Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
2.3. Đặc điểm địa hình tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Đặc điểm hình thái địa hình
Được phân tích theo một vài đặc điểm hình thái ngoại mạo của địa hình như đường chia nước, sườn và đáy thung lũng:
- Hình thái đường bề mặt đỉnh trong địa hình thuộc địa phận Thái Nguyên bao gồm các loại sau:
+ Đường phân thuỷ sắc nhọn, dạng răng cưa lởm chởm: điển hình là ở đường đỉnh dãy Tam Đảo cấu tạo bởi đá magma phun trào và xâm nhập.
+ Đường phân thuỷ rộng - mềm mại chiếm hầu hết địa hình ở Thái Nguyên, thường cấu tạo bởi đá trầm tích, biến chất.
+ Bề mặt phân thuỷ lởm chởm với các đỉnh bị chia cắt thành chóp nón liên hệ với nhau dạng ô mạng, thường cấu tạo bởi đá vôi.
- Hình thái sườn: được phân chia và mô tả theo trắc diện ngang của sườn (từ đường phân thủy đến đường tụ thuỷ). Ở Thái Nguyên qua quan sát thực tế thấy:
+ Sườn đơn giản: là sườn được thành tạo với 90% chiều dài của nó chỉ bao gồm một kiểu sườn: lồi, lõm, hoặc thẳng. Loại sườn đơn giản này thường phân bố ở vùng đồi với trắc diện lồi, ở núi cấu tạo bởi ryolit và đá vôi là loại thẳng, sườn lõm thường ít gặp hơn.
+ Sườn phức tạp: là sườn được thành tạo bởi hai hoặc hơn hai các yếu tố sườn đơn giản nêu trên. Ví dụ: sườn lồi - lõm, sườn lồi - thẳng, sườn lõm - thẳng... Đối với Thái Nguyên phổ biến hơn cả là sườn lồi - lõm phát triển trên tất cả các dạng địa hình đồi, núi thấp có độ cao không quá 500 - 600m.
+ Sườn rất phức tạp: là các sườn tạo bởi hai phần sườn phức tạp trở lên (mà mỗi bộ phận như thế được vạch ra theo các gãy gập). Chính sườn có trắc diện này đã tạo ra các vách bậc khác nhau trên sườn. Loại địa hình sườn này ở Thái Nguyên ít phổ biến, chỉ tập trung ở các khối núi cao trên 1000m trở lên và rải rác ở các khối núi 600 - 800m.
- Hình thái đáy thung lũng: kết quả phân tích cho thấy ở Thái Nguyên có các loại hình thái sau:
+ Thung lũng hẹp: thường phát triển trên các sông suối bậc I, II và III bề mặt đáy hẹp, đôi chỗ bề mặt đáy không thể hiện.
+ Thung lũng rộng: có bề mặt đáy phân bậc thường phát triển dọc theo các sông chính (sông Đáy, sông Phó Đáy, sông Cầu, sông Năng, sông Bắc Giang...).
Đối với Thái Nguyên, ở vùng đồi còn có các máng trũng giữa các đồi, trong đó hiện không có dòng chảy, có thể chia ra làm hai loại: máng trũng hẹp, các sườn của hai đồi liền nhau, gần giao nhau; máng trũng rộng là các đồi liền nhau cách xa nhau.
Nét đặc thù lớn nhất của địa hình Thái Nguyên là miền chuyển tiếp từ địa hình núi sang địa hình đồi và đồng bằng, nhưng địa hình núi đồi vẫn chiếm ưu thế hơn. Ở đây có thể phân biệt thành 7 bậc địa hình chính (H: 2.2):
- Bậc 1 (dưới 15m): thường kéo dài thành dải hẹp, rộng 1 - 2km từ Hạ Vu, Vạn Phái qua cầu Trung Giã sang Hà Châu. Đây là bậc địa hình thấp nhất trong tỉnh.
- Bậc 2 (15 - 20m): phân bố rộng rãi ở khu vực Phổ Yên, Phú Bình dọc theo thung lũng sông Công và sông Cầu.
- Bậc 3 (20 - 80m): phân bố hầu như trọn vẹn khoảng giữa sông Cầu - sông Công và đông bắc Phú Bình.
- Bậc 4 (80 - 200m): Phân bố ở đông bắc thành phố Thái Nguyên, Khe Mo, lưu vực khoảng giữa sông Đu và sông Cầu.
- Bậc 5 (200 - 600m): chiếm diện tích lớn của tỉnh Thái Nguyên.
- Bậc 6 (600 - 1000m): tập trung ở đông bắc và phía bắc tỉnh ở thượng lưu sông Đáy, sông Cầu và sông Bắc Giang.
- Bậc 7 (1000 - 1500m): phân bố thành các cụm nhỏ thuộc dãy Tam Đảo, Pia Man, Pia Yeng, Hoa Sơn thuộc phần cuối của dãy Pia Bioc.
* Đặc điểm trắc lượng hình thái địa hình
Về mặt trắc lượng hình thái, độ chia cắt đứng, ngang của địa hình dao động khá lớn.
- Chia cắt đứng của địa hình dao động từ 0 - 10m đến 500 - 600m/km2 Trong đó có thể chia ra các cấp sau:
+ Chia cắt đứng rất yếu (dưới 15m/km2): tập trung ở phía Nam và Đông Nam tỉnh và một số vùng trũng dọc theo các thung lũng sông Cầu, sông Công và cánh đồng karst.
+ Chia cắt đứng yếu: bao gồm các đới chia cắt 15 - 20m/km2, 20 - 50m/km2 và 50 - 100m/km2 chiếm hầu hết diện tích từ Phố Đu trở xuống.
+ Chia cắt đứng mạnh: với các cấp chia cắt 100 - 200m/km2, 200 - 300m/km2 và 300 - 400m/km2 bao gồm dãy Tam Đảo, vùng lưu vực thượng lưu sông Đáy, sông Công, sông Cầu và sông Bắc Giang.
- Mật độ chia cắt ngang: dao động từ 0,1km/km2 - 2km/km2, có thể chia ra các cấp sau:
+ Chia cắt ngang trung bình (0,5 - 1,5km/km2). Tập trung ở dọc lưu vực sông Cầu, vùng Phổ Yên - Phú Bình và sườn Bắc Tam Đảo.
+ Chia cắt ngang mạnh (trên 1,5km/km2 tập trung thành các cụm nhỏ ở xung quanh Đại Từ, Phố Đu và vùng Hà Châu,...
- Độ dốc của địa hình
Địa hình của Thái Nguyên bao gồm các cấp độ dốc sau:
+ Độ dốc dưới 30: chiếm diện tích rất nhỏ ở các vùng ven sông lớn và ở phía nam và đông nam tỉnh.
+ Độ dốc từ 3 - 80: chiếm phần lớn diện tích quanh thành phố Thái Nguyên.
+ Độ dốc từ 15 - 250: phân bố trên toàn bộ trung lưu của sông Cầu, sông Công và sông Đu, là độ dốc phổ biến ở Thái Nguyên.
+ Độ dốc từ 25 - 300: phân bố ở hầu hết sườn của dãy Tam Đảo, thượng lưu sông Đáy.
+ Độ dốc trên 350: tập trung hầu hết ở vùng núi đá vôi.
Bảng 2.3. Đặc điểm chính về độ dốc và độ cao các huyện thị tỉnh Thái Nguyên
Huyện, thị Kiểu địa hình
chủ yếu Độ cao Độ dốc
Phú Bình Đồng bằng 95% đất đai dưới 40m. Biên độ độ cao 10 - 40m
79% đất đai dốc dưới 80. Cấp độ dốc thống trị: 0 - 30
TP Sông
Công Đồng bằng 94% đất đai dưới 40m. Biên độ độ cao: 10 - 40m
83% đất đai dốc dưới 80. Cấp độ dốc thống trị: 0 - 30
TP Thái
Nguyên Đồng bằng và một số đồi
94% đất đai dưới 100m và 74% đất dưới 40m. Biên độ độ cao: 10 - 100m
76% đất đai dốc dưới 80. Cấp độ dốc thống trị: 0 - 30
TP Phổ Yên
Đồng bằng và một số đồi
85% đất đai dưới 100m và 66% đất dưới 40m. Biên độ độ cao: 10 - 100m
65% đất đai dốc dưới 80. Cấp độ dốc thống trị: 0 - 30
Phú Lương Đồi thấp, độ dốc yếu và trung bình
74% đất đai giữa 40 và 200m, 49% đất đai giữa 40 và 100m.
Biên độ độ cao: 20 - 400m
27% đất đai dốc dưới 80 và 28% đất đai dốc 8 - 150. Cấp độ dốc thống trị: 3 - 80
Đồng Hỷ Đồi thấp với độ dốc yếu
58% đất đai dưới 100m và 38% giữa 40 và 100m, 49%
đất đai giữa 40 và 100m.
Biên độ độ cao: 20 - 400m
75% đất đai dốc dưới 150. Cấp độ dốc thống trị: 3 - 80
Định Hóa Đồi cao, độ dốc lớn
68% đất đai giữa 40 và 200m, 53% đất đai giữa 100 và 200m.
Biên độ độ cao: 40 - 600m
52% đất đai dốc trên 250. Cấp độ dốc thống trị: 25 - 400
Võ Nhai Núi thấp với độ dốc rất lớn
58% đất đai giữa 200 và 600m.
Biên độ độ cao: 40 - 600m
55% đất đai dốc trên 400. Cấp độ dốc thống trị: trên 600
Đại Từ
Đồi thấp thống trị với độ dốc đa dạng, một số địa phương có đồi cao
và núi.
70% đất đai giữa 40 và 200m, 41% đất đai giữa 40 và 100m. Biên độ độ cao:
40 - 1500m
27% đất đai dốc dưới 80. 29% đất đai dốc 8 - 400. 31% đất đai dốc trên 400
Nguồn: [21], trích xuất dữ liệu GIS Phân tích các đặc điểm hình thái là một bước rất quan trọng trong nghiên cứu xác định tác động của địa hình đến các hiện tượng lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, sạt lở bờ sông, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh nói riêng.