Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TẠ THỊ NGỌC ÁNH QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học quản lý Mã số: 8340401 LUẬ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TẠ THỊ NGỌC ÁNH QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học quản lý Mã số: 8340401 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ Người hướng dẫn khoa học: TS ĐOÀN QUANG HUY Thái Nguyên, năm 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.” Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận văn Tạ Thị Ngọc Ánh ii LỜI CẢM ƠN “Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn: TS Đoàn Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Khoa học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn!” Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận văn Tạ Thị Ngọc Ánh iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 5 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5 Câu hỏi nghiên cứu 6 6 Giả thuyết nghiên cứu 6 7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6 8 Phương pháp nghiên cứu 7 9 Kết quả dự kiến đạt được 9 10 Cấu trúc của luận văn 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN 10 1.1 Cơ sở lý luận về thu ngân sách nhà nước cấp huyện 10 1.1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước .10 1.1.2 Khái niệm và vai trò của thu ngân sách nhà nước cấp huyện .11 1.1.3 Phân loại các khoản thu ngân sách nhà nước cấp huyện 13 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện .16 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và các nguyên tắc của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 16 1.2.2 Nội dung quản lý thu ngân sách cấp huyện 19 1.2.3 Tổ chức công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 25 1.2.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu NSNN của chính quyền cấp huyện 29 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 29 1.3.1 Yếu tố khách quan 29 1.3.2 Yếu tố chủ quan 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 36 2.1 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai 36 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .36 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 37 2.2 Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện Võ Nhai .43 iv 2.2.1 Các quy định của Nhà nước về quản lý thu NSNN cấp huyện 43 2.2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý thu NSNN của huyện Võ Nhai .44 2.2.3 Lập dự toán thu ngân sách nhà nước 48 2.2.4 Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước 54 2.2.5 Công tác quyết toán các khoản thu ngân sách nhà nước 62 2.2.6 Thanh tra, kiểm tra thu ngân sách nhà nước .68 2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu NSNN huyện Võ Nhai 73 2.3.1 Yếu tố khách quan 73 2.3.2 Yếu tố chủ quan 78 2.4 Đánh giá chung công tác quản lý thu NSNN của huyện Võ Nhai 81 2.4.1 Những kết quả đạt được 81 2.4.2 Hạn chế 83 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 86 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI .89 3.1 Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý thu ngân sách trong quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Võ Nhai 89 3.1.1 Quan điểm về hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Võ Nhai .89 3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai 90 3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu NSNN của huyện Võ Nhai 91 3.2.1 Nhóm các giải pháp chung 91 3.2.1.1 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý thu ngân sách nhà nước 91 3.2.1.2 Tăng cường tuyên truyền việc chấp hành pháp luật thuế .92 3.2.1.3 Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn 93 3.2.1.4 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quản lý thu NSNN 95 3.2.2 Nhóm các giải pháp chuyên môn 95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 108 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Đầy đủ BTC Bộ Tài chính HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc nhà nước NĐ-CP Nghị định của Chính Phủ NS Ngân sách NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương NHTM Ngân hàng thương mại QLNN Quản lý Nhà nước UBND Uỷ ban nhân dân KTXH Kinh tế xã hội vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và khu vực huyện Võ Nhai 38 Bảng 2.2 Tình hình lao động huyện Võ Nhai giai đoạn 2020 - 2022 39 Bảng 2.3 Tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2020 - 2022 41 Bảng 2.4 Chuyển dịch cơ cấu theo giá trị sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2020 - 2022 42 Bảng 2.5 Quy trình quản lý lập dự toán thu NSNN tại huyện Võ Nhai 43 Bảng 2.6: Nội dung chi tiết lập dự toán NSNN huyện Võ Nhai .48 Bảng 2.7: Dự toán thu NSNN huyện Võ Nhai giai đoạn 2020 – 2022 .51 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về công tác lâp dự toán NSNN tại huyện Võ Nhai .53 Bảng 2.9: Kết quả chấp hành dự toán thu NSNN huyện Võ Nhai giai đoạn 2020 – 2022 56 Bảng 2.10 Kết quả thu NSNN theo phân cấp nguồn thu 60 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về công tác chấp hành thu NSNN .61 tại huyện Võ Nhai 61 Bảng 2.12: Kết quả thực hiện quyết toán thu NSNN huyện Võ Nhai giai đoạn 2020 – 2022 65 Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về công tác quyết toán các khoản thu NSNN tại 67 huyện Võ Nhai 67 Bảng 2.14: Kết quả thanh tra, kiểm tra thu thuế trên địa bàn huyện Võ Nhai 70 Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN 72 tại huyện Võ Nhai 72 Bảng 2.16 Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức quản lý Thu NSNN 78 huyện Võ Nhai 78 Sơ đồ Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức phòng Tài chính - kế hoạch huyện Võ Nhai 45 Hình 2.2: Quy trình quyết toán NSNN tại huyện Võ Nhai 62 Hình 2.3: Hệ thống tổ chức quản lý thu NSNN tại huyện Võ Nhai 79 vii MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thay đổi toàn diện nền kinh tế đất nước Từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế giữ vai trò quan trọng trong khu vực và hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới Tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP dẫn đầu khu vực Đông Nam Á là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế xếp vào nhóm cao trên thế giới Xét về quy mô, GDP Việt Nam trong năm 2022 đạt 409 tỷ USD đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 37 trên thế giới Để đạt được những thành tựu vượt bậc đó có đóng góp quan trọng không thể thiếu của việc huy động nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu phục vụ mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Ngân sách nhà nước là một trong những công cụ tài chính quan trọng của Chính phủ trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu và chi tiêu, trong đó các khoản thu là nguồn tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ Vì vậy, để Chính phủ có thể thực hiện tốt chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế và xã hội thì cần phải có nguồn tài chính đảm bảo Điều này phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn thu của ngân sách nhà nước ở các cấp từ Trung ương đến địa phương Để huy động đầy đủ nguồn thu vào ngân sách nhằm thực hiện chi tiêu của nhà nước trên cơ sở đảm bảo các hình thức thu ngân sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thì việc quản lý thu ngân sách nhà nước hiệu quả là một yêu cầu quan trọng Ở nước ta, hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước đã từng bước thay đổi, điều chỉnh theo hướng ngày càng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả trong việc huy động nguồn lực tài chính cho quản lý, xây dựng và phát triển đất nước Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập trong nhiều khâu đã dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách nhà nước, gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của Nhà nước Trong đó phải kể đến là việc lập, thực hiện dự toán, chấp hành thu ngân sách địa phương còn chưa đúng tiến độ, kế hoạch, chưa tuân theo quy định của Nhà nước, tình trạng quản lý thu ngân sách nhà nước vẫn còn thất thoát do chưa bao quát hoặc kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, việc xử lý các sai phạm chưa rõ ràng hoặc phát 1 sinh nhiều tình huống khó khăn trong xử lý Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách ở cấp địa phương còn hạn chế về chuyên môn, chậm đổi mới, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thu ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về tính hiệu quả trong thời kỳ mới (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2015) Cùng với cả nước, quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện ở nước ta đã có nhiều đổi mới trong những năm qua Chế độ phân cấp cho chính quyền cấp huyện trong quản lý ngân sách nhà nước đã được mở rộng hơn, thời gian ổn định ngân sách kéo dài hơn, quy trình quản lý ngân sách nhà nước của cấp huyện đã hoàn thiện hơn Nhờ đó, thu ngân sách nhà nước cấp huyện đảm đương tốt hơn chức năng cung cấp phương tiện vật chất cho hoạt động của chính quyền cấp huyện và đồng thời là một công cụ để chính quyền huyện thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội của huyện Tuy nhiên, do ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách trung gian giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp xã nên ngân sách cấp huyện chưa thể hiện thật rõ nét được vai trò của mình đối với kinh tế địa phương Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện, vì thế cũng còn một số khâu lúng túng về cơ chế, chính sách cũng như năng lực thực hiện thực tế Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 47 km về phía đông bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 134 km, là một huyện có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nhưng chưa được đầu tư có hiệu quả Trong những năm qua công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện thấy rằng Võ Nhai vẫn là một trong những địa phương đang hưởng trợ cấp cân đối lớn từ ngân sách cấp trên Công tác quản lý thu ngân sách trong những năm qua vẫn tồn tại những hạn chế như: Dự toán ngân sách chưa sát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, chấp hành thu ngân sách còn nhiều vướng mắc, bất cập, công tác tổ chức đôn đốc thu nhiều khoản thu chưa thực hiện quyết liệt, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý thu ngân sách nhà nước ở địa phương chưa chặt chẽ, công tác thanh tra giám sát thu ngân sách còn chưa có hiệu quả Trước thực tế này đòi hỏi huyện Võ Nhai tiếp tục nghiên cứu để có những chính sách quản lý phù hợp nhằm tăng cường thu ngân sách trên địa bàn huyện 2 Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của luận văn Thạc sỹ 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Hiện nay, ở nước ta và trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu liên quan vấn đề quản lý ngân sách nhà nước Mỗi công trình nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về ngân sách nhà nước, cụ thể: Tác giả Hoàng Thị Ánh Tuyết (2014) với luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ” thuộc chuyên ngành Quản lý kinh tế - Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên Luận văn đã đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách Nhà nước, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Phú Thọ, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách tại địa bàn xã Phú Thọ, bao gồm: Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và điều hành NSNN các cấp; Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ quản lý thu NSNN; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu NSNN; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu NSNN [18] Tác giả Trịnh Minh Thu (2017) với luận văn thạc sỹ “Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Võ nhai tỉnh Thái Nguyên” thuộc chuyên ngành Quản lý kinh tế - Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên Luận văn xuất phát từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Võ Nhai, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước cho huyện Võ Nhai theo các nhóm: Nhóm các giải pháp chung (Nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán thu, chi ngân sách; Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý ngân sách; Tăng cường công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, thuế, kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngân sách; Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính các cấp) và nhóm giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, nhóm giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước [16] Tác giả Triệu Quốc Chuyên (2018) với luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” thuộc 3