Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ TÚ UYÊN NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ TÚ UYÊN NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ TÚ UYÊN NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Địa lí tự nhiên Mã số: 8.44.02.17 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ NGUYỆT THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 29% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023 Học viên (Ký, ghi rõ họ tên) Phan Thị Tú Uyên i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giáo khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Lê Thị Nguyệt là giảng viên hướng dẫn tôi trong toàn bộ quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và triển khai luận văn thạc sĩ này Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Chi cục kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tác giả có được cơ sở tài liệu, số liệu phục vụ hướng nghiên cứu của luận văn Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023 Tác giả Phan Thị Tú Uyên ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH v MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3 5 Quan điểm, phương pháp nghiên cứu 6 6 Những đóng góp của đề tài 8 7 Cấu trúc của đề tài 9 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG, LÂM NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 10 1.1 Cơ sở lí luận 10 1.1.1 Khái niệm địa chất, địa hình 10 1.1.2 Vai trò của địa chất, địa hình đối với quy hoạch, tổ chức lãnh thổ 11 1.1.3 Phát triển nông, lâm nghiệp bền vững 12 1.2 Cơ sở thực tiễn 14 1.2.1 Hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 1.2.2 Khái quát khu vực nghiên cứu 16 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN 19 2.1 Các nhân tố hình thành địa chất, địa hình tỉnh Thái Nguyên 19 2.1.1 Nhân tố khí hậu - thuỷ văn 19 2.1.2 Nhân tố thổ nhưỡng 23 iii 2.1.3 Nhân tố lớp phủ thực vật 24 2.1.4 Nhân tố kinh tế - xã hội 31 2.2 Đặc điểm địa chất tỉnh Thái Nguyên 33 2.2.1 Các thành tạo đá nền 33 2.2.2 Đặc điểm kiến tạo 34 2.2.3 Đặc điểm thạch học các đá 36 2.3 Đặc điểm địa hình tỉnh Thái Nguyên 46 2.3.1 Đặc điểm hình thái địa hình 46 2.3.2 Các kiểu địa hình 50 Chương 3: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 54 3.1 Các tiêu chí đánh giá 54 3.1.1 Đặc điểm thành tạo đá nền 54 3.1.2 Độ dốc 55 3.1.3 Đặc điểm sinh thái của cây trồng nông, lâm nghiệp và vật nuôi 55 3.2 Đánh giá điều kiện địa chất, địa hình đến phát triển nông, lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên 56 3.2.1 Nhóm kiểu địa hình núi 56 3.2.2 Nhóm kiểu địa hình đồi 59 3.2.3 Nhóm kiểu địa hình đồng bằng 59 3.3 Định hướng phát triển bền vững nông, lâm nghiệp trên cơ sở phân hóa địa chất, địa hình ở tỉnh Thái Nguyên 60 3.3.1 Cơ sở định hướng 60 3.3.2 Định hướng không gian phát triển bền vững nông, lâm nghiệp trên cơ sở địa chất, địa hình ở tỉnh Thái Nguyên 62 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 65 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC iv DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CQ : Cảnh quan KHCN và MT : Khoa học công nghệ và môi trường PTBV : Phát triển bền vững TP : Thành phố GIS : Geographic Information System: Hệ thống thông tin địa lý TB - ĐN : Tây Bắc - Đông Nam ĐB - TN : Đông Bắc - Tây Nam iv DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng: Bảng 2.1 Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối đã đo được ở Thái Nguyên 20 Bảng 2.2 Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đã đo được ở Thái Nguyên 21 Bảng 2.3 Đặc điểm chính về độ dốc và độ cao các huyện thị tỉnh Thái Nguyên 49 Hình: Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 18 Hình 2.1 Bản đồ địa chất tỉnh Thái Nguyên 42 Hình 2.2 Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên 53 v MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Đối với quốc gia có truyền thống sản xuất nông nghiệp như Việt Nam, việc phát triển nông nghiệp hiện nay là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu, nhằm mục đích đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho người dân, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, tiến tới một nền nông nghiệp hàng hoá, xoá bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của đất nước Địa chất - địa hình là hợp phần quan trọng của lớp vỏ trái đất, là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài và cũng là nơi diễn ra các hoạt động sống của con người Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng hợp lí điều kiện tự nhiên này vẫn chưa được quan tâm đúng mức Thái Nguyên - địa bàn mà tác giả lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu là một tỉnh miền núi, được coi là trung tâm văn hoá, kinh tế của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Thái Nguyên đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá mạnh Tuy nhiên, với đặc thù của một tỉnh trung du và miền núi, trong thời gian tới ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Tỉnh Thái Nguyên có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cơ cấu nông nghiệp đa dạng, trong đó có điều kiện địa hình Địa hình tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam Diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh, còn lại là vùng có độ cao dưới 100m Trong thời gian qua, Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần làm tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Tuy nhiên, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên còn thấp, sự phát triển của ngành nông nghiệp chưa tương xứng với lợi thế so sánh của tỉnh, đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn Thực trạng hoạt động kinh tế hiện nay còn làm cho tài nguyên ngày càng bị cạn 1 kiệt, môi trường dần dần bị huỷ hoại và sẽ ảnh hưởng lâu dài đến nền sản xuất của tỉnh Nguyên nhân chính của thực trạng nói trên là do tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân hiện nay vẫn còn mang tính tự phát, thiếu cơ sở khoa học Xuất phát từ thực tiễn trên và lòng mong muốn được góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội bền vững của địa phương nói chung và sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên nói riêng, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu điều kiện địa chất, địa hình phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên” 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa hình tỉnh Thái Nguyên; ảnh hưởng của địa chất, địa hình đến phát triển nông, lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên Từ đó, đưa ra định hướng phát triển bền vững nông, lâm nghiệp trên cơ sở địa chất, địa hình ở tỉnh Thái Nguyên 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa hình tỉnh Thái Nguyên - Nghiên cứu ảnh hưởng của địa chất, địa hình đến phát triển nông, lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên - Xác định được nhu cầu phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên và tập đoàn cây con thích nghi cao với điều kiện địa chất, địa hình - Đưa ra định hướng và giải pháp phát triển bền vững nông, lâm nghiệp trên cơ sở địa chất, địa hình ở tỉnh Thái Nguyên 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đặc điểm địa chất, địa hình tỉnh Thái Nguyên phục vụ cho phát triển nông, lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Thái Nguyên - Các số liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2022 2