1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của yếu tố nhóm tham khảo và yếu tố khả năngchi trả đến việc quyết định đặt khách sạn của thanh niên trên địa bàn hà nội

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chính vì thế chúng tôi đã lựachọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố nhóm tham khảo và yếu tố khả năngchi trả đến việc quyết định đặt khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội” l

lOMoARcPSD|39211872 TRƯỜNG NGOẠI NGỮ DU LỊCH HÀ NỘI KHOA DU LỊCH TÂM LÝ DU KHÁCH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG DU LỊCH Ảnh hưởng của yếu tố nhóm tham khảo và yếu tố khả năng chi trả đến việc quyết định đặt khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội Giảng viên: Phạm Thu Hà Nhóm thực hiện: 6 Lớp: TO 6055 HÀ NỘI – 2022 1 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC 2019602417 Xây dựng mô hình, câu hỏi nghiên Nguyễn Thị Ngọc Ánh cứu; Chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung 1 2019604270 2019601413 Làm powerpoint (nhóm trưởng) 2019602796 Thiết kế bảng hỏi, Phân tích kết quả 2 Nguyễn Thị Dung 2019605656 thu được (GT 1,2) 2019602417 Thiết kế bảng hỏi, Làm powerpoint 3 Đặng Thanh Hương 2019604482 Thiết kế bảng hỏi, Phân tích kết quả 4 Bùi Thị Thanh Nhàn 2021605935 thu được (Phần 1,3) Tìm hiểu lý thuyết khái niệm khách 5 Nguyễn Trung Hiếu sạn và nhóm tham khảo, Phân tích 6 Trần Thu Trang kết quả thu được (GT 3,4) Thiết kế bảng hỏi, Thuyết trình 7 Trần Ánh Thuỷ Phân tích kết quả thu được (GT 8 Trịnh Thị Thuỳ 8,9,10) Tìm hiểu lý thuyết khả năng chi trả và mô hình quyết định mua hàng, Phân tích kết quả thu được (GT 5,6,7) Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 MỤC LỤC I Giới thiệu 1 1 Tính cấp thiết của nghiên cứu 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 1 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phạm vi nghiên cứu 2 5 Kết cấu bài 2 II Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2 1 Các cơ sở lý thuyết .2 1.1 Khái niệm khách sạn 2 1.2 Nhóm tham khảo 2 1.3 Khả năng chi trả 3 1.4 Mô hình quyết định mua hàng 3 2.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 5 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 5 2.2 Giả thuyết nghiên cứu 5 III Phương pháp nghiên cứu 6 IV Kết quả nghiên cứu .7 4.1 Thông tin của đối tượng nghiên cứu: .7 4.2 Ảnh hưởng của yếu tố nhóm tham khảo đến việc quyết định lựa chọn khách sạn lưu trú 11 4.3 Ảnh hưởng của yếu tố khả năng chi trả đến việc quyết định lựa chọn khách sạn lưu trú 16 4.4 Kết luận 20 V Đề xuất .21 1 Quảng cáo trên mạng xã hội: 21 2 Thiết lập giá phòng hợp lý .21 3 Sử dụng người có tầm ảnh hưởng 21 PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT .22 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 I Giới thiệu 1 Tính cấp thiết của nghiên cứu Việt Nam là một trong những nước có điều kiện để phát triển du lịch, là một đất nước có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng Cuộc sống ngày càng phát triển, du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu cho chúng ta - những con người cả ngày chỉ biết vùi mình vào công việc mà không dành cho mình thời gian để thư giãn Lợi ích sức khỏe mà bạn thu về sau mỗi chuyến đi du lịch là rất lớn: giảm căng thẳng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng cường sức dẻo dai cho xương khớp Du lịch giúp bạn cảm thấy khỏe hơn cả về thể chất lẫn tâm lý, nâng cao tầm hiểu biết của bạn về các nền văn hóa khác Tuy nhiên, ngày nay các du khách muốn được trải nghiệm những lối sống mới lạ, đến những vùng đất mới, hiểu rõ hơn về con người và cuộc sống nơi họ đặt chân đến Đây không chỉ là du lịch đơn thuần mà còn là mong muốn hiểu biết, hòa nhập Xã hội ngày càng phát triển, vì thế nhu cầu của du khách ngày càng đa dạng và phức tạp, để họ luôn nghĩ đến đầu tiên và lựa chọn khách sạn làm nơi lưu trú là điều không hề dễ dàng Có rất nhiều yếu tố tác động đến ý định chọn khách sạn của du khách, như là cơ sở vật chất, vị trí địa lý có dễ di chuyển không, phòng ở có sạch sẽ và thoáng mát không, giá cả có phù hợp với chất lượng của phòng ở không, nhân viên có nhiệt tình và chu đáo không, phong cảnh có đẹp không, còn rất nhiều lý do mà không thể liệt kê hết được Vậy làm sao để khách sạn ngày càng phát triển hơn nữa và còn phải là phát triển bền vững, làm sao để du khách sẽ lựa chọn khách sạn làm nơi lưu trú của họ mà không phải là các nơi lưu trú khác Chính vì thế chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố nhóm tham khảo và yếu tố khả năng chi trả đến việc quyết định đặt khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin về quyết định chọn khách sạn lưu trú của thanh niên trên địa bàn Hà Nội để từ đó đưa ra các đề xuất giúp các khách sạn hiểu rõ hơn về hành vi, nhu cầu và biết cách làm thế nào để thu hút du khách, thúc đẩy ý định hành vi chọn khách sạn làm nơi lưu trú khi du lịch của họ cũng như các hàm ý chính sách, quản trị đảm bảo an toàn vệ sinh, an ninh trật tự 2 Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khách sạn của du khách Đo lường thực trạng ảnh hưởng của yếu tố nhóm tham khảo và yếu tố khả năng chi trả đến quyết định lựa chọn khách sạn của nhóm đối tượng thanh niên trên địa bàn Hà Nội khi đến du lịch Đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch khi lựa chọn khách sạn lưu trú 1 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 3 Đối tượng nghiên cứu Các ảnh hưởng của yếu tố nhóm tham khảo và yếu tố khả năng chi trả đến việc quyết định đặt khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội 4 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào đối tượng thanh niên đã từng sử dụng dịch vụ khách sạn và những thanh niên đang có ý định sử dụng dịch vụ khách sạn khi đi du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội 5 Kết cấu bài - Giới thiệu nghiên cứu - Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu và kết luận - Phụ lục (phiếu khảo sát) II Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 1 Các cơ sở lý thuyết 1.1 Khái niệm khách sạn Theo định nghĩa của Tổng cục du lịch: Khách sạn là nơi kinh doanh lưu trú đảm bảo chất lượng tiện nghi phục vụ khách trong thời gian nhất định theo yêu cầu của khách về các mặt ăn, ngủ, vui chơi giải trí và các mục đích khác Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ, giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận Xuất phát từ khái niệm trên, chúng ta nhận thấy rằng có ba hoạt động chính cấu thành nội dung của việc kinh doanh khách sạn Đó là, kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh các dịch vụ bổ sung + Kinh doanh dịch vụ lưu trú: là hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu trú tạm thời tại điểm du lịch nhằm mục đích có lãi + Kinh doanh dịch vụ ăn uống: là một quá trình thực hiện các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu ăn uống hoặc giải trí tại các nhà hàng hoặc khách sạn nhằm mục đích có lãi + Kinh doanh các dịch vụ bổ sung: là quá trình tổ chức các dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu thứ yếu của khách Mặc dù, các dịch vụ bổ sung không phải là các hoạt động chính của khách sạn nhưng nó làm cho khách cảm nhận được tính hoàn thiện trong hệ thống dịch vụ và mức độ tiện ích của khách sạn 1.2 Nhóm tham khảo Hyman (1942) giới thiệu thuật ngữ “nhóm tham khảo” là những nhóm người có ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của cá nhân 2 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 Park và Lessig (1977) cho rằng “nhóm tham khảo là một cá nhân hoặc nhóm thực tế hoặc tưởng tượng có liên quan, ảnh hưởng đến đánh giá, nguyện vọng hoặc hành vi của cá nhân” Nhóm tham khảo là nhóm người hay một cá nhân mà thái độ, hành vi của họ được xem như là chuẩn mực do thái độ và hành vi của mình, điều này làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác Nhóm tham khảo thì có thể là một tổ chức, một đoàn thể, một ban nhạc, một tầng lớp xã hội Nhóm tham khảo có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hành vi tiêu dùng: ảnh hưởng trực tiếp của gia đình, bạn bè là những người thường xuyên tiếp xúc qua việc uốn nắn, dạy dỗ những quy tắc chuẩn mực hành vi tiêu dùng Ảnh hưởng gián tiếp không tiếp xúc “mặt đối mặt” như ảnh hưởng của các ngôi sao điện ảnh, những nhân vật trên truyền hình, người nổi tiếng trong giới thể thao, những người ở một tầng lớp xã hội khác… 1.3 Khả năng chi trả Khả năng chi trả là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch, có thu nhập thì mới có điều kiện hưởng thụ cuộc sống bằng các chuyến đi du lịch Thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu đi du lịch càng nhiều Do đó, ở các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao thì người dân đi du lịch nhiều hơn ở các nước nghèo Việc du lịch luôn đòi hỏi chúng ta phải có sự tính toán kỹ càng về nhiều việc Trong đó, vấn đề tài chính thường là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì mỗi người sẽ có mức thu nhập và khả năng chi trả khác nhau Theo Mutinda và Mayaka (2012), vấn đề tài chính bao gồm: điểm đến phù hợp với điều kiện tài chính; điểm đến mang lại những giá trị tương xứng với chi phí du lịch; thỏa thuận kinh tế có lợi nhất có thể nhận được Các tác giả Muchapondwa & Pimhidzai (2011), Phạm Hồng Mạnh (2009), Croes (2000), Uysal & Crompton (1984), Loeb (1982), Stronge & Redman (1982) và Archer (1980) nhận định nhân tố chi phí có ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch Chi phí càng hợp lý thì nhu cầu du lịch càng tăng, từ đó ảnh hưởng đến đến quyết định lựa chọn điểm đến Như vậy, vấn đề tài chính cũng là một nhân tố mà du khách quan tâm đến và có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của họ 1.4 Mô hình quyết định mua hàng Để thành công trong kinh doanh, đặc biệt là trong quá trình Marketing, marketer cần phải nắm rõ quy trình ra quyết định mua của khách hàng Cùng Advertising Vietnam tìm hiểu về quy trình quyết định mua hàng (the buying decision process) qua những phân tích của quyển sách “Marketing Management” xuất bản lần thứ 15 của Philip Kotler và Kevin Keller (trang 194 -202) Trước khi mua hàng, người tiêu dùng thường trải qua 5 giai đoạn: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn thay thế, quyết định mua hàng và đánh 3 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 giá sau khi mua Nắm bắt hành vi của người tiêu dùng giúp marketer có thể lên kế hoạch marketing phù hợp và hiệu quả ● Giai đoạn 1: Xác định nhu cầu Quá trình mua hàng bắt đầu khi người tiêu dùng nhận ra vấn đề hoặc nhu cầu của họ, ví dụ như đói sẽ muốn đặt đồ ăn, khát sẽ muốn uống nước, Nhu cầu có thể tự phát sinh hoặc bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài Nhận thức được tính chất và nhu cầu của khách hàng giúp marketer dễ dàng phát triển các hoạt động tiếp theo để thuyết phục khách hàng ● Giai đoạn 2: Tìm kiếm thông tin Sau khi xác định được nhu cầu của bản thân, khách hàng sẽ bắt đầu tìm hiểu thông tin về sản phẩm thông qua bốn nhóm chính: cá nhân, thương mại, công chúng, kinh nghiệm bản thân ● Giai đoạn 3: Đánh giá các lựa chọn thay thế Khi đã có những thông tin về sản phẩm, người tiêu dùng sẽ cân nhắc các nguồn cung khác nhau, tiến hành đánh giá và so sánh chúng để lựa chọn sản phẩm tốt nhất Tùy theo mỗi sản phẩm mà các tiêu chí đánh giá sẽ khác nhau Đơn cử như khi lựa chọn khách sạn, người dùng thường xem xét vị trí, giá cả, ● Giai đoạn 4: Quyết định mua hàng Ở giai đoạn này, người tiêu dùng đã hình thành sự yêu thích đối với thương hiệu trong nhóm lựa chọn và có ý định mua thương hiệu mà họ ưa thích nhất Tuy nhiên, có hai yếu tố có thể dẫn đến sự thay đổi trong ý định mua hàng: Những đánh giá, phản hồi có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng Các tình huống bất ngờ: Những yếu tố không lường trước được có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng như tài chính, tâm lý, thời gian, Người dùng nhận thức được những rủi ro có thể gặp phải khi mua hàng khiến họ tạm ngừng hoặc hủy bỏ ý định mua hàng ● Giai đoạn 5: Đánh giá sau khi mua hàng Marketing là toàn bộ hoạt động thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu Tuy nhiên, công việc của nhà tiếp thị không chỉ dừng lại ở việc bán hàng mà còn phải quan tâm đến hành vi “sau mua hàng” của người tiêu dùng Thái độ của những người xung quanh (bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, ): Trước khi quyết định mua hàng, bao giờ người tiêu dùng cũng có xu hướng tham khảo ý kiến 4 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 từ mọi người xung quanh về sản phẩm đó Nếu thái độ của họ có phần tiêu cực, người tiêu dùng sẽ bắt đầu cân nhắc lại quyết định 2.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên cơ sở lý thuyết đề cập ở trên, nhóm chúng tôi xin đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến tổng quát như hình Các nhân tố cũng như thang đo cụ thể sẽ được phân tích tổng hợp và hiệu chỉnh (nếu có) sau khi có kết quả điều tra thực tế 2.2 Giả thuyết nghiên cứu Từ mô hình nghiên cứu đã xây dựng ở trên, chúng tôi đưa ra 10 giả thuyết nghiên cứu như sau: H1: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến thời điểm quyết định đặt phòng khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội H2: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến quyết định đặt số phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội H3: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến quyết định đặt loại khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội H4: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến quyết định đặt loại phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội H5: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến cách thức đặt phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội H6: Khả năng chi trả có ảnh hưởng đến thời điểm quyết định đặt phòng khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội H7: Khả năng chi trả có ảnh hưởng đến quyết định đặt số phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội 5 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 H8: Khả năng chi trả có ảnh hưởng đến quyết định đặt loại khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội H9: Khả năng chi trả có ảnh hưởng đến quyết định đặt loại phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội H10: Khả năng chi trả có ảnh hưởng đến cách thức đặt phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội III Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, bảng khảo sát được gửi tới thanh niên đang sinh sống trên khu vực Hà Nội đã, đang và sẽ sử dụng dịch vụ khách sạn khi đi du lịch Việc gửi bảng câu hỏi tới đối tượng khảo sát được tiến hành từ 25/11 đến 30/11 thông qua Google Drive Tổng số phiếu thu về là 112 (đạt tỷ lệ 100%), tuy nhiên có 02 phiếu thông tin không phù hợp, vì vậy, số mẫu chính thức được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu là 110 phiếu, đáp ứng được yêu cầu về kích thước mẫu Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi có cấu trúc dùng thang đo Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản, dựa vào mối quan hệ cá nhân và có xem xét đến sự cân đối về giới tính, độ tuổi, thu nhập hàng tháng, tần suất mua hàng của đối tượng được hỏi Bài sử dụng các phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: các phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm tìm hiểu tổng quan, cơ sở lý luận và lựa chọn công cụ khảo sát được thực hiện bằng các phương pháp sau: + Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết + Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhóm tham khảo và yếu tố khả năng chi trả đến việc quyết định đặt khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội, đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp thống kê toán học: phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý kết quả thu được từ nghiên cứu thực tiễn 6 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 IV Kết quả nghiên cứu Kết quả khảo sát thu về 112 phiếu, trong đó có 110 phiếu hợp lệ và 2 phiếu không hợp lệ nên không sử dụng để nghiên cứu 4.1 Thông tin của đối tượng nghiên cứu: Nơi sống Tiêu chí Số lượng Phần trăm(%) Độ tuổi Hà Nội 110 98.2 Khác 2 1.8 Giới tính Dưới 18 tuổi 4 3.6 Từ 18 đến 30 tuổi 106 96.4 Nghề nghiệp Trên 30 tuổi 0 0 Nam 50 46.4 Thu nhập hàng Nữ 60 53.6 tháng Khác 0 0 Học sinh, sinh viên 76 68.8 Tần suất đi du Nhân viên văn phòng 27 24.1 lịch Lao động tự do 7 7.1 Khác 0 0 Dưới 5 triệu 56 50 Từ 5 đến 10 triệu 44 41.1 Từ 10 đến 20 triệu 10 8.9 Trên 20 triệu 0 0 1-2 lần/ năm 69 62.5 2-3 lần/ năm 38 34.8 3-4 lần/ năm 3 2.7 Trên 5 lần/ năm 0 0 (Nguồn: Kết quả phân tích nhóm nghiên cứu) Từ bảng tổng hợp trên có thể rút ra một số nhận xét sau: Về nơi sống: Mục đích của lần khảo sát này là khảo sát đến việc quyết định đặt khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội do đó thu về được 110 phiếu hợp lệ chiếm 7 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 (Nguồn: Kết quả phân tích nhóm nghiên cứu) Về tần suất đi du lịch: Thống kê cho thấy có đến 62.5%, tương đương 69 người chọn đi du lịch từ 1-2 lần/năm Vì là đối tượng thanh niên trong đó sinh viên chiếm chủ yếu nên việc đi du lịch còn hạn chế Có thể do yếu tố thời gian, chi phí ảnh hưởng đến việc đi du lịch Có 38 người, chiếm 34.8% chọn đi du lịch từ 2-3 lần/ năm và 3 người chọn đi du lịch từ 3-4 lần/năm Không có phiếu nào chọn đi trên 5 lần/năm Có thể thấy đây là độ tuổi còn trẻ, còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố (tài chính, thời gian, công việc, ) nên việc đi du lịch chỉ ở mức thấp đến trung bình từ 1-3 lần/ năm (Nguồn: Kết quả phân tích nhóm nghiên cứu) Kết luận: Bài nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu đối tượng thanh niên trên địa bàn Hà Nội, có độ tuổi chủ yếu từ 18 tuổi đến 30 tuổi Đối tượng khảo sát có tỷ lệ nam nữ khá cân đối (53,6% nữ và 46,4% nam), phần lớn là học sinh, sinh viên (chiếm 68,8%) và còn lại là nhân viên văn phòng và lao động tự do Với thu nhập trung bình dưới 10 triệu và tần suất đi du lịch từ 1-3 lần/ năm 10 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 4.2 Ảnh hưởng của yếu tố nhóm tham khảo đến việc quyết định lựa chọn khách sạn lưu trú Giả thuyết 1: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến thời điểm quyết định đặt phòng khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội (Nguồn: Kết quả phân tích nhóm nghiên cứu) Qua khảo sát có thể thấy phần lớn người không đồng ý với ý kiến đặt phòng ngay sau khi được giới thiệu từ nhóm người tham khảo, với tỉ lệ 81.8% tương đương 90 người Tuy nhiên vẫn còn một số ít người đặt phòng ngay sau khi được giới thiệu từ nhóm người tham khảo, với tỉ lệ 18.2% Kết luận: Khách hàng không đặt phòng ngay sau khi được giới thiệu từ nhóm người tham khảo 11 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 (Nguồn: Kết quả phân tích nhóm nghiên cứu) Theo biểu đồ kết quả phân tích có thể thấy số người đồng ý và hoàn toàn đồng ý với câu hỏi “Thời điểm người khảo sát quyết định đặt phòng không phụ thuộc vào nhóm người tham khảo” chiếm 60 phiếu (chiếm tới 54.5%) Bên cạnh đó có 29 người giữ ý kiến trung lập với ý kiến trên chiếm 26.4% Số người còn lại đã bình chọn không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý với việc nhóm tham khảo không ảnh hưởng tới thời điểm đặt phòng khách sạn của khách hàng chỉ có 21 phiếu chiếm 19.1% Thời điểm quyết định đặt phòng của người khảo sát có thể vào bất cứ thời gian nào như sau khi nhận lương, có kế hoạch đi du lịch,… chứ không phụ thuộc vào nhóm tham khảo giới thiệu Kết luận: Như vậy yếu tố tham khảo (người thân, bạn bè, các KOLs, người nổi tiếng, ) không có ảnh hưởng tới thời điểm quyết định đặt phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội Giả thuyết “Nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến thời điểm quyết định đặt phòng khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội” bị loại Giả thuyết 2: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến quyết định đặt số phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội (Nguồn: Kết quả phân tích nhóm nghiên cứu) Từ biểu đồ trên ta có thể thấy số người đồng ý và hoàn toàn đồng ý với câu hỏi của nhóm nghiên cứu “Người khảo sát đặt số lượng phòng theo sự đề xuất của nhóm người tham khảo” chiếm 51.8% tổng số với 57 phiếu bình chọn Và phiếu bình chọn trung lập là 38 phiếu trên tổng 110 phiếu khảo sát thu được Số người còn lại không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý với ý kiến trên với 15 phiếu chỉ chiếm 13.6% Từ đó, cho thấy khách hàng có xu hướng đặt số lượng phòng theo sự đề xuất của nhóm người tham khảo 12 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 Kết luận: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đặt số lượng phòng khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội Giả thuyết 3: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến quyết định đặt loại khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội (Nguồn: Kết quả phân tích nhóm nghiên cứu) Theo phiếu khảo sát thu được thì có đến 60% người đồng ý với ý kiến quyết định đặt khách sạn do người tham khảo đề xuất Cho thấy nhóm tham khảo ảnh hưởng tới việc đặt khách sạn do người tham khảo đề xuất hoàn toàn được mọi người ủng hộ, chúng ta có thể hiểu rằng nhóm người này có rất nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn loại khách sạn, qua việc sử dụng và trải nghiệm họ sẽ biết đâu là khách sạn tốt và đâu là khách sạn phù hợp, họ sẽ chọn sự uy tín nhiều hơn là đánh giá qua trang web online Chỉ có 15 phiếu không đồng ý chiếm 13.6% với việc nhóm tham khảo ảnh hưởng tới quyết định đặt loại khách sạn của mình Từ việc khảo sát cho ta thấy rằng việc đặt khách sạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều từ các ý kiến do chính người tham khảo đề xuất 13 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 (Nguồn: Kết quả phân tích nhóm nghiên cứu) Kết quả bảng khảo sát cho thấy có 57 phiếu đồng ý chiếm 51% việc khách sạn người tham khảo gợi ý là uy tín, chất lượng Phần lớn người đồng tình với ý kiến khách sạn người tham khảo gợi ý là uy tín, chất lượng Và 31 phiếu lựa chọn bình thường chiếm 27% với ý kiến trên, cùng với 6 phiếu không đồng ý chiếm 5% với việc khách sạn người tham khảo gợi ý là uy tín, chất lượng vì hầu hết những người này họ không có nhu cầu và cũng không hiểu rõ về thông tin hay kiến thức sự hiểu biết của một nhóm người tham khảo vì vậy họ đã lựa chọn không đồng ý Từ kết quả ta thấy rằng việc khách sạn được gợi ý từ người tham khảo sẽ có chất lượng cao hơn tốt hơn do họ có kinh nghiệm hoặc đã từng trải nghiệm qua các dịch vụ phòng và rất ít ý kiến cho rằng không đồng ý với lựa chọn đó Kết luận: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đặt loại khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội Giả thuyết 4: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến quyết định đặt loại phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội 14 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 (Nguồn: Kết quả phân tích nhóm nghiên cứu) Bảng khảo sát cho thấy có 45 phiếu đồng ý quyết định đặt loại phòng (standard, superior, deluxe, ) do người tham khảo gợi ý chiếm 40.1% Phần lớn người đồng tình với việc quyết định đặt loại phòng (standard, superior, deluxe, ) do người tham khảo gợi ý Và 38 phiếu chiếm 33% lựa chọn bình thường khi với ý kiến trên, cùng với 10 phiếu không đồng ý với quyết định đặt loại phòng (standard, superior, deluxe, ) do người tham khảo gợi ý chiếm 8% Bảng khảo sát cho ta thấy rằng chất lượng của các loại phòng dịch vụ trên rất tốt, phần lớn được sự đồng ý và tán thành và chỉ có một số ít, rất nhỏ phiếu không tán thành với ý kiến trên do họ không nắm bắt được thông tin cũng như chất lượng dịch vụ phòng ở Kết luận: Loại phòng (standard, superior, deluxe, ) do người tham khảo gợi ý rất được ưa chuộng trên thị trường những người sử dụng dịch vụ hiện nay nói chung và thanh niên trên địa bàn Hà Nội nói riêng Giả thuyết 5: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến cách thức đặt phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội 15 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 (Nguồn: Kết quả phân tích nhóm nghiên cứu) Theo biểu đồ ta có thể thấy số người đồng ý và trung lập với giả thuyết “Người tham khảo có ảnh hưởng đến cách thức đặt phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội” khá cao, chiếm tỷ lệ là 82.7% (cụ thể là 91 người) Số lượng người hoàn toàn đồng ý với giả thuyết trên là 10 người, chiếm 9.1% và còn lại là số người không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý, chiếm 8.2% Như vậy, yếu tố người tham khảo gợi ý đã có những ảnh hưởng nhất định tới việc đặt phòng của khách hàng Người tham khảo sẽ đánh giá hình thức đặt phòng nào là tiện lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian nhất để nhóm khảo sát đưa ra được quyết định Kết luận: Nhóm tham khảo ảnh hưởng lớn đến việc quyết định đặt phòng theo hình thức(đặt trực tiếp, qua công ty lữ hành, ) 4.3 Ảnh hưởng của yếu tố khả năng chi trả đến việc quyết định lựa chọn khách sạn lưu trú Giả thuyết 6: Khả năng chi trả có ảnh hưởng đến thời điểm quyết định đặt phòng khách sạn của thanh niên trên địa bàn Hà Nội 16 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 (Nguồn: Kết quả phân tích nhóm nghiên cứu) Bảng kết quả đã chỉ ra số lượng thanh niên đặt phòng ngay sau khi quyết định đi du lịch là cao nhất, cụ thể là 41 người, chiếm 36.6% Điều này cho thấy sự chắc chắn của khách hàng khi đi du lịch, khi khách hàng có phát sinh nhu cầu thì việc tìm kiếm thông tin và quyết định mua diễn ra rất nhanh (đã có sự cân nhắc về thời tiết, các yếu tố khách quan khác…) Lựa chọn đặt trước phòng khoảng 1-2 tháng chiếm 32.1% (tương đương với 33 người), mặc dù lựa chọn này giúp khách hàng có sẵn phòng trống ngày khi đi du lịch tuy nhiên việc này lại mang tính rủi ro do 1 số tác nhân khác tác động như thời tiết, công việc phát sinh… ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ cơ sở lưu trú như dự tính ban đầu Số còn lại chiếm 31.3% lựa chọn dành cho đặt phòng khi có chương trình giảm giá Do đối tượng khách hàng là thanh niên với mức thu nhập trung bình khá thì việc cân nhắc các phương án lựa chọn trước khi đưa ra quyết định đặt phòng rất quan trọng Từ kết quả trên cho thấy khả năng chi trả có ảnh hưởng đến thời điểm đặt phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều Giả thuyết 7: Khả năng chi trả có ảnh hưởng đến quyết định đặt số phòng của thanh niên trên địa bàn Hà Nội 17 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w