, trong đó có tư tưởng về độc lập, tự do 2.2 Các quyền tự nhiên của cá nhân được ghi nhận trong tuyên ngôn các nhà nước
tư sản
HCM đã tìm hiểu tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền 1971 của CM Pháp, và tiếp nhận những nhân tố có giá trị trong hai bản tuyên ngôn bất hủ đó như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền rự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Người khẳng định: “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”
Qua những bản quyên ngôn đó, HCM đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc:
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Hơn nữa Người còn tìm mọi cách để thực hiện hoá các quyền đó trên thực tế trong xã hội Việt Nam Tự do của cả dân tộc thì phải trả bằng máu mới có, còn tự do của mỗi một con người trong quốc gia ấy thì phải trả bằng mồ hôi nước mắt Khi đã giành độc lập thì phải làm cho dân bớt khổ, mọi người ton trọng lẫn nhau HCM ngay sau khi giành độc lập, Người đã phát động phong trào tăng gia sản xuất,
hũ gạo cứu đói, bình dân học vụ…
Những phong trào này đã khắc phục được nhiều khó khăn của người dân trong hoàn cảnh đất nước ta gặp muôn vàn khó khăn Người còn đặt các mối quan hệ ngoại giao để các nước công nhận nền độc lập của nước ta, làm cơ sở phát triển quyền tự do của con người
3 Các giai đoạn phát triển
- Trước 1911: Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước thương dân và chí hướng CM
- 1911 - 1920: Thời kỳ xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
- 1920 - 1930: Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về con đường CM Việt Nam
- 1930 - 1940: Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm lập trường CM, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản
- 1940 - 1949: Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc
và hoàn thiện tư tưởng HCM
4 Ý nghĩa tư tưởng độc lập tự do của HCM
“Không còn gì quý hơn độc lập tự do” không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết CM của HCM, của Đảng ta và của toàn thể dân tộc Việt Nam
Cả cuộc đời HCM đem hết tâm sức của mình để thực hiện một ham muốn, ham muốn đến tột cùng, ham muốn đó đã trở thành hiện thực Đó cũng chính là lí do chiến đấu, là nguồn sức mạnh, là động lực vô hình giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chiến thắng mọi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam Đó cũng
Trang 5là khẩu hiệu hành động của dân tộc Việt Nam Với khẩu hiệu đó, nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu, hy sinh, buộc đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Paris, chấm dứt chiên tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, phải chấp nhận điều 1 của chương I nói về các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như hiệp định Giơ-ne-vơ năm
1954 về Việt Nam đac công nhận”
Đồng thời, tư tưởng đó cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới đấu tranh giành lấy độc lập, tự do Vì vậy, HCM không chỉ được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” mà Người còn được thừa nhân là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”
Hiê ̣n nay các thế lực thù địch quốc tế và nhũng kẻ phản đô ̣ng tay sai trong nước dùng mọi thủ đoạn, lợi dụng toàn cầu hóa nhằm phá hoại con đường xây dựng chủ nghĩa
xã hô ̣i ở nước ta Trong hoàn cảnh đó tư tưởng “Không có gì quý hơn đô ̣c lâ ̣p, tự do” của
Hồ Chí Minh vẫn là chân lí của thời đại Chúng ta càng cần đề cao cảnh giác, phát huy thế mạnh của đất nước để có thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế-xã hô ̣i
mà vẫn giữ được đô ̣c lâ ̣p chủ quyền dân tô ̣c, đem lại cuô ̣c sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân
Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực cho các thế hê ̣ đời sau noi theo Tư tưởng của HCM cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành
đô ̣ng của Đảng và nhân dân ta, tiếp tục soi sáng cho sự nghiê ̣p đổi mới của nhân dân ta trong thời đại ngày nay Nghiên cứu và làm rõ tư tưởng đô ̣c lâ ̣p, tự do của Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về mô ̣t khía cạnh trong tư tưởng chân thâ ̣t mà vĩ đại của Người, đồng thời có cái nhìn toàn diê ̣n hơn về hê ̣ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Để từ đó xác định mục tiêu phát triển đất nước với những chính sách xây dựng kinh tế xã hô ̣i đúng đắn, giữ vững đô ̣c lâ ̣p chủ quyền, đưa nước ta trở thành quốc gia ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, ngày càng có vị thế trên trường châu lục và quốc tế
II Nội dung quan điểm HCM về độc lập tự do
1 Vấn đề độc lập dân tộc
1.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc
Độc lập, tự do là những phạm trù nền tảng của việc hình thành một quốc gia mà ở đó con người tìm kiếm được đời sống thông thường của mình, đời sống phát triển của mình
và hạnh phúc của mình Đô ̣c lâ ̣p là sự toàn vẹn của lãnh thổ và toàn vẹn về các giá trị của dân tô ̣c Đô ̣c lâ ̣p tự do là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc Lịch sử loài người đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của của
Trang 6các nước đế quốc của các dân tộc trên thế giới để giành lại đô ̣c lâ ̣p, tự do – quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
Tất cả các dân tộc trên thế giới phải được độc lập hoàn toàn và thật sự Theo HCM độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa và theo nguyên tắc: Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài Trong nền độc lập đó mọi người dân đều ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu không độc lập chẳng có nghĩa gì HCM đã tiếp xúc với Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
1791, Người đã khái quát chân lý: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Nền độc lập phải là độc lập thực chất và hoàn toàn, độc lập gắn liền với tự do Ý chí của HCM và của toàn thể dân tộc ta là độc lập tự do thực sự và hoàn toàn, nó không thể là cái bánh vẽ, giả hiệu Ðộc lập trong tự do, và tự do, tự quyết định vận mệnh của mình phải đảm bảo cho nền độc lập, thống nhất Tổ quốc Khát vọng Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam của HCM còn đồng thời là khát vọng thống nhất Tổ quốc Người cũng nêu lên những việc phải làm ngay để tạo không khí hòa bình, và xây đắp con đường dân chủ để đi tới sự nghiệp Việt Nam thống nhất của chúng ta Ðối với Người, độc lập dân tộc không tách rời với thống nhất Tổ quốc và độc lập, thống nhất Tổ quốc, gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân Người đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”
1.3 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Nghiên cứu Cương lĩnh dân tộc của Lênin: bình đẳng, tự quyết, đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc, HCM đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn nhất là dựa trên lập trường CM vô sản Sau khi CM giải phóng dân tộc thắng lợi, phải tiến hành CM XHCN, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
- Độc lập dân tộc đòi hỏi trước hết phải bảo đảm cho dân tộc có quyền tự quyết dân tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển độc lập cả
về chính trị, kinh tế, văn hóa
- Độc lập dân tộc phải thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; con người được phát triển toàn diện, có năng lực làm chủ
- Độc lập dân tộc đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch của dân tộc này với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần
Trang 7- Sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không có chiến tranh, không có sự hoành hành cái ác, của những sự tàn bạo và bất công, bảo đảm cho con người sống trong an ninh và hạnh phúc
Như vậy, theo HCM, để đảm bảo độc lập dân tộc thực sự phải tiến lên CNXH, đó là quy luật của thời đại, đáp ứng khát vọng ngàn đời của nhân dân ta là độc lập, tự do, ấm
no, hạnh phúc
1.4 Độc lập dân tộc gắn với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Tính thống nhất lâu đời và bền vững của dân tộc Việt Nam đã ăn sâu trong máu thịt của HCM, được thể hiện rõ ràng, nhất quán trong các tuyên bố của Người trước thế giới Người đã từng nói rõ: “Trung, Nam, Bắc đều là đất nước Việt Nam Chúng ta đều chung một tổ tiên, dòng họ, đều là ruột thịt, anh em… Cũng như nước Pháp có Noóc-măng-đi, Prô-văng-xơ, Bô-xơ Không ai có thể chia rẽ con một nhà, không ai có thể chia rẽ nước Pháp thì không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam”
Chủ tịch HCM xác định: Biên giới quốc gia là địa bàn chiến lược quan trọng của
CM Việt Nam, gắn liền với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bảo
vệ chế độ XHCN Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập, cùng phát triển, biên giới vừa
là vị trí hiểm yếu, phên dậu bảo vệ của một quốc gia, vừa bảo đảm lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn
2 Về CM giải phóng dân tộc
2.1 CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản
HCM thấy được CM Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc CM vô sản, mà còn là một cuộc CM giải phóng dân tộc Nó nêu tấm gương sáng về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và “mở ra trước mắt họ thời đại CM chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” Người “hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba” bởi Lênin và Quốc tế thứ ba
đã “bênh vực cho các dân tộc bị áp bức” Người thấy trong lý luận của Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc: con đường CM vô sản Trong bài Cuộc kháng chiến, HCM viết : “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của CM thế giới” 2.2 CM giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do ĐCS lãnh đạo
ĐCS Việt Nam ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, ĐCS Việt Nam đã tỏ rõ là một đảng CM chân chính nhất, có sức hội tụ lớn nhất mọi sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp và của dân tộc trong cuộc
Trang 8đấu tranh chống đế quốc, phong kiến Có thể nói, sứ mệnh lịch sử của ĐCS Việt Nam là
do thời đại, do giai cấp và dân tộc quy định
Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, trung thành và bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM: Lênin nêu rõ: “Không có lý luận CM thì cũng không thể có phong trào CM… Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong, hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong” HCM từ năm 1927, đã nói rõ vai trò của lý luận (chủ nghĩa): “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” 2.3 CM giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công - nông làm nền tảng
Lực lượng CM bao gồm toàn dân tộc: kế thừa, tiếp thu và thấm nhuần nguyên lý
“CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử” của chủ nghĩa Mác Lênin cùng với thực tiễn truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc mà HCM luôn quan niệm rằng CM là việc chung của cả dân chúng HCM đã tìm thấy sức mạnh và cẩm nang thần kỳ của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước ở lực lượng vô địch của nhân dân
Lực lượng nòng cốt của CM là liên minh công - nông: Theo Chủ tịch HCM, đại đoàn kết dân tộc phải trên cơ sở lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, bộ phận và toàn cục, giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giai cấp công nhân và nông dân là hai giai cấp đông đảo và bị bóc lột nặng nề nhất Chính vì vậy HCM coi công nông là chủ cách mệnh, là gốc cách mệnh
2.4 CM giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc
Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của CM thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của CM vô sản ở chính quốc Quan điểm này vô hình trung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào CM ở thuộc địa HCM khẳng định: CM thuộc địa không những không phụ thuộc vào CMVS chính quốc mà có thể nổ ra và giành thắng lợi trước CM chính quốc và khi hoàn thành CM thuộc địa họ có thể giúp đỡ giai cấp vô sản chính quốc phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn
CM thuộc địa phải chủ động giành thắng lợi trước CMVS chính quốc, CM thuộc địa chỉ
có thể dựa vào sự nỗ lực của nhân dân thuộc địa, phải đem sức ta tự giải phóng cho ta
Trang 9Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn: một cống hiến rất quan trọng của HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
2.5 CM giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực CM Quan điểm của HCM:
Về tính tất yếu của bạo lực CM trong đấu tranh giải phóng dân tộc: Người chỉ rõ
“Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực
CM chống lại bạo lực phản CM, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”
Về hình thức: bạo lực CM ở đây là bạo lực của quần chúng với hai lực lượng và hai hình thức đấu tranh bao gồm chính trị và quân sự, cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng phải “tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh CM thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho CM”
Sự thống nhất biện chứng giữa quan điểm bạo lực CM với quan điểm nhân đạo và hòa bình HCM để hạn chế xung đột, chiến tranh, giải quyết vấn đề trên cơ sở hòa bình, thương lượng, thậm chí nhượng bộ nhưng có nguyên tắc Đây là tư tưởng rất nhân văn, nhân đạo của HCM
III Vận dụng quan điểm HCM về độc lập dân tộc trong điều kiện ngày nay
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, Đảng ta luôn luôn quán triệt và vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM, trong đó, đặc biệt là tư tưởng HCM về vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với CNXH Có thể khẳng định rằng, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt con đường CM Việt Nam từ
khi Đảng ta ra đời Ở nội dung này tập trung vào bốn vấn đề sau:
Thứ nhất, Đảng ta, nhân dân ta hiện nay phải kiên định mục tiêu và con đường CM
mà Chủ tịch HCM và Đảng ta đã xác định
Tiến tới CNXH và chủ nghĩa cộng sản là một quá trình hợp quy luật phát triển của thời đại, phù hợp với khát vọng của nhân dân Việt Nam và là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch HCM và sự khẳng định của ĐCS Việt Nam trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm 1991 Đến Đại hội XII, cương lĩnh này đã được bổ sung thêm, trong đó Đảng ta khẳng định bài học đầu tiên là phải nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH - ngọn
cờ vinh quang mà Chủ tịch HCM đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH, và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN là hai nhiệm
vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau Độc lập dân tộc và CNXH sẽ làm cho đất
Trang 10nước ta mạnh mẽ, phồn vinh, nhân dân được hạnh phúc và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CM thế giới
Thứ hai, phát huy sức mạnh dân chủ XHCN, tăng cường pháp chế, đề cao trách
nhiệm công dân
Phát huy sức mạnh dân chủ XHCN là phát huy sức mạnh ưu việt của chế độ xã hội XHCN, mà trong chế độ XHCN, quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Nhân dân được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình, ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” Phát huy sức mạnh dân chủ XHCN phải gắn liền với quá trình hoàn thiện và thực hiện hệ thống pháp luật, nhằm bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật hiện hành Phát huy sức mạnh dân chủ XHCN đi đôi với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân và đạo đức xã hội, phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức, xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, và tất cả những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân Để thực hiện được nền dân chủ XHCN này, bản chất của nó là quyền lực thuộc về nhân dân,
mà muốn thực hiện được điều đó thì cần phải xây dựng và hoàn thiện được nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó quy định rất rõ quyền, nghĩa vụ của công dân Quyền sẽ đi cùng với nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân, đã được thể chế hóa và quy định trong Hiến pháp và pháp luật
Thứ ba, củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn bộ
hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt là phải xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Cả hệ thống chính trị ở Việt Nam gồm ĐCS Việt Nam, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và các đoàn thể nhân dân đều có chung một mục tiêu chính trị và đều thống nhất dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam Đảng, Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể trong hệ thống chính trị tuy có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều gắn bó mật thiết với nhau, tạo nên một thể thống nhất nhằm bảo đảm và phát huy đầy
đủ quyền làm chủ của nhân dân, do đó phát huy được sức mạnh tổng hợp to lớn để xây dựng và bảo vệ thành công tổ quốc XHCN, đảm bảo dân chủ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực
Để mở rộng dân chủ, phát huy dân chủ và để thực hiện được mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, một mặt cần huy động sức lực, trí tuệ của nhân dân trong quá trình xây dựng CNXH, nhưng đồng thời cũng cần phải tăng cường, xây dựng hệ thống