Đánh giá điều kiện địa chất, địa hình đến phát triển nông, lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện địa chất, địa hình phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2. Đánh giá điều kiện địa chất, địa hình đến phát triển nông, lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

Từ đặc điểm điều kiện địa chất, địa hình tỉnh Thái Nguyên; mối quan hệ giữa địa chất, địa hình và các điều kiện tự nhiên khác, trên cơ sở các tiêu chí đánh giá các điều kiện địa chất, địa hình cho phát triển nông, lâm nghiệp, có thể đánh giá sự tác động của điều kiện địa chất, địa hình đến phát triển nông, lâm nghiệp theo các kiểu địa hình như sau:

3.2.1. Nhóm kiểu địa hình núi

Ở tỉnh Thái Nguyên có kiểu địa hình núi trung bình và núi thấp. Địa hình núi trung bình và núi thấp chiếm 36,8% diện tích tự nhiên lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên. Địa hình này phân bố ở phía tây và phía bắc của tỉnh Thái nguyên với độ cao trung bình trên 200m. Dạng địa hình này có độ dốc lớn, từ 150 đến 250, thậm chí có thể đạt trên 350.

Các hiện tượng thường xảy ra ở nhóm kiểu địa hình này là trượt lở đất, sụt lở đất, xói mòn, rửa trôi đất. Đặc biệt, những nơi mất lớp phủ thực vật, chịu tác động của hoạt động khai thác khoáng sản ở phía đông bắc của tỉnh, các hiện tượng trượt lở đất, sụt lở đất xảy ra thường xuyên hơn.

Tỉnh Thái Nguyên có sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao. Nhiệt độ đạt trị số dưới 200C ở khu vực địa hình núi cao 600 - 700m và giảm xuống dưới 180C ở khu vực độ cao trên 700m. Trong năm, tỉnh Thái Nguyên có trên 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C.

Khu vực dãy núi Tam Đảo có lượng mưa lớn. Phía đông Thái Nguyên có khí hậu lạnh hơn các vùng núi khác, ít mưa hơn, mùa hè nóng hơn.

Khu vực địa hình này có mạng lưới sông suối khá dày đặc, làm cho địa hình bị chia cắt mạnh.

Đất và thực vật có sự phân hóa theo quy luật của đai cao đai cao lớn hơn 700 m thường có. Kiểu thảm rừng cận nhiệt đới với cây gỗ lá rộng phát triển trên đất mùn đỏ vàng ở độ cao dưới 700m.

Ở nhóm kiểu địa hình này đa số là người dân tộc thiểu số như người Tày, Nùng, Dao,… Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa và phương thức canh tác và sử dụng đất dốc riêng. Người Mông và Dao thường sống trên những vùng đất cao nhất, canh tác nương rẫy là chủ yếu. Người Tày, Nùng sống ở độ cao thấp hơn, thường trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây dược liệu, rau, quả. Người Kinh sống ở khu vực thấp, hoạt động buôn bán và trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây dược liệu, rau, quả. Xu thế hiện nay là người dân tộc thiểu số sống đan xen cùng người Kinh.

Địa hình núi trung bình thường là phần thượng nguồn các con sông, có mối quan hệ mật thiết với các khu vực địa hình thấp. Do vậy, mọi biến động ở khu vực địa hình này đều ảnh hưởng rất lớn đến các vùng thấp khác.

Khu vực địa hình này là địa bàn cư trú của người dân tộc thiểu số nên thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Các định hướng, giải pháp phát triển lâm

nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân tộc thiểu số, khai thác hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên.

+ Kiểu địa hình núi trung bình: phân bố ở khu vực Tam Đảo, Võ Nhai, Định Hóa, có độ cao trên 700m. Đây là khu vực địa hình cao nhất của tỉnh Thái Nguyên. Khu vực này có sườn dốc trên 250, địa hình bị chia cắt mạnh. Các hiện tượng thường xảy ra là trượt lở đất, sụt lở đất, xói ngầm. Thổ nhưỡng ở đây là đất mùn vàng đỏ trên đá macmat axit có tầng mùn khá. Ngoài ra, ở đây còn có đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Những khu vực núi từ 25-350 thuận lợi cho sự phát triển lâm nghiệp nên tập trung phát triển lâm nghiệp (khoanh nuôi và trồng rừng, bảo vệ rừng), khu vực núi trên 350 đa số ở phần tây nam của tỉnh trên dãy Tam Đảo ưu tiên công tác bảo tồn thảm thực vật tự nhiên.

+ Kiểu địa hình núi thấp: phân bố chủ yếu ở Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, có độ cao từ 200 - 700m. Khu vực núi thấp thường bị chia cắt khá mạnh, độ dốc từ 15 - 250. Các hiện tượng thường xảy ra là trượt lở đất, đất trôi, đất chảy, sụt lở đất, xói ngầm. Nhóm đất điển hình là đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk), đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa). Ngoài ra, ở khu vực địa hình này còn có đất phù sa ngòi suối (Py), đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D). Thảm thực vật đa dạng hơn khu vực núi trung bình, bao gồm có rừng thứ sinh, cây bụi thứ sinh, rừng trồng, cây chè. Đây là khu vực rất thuận lợi cho sự phát triển lâm nghiệp và phát triển cây chè đặc sản, nên phát triển mô hình nông lâm kết hợp (phát triển rừng, chè, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc).

Do tình trạng biến đổi khí hậu, do khai thác khoáng sản, do khai thác rừng chưa hợp lí có thể làm cho cường độ xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất ngày càng mạnh ở khu vực địa hình núi trung bình và núi thấp. Do vậy, ở khu vực địa hình này cần được ưu tiên quy hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng.

3.2.2. Nhóm kiểu địa hình đồi

Đây là khu vực địa hình mang tính chất chuyển tiếp giữa địa hình núi và đồng bằng. Nhóm kiểu địa hình đồi bao gồm có kiểu đồi cao và đồi thấp. Nhóm kiểu địa hình này phân bố rộng rãi ở trong tỉnh như khu vực Định Hóa, Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên. Đây là kiểu địa hình chiếm diện tích lớn ở Thái Nguyên (chiếm 52,1% diện tích tự nhiên lãnh thổ). Độ dốc địa hình đồi thường không lớn từ 8 - 250, hình thái tương đối mềm mại. Các hiện tượng thường xảy ra là rửa trôi, xói mòn đất, đất trôi, đất chảy.

Khí hậu ở vùng đồi mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm vào mùa hè, lạnh vào mùa đông. Nhiệt độ ở khu vực địa hình đồi thường cao hơn khu vực địa hình núi nhưng thấp hơn ở đồng bằng. Lượng mưa thường cao hơn so với khu vực đồng bằng (nhất là ở các đồi cao) nhưng ít hơn so với khu vực núi. Quá trình hình thành đất ở khu vực này là quá trình feralit điển hình, hình thành nên các loại đất đỏ vàng trên các loại đá khác nhau.

Thảm thực vật ở khu vực địa hình đồi chủ yếu là cây chè, cây ăn quả, cây hàng năm, rừng trồng; thảm thực vật tự nhiên ít, chủ yếu là cây bụi thứ sinh, cỏ.

Đây là khu vực có diện tích trồng chè lớn nhất trong tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất chè, người dân sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu chưa hợp lí, dẫn đến nhiều nơi đất bị thoái hoá và ô nhiễm.

Với địa hình có độ dốc nhỏ, dễ canh tác và sinh sốn nên dân cư khá đông. Người dân sinh sống chủ yếu ở đây là người Kinh, người Tày, Nùng với hoạt động kinh tế chính là nông, lâm nghiệp.

Nhóm kiểu địa hình đồi với đặc trưng về hình thái địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, ít thuận lợi phát triển nông nghiệp nên cần được ưu tiên phát triển lâm nghiệp, phá triển nông lâm kết hợp, (phát triển rừng, chè, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc).

3.2.3. Nhóm kiểu địa hình đồng bằng

Nhóm kiểu địa hình đồng bằng chiếm 11,1 % diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Thái Nguyên. Địa hình này chủ yếu phân bố ở các huyện như Phú Bình,

TP Phổ Yên, TP Sông Công, TP Thái Nguyên. Các hiện tượng thường xảy ra là úng ngập (thường xuyên hoặc không thường xuyên), quá trình rửa trôi, xói mòn. Đây là vùng có khí hậu nóng nhất trong tỉnh, nhiệt độ trung bình năm trên 230C, lượng mưa thấp < 1.600 mm và giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.

Lớp phủ thổ nhưỡng ở khu vực địa hình đồng bằng đa số là đất phù sa. Ngoài ra còn một số loại đất khác như đất đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất xám bạc màu trên phù sa cổ. Thảm thực vật chủ yếu là như lúa, cây công nghiệp hàng năm, rau, quả.

- Kiểu đồng bằng phù sa: phân bố ở khu vực phía nam tỉnh Thái Nguyên thuộc huyện Phú Bình, TP Phổ Yên, có độ cao khoảng 15 - 30m. Đồng bằng này được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông Cầu và sông Công. Địa hình ở đây bằng phẳng. Đất chủ yếu là đất phù sa, ngoài ra có đất glây. Thảm thực vật đa số là lúa và cây công nghiệp hàng năm, rau, quả.

- Kiểu đồng bằng thung lũng xen đồi: phân bố dọc hai bên thung lũng sông Cầu và sông Công thuộc địa phận huyện Phú Bình và Phổ Yên, có độ cao khoảng 20 - 30m. Ở đây có hai loại đất chính là đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa và đất xám bạc màu trên phù sa cổ. Thảm thực vật chủ yếu là lúa và cây công nghiệp hàng năm.

Nhóm kiểu địa hình đồng bằng có độ dốc thấp, đất đai có độ phì tốt nên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cần được quy hoạch cho sản xuất lương thực, thực phẩm, rau quả (lúa, hoa, đậu tương, các loại rau, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gia cầm,...).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện địa chất, địa hình phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)