Định hướng không gian phát triển bền vững nông, lâm nghiệp trên cơ sở địa chất, địa hình ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện địa chất, địa hình phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 80)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3. Định hướng phát triển bền vững nông, lâm nghiệp trên cơ sở phân hóa địa chất, địa hình ở tỉnh Thái Nguyên

3.3.2. Định hướng không gian phát triển bền vững nông, lâm nghiệp trên cơ sở địa chất, địa hình ở tỉnh Thái Nguyên

Mỗi khu vực địa chất, địa hình ở tỉnh Thái Nguyên có đặc điểm riêng về cấu trúc, hình thái. Việc khai thác hợp lí điều kiện địa chất, địa hình cho phát triển nông, lâm nghiệp cần theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường. Để tổ chức lãnh thổ hợp lí, cần thiết phải phân chia ra các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp. Việc phân chia ra các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp trên cơ sở địa chất, địa hình trong đề tài được dựa trên sự phân chia các kiểu địa hình trên nền địa chất tương ứng, Các tiêu chí đánh giá, có tính đến nguyên tắc lãnh thổ và việc phát triển nông, lâm nghiệp theo quy mô tập trung, phát triển theo hướng hàng hoá phù hợp với quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoan 2021 -

2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp trên cơ sở địa chất, địa hình như sau:

* Tiểu vùng sinh thái nông nghiệp núi trung bình: gồm huyện Võ Nhai, Định Hóa, phần núi cao phía Bắc huyện Đại Từ.

- Trồng trọt: ưu tiên phát triển lâm nghiêp (khoanh nuôi và trồng rừng, bảo vệ rừng), kết hợp phát triển nông lâm kết hợp (phát triển rừng, cây dược liệu, lúa và chăn nuôi gia súc) với các sản phẩm khai thác lợi thế của tiểu vùng này như: sản xuất lúa bao thai hàng hóa (Định Hóa), cây dược liệu, cây ăn quả (Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa).

- Chăn nuôi: trâu bò, lợn, thủy sản.

- Phát triển trang trại nông lâm kết hợp, trang trại chăn nuôi.

- Lâm nghiệp: phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao.

* Tiểu vùng sinh thái nông nghiệp núi thấp, đồi cao: gồm huyện Đồng Hỷ, nam Phú Lương, nam Đại Từ.

- Trồng trọt: ưu tiên phát nông lâm kết hợp (phát triển rừng, chè, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc), phát triển lâm nghiệp (khoanh nuôi, trồng và bảo vệ rừng với các sản phẩm khai thác lợi thế của tiểu vùng này như: chè đặc sản (Đại Từ, Đồng Hỷ), cây ăn quả (Đồng Hỷ, Phúc Lương, Đại Từ).

- Chăn nuôi: bò, lợn, gia cầm, thủy sản.

- Phát triển trang trại chăn nuôi, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại nông lâm kết hợp.

- Lâm nghiệp: phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

- Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao.

- Ngoài ra, cần phát triển mô hình sản xuất nông lâm kết hợp gắn với du lịch nông nghiệp sinh thái cảnh quan, du lịch trải nghiệm ở những khu vực sản xuất chè đặc sản, lúa, cây ăn quả, vườn hoa, rừng có cảnh quan sinh thái đẹp như Hoàng Nông, La Bằng (Đại Từ), Minh Lập (Đồng Hỷ),...

* Tiểu vùng sinh thái nông nghiệp gò đồi và trung tâm: gồm các huyện Phú Bình, TP Phổ Yên, TP. Sông Công, một phần TP. Thái Nguyên và một số xã thuộc Đồng Hỷ, Phú Lương.

- Trồng trọt: ưu tiên phát triển nông nghiệp (lúa, hoa, đậu tương, các loại rau, cây ăn quả), nông lâm kết hợp.

- Chăn nuôi: bò thịt, bò sữa, lợn, gà công nghiệp, thủy sản.

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ (TP. Thái Nguyên, Phú Lương, Đồng Hỷ, TP Sông Công, TP Phổ Yên). Phát triển rừng sản xuất.

- Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao.

- Ngoài ra, ở đây cần quan tâm phát triển mô hình sản xuất nông lâm kết hợp gắn với du lịch nông nghiệp sinh thái cảnh quan, du lịch trải nghiệm như Tân Cương (TP Thái Nguyên),...

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ A - KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu điều kiện địa chất, địa hình phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên” cho thấy:

1. Địa chất, địa hình tỉnh Thái Nguyên có sự phân hóa đa dạng và phức tạp do các nhân tố hình thành như khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật có sự phân hóa đa dạng, phức tạp.

2. Do sự tác động của điều kiện địa chất, địa hình và các thành phần tự nhiên khác, cùng với tác động của con người, ở Thái Nguyên đã hình thành nên nhiều loại đất dốc đặc trưng cho vùng đồi núi, có khả năng sử dụng cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

3. Việc phân loại các khu vực địa hình và các kiểu địa hình nhằm phân chia các đơn vị địa hình ra các cấp thấp hơn phục vụ cho quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Địa hình núi thấp, núi trung bình nên tập trung cho phát triển lâm nghiệp, phát triển nông lâm kết hợp và đặc biệt ưu tiên cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Địa hình đồi nên tập trung cho phát triển nông lâm kết hợp, phát triển lâm nghiệp. Khu vực đồng bằng nên tập trung phát triển nông nghiệp, cây lương thực, thực phẩm, rau, quả. Ngoài ra, việc phát triển nông lâm kết hợp cần gắn với du lịch nông nghiệp sinh thái cảnh quan, du lịch trải nghiệm ở những khu vực sản xuất chè đặc sản, lúa, cây ăn quả, vườn hoa, rừng có cảnh quan sinh thái đẹp.

4. Cần nhận thấy rằng, nếu mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu điều kiện địa chất, địa hình là nhằm định hướng không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp thì cần thiết phải nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần tự nhiên khác như khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và điều kiện kinh tế - xã hội để đưa ra các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp bao gồm tiểu vùng sinh thái nông nghiệp núi trung bình, tiểu vùng sinh thái nông nghiệp núi thấp đồi cao, tiểu vùng sinh thái nông nghiệp gò đồi và trung tâm.

B - KIẾN NGHỊ

Việc nghiên cứu địa chất, địa hình với mục đích phát triển các kiểu rừng như rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần được tiến hành thêm điều tra khảo sát thực địa để có thể quy hoạch cho sát với tình hình thực tế.

Nghiên cứu điều kiện địa chất, địa hình cho phát triển nông, lâm nghiệp là vấn đề mang tính phức tạp. Với thời gian và kinh phí có hạn nên những đánh giá định lượng một cách cụ thể cho từng khu vực nhỏ và sử dụng thuật toán phân tích trong bài toán đánh giá kinh tế còn hạn chế. Tác giả đề tài sẽ bổ sung và nghiên cứu kỹ hơn trong các hướng nghiên cứu tiếp theo.

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Lê Thị Nguyệt, Nguyễn Phương Loan, Phan Thị Tú Uyên, Đàm Thị Phương Thảo (2022), “Một số quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên”. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XIII “Khoa học Địa lý Việt Nam với sử dụng hợp lý, phục hồi tài nguyên và phát triển kinh tế tuần”, NXB Viện Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, tr.146-151.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Đức An (chủ biên), Uông Đình Khanh (2012), Địa mạo Việt Nam, cấu trúc - tài nguyên - môi trường, NXB Khoa học Tự Nhiên và công nghệ.

2. Lại Huy Anh (1999), Bản đồ cảnh quan và hình thái địa hình tỉnh Thái Nguyên.

3. Lại Huy Anh và nnk (2001), Đặc điểm địa mạo và tai biến môi trường có liên quan tỉnh Thái Nguyên.

4. Lê Huy Bá và nnk (2006), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Đào Đình Bắc (2000), Địa mạo đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2001), Khoa học và công nghệ bảo vệ và sử dụng bền vững đất dốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp & đối tác.

9. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Xuân Cảnh (2006), Đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật, đề xuất quy hoạch phát triển và quản lý hữu hiệu tài nguyên sinh vật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái nguyên, Đề tài NCKH trọng điểm cấp tỉnh, Thái Nguyên.

11. Nguyễn Cẩn, Nguyễn Đình Hòe (2005), Tai biến môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2022, Thái Nguyên.

13. Nguyễn Văn Cư và nnk (2001), Nghiên cứu hiện trạng, dự báo diễn biến một số loại hình thiên tai tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp phòng tránh khắc phục, Báo cáo KQĐT KHCN cấp tỉnh.

14. Phùng Ngọc Đĩnh, Lương Hồng Hược (2005), Địa chất đại cương, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

15. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (2000) (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).

16. Phạm Hoàng Hải (1993), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường, Viện Địa lý, Trung tâm KHTN&CNQG, Hà Nội.

17. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Viết Khanh (2001), Đặc điểm địa mạo khu đông bắc Tam Đảo và ý nghĩa định hướng tìm kiếm khoáng sản của chúng, Luận án tiến sĩ Địa lý, Hà Nội.

19. Ixatrenko A.G. (1985), Cảnh quan học ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

20. Trịnh Trúc Lâm, Nguyễn Quận (1998), Địa lí tỉnh Thái Nguyên, Sở GD - ĐT, Sở KH, CN - MT tỉnh Thái Nguyên.

21. Lê Thị Nguyệt (2011), Cơ sở khoa học và các giải pháp hướng tới phát triển bền vững nông nghiệp - dịch vụ tỉnh Thái Nguyên, Đề tài KHCN cấp Bộ, Thái Nguyên.

22. Palienco, Vũ Văn Phái (biên dịch) (1998), Địa mạo tìm kiếm và công trình, Hà Nội.

23. A.I. Pérelman (1974), Địa hóa học cảnh quan (Người dịch: Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

24. Dương Quỳnh phương (2007), Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất và rừng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ở tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Địa lý, ĐHSP Hà Nội.

25. Sở Kế hoạch và đầu tư Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2022), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh Thái Nguyên, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thái Nguyên.

26. Sở Lâm nghiệp Bắc Thái (1993), Đánh giá tập đoàn cây trồng lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái và phương hướng mở rộng cho những năm tới.

27. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2020), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050, Thái Nguyên.

28. Lê Bá Thảo (2007), Những công trình khoa học địa lý tiêu biểu, NXB ĐHQG Giáo dục.

29. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Địa chí Thái Nguyên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Mai Trọng Thông và nnk (1997), Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên phục vụ quản lí và sử dụng tài nguyên khí hậu cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp, Báo cáo đề mục thuộc dự án HTQT mã số:

STD2 - VT - 310. Viện Địa lý.

31. Nguyễn Công Vinh, Mai Lan Anh (2011), Quản lý và sử dụng đất dốc bền vững ở Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội.

PHỤ LỤC

Địa hình núi trung bình (thuộc dãy Tam Đảo) huyện Đại Từ

Địa hình núi thấp ở huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện địa chất, địa hình phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)