Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường thpt dân tộc nội trú năm bắc, tỉnh luông pha bang lào

109 0 0
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường thpt dân tộc nội trú năm bắc, tỉnh luông pha bang   lào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BOUNTISAK SILILAT VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM BẮC, TỈNH LUÔNG PHA BANG - LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BOUNTISAK SILILAT VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM BẮC, TỈNH LUÔNG PHA BANG - LÀO Ngành: LL&PPDH Bộ môn Lý luận chính trị Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Khương THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở Trường THPT Dân tộc Nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào” là công trình thuộc quyền sở hữu duy nhất của tôi Những tài liệu tham khảo được sử dụng trong đồ án đã được trích dẫn và nêu rõ trong mục Tài liệu tham khảo Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu hoàn toàn mang tính chất trung thực, không sao chép, đạo nhái từ bất kỳ công trình nào trước đây Nếu những lời cam đoan trên của tôi không chính xác, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật từ Khoa và Nhà trường Thái Nguyên, tháng 5 năm 2023 Tác giả BOUNTISAK SILILAT i LỜI CẢM ƠN Luận văn này hoàn thành và được bảo vệ trước hội đồng là nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ của Nhà trường, thầy cô và bạn bè Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến: - TS Nguyễn Thị Khương - người hướng dẫn, cô giáo đã dành nhiều thời gian định hướng, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong thời gian tôi học tập ở Việt Nam cũng như lúc thực hiện luận văn - Các nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá luận văn đã có những góp ý quý báu cho luận văn - Các thầy, cô giáo giảng dạy lớp cao học Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lý luận chính trị K29 đã giảng dạy để tôi có nền tảng kiến thức thực hiện luận văn - Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh của trường THPT Dân tộc Nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào đã giúp đỡ trong quá trình tôi giảng dạy và thực nghiệm luận văn - Tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích và tạo nhiều điều kiện để tôi hoàn thành khóa học ở Việt Nam đúng thời gian Thái Nguyên, tháng 5 năm 2023 Tác giả ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4 Giả thuyết khoa học 3 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4 6 Những đóng góp mới của đề tài 4 7 Kết cấu của đề tài 5 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM NĂM BẮC, TỈNH LUÔNG PHA BANG - LÀO 6 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu ở ngoài nước CHDCND Lào 6 1.1.2 Lịch sử nghiên cứu ở trong nước CHDCND Lào 8 1.2 Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 10 1.2.1 Khái niệm và hình thức của phương pháp thảo luận nhóm 10 1.2.2 Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm 16 1.2.3 Quy trình vận dụng PP LTN trong dạy học môn GDCD lớp 12 19 1.3 Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông iii Pha Bang - Lào 20 1.3.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu và đặc điểm môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào 20 1.3.2 Thực trạng của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào 24 Kết luận chương 1 32 Chương 2: MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM BẮC, TỈNH LUÔNG PHA BANG - LÀO 33 2.1 Yêu cầu của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc,tỉnh Luông Pha Bang - Lào 33 2.2 Quy trình vận dụng PP LTN trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc,tỉnh Luông Pha Bang - Lào 35 2.2.1 Thiết kế kế hoạch dạy học thảo luận nhóm 35 2.2.2 Quy trình tổ chức dạy học thảo luận nhóm 38 Kết luận chương 2 42 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM BẮC, TỈNH LUÔNG PHA BANG - LÀO 43 3.1 Kế hoạch thực nghiệm 43 3.1.1 Mục đích thực nghiệm 43 3.1.2 Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm 43 3.1.3 Phương pháp thực nghiệm 43 iv 3.2 Nội dung thực nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào 44 3.2.1 Lựa chọn nội dung và thiết kế giáo án thực nghiệm 44 3.2.2 Các bước tiến hành thực nghiệm 72 3.3 Đánh giá hoạt động thực nghiệm 73 3.3.1 Phân tích kết quả thực nghiệm 73 3.3.2 Kết luận thực nghiệm 77 Kết luận chương 3 78 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79 1 Kết luận 79 2 Khuyến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHẦN PHỤ LỤC v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Từ ngữ đầy đủ 1 2 CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân 3 4 GDCD Giáo dục công dân 5 6 GV Giáo viên 7 8 HS Học sinh 9 10 NXB Nhà xuất bản 11 PP Phương pháp PP TLN Phương pháp thảo luận nhóm PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TLN Thảo luận nhóm iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Chương trình GDCD lớp 12 của trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc 22 Bảng 1.2 Nhận thức của GV và HS về vai trò của môn GDCD trong chương trình Giáo dục phổ thông 25 Bảng 1.3 Các phương pháp giáo viên sử dụng khi dạy học môn GDCD lớp 12 .26 Bảng 1.4 Nhận thức của HS về mức độ quan trọng của PPTLN trong dạy học môn GDCD 27 Bảng 1.5 Nhận thức của học sinh về mức độ sử dụng PPLTN của GV 28 Bảng 1.6 Mức độ hứng thú trong học tập của HS khi học môn GDCD 29 Bảng 3.1 Điểm khảo sát môn GDCD lớp 12 trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào 72 Bảng 3.2 Sự “hứng thú” học tập của HS trong giờ học có PP TLN 74 Bảng 3.3 Điểm kiểm tra 1 tiết môn GDCD giữa lớp TN và ĐC trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào 76 v MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Rất nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã rất chú trọng tới việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục Từ thực tế dạy học và giáo dục của GV cũng chứng tỏ việc đổi mới PPDH có là yếu tố tất yếu và đặc biệt quan trọng đối với hoạt động dạy và học ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay Môn GDCD cấp THPT nói chung và môn GDCD lớp 12 nói riêng đang được giảng dạy có vị trí và chỗ đứng quan trọng trong hệ thống Giáo dục quốc dân ở Lào Nhà nước đã dành 68 tiết cho môn GDCD lớp 12 này đủ thấy tầm quan trọng của nó trong việc đào tạo, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho thế hệ trẻ Vấn đề ở đây là việc GV và HS dạy và học thế nào để xứng đáng với tầm quan trọng của môn học Để nâng cao chất lượng, thúc đẩy tinh thần học tập của HS trước hết giáo viên phải là người đi đầu trong công cuộc đổi mới PPDH Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay không cho phép GV dạy học theo kiểu đọc - chép mà cần phải có những phương pháp hiện đại hơn, tích cực hơn, chú trọng hơn đến hình thành và phát triển không chỉ sự thích thú, hứng khởi, ham học ở người học mà còn là phẩm chất, năng lực, nhân cách người học Trong hàng loạt các phương pháp hiện đại được giảng dạy phổ biến hiện nay thì PPDH bằng hình thức TLN còn gọi là PP TLN được GV chú ý và sử dụng khá nhiều trên phạm vi toàn quốc bởi tính hữu ích của nó Đa số GV sử dụng PPDH này đều cho rằng nếu biết sử dụng hợp lý thì giờ học không căng thẳng, học sinh có tâm trạng thoải mái, các kỹ năng xã hội như: ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm của người học được nâng lên Đồng thời phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi Từ đó hình thành, phát triển và rèn luyện những kỹ năng sống cho HS 1

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan