1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích biểu tượng văn hóa chính trị nga

40 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích biểu tượng văn hóa chính trị Nga
Tác giả Anh Bach
Người hướng dẫn Thầy Trần Nam Tiến
Trường học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 4,22 MB

Nội dung

Đặc biệt, em xin cảm ơn đên giảng viên giảng dạy – Thầy Trần Nam Tiến đã tạo cơ hội cho em tìm hiểu về “biểu tượng văn hóa chính trị” của các nước bạn cũng như làm quen với lối học tập ở

Trang 2

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã đưa bộ môn Chính trị học đại cương vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin cảm ơn đên giảng viên giảng dạy – Thầy Trần Nam Tiến đã tạo cơ hội cho em tìm hiểu về

“biểu tượng văn hóa chính trị” của các nước bạn cũng như làm quen với lối học tập ở môi trường đại học Đồng thời, trong các buổi học với sự nhiệt tình giảng dạy đã chi em rất nhiều kiến thức bổ ích để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này một cách chính xác và đầy đủ Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày những kiến thức mà em đã tìm hiểu

và tổng hợp được về “tam quốc” của Nga bao gồm “quốc kỳ, quốc huy, quốc ca”

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm tiểu luận cũng như còn hạn chế về mặt kiến thức, bài tiểu luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Em rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến, phê bình từ Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Lời cuối, em chúc thầy thật nhiều sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy phía trước

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 3

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

MỤC LỤC

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU: 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Phương pháp nghiên cứu 4

4 Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG II KHÁI QUÁT VỀ NGA: 5

CHƯƠNG III NỘI DUNG: 9

1 QUỐC KỲ: 9

1.1 Nguồn gốc lịch sử 10

1.2 Ý nghĩa 15

2 QUỐC HUY: 16

2.1 Nguồn gốc lịch sử 16

2.2 Nội dung thể hiện 23

2.3 Ý nghĩa 24

3 QUỐC CA: 26

3.1 Nguồn gốc lịch sử 26

3.2 Nội dung thể hiện 32

3.3 Ý nghĩa 34

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN: 35

CHƯƠNG V TÀI LIỆU THAM KHẢO: 38

Trang 4

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Ý niệm về văn hóa chính trị đã được xuất hiện manh nha từ thời cổ đại Platon, nhà triết học cổ đại Hy Lạp định nghĩa: “Chính trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng lòng của họ”(1) Tuy nhiên, chỉ đến khoảng giữa thế kỷ XX, các nhà khoa học mới nêu ra thuật ngữ văn hóa chính trị (political culture) Từ cách tiếp cận thể chế của quốc gia

có thể nhận thấy, văn hóa chính trị biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ, sự chi phối, hỗ trợ lẫn nhau giữa văn hóa và chính trị, mà cụ thể là giữa thể chế văn hóa và thể chế chính trị

Văn hóa chính trị chỉ là một khía cạnh, một lĩnh vực của văn hóa Hoạt động chính trị được coi là văn hóa thì đều phải có một thể chế và niềm tin chính trị Do vậy, văn hóa chính trị có thể được hiểu là hệ thống các niềm tin về quyền lực, quyền và thẩm quyền - những yếu tố gắn với thiết chế nhà nước Cũng có thể hiểu rằng, văn hóa chính trị là những định hướng chính trị, thái độ chính trị của chủ thể đối với hệ thống chính trị cũng như đối với vai trò của bản thân chủ thể đó trong hệ thống chính trị Còn theo Lucian Pye và Sidney Verba - các nhà khoa học người Mỹ, thì “Văn hóa chính trị là một hệ thống các niềm tin được hình thành trong thực tiễn chính trị”(2)

Từ những điều được phân tích ở trên có thể nhận thấy rằng, văn hóa chính trị của mỗi quốc gia được nhìn nhận là một cấu trúc phức tạp bao gồm đa dạng tri thức về các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội; sự định hướng tư tưởng, tình cảm, niềm tin và thái độ, hành vi chính trị Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, đồng thời cũng là một tế bào - thể chế thu nhỏ của quốc gia Văn hóa chính trị của mỗi quốc gia đều xuất phát từ văn hóa chính trị của mỗi cá nhân, phụ thuộc rất lớn vào niềm tin, hành vi chính trị của cá nhân Việc nhận thức, xác định đúng đắn các thể chế văn hóa và thể chế chính trị, việc giải quyết mối quan hệ hài hòa, tuân theo các quy luật khách quan giữa các thể chế đó có vai trò quan trọng trong quá trình quản trị quốc gia Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế nói chung, thể chế văn hóa, chính trị nói riêng, cũng như xây dựng văn hóa chính trị của mỗi quốc gia luôn là yêu cầu cần thiết, nhằm vừa bảo đảm đầy đủ các bộ phận chức năng, hoạt động

(1) Marcel Prelot và Georges Lescuyer, Lịch sử các tư tưởng chính trị, Nxb Dalloz (xuất bản lần thứ 5, 1975) - Bản dịch của Viện Khoa học Chính trị, tr.67

(2) Lucian Pye, Sidney Verba: Political culture and political development, Princeton University Press, p 513

Trang 5

Phân tích biểu tượng văn hóa chính trị Nga

hoàn hảo của thể chế văn hóa, thể chế chính trị, vừa nâng cao văn hóa chính trị đáp ứng yêu cầu về quản trị quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững

Ngày nay, cả thế giới cuốn vào xu hướng toàn cầu hóa phát triển Đây được xem là bước ngoặc cho sự hội nhập toàn diện ở mỗi quốc gia song cũng tạo ra những thách thức

về việc giữ vững nền văn hóa và đặc biệt là văn hóa chính trị Vì vậy, để thể hiện lòng yêu nước cũng như sự vững chắc về văn hóa chính trị của riêng mình, thì mỗi quốc gia đều có biểu tượng văn hóa chính trị đầy ý nghĩa và vô cùng độc đáo; đó có thể là quốc kỳ, quốc

ca, quốc huy,… Và Nga là một trong những đất nước mang biểu tượng văn hóa chính trị

về lòng yêu nước đầy ý nghĩa và cao đẹp

Thông qua đề tài: “Biểu tượng văn hóa chính trị về lòng yêu nước của một quốc gia”, người viết chọn Nga là đất nước để làm rõ nguồn gốc lịch sử, nội dung thể hiện, ý nghĩa của biểu tượng văn hóa chính trị Nga (quốc kỳ, quốc ca, quốc huy) Từ đó, thấy rõ tác động biểu tượng văn hóa chính trị đến người dân xứ sở “bạch dương”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá các tài liệu; người viết đưa ra những đánh giá chung về tác động đến người dân của biểu tượng văn hóa chính trị Nga (quốc kỳ, quốc ca, quốc huy)

3 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp sử dụng chủ yếu trong đề tài: Phân tích và tổng hợp tài liệu Trên cơ

sở tìm hiểu, phân tích các tài liệu: sách, báo, website,… đưa ra những nội dung cơ bản về các biểu tượng văn hóa chính trị Nga bao gồm: Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy Từ đó, tổng hợp và đánh giá các đặc điểm về quốc kỳ, quốc ca, quốc huy của Nga

4 Kết cấu của đề tài:

CHƯƠNG I: Mở đầu

CHƯƠNG II: Giới thiệu sơ lược về đất nước Nga

CHƯƠNG III: Nội dung

CHƯƠNG IV: Kết luận

CHƯƠNG V: Tài liệu tham khảo

Trang 6

Phân tích biểu tượng văn hóa chính trị Nga

CHƯƠNG II ĐÔI NÉT VỀ NGA (RUSSIA)

V ị trí của Nga trên thế giới (Nguồn: wiki.com)

Nước Nga không chỉ được biết đến như một cường quốc kinh tế trên thế giới Thiên nhiên và con người Nga cũng gây rất nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng bè bạn quốc

tế Với diện tích rộng lớn và được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cảnh quan hết sức lộng lẫy và tráng lệ, Nga sẽ là điểm đến lí tưởng cho những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp vô tận của thiên nhiên Là quốc gia có lịch sử lâu đời và truyền thống văn hóa nghệ thuật độc đáo,

Trang 7

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

đến với nước Nga bạn sẽ được chìm đắm trong những lâu đài, cung điện nguy nga, rực rỡ hay chìm đắm trong tiếng đàn tiếng hát vui tươi, yêu đời của người Nga

Nga là một quốc gia nằm ở phía bắc Á-Âu giáp với Bắc Băng Dương giữa Châu

Âu và Bắc Thái Bình Dương với 85 bang Các quốc gia láng giềng bao gồm Azerbaijan, Belarus, Trung Quốc, Estonia, Phần Lan, Georgia, Kazakhstan, Bắc Triều Tiên, Latvia, Litva, Mông Cổ, Na Uy, Ba Lan và Ukraine Địa lý rất đa dạng và bao gồm các khu rừng

và lãnh nguyên rộng lớn ở Siberia và các ngọn núi dọc theo biên giới phía nam Hệ thống chính phủ là một liên bang; người đứng đầu nhà nước là tổng thống, và người đứng đầu chính phủ là thủ tướng Nga đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế dựa trên thị trường hơn, trong đó nhiều doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát đã được tư nhân hóa và các lĩnh vực của nền kinh tế được tự do hóa Nga là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU)

Với diện tích 17,098,246 km² (6,601,670 mi²), Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ gần 1/9 diện tích lục địa Trái Đất Nga cũng là nước đông dân thứ 9 thế giới với 145,8 triệu người (ước tính năm 2020) Lãnh thổ Nga kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường, địa hình

– Ngày quốc khánh: Ngày 12 tháng 06

– Thủ đô: Matxcơva

Nga có khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực Một phần nhỏ của bờ Biển Đen có khí hậu cận nhiệt đới Hầu hết các vùng trên nước Nga có hai mùa riêng biệt là màu hè và mùa đông-kéo dài đến nửa năm, mùa thu và mùa xuân chỉ có tính tương đối, giai đoạn chuyển mùa ngắn ngủi giữa đông và hè Tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm, còn tháng 7 là tháng nóng nhất ở Nga

Nga là một nước rất giàu có về các loại tài nguyên thiên nhiên và năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than và quặng thép Đây cũng là một nước có nhiều ngành nông nghiệp phong phú Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, kinh tế Nga đã phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp Nền kinh tế của nước này thay đổi từ kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường

và toàn cầu hóa Các cuộc cải tổ kinh tế vào những năm 1990 chủ yếu là về công nghiệp,

Trang 8

Phân tích biểu tượng văn hóa chính trị Nga

năng lượng và quốc phòng

Kinh tế nước Nga là một nền kinh tế thị trường đang phát triển, lớn thứ 11 theo GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 toàn cầu theo sức mua tương đương năm 2020 Cũng trong năm 2020, GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1,464 nghìn tỷ USD, xếp hạng 11 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Ấn Độ, Pháp, Ý, Canada và Hàn Quốc

Với hơn 160 nhóm dân tộc khác nhau cùng với người dân bản địa ở Nga tạo nên

sự đa dạng văn hóa của quốc gia này Bên cạnh nền văn hóa Slav Chính thống của Người Nga, còn có văn hóa Hồi giáo của người Tatar và Bashkir, nền văn hóa mang đậm ảnh hưởng Phật giáo của các bộ tộc du mục Buryats và Kalmyks, những người Shaman giáo ở cực Bắc và Siberia, hay nền văn hóa của người Finno-Ugric vùng Tây Bắc của Nga và vùng sông Volga

Lễ hội ở Nga

Văn hóa Nga có truyền thống lâu đời về nhiều mặt của nghệ thuật, đặc biệt khi nói đến văn học, múa dân gian, triết học, âm nhạc cổ điển, nhạc dân gian múa dân gian, truyền thống, múa ba lê, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, hoạt hình và chính trị, tất cả đều có ảnh hưởng đáng

kể đến văn hóa thế giới Đất nước này cũng có một nền văn hóa vật chất đầy hương vị và một truyền thống về công nghệ Ngoài ra, “xứ sở bạch dương” mang vẻ đẹp tinh hoa với

Trang 9

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

các biểu tượng văn hóa chính trị quốc gia đó chính là “quốc kỳ, quốc huy và quốc ca” Mỗi biểu tượng trên đều khoác trên mình hình ảnh đất nước và tinh thần dân tộc, chúng được xem là biểu tượng đánh dấu cho sự độc lập và khẳng định vị thế quốc gia Nga trên toàn thế giới Để tìm hiểu rõ về hình ảnh biểu tượng văn hóa chính trị nước Nga, người viết sẽ phân tích rõ trong bài tiểu luận này

Trang 10

Phân tích biểu tượng văn hóa chính trị Nga

CHƯƠNG III NỘI DUNG

1.QUỐC KỲ:

Quốc kỳ là cờ tượng trưng cho quốc gia Quốc kì của mỗi quốc gia thường được quy định trong đạo luật cơ bản của Nhà nước Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thường treo quốc kỳ Ở một vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở những công trình phi quân sự vào những ngày treo cờ cụ thể Ngày nay, lá cờ không chỉ là biểu tượng đất nước mà còn mang ý nghĩa cho giá trị văn hóa và chính trị của đất nước đó

Quốc kỳ Nga hiện tại (Nguồn: vietnamphus.vn)

Cờ nước Nga (Quốc kỳ Nga) đã có nhiều thay đổi kể từ khi Quốc gia được hình thành Từ lá cờ oai nghiêm của Sa hoàng Nga đến lá cờ biểu ngữ màu vàng và đỏ nổi bật của Liên Xô, mỗi thời kỳ Quốc kỳ thay đổi là cả một truyền thống hào hùng được hình thành

Trang 11

Phân tích biểu tượng văn hóa chính trị Nga

1.1 Nguồn gốc lịch sử:

Nga là quốc gia lớn nhất thế giới với hơn 186 dân tộc và bề dày lịch sử Lá cờ hiện đại đầu tiên được treo trong nước được lấy từ Peter đại đế, người có những kế hoạch đầy tham vọng cho đất nước Đầu tiên, ông muốn biến nó thành một quốc gia hiện đại với lực lượng hải quân hùng mạnh Vì vậy, ông đã đến thăm Hà Lan để tìm hiểu thêm về các khái niệm và kỹ thuật đóng tàu Năm 1699, ông lấy cờ cho các tàu buôn Nga Lá cờ này bao gồm ba màu đỏ-trång-xanh của Hà Lan Điểm khác biệt duy nhất giữa quốc kỳ Hà Lan và quốc kỳ Nga là quốc kỳ Nga có các màu được såp xếp theo các định dạng khác nhau gồm trång-xanh-đỏ Đối với người Nga, những màu sãc này có ý nghĩa quan trọng Ví du, người

ta nói rằng Lá chản đỏ của Thành phố lớn Moscowdược mặc áo choàng màu xanh lam và cưỡi trên một con ngựa trằng Ngoài ra, theo các ghi chép lịch sử, vào năm 1667, một lá

cờ màu trằng và đỏ với chữ thập màu xanh lam đã được sử dụng trên tàu chiến đầu tiên của Nga có tên là Oryol

Lá cờ của Peter đệ nhất được coi là không chính thức Do đó, nó được sử dụng trên các con tàu, nhưng nó không được công nhận là quốc kỳ Lá cờ chính thức vào thời điểm

đó là Quốc kỳ của Sa hoàng, có nền màu vàng với phù hiệu Sa hoàng ở trung tâm Hai lá

cờ đã được sử dụng từ năm 1700 đến năm 1858 Năm 1858, một lá cờ kỷ niệm đã được giới thiệu Tuy nhiên, lá cờ không chính thức của Peter Đại đế là phổ biến nhất

Trang 12

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga.

Khi nhắc đến Flags of Russia, nhiều người tò mò về lá cờ được quân đội nước này vẫy trong hai cuộc xung đột mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử nhân loại: Thế chiến 2 và Thế chiến 1 (WW1) Với Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nga đã thiết kế một lá

cờ quốc gia mới ngay sau khi xung đột nổ ra vào ngày 19 tháng 11

Qu ốc kỳ Nga 1914-1917

Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, quốc kỳ Nga có màu đen, cam và trắng kể

từ năm 1858 – 1883 Nghị định của Hoàng gia ngày 19 tháng 11 đưa ra ba màu trắng, xanh và đỏ với biểu tượng hoàng gia ở góc bên phải

Trang 13

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

Qu ốc kỳ Nga 1858 – 1883

Sau khi Sa hoàng và gia đình ông bị sát hại và chế độ quân chủ Nga bị bãi bỏ, bang

vũ khí của đế quốc đã bị loại bỏ và trong một thời gian ngắn, ba màu trắng, xanh lam và

đỏ đã trở thành quốc kỳ Nga trên thực tế

Do đó, lá cờ Nga hiện đại là lá cờ "cũ", nhưng đã loại bỏ thần khí đế quốc Mặc dù gia tộc Romanov vẫn còn tồn tại, nhưng có rất ít sự ủng hộ đối với việc khôi phục chế độ

quân chủ, ngay cả trong những thời điểm khó khăn này

Mặc dù "Nga" biến thành Liên Xô, nhưng vẫn có một lá cờ Nga chuyên

dụng Từ năm 1922 đến năm 1991, Nga hoạt

động dưới lá cờ của Nga Xô viết (Cộng hòa

Liên bang Xô viết Xã hội chủ nghĩa) Nhưng

lá cờ ngoại giao của họ là của Liên Xô

Quốc kỳ Nga 1918 – 1925

Lá cờ này được thành lập vào năm 1924 và được mang trên tất cả các tàu của Liên

Xô và các cơ quan đại diện ngoại giao của Liên Xô Đây là lá cờ tượng trưng cho phương

Đông trong Chiến tranh Lạnh và được phần lớn thế giới nhận ra ngay lập tức Lá cờ Liên

Trang 14

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

Xô bao gồm một cánh đồng đỏ như máu, một chiếc búa vàng, một chiếc liềm và trên cùng

là một ngôi sao vàng

Vào tháng 4 năm 1918, Hội đồng Nhân dân của Nga Xô viết đã tập hợp lại để thảo luận về lá cờ mới Có một số đề xuất không bao giờ được thông qua, chẳng hạn như lá cờ

đỏ với chữ viết tắt của khẩu hiệu Cộng sản “Công nhân toàn thế giới, đoàn kết lại!”

Tuy nhiên, thiết kế cuối cùng đã được hoàn thiện hai tháng sau đó bởi nghệ sĩ Sergey Chekhonin và bao gồm một bảng điều khiển hình chữ nhật màu đỏ với các chữ cái Slavic RSFSR màu vàng được ghi trong một hộp vàng ở góc của lá cờ

Có một niềm tin phổ biến rằng lá cờ của Liên Xô cao hơn lá cờ của RSFSR Tuy nhiên, điều này là không đúng sự thật Việc sử dụng cờ Liên Xô trên thực tế bị hạn chế ở Nga và chỉ bay trên hai tòa nhà, đó là Ủy ban Điều hành Trung ương Liên Xô và Hội đồng Nhân dân

Qu ốc kỳ Nga 1954 – 1990

Vào tháng 1 năm 1947, Liên Xô bắt đầu thay đổi quốc kỳ của các quốc gia vệ tinh của họ với mục đích phản ánh ý tưởng về một nhà nước Liên bang Xô viết cũng như bản sắc dân tộc độc đáo của các nước cộng hòa

Sau đó, mỗi lá cờ đều có biểu tượng của Liên Xô, búa liềm với ngôi sao năm cánh màu đỏ, cùng với các đồ trang trí quốc gia và màu sắc mới Do đó, trong những năm sau

Trang 15

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

Thế chiến thứ 2, cờ RSFSR mới (cờ mới của Nga) được thành lập vào tháng 1 năm 1954,

có một dải màu xanh nhạt bên trái gần cột chạy hết chiều rộng của lá cờ

Quốc kỳ hiện đại của Nga là một lá cờ ba màu bao gồm ba trường ngang: trên cùng

là màu trắng, giữa là màu xanh và dưới cùng là màu đỏ Ban đầu, lá cờ chỉ được sử dụng cho các tàu buôn của Nga nhưng đến năm 1696, nó trở thành quốc kỳ chính thức của sa hoàng Nga cho đến năm 1922

Quốc kỳ của Nga ngày nay

Năm 1922 là năm mà toàn bộ lãnh thổ của Nga đã bị quân Bolshevik đánh chiếm thành công trong Nội chiến Nga Lá cờ đã được sử dụng bởi kẻ thù không đội trời chung của những người Bolshevik, người da trắng, trong cuộc nội chiến Sau chiến thắng, những người Bolshevik đã thay thế lá cờ của Liên Xô trong 63 năm

Trong những ngày đen tối nhất của nước Nga hiện đại trong Chiến tranh thế giới thứ hai Lá cờ ba màu đã được các cộng tác viên chống chủ nghĩa Stalin của Andrey Vlasov giới thiệu lại trong thời gian ngắn Người từng liên minh với Đức Quốc xã chống lại Liên

Xô, sau đó anh ta bị bắt và đào tẩu sang Đức Quốc xã

Sau đó, Vlasov lại cố gắng đổi phe khi quân Đức dần thất thế trên mọi mặt trận

Trang 16

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

Vlasov bị bắt và đưa đến Moscow Tại đây anh ta đã bị thẩm vấn trước khi trở thành một trong những người cuối cùng bị treo cổ ở Liên Xô Anh ta bị xử tử trên tòa án

Năm 1991, khi Liên Xô rơi vào tình trạng vô chính phủ và một cuộc đảo chính diễn ra ở Moscow Nước Nga mới đã ra lệnh khôi phục lá cờ ba màu của đế quốc cũ làm quốc kỳ Vào ngày lễ Giáng sinh năm 1991, lá cờ biểu tượng của Liên Xô được hạ xuống lần cuối cùng trên Điện Kremlin ở Moscow, và từ đây Liên Xô bắt đầu tan rã

Một cách diễn giải khác về ý nghĩa của ba màu cờ Nga cho rằng chúng phản ánh

hệ thống xã hội Nga dưới thời quân chủ: màu trắng biểu trưng cho Chúa, màu xanh biểu trưng cho Sa hoàng, còn màu đỏ là nông dân Trong khi đó, cách hiểu được chấp nhận rộng rãi đó là gắn các màu này với những vùng chính của đế quốc Nga: màu trắng thể hiện cho Belarus (Bạch Nga), màu xanh là Ukraine (Tiểu Nga) và màu đỏ là Đại Nga

Còn có cách diễn giải khác nữa coi màu trắng biểu thị cho tương lai rạng rỡ (bản thân màu trắng gắn với sự sáng ngời, rạng rỡ; mặt khác nó được đặt ở vị trị trên cùng – tức

là tương lai), màu xanh là hiện tại u ám và màu đỏ là quá khứ đẫm máu

Ngoài ra, còn một thuyết khác liên quan tới lịch sử Ở vùng nói tiếng Thụy Điển của Phần Lan, ba màu trắng, xanh và đỏ trên cờ Nga hiện nay được hiểu là gắn với sự kiện năm 1809 khi Phần Lan trở thành thuộc quốc của Nga Trong tiếng Thụy Điển, Trắng = Vit, Xanh = Bla và Đỏ = Rod -> Vi Blev Ryssar (Chúng ta là người Nga)

Trang 17

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

2 QU ỐC HUY

Nhiều hình ảnh biểu tượng khác nhau đã được biết đến từ thời xa xưa, mong muốn của một người được nổi bật giữa các đồng loại của mình là bản chất vốn có, không có gì

thay đổi trong vài nghìn năm qua Tuy nhiên, những biểu tượng đặc biệt này không được

sử dụng nhất quán Người ta tin rằng quốc huy là dấu hiệu đặc biệt, thể hiện vị trí và tầm

quan trọng của chủ nhân trong lịch sử nhà nước, xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ X Khoa

học về huy hiệu nghiên cứu vai trò, bản chất và sự thuộc về các loại huy hiệu trong lịch sử

Nhờ sự hồi sinh của mối quan tâm trong lịch sử, ngày nay nó đang trải qua một sự thăng

tiến

Nếu trước đó chỉ có những chiếc áo khoác của bộ tộc, thì ngày khoảnh khắc này chúng được sử dụng ở khắp mọi nơi trên các biểu ngữ, con dấu, tiền xu, vũ khí, bản

thảo, cấu trúc kiến trúc v.v Nói chung, chúng ta có thể phân biệt nhóm sau thành các

quốc huy được phân chia: tiểu bang, đất đai, công ty ( xưởng thời trung cổ),

1.1 Nguồn gốc lịch sử:

Bằng chứng lịch sử đầu tiên về việc sử dụng đại bàng hai đầu có từ năm

1497 Nó đến với tổ tiên của chúng ta

như một của hồi môn từ Byzantium, sau

cuộc hôn nhân của Ivan III[1] với Công

chúa Byzantine Sophia Là một quốc

huy, biểu tượng này bắt đầu được sử

dụng dưới thời Ivan Bạo chúa Kể từ đó,

nó đã trải qua một số thay đổi

Con dấu của Ivan III Đại đế

đế , là Đại công tước của Mátxcơva và Chủ quyền của toàn Rus' Ivan phục vụ với tư cách là người đồng cai trị và nhiếp chính cho người cha mù lòa Vasily II từ giữa những năm 1450 trước khi ông chính thức lên ngôi vào năm 1462

Trang 18

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

Trước đó, hải cẩu thường miêu tả một con sư tử đang hành hạ một con rắn Sư tử được coi là biểu tượng của công quốc Vladimir và được truyền từ Hoàng tử Vasily II cho

con trai của ông Ivan III Đồng thời, phổ biến rộng rãi biểu tượng trạng thái trở thành một

tay đua (sau này anh ta sẽ biến thành George the Victorious) Lần đầu tiên, đại bàng hai

đầu như một biểu tượng của quyền lực cao quý được sử dụng trên một con dấu, được đóng

dấu bằng văn bản quyền sở hữu đất đai Cũng trong triều đại của Ivan III, đại bàng xuất

hiện trên các bức tường của Phòng có mặt của Điện Kremlin

Tại sao trong thời kỳ này, các sa hoàng Moscow bắt đầu sử dụng đại bàng hai đầu vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà sử học Phiên bản kinh điển là Ivan III đã lấy

biểu tượng này cho chính mình vì ông kết hôn với cháu gái của sau này Hoàng đế

Byzantine Sofia Paleolog Trên thực tế, lần đầu tiên lý thuyết này được đưa ra bởi

Karamzin Tuy nhiên, nó làm dấy lên những nghi ngờ nghiêm trọng

Sophia sinh ra ở Morea - vùng ngoại ô của Đế chế Byzantine và không bao giờ ở gần Constantinople, đại bàng xuất hiện lần đầu tiên ở công quốc Moscow vài thập kỷ sau

cuộc hôn nhân của Ivan và Sophia, và bản thân hoàng tử chưa bao giờ tuyên bố bất kỳ yêu

sách nào đối với ngai vàng của Byzantium

Lý thuyết về Mátxcơva là “La Mã thứ ba” ra đời muộn hơn nhiều, sau cái chết của Ivan III Có một phiên bản khác về nguồn gốc của đại bàng hai đầu: sau khi chọn một biểu

tượng như vậy, các hoàng tử Moscow muốn thách thức quyền sở hữu nó từ đế chế mạnh

nhất thời bấy giờ - Đế chế Habsburg

Đại bàng hai đầu trở thành biểu tượng chính thức của nhà nước dưới thời cháu trai của Ivan III - Ivan Bạo chúa[1] Ban đầu, đại bàng được bổ sung bởi một con kỳ lân, nhưng

ngay sau đó nó được thay thế bằng một kỵ sĩ giết một con rồng, một biểu tượng thường

gắn liền với Moscow Ban đầu, người cưỡi ngựa được coi là một vị vua (“hoàng tử vĩ đại

trên lưng ngựa”), nhưng dưới thời trị vì của Ivan Bạo chúa, họ bắt đầu gọi anh ta là George

the Victorious Cuối cùng, cách giải thích này sẽ được sửa chữa muộn hơn nhiều, dưới triều

đại của Peter Đại đế

Trang 19

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

Dưới thời trị vì của Sa hoàng Fyodor Ivanovich "Chân phước" (1584-1587), một dấu hiệu về cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô xuất hiện trên quốc huy của nước Nga giữa những

chiếc đầu có vương miện của một con đại bàng hai đầu: cái gọi là Calvary gạch chéo Cây

thánh giá trên con dấu của bang là biểu tượng của Chính thống giáo, mang lại màu sắc tôn

giáo cho quốc huy của bang Sự xuất hiện của "cây thánh giá Golgotha" trên quốc huy của

Nga trùng với thời điểm thành lập vào năm 1589 của chế độ độc lập giáo chủ và giáo hội

của Nga

Quốc huy của vương quốc Moscow thời Sa hoàng Fyodor Ioannovich

Dưới thời trị vì của Boris Godunov[2], quốc huy của Nga lần đầu tiên nhận được

ba chiếc vương miện trên đầu của một con đại bàng Họ có nghĩa là các vương quốc Siberia,

Kazan và Astrakhan bị chinh phục

năm 1557 – 17 tháng 1 năm 1598), còn được gọi là Feodor the Bellringer ( tiếng Nga : Феодор Звонарь trị vì của Assar ), Nga từ năm 1584 cho đến khi ông qua đời năm 1598

tháng 4] 1605) cai trị Sa hoàng của Nga với tư cách là nhiếp chính trên thực tế từ c 1585 đến 1598 và sau đó là sa hoàng đầu tiên không phải Rurikid từ 1598 đến 1605 Sau khi kết thúc triều đại của ông, nước Nga rơi vào Thời kỳ Rắc rối

Trang 20

Phân tích bi ểu tượng văn hóa chính trị Nga

Quốc huy Nga kể từ thời Boris Godunov

Từ khoảng giữa ngày mười sáu Trong nhiều thế kỷ, đại bàng hai đầu của Nga thường được vẽ ở tư thế “vũ trang”: cùng lúc mỏ chim mở, lưỡi thè ra Một con đại bàng hai đầu như vậy có vẻ hung dữ, sẵn sàng tấn công Sự thay đổi này là kết quả của ảnh hưởng của các truyền thống huy hiệu châu Âu

Tại cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII ở phần trên của quốc huy, giữa hai đầu đại bàng, thường xuất hiện cái gọi là thập tự giá Canvê Sự đổi mới như vậy trùng với thời điểm Nga giành được độc lập cho giáo hội Một phiên bản khác của biểu tượng của thời kỳ

đó là hình ảnh một con đại bàng với hai vương miện và một cây thánh giá Cơ đốc giáo tám cánh giữa đầu

Sự kết thúc của Thời kỳ rắc rối và sự gia nhập của triều đại Romanov mới đã dẫn đến một số thay đổi trong biểu tượng của bang Theo truyền thống thời đó, đại bàng bắt đầu được miêu tả với đôi cánh dang rộng

Vào giữa thế kỷ XVII, dưới thời trị vì của Alexei Mikhailovich, Quốc huy Nga lần đầu tiên nhận được một quyền năng và một vương trượng, đại bàng giữ chúng trên bàn chân của nó Đây là những biểu tượng truyền thống của quyền lực chuyên quyền Đồng thời, lần đầu tiên mô tả chính thức huy hiệu, chúng đã tồn tại cho đến thời đại của chúng

ta

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w