1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang

125 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
Tác giả Lê Thị Hồng Thắng
Người hướng dẫn TS. Dương Trung Dũng
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Lê Thị Hồng Thắng Tên luận văn: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Gia

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

LÊ THỊ HỒNG THẮNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH TẠI HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Trung Dũng

Thái Nguyên - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng

để bảo vệ một học vị nào

- Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày 06 tháng 11năm 2023

Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Thắng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:

- TS Dương Trung Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ cho tôi

trong suốt quá trình thực hiện luận văn

- Ban giám hiệu Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cho tôi cơ hội tham gia đào tạo thạc sĩ khoá 29 ngành Khoa học cây trồng

- Tập thể các thầy giáo, cô giáo khoa Nông học, phòng quản lý đào tạo sau Đại học, đã trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu về chuyên môn cho tác giả hoàn thành luận văn

- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi - Viện Nghiên cứu Rau quả đã cùng hợp tác và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này

- Cảm ơn bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 06 tháng 11 năm 2023

Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Thắng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix

THESIS ABSTRACT xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

3 Yêu cầu của đề tài 2

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4.1 Ý nghĩa khoa học 3

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam quýt trên thế giới và ở Việt Nam 5

1.2.1 Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới 5

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây cam quýt ở Việt Nam 7

1.3 Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi trên thế giới và trong nước 9

1.3.1 Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi trên thế giới 9

1.3.2 Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi trong nước 14

1.3.3 Thực trạng tình hình sản xuất cam quýt trên địa bàn tỉnh Hà Giang 19

1.4 Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu 20

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

Trang 6

2.1 Đối tượng, vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu 23

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 23

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23

2.2 Nội dung nghiên cứu 23

2.3 Phương pháp nghiên cứu 24

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 24

2.3.2 Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 29

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 32

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tổng hợp đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 33

3.1.1 Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của cam Sành Hà Giang 33

3.1.2 Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ đậu quả, năng suất, chất lượng cam Sành Hà Giang 37

3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, tạo tán, vít cành đến sinh trưởng, phát triển của cây cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 46

3.2.1 Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng của cam Sành Hà Giang 46

3.2.2 Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả, năng suất quả cam Sành Hà Giang 51

3.3 Nghiên cứu xác định thời gian thu hoạch quả nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 57

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64

1 Kết luận 64

2 Đề nghị 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng cam trên thế giới 2017-2021 6 Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng cam một số nước sản xuất chính trên thế giới năm 2021 6 Bảng 1.3 Diện tích, sản lượng cam quýt của Việt Nam (2017 - 2022) 7 Bảng 1.4 Lượng phân bón cho cây cam thời kỳ kinh doanh 16 Bảng 3.1 Khả năng sinh trưởng của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm 33 Bảng 3.2 Thời điểm xuất hiện lộc của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm 35 Bảng 3.3 Sự phát triển lộc của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm 36 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian ra hoa, đậu quả của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm 37 Bảng 3.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm 38 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu cơ giới, cảm quan của quả cam Sành ở các công thức thí nghiệm 40 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến một số chỉ tiêu sinh hóa quả cam Sành ở các công thức thí nghiệm 41 Bảng 3.8 Thành phần và mức độ gây hại của các loài sâu bệnh hại trên cây cam sành ở các công thức thí nghiệm 43 Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế của cam Sành ở các công thức thí nghiệm bón phân 44 Bảng 3.10 Khả năng sinh trưởng của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm 46 Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu về lộc xuân của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm 48

Trang 9

Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu về lộc hè của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm 49 Bảng 3.13 Một số chỉ tiêu về lộc thu của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm 50 Bảng 3.14 Thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm 52 Bảng 3.15 Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến một số chỉ tiêu về quả và năng suất quả cam Sành ở các công thức thí nghiệm 53 Bảng 3.16 Thành phần và mức độ gây hại của các loài sâu bệnh hại trên cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm 54 Bảng 3.17 Hiệu quả kinh tế của cam Sành ở các công thức thí nghiệm cắt tỉa 56 Bảng 3.18 Một số chỉ tiêu về quả cam Sành ở các độ chín thu hái 58 Bảng 3.19 Sự biến đổi một số chỉ tiêu về quả cam Sành sau 30 ngày bảo quản

ở các độ chín thu hái 60 Bảng 3.20 Tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản quả cam Sành 61

ở các độ chín thu hái 61

Trang 10

DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Hình 3.1 Ảnh hưởng của phân bón tổng hợp đến năng suất 39 Hình 3.2 Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa, vít cành đến năng suất cam sành Hà Giang 53 Hình 3.3 Tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản quả cam Sành 62

ở các độ chín thu hái khác nhau 62

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Lê Thị Hồng Thắng

Tên luận văn: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất

và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Ngành khoa học của luận văn: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên

Mục đích nghiên cứu: Xác định được một số biện pháp kỹ thuật và thời gian

thu hái quả phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Phương pháp nghiên cứu

- Tiến hành bố trí các thí nghiệm nghiên cứu theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) Cây cam Sành trong thí nghiệm có độ đồng đều cao và được chăm sóc cùng một quy trình kỹ thuật Thí nghiệm chỉ khác nhau về các nhân tố thí nghiệm

- Theo dõi thu thập số liệu về khả năng sinh trưởng, khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng, các chỉ tiêu cảm quan, thành phần hóa học của quả tại từng thời điểm thu hái và trong quá trình bảo quản

- Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê trong nông nghiệp để xử

lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác cho phép với sự hỗ trợ của phần mềm Excel, SAS 9.1

Kết quả chính và kết luận

* Kết quả nghiên cứu chính

- Đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

- Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, tạo tán, vít cành đến sinh trưởng, phát triển của cây cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

- Xác định độ già thu hái cho tiêu thụ và bảo quản nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Trang 12

* Kết luận chủ yếu của luận văn

- Các công thức phân bón đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của cam Sành Hà Giang, trong đó CT2 (sử dụng phân bón NPK kết hợp phân bón Trimix N1) có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cam Sành Hà Giang (Tỷ lệ đậu quả đạt 2,45%; năng suất đạt 152,0 tạ/ha, tỷ lệ phần ăn được 64,4%, độ Brix đạt 11,6%) Kết hợp phân bón Trimix N1 đã làm giảm hiện tượng vàng lá thối rễ trên cây cam Sành Hà Giang

- Áp dụng các biện pháp cắt tỉa, vít cành khống chế chiều cao cây giúp cho cây cam Sành có chiều cao vừa phải, thuận lợi cho quá trình chăm sóc, kích thích sự phát triển của các đợt lộc Cắt tỉa theo kiểu hình chữ Y khai tâm làm tăng tỷ lệ đậu quả (tỷ lệ đậu quả đạt 2,38%), tăng số lượng quả trên cây (183,5 quả/cây) và tăng năng suất cam Sành (năng suất đạt 136,0 tạ/ha)

- Cam Sành Hà Giang thu hái tốt nhất trong giai đoạn từ 285 ngày đến

315 ngày sau đậu quả (2/1-1/2 dương lịch) và thời điểm thu hái thích hợp nhất

là 300 ngày sau đậu quả (quả có trạng thái cứng, vỏ màu vàng cam, hương thơm, vị ngọt đặc trưng, độ Brix đạt 11,86%, sau bảo quản 1 tháng quả ở trạng thái hơi mềm, hương thơm nhẹ, vị ngọt đặc trưng, tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên 7,78%, tỷ lệ hư hỏng 20,83%)

Trang 13

THESIS ABSTRACT Master of Science: Le Thi Hong Thang

Thesis title: Research on some technical approaches to enhance yield

and quality of Sanh oranges in Quang Binh district, Ha Giang province

Major: Plant Science Code: 8.62.01.10

Educationnal organization: Thai Nguyen University or Agriculture

and Forestry - Thai Nguyen University

Research Objectives: To identify suitable technical methods and

harvesting time to enhance the yield and quality of Sanh oranges in Quang Binh district, Ha Giang province

Materials and Method:

- Conduct research experiments by using the randomized complete block design (RCBD) Sanh orange trees in the experiment were highly uniformed and cared for using the same technical process Various experiments differ only in the experimental factors

- Monitor and collect data on growth, flowering, fruit set, yield, quality, organoleptic parameters, and chemical composition of the fruit at each harvest time and during storage management

- Apply statistical analysis methods in agriculture to process data and evaluate results to ensure objective’s requirements and accuracy with the assistance of Excel and SAS 9.1 software

Main finding and conclussions:

* Main Research Results:

- Evaluation of the impact of fertilizer formulations on the growth, yield and quality of Sanh oranges in Quang Binh district, Ha Giang province

- Assessment of the effects of pruning, canopy creation, branch screwing on the growth and development of Sanh orange tree in Quang Binh district, Ha Giang province

Trang 14

- Determining the harvest time for consumption and storage to enhance the yield and quality of Sanh oranges in Quang Binh district, Ha Giang

province

* Main Thesis Conclusions:

- Fertilizer formulas have a good effect on the growth of Ha Giang oranges, in which CT2 (using NPK fertilizer combined with Trimix N1 fertilizer) has a good impact on the growth, development, yield and quality of

Ha Giang Sanh oranges (Fruiting rate reaches 2.45%; yield reaches 152,0 quintals/ha, rate edible portion is 64.4%, Brix level is 11.6%) The use of Trimix N1 fertilizer has reduced the phenomenon of yellow leaves and root rot on Sanh Ha Giang orange trees

- Applying pruning methods, screwing branches to control the tree height of helps the orange tree to have a moderate height, which is convenient for the care process, and stimulates the development of the buds Pruning in a Y-shaped pattern increased the fruit setting rate (fruit set rate of 2.38%), the number of fruits per tree (183.5 fruits/tree) and the yield of Sanh oranges 136.0 quintals/ha

- Ha Giang oranges are best harvested in the period from 285 days to

315 days after fruiting (2/1 - 1/2 solar calendar) and the most appropriate time

of harvesting is 300 days after fruiting (firm fruit, orange-yellow skin, characteristic aroma and sweetness, Brix level of 11.86%, after 1 month of storage, the fruit is slightly soft, light aroma, characteristic sweet taste, Natural Mass Loss Rate 7.78%, Damage Rate 20.83%)

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cây cam Sành (Citrus nobilis Lour) là một trong những giống cây ăn

quả đặc sản của tỉnh Hà Giang Diện tích cam Sành Hà Giang tập trung chủ yếu ở các huyện Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Quang Với nhiều đặc tính quý như vị ngọt, tỷ lệ phần ăn được cao, hương thơm đặc trưng nên cây cam Sành đã trở thành giống cam đặc sản của tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Quang Bình nói riêng

Quang Bình là huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, núi đất xen lẫn núi đá, có sự chênh lệch biên độ ngày đêm đã tạo cho cam Sành có hương vị đặc trưng và trở thành một trong năm sản phẩm chủ lực trong

đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Hà Giang Trong những năm qua tốc độ phát triển của cây cam Sành không ngừng tăng lên cả về diện tích, năng suất và sản lượng Giá trị kinh tế thu được từ cây cam Sành là rất lớn, có thể nói cây cam Sành là cây trồng chủ lực, góp phần vào việc xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân một số xã của huyện Quang Bình Song cũng chính vì những giá trị to lớn mà cây cam Sành đem lại nên người dân

đã phát triển diện tích một cách ồ ạt, tìm mọi cách để thâm canh nhằm tăng năng suất và sản lượng cam một cách nhanh nhất

Thực tế hiện nay việc phát triển cây cam Sành Hà Giang đang đứng trước một số khó khăn đó là: Diện tích cam trồng bị vàng lá thối rễ, khô cành nhiều (khoảng 1900 ha cam bị vàng lá thối rễ), tổn thất trong thời gian thu hoạch rất lớn (số lượng cam rụng ước khoảng gần 3.500 tấn, chiếm gần 6% tổng sản lượng cam toàn tỉnh) Người trồng cam chưa thực hiện đầu tư chăm sóc, thu hái quả cam theo đúng quy trình kỹ thuật của nhà khoa học, của cơ quan chuyên môn hướng dẫn và khuyến cáo Bón phân không cân đối, lạm dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học quá nhiều, chưa chú ý bón

bổ sung các loại phân bón hữu cơ sinh học có chứa các chủng vi sinh vật

Trang 16

có ích (Trichoderma, Bacillus, ) giúp kiểm soát hiệu quả các bệnh vàng

lá, thối rễ do các loại nấm bệnh Phytophthora, Fusarium và tuyến trùng hại rễ trên cây ăn quả có múi gây ra, việc cắt tỉa, tạo tán cho cây cam Sành chưa được quan tâm dẫn đến đất trồng cam bị thoái hóa, cây trồng sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh gây hại Mẫu mã quả không đồng đều, dinh dưỡng không cân đối, hợp lý dẫn đến quả bị chua, vỏ dày, ít nước, không bảo quản được lâu Nhiều vườn trồng cam đứng trước nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng

Trước thực trạng trên, nhằm thúc đẩy khả năng sinh trưởng, phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, hướng tới

nền sản xuất cam bền vững tại huyện Quang Bình, đề tài “Nghiên cứu

một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang” được tiến hành

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Lựa chọn được loại phân bón và phương pháp cắt tỉa phù hợp nhất cho cây cam Sành trong giai đoạn kinh doanh, xác định thời gian thu hái quả phù hợp cho mục đích tiêu thụ và bảo quản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

3 Yêu cầu của đề tài

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tổng hợp đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, tạo tán đến sinh trưởng, phát triển của cây cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

- Nghiên cứu xác định thời gian thu hái quả phù hợp cho mục đích tiêu thụ và bảo quản quả nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Trang 17

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

Các kết quả nghiên cứu của đề tài là những luận cứ khoa học làm cơ

sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung

Kết quả của đề tài cũng là tài liệu tham khảo về ảnh hưởng của phân bón tổng hợp, biện pháp cắt tỉa, tạo tán, vít cành và thời điểm thu hái thích hợp đối với cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn sản xuất cam Sành giúp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành trong thời gian tới, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang và những địa phương có điều kiện sinh thái tương đồng Đồng thời kết quả của đề tài cũng là tài liệu khuyến cáo cho người dân thâm canh phát huy hết tiềm năng, năng suất của giống cam bản địa

Trang 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Tại tỉnh Hà Giang, cây cam Sành có giá trị kinh tế cao, được xác định

là cây trồng chủ lực Sản phẩm cam Sành đã được tỉnh xây dựng thương

hiệu, chỉ dẫn địa lý Tuy nhiên theo kết quả điều tra của đề tài“Nghiên cứu thực trạng suy thoái và đề xuất giải pháp khoa học công nghệ phát triển bền vững vùng cam Hà Giang” mã số ĐTĐL.CN-22/21 năm 2021 thì hầu hết

người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong đó có người dân ở huyện Quang Bình chưa chăm sóc cam sành theo đúng quy trình kỹ thuật, lạm dụng các loại phân bón, chủ yếu sử dụng các loại phân đơn, bón phân NPK không cân đối, chưa chú trọng trong khâu cắt tỉa tạo tán, chưa xác định đúng thời gian thu hái và phương pháp bảo quản quả cam Sành còn hạn chế Dẫn đến diện tích cam trồng bị vàng lá, khô cành nhiều, tổn thất trong và sau thời gian thu hoạch rất lớn

* Cơ sở khoa học của bón phân:

Nghiên cứu các nhu cầu thiết yếu của cây trồng và tìm các biện pháp

kỹ thuật nhằm tác động để đáp ứng nhu cầu đó với mục đích tạo ra nhiều nông sản có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ cơ bản của khoa học Nông nghiệp Một trong những nhu cầu cơ bản của cây trồng là các chất dinh dưỡng và để đáp ứng nhu cầu đó chủ yếu thông qua việc bón phân

Nhiệm vụ của việc bón phân là cung cấp cho cây phần dinh dưỡng ít nhất cũng đủ bù lượng mà cây lấy đi theo sản phẩm thu hoạch Muốn xây dựng chế độ bón phân hợp lý cần nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và loại phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, đồng thời phân tích khả năng dinh dưỡng trong đất

Trang 19

* Cơ sở khoa học của việc cắt tỉa, tạo tán:

Cắt tỉa, tạo tán, vít cành là một trong những biện pháp tác động cơ giới được áp dụng phổ biến trên các loại cây ăn quả trong đó có cây có múi Việc sử dụng biện pháp cắt tỉa, cưa đốn là để loại trừ ưu thế ngọn cho các chồi bên phát triển theo hướng có lợi về năng suất và chất lượng quả, đảm bảo sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây cân đối, điều chỉnh thời gian cho lộc và quả năm sau, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao năng suất, mẫu mã quả, quản lý được kích thước cây luôn ở độ lớn vừa phải, tiện lợi cho thu hái

* Cơ sở khoa học của thời gian thu hoạch:

Yếu tố tiên quyết chất lượng và khả năng bảo quản là độ chín thu hái thích hợp Cam là loại quả hô hấp thường nên khi thu hái phải đạt yêu cầu

có chất lượng tốt nhất Thực tế chưa có nghiên cứu nào đưa ra thời điểm chính xác thu hái cam nói chung và cam Sành Hà Giang nói riêng Vì vậy, việc nghiên cứu xác định thời gian thu hoạch cam là rất quan trọng giúp cho quả đạt khối lượng cao nhất, chất lượng ngon nhất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như khả năng bảo quản tốt sau thu hoạch

Từ thực tế trên cần thiết phải có những giải pháp hợp lý để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu cho quả cam, cần triển khai đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật, quy hoạch vùng nguyên liệu, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm ra tới thị trường

1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam quýt trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1 Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới

Cam là loại cây được trồng phổ biến trên thế giới, xuất hiện ở hầu khắp các châu lục với diện tích lớn Tuy nhiên trong vòng 20 năm trở lại đây sản xuất cam đã có dấu hiệu bão hòa khi diện tích và năng suất cam bình quân trên toàn thế giới không tăng trưởng nhiều sau 20 năm Diện tích

Trang 20

canh tác cam đã đạt đỉnh vào năm 2010 (4,2 triệu ha) và sau đó giảm còn khoảng 3,9 triệu ha năm 2021

Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng cam trên thế giới

2017-2021

Diện tích (triệu ha) 3,9 3,8 3,9 3,9 3,9 Năng suất (tấn/ha) 18,8 19,2 19,3 19,4 19,2 Sản lượng (triệu tấn) 73,4 73,6 76,0 75,5 75,6

Nguồn: FAOSTAT (2023)

Châu Á là châu lục trồng cam nhiều nhất chiếm 43% về năng suất và 37% về sản lượng, trong khi đó châu Mỹ có diện tích trồng cam ít hơn chỉ chiếm 36% nhưng sản lượng cam lại chiếm đến hơn 40% sản lượng toàn cầu Châu Âu xếp vị trí thứ 4 về diện tích nhưng nhờ truyền thống canh tác cam lâu đời cộng thêm vùng khí hậu Địa Trung Hải thích hợp cho canh tác cây có múi đã giúp châu lục này có năng suất cam cao nhất, cao hơn 20%

so với năng suất trung bình của thế giới năm 2021 (FAOSTAT, 2023)

Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng cam một số nước sản xuất chính trên thế giới năm 2021

Trang 21

Brazil là nước có sản lượng cam lớn nhất thế giới (16,215 triệu tấn), tiếp đến là Ấn Độ (10,270 triệu tấn), Trung Quốc (7,665 triệu tấn) và Mỹ (4,015 triệu tấn), Ở Brazil, khu vực sản xuất cam chính được gọi là “Vành đai Citric”, bao gồm bang Sao Paulo và phần phía tây của Minas Gerais Khu vực này sản xuất hơn 80% sản lượng cam của Brazil Tại Mỹ, năm 2021 sản lượng cam của Mỹ đứng thứ 4 thế giới sau Brazil, Ấn độ, Trung Quốc Ở khu vực châu Á, Ấn Độ là nước có diện tích và sản lượng cam lớn nhất, tiếp theo Trung Quốc Năm 2021, Việt Nam có 75,779 nghìn ha trồng cam, năng suất trung bình 20,893 tấn/ha, sản lượng đạt 1,583 triệu tấn

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây cam quýt ở Việt Nam

1.2.2.1 Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê tính đến năm 2022 Việt Nam có khoảng 109,7 nghìn ha diện tích cây cam, quýt với sản lượng đạt trên 2,0 triệu tấn Trong vòng 5 năm vừa qua cây cam quýt phát triển khá nhanh về quy mô diện tích Bên cạnh đó, nhờ những cải tiến về kĩ thuật chọn tạo giống và kĩ thuật chăm sóc đã giúp sản lượng cam, quýt Việt Nam cao gấp 2,78 lần so với 10 năm trước Tuy nhiên năng suất cam của nước ta vẫn chỉ bằng 80% năng suất trung bình của cả thế giới cho thấy cần có những phương pháp kĩ thuật nhằm giúp nâng cao năng suất và chất lượng quả cam tại Việt Nam

Bảng 1.3 Diện tích, sản lượng cam quýt của Việt Nam (2017 - 2022)

Trang 22

Nam Bộ Các tỉnh sản xuất cam ở phía Bắc chủ yếu gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh Trong những năm gần đây, một số vùng trồng cam ở nước ta có hiện tượng vàng lá thối rễ hàng loạt, bị nhiễm bệnh greening, Tristeza, cây sinh trưởng kém, một số vùng đã phá bỏ cây cam và chuyển đổi bằng các loại cây trồng khác đem lại hiệu quả cao hơn Do vậy, để nâng cao năng suất, chất lượng

và hiệu quả sản xuất cam ở nước ta cần có những nghiên cứu cơ bản và thử nghiệm các quy trình kỹ thuật cụ thể, bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến công tác quy hoạch, thị trường cũng như chất lượng sản phẩm, thời gian thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch

1.2.2.2 Về tình hình tiêu thụ cam ở Việt Nam

Mặc dù sản lượng cam trong nước không ngừng tăng, đến năm 2019

đã đạt trên 1 triệu tấn Tuy nhiên, tiêu thụ cam trong nước lại gặp nhiều khó khăn do khâu phân phối và bảo quản, thêm vào đó mùa vụ thu hoạch cam trên cả nước lại tập trung, cộng thêm chất lượng và mẫu mã không đồng đều nên giá bán không cao dẫn tới tình trạng nhiều vùng sản xuất cam ở miền Bắc hay có hiện tượng được mùa, mất giá

Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm cam quả tươi nước ta chưa có nhiều khả năng cạnh tranh xuất khẩu do mẫu mã chưa hấp dẫn, giống có nhiều hạt Mức tiêu thụ cam tại nước ta hiện đạt hơn 10 kg/người/năm, còn thấp

so bình quân chung của thế giới Năm 2019 kim ngạch xuất khẩu cam đạt 28,9 nghìn USD

Thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam lớn nhất là Trung Quốc Tiếp theo là Hoa Kỳ 3,94%, Hàn Quốc 3,21%, Nhật Bản 2,99%, Hà Lan 1,65%, Malaysia 1,43%, Thái Lan 1,35%,… Về quả có múi (cam, bưởi…), Việt Nam luôn có vị thế cao trên thế giới so với các loại trái cây khác (1,4

triệu tấn/năm; chiếm 0,9% quả có múi thế giới) (Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, 2022)

Trang 23

1.3 Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi trên thế giới và trong nước

1.3.1 Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi trên thế giới

1.3.1.1 Nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây có múi

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có múi tập trung chủ yếu vào mức ảnh hưởng và mối quan hệ của phân bón đến từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả khi thu hoạch Muốn cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cần cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây, bón đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng

Có khoảng 15 nguyên tố dinh dưỡng gồm các nguyên tố đa lượng (N,

P, K, Mg, S), các nguyên tố trung, vi lượng (Zn, Cu, Fe, Bo ) cần thiết cho

sự phát triển của cây trồng (Ghosh, 1985)

Nếu xét theo nhu cầu của các chất dinh dưỡng của cây trồng, thấp nhất là Molybden với giá trị là 1 thì nhu cầu cao nhất là chất N với số lượng 237.000 lần, tiếp đến là Ca với 98.000 lần, K với 66.000 lần, ma -

nhê với 18.000 lần, P với 13.000 lần (Obreza et al., 2020a)

Chất đạm (N) có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây có múi, đặc biệt vào thời kỳ nở hoa, cây có múi tập trung đạm từ lá về nuôi hoa Chất N chủ yếu tác động lên chất lượng quả kết hợp với P và K,

hàm lượng N thấp có hại đến chất lượng quả (Hardy et al., 2017)

Để xác định nhu cầu phân bón cho cây cam Hamlin ghép trên gốc ghép Carrizo với năng suất trung bình khoảng 28 tấn/ha/năm, Morgan and Kadyampakeni (2020) dựa trên tình trạng sinh trưởng và kết quả phân tích lá

đã khuyến cáo bón N với lượng 200 kg N, lượng K tương đương với lượng N, lượng P là 80 kg dựa trên năng suất của năm trước Công thức phân này tương ứng với tỷ lệ N: P: K là 1: 0,4: 1

Trang 24

Ở California, Erner et al (1999) cho biết trong điều kiện đất có độ

màu mỡ trung bình khuyến cáo bón 150 kg N/ha/năm cho tới khi lá đạt hàm lượng tối hảo chất P được khuyến cáo bón 2,0 - 3,5 kg/cây/năm Bón 1,2 kg K2O/cây/năm trong hai năm liên tục

Theo Mohammed H Mekki (2018) khi kết hợp phân Urê và phân cừu với tỷ lệ 86 kg N/ha (12,4 kg phân cừu/cây và 0,5 kg urê/cây) cho cây cam

ngọt “Sinnari” (Citrus sinensis L.) cho năng suất và các yếu tố cấu thành

năng suất cao nhất tại bang River Nile, Sudan

Trên cây chanh Eureka tại vùng El-Nubaria, tỉnh El-Beheira, bón tỷ lệ 50% NPK + 55 kg phân chuồng + phân sinh học làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng quả tốt nhất (H Ennab, 2016)

1.3.1.2 Nghiên cứu về cắt tỉa tạo tán

Cây ăn quả có múi thường có 4 đợt lộc trong năm, là lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông Trong đó lộc xuân, lộc hè, lộc thu là những đợt lộc quan trọng, tạo tiền đề cho cành mang quả năm sau Biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành nhằm quản lý số lượng và nâng cao chất lượng các đợt lộc, điều này là cần thiết để nâng năng suất cây có múi Bên cạnh đó, việc chủ động tỉa bớt nụ, hoa cũng như những tác động nhằm hạn chế tỷ lệ rụng quả sinh

lý lần 1 cũng sẽ góp phần nâng cao năng suất cây Sự sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng thường không đáp ứng yêu cầu về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây, ánh sáng thường được phân thành từng khu riêng biệt như sau:

- Tầng tán trên cùng nhận được lượng ánh sáng rất cao vượt quá yêu cầu của cây làm giảm chất lượng quả

- Tầng tán thứ hai là tầng trung tâm nhận được lượng ánh sáng phù hợp với yêu cầu của cây để sinh trưởng phát triển và đảm bảo chất lượng quả

- Tầng tán thứ 3 có lượng ánh sáng không đủ để cung cấp cho cây

Trang 25

Như vậy, đối với việc sản xuất cây có múi, việc cắt tỉa tạo cho cây có kích thước phù hợp, tầng tán thứ 2 và 3 thông thoáng là vô cùng quan trọng vừa tăng số quả có chất lượng, mẫu mã đẹp vừa thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hái

Đối với cây cam quýt sinh trưởng khỏe sử dụng phương pháp đốn phớt, cây sinh trưởng trung bình chỉ nên cắt bớt ngọn, tỉa bỏ những cành tăm, cành sâu bệnh hại Nên tỉa bỏ những chùm hoa quá dầy, tỉa quả dị hình, quả sâu bệnh hại Thời kỳ cây phân hóa mầm hoa gặp nhiệt độ không khí tương đối thấp, lượng nước nhiều, cần áp dụng phương pháp cắt tỉa nặng Ở những vùng có mưa phùn nhiều, việc tỉa bớt cành hè chỉ thực hiện khi kết thúc rụng sinh lý

Kỹ thuật cắt tỉa cho cây có múi gồm:

+ Đốn tỉa tạo hình: Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 đến 3 tuổi)

Có thể tạo hình theo kiểu hình cầu hoặc bán cầu, hình chữ Y khai tâm hoặc kiểu rẻ quạt

+ Đốn tỉa sau thu hoạch: Cắt bỏ bớt cành ngọn, không chế cây ở độ cao vừa phải để tiện chăm sóc và thu hái đồng thời cắt tỉa cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh hại, cành quả vừa thu hoạch

+ Tỉa hoa, quả: Loại bỏ những nụ nhỏ, nụ, hoa dị hình nhằm tập trung dinh dưỡng cho đậu quả Ngay sau rụng quả sinh lý đợt 2 (cuối tháng 5 đầu tháng 6) để điều chỉnh số lượng quả một cách hợp lý, giúp cho quả đạt được độ lớn tối đa và duy trì năng suất năm sau

+ Cải tạo cây già, yếu: Sau một số năm sinh trưởng các cành khung, cành nhánh của cây trở nên suy yếu, cần tiến hành đốn tỉa để cải tạo bộ khung tán cho cây, đốn nhẹ để thúc đẩy các cành mới phát triển (Lữ Minh Hùng, 2008)

Biện pháp cắt tỉa có tác dụng phát huy tối đa tiềm lực sẵn có trong cây Bên cạnh việc cắt tỉa hợp lý, cần kết hợp đồng bộ các biện pháp kỹ

Trang 26

thuật khác như bón phân cân đối, tưới nước, thoát nước, phòng trừ sâu bệnh hại, quản lý vườn quả một cách hiệu quả để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất

1.3.1.3 Nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch cam quýt

Tác giả Hammash và Assi (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc phủ sáp và bọc màng đến phẩm chất của cam Shamouti trong quá trình bảo quản Công thức đối chứng (không bọc màng hoặc phủ sáp), công thức bọc màng, công thức phủ sáp trong điều kiện nhiệt độ 4°C, độ ẩm 90- 95%, và công thức bọc màng trong điều kiện thường (13-19°C), bảo quản trong thời gian ba tháng Cam được phân tích tại thời điểm 0 ngày (thu hoạch), sau 45 ngày và sau 90 ngày bảo quản để đánh giá hao hụt khối lượng, độ cứng, chất khô hòa tan tổng số, axit tổng số, vitamin C Kết quả cho thấy, tất cả các công thức xử lý, trừ công thức đối chứng, đều hạn chế được sự mất nước và duy trì được độ cứng trong suốt thời gian tồn trữ, trong đó công thức bọc màng là hiệu quả nhất Tuy nhiên, công thức phủ sáp lại có hàm lượng chất khô hòa tan tổng số đạt cao nhất vào cuối thời gian tồn trữ trong vòng ba tháng Hàm lượng axit tổng số đều thấp như nhau ở tất cả các công thức Hàm lượng vitamin C ở tất cả các phương pháp xử lý cũng không có

sự khác biệt đáng kể Kết quả này được khuyến cáo để bảo quản cam Shamouti bằng cách bọc màng ở nhiệt độ thấp Phương pháp này giúp duy trì chất lượng cam lên đến 3 tháng

Tác giả Betancurt et al (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xử

lý phóng xạ đối với chất lượng quả có múi bằng tia Gamma Tất cả các mẫu được bảo quản ở 3 - 50 C, độ ẩm 80% trong thời gian 20 và 40 ngày Liều chiếu xạ được sử dụng tối thiểu là 0,35 kGy và tối đa là 0,80 kGy Kết quả cho thấy, nhìn chung không có sự thay đổi đáng kể trong các thông số quan sát được trước và sau khi chiếu xạ Chất lượng qủa cũng không bị ảnh hưởng đáng kể khi chiếu xạ với liều thường để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh gây ra bệnh sẹo cam quýt

Trang 27

Theo Aborisade và Ajibade (2010) nghiên cứu xử lý vết thương trên quả cam trước khi đưa vào bảo quản Kết quả là quả cam được xử lý bằng hơi nóng ở 36 -370C không ảnh hưởng đến chất lượng cam đồng thời có tác dụng chữa lành vết thương, hạn chế tổn thất khối lượng và vi sinh vật xâm nhập trong quá trình bảo quản

Theo Barakat et al (2012) sau thu hái cam Navel Washington được

lựa chọn, phân loại, rửa sạch và để khô Tiến hành nhúng cam trong dung

dịch Trichoderma album 1500 ppm, Bacillus megaterium1500 ppm và

Imazalil 1500ppm trong thời gian từ 3 - 5 phút Sau đó bảo quản ở nhiệt độ 10°C, độ ẩm 90-95% Tiến hành phân tích các chỉ tiêu chất lượng của quả cam sau 3 tuần bảo quản Kết quả cho thấy, cam xử lý bằng dung dịch

Trichoderma album hoặc Bacillus megaterium có tỉ lệ quả thối hỏng và hao

hụt khối lượng tự nhiên thấp hơn so với công thức xử lý bằng Imazalil và đối chứng Với tất cả các phương pháp, quả cam đều bị suy giảm chất lượng hóa lý sau thời gian bảo quản Nhưng với phương pháp xử lý sinh học đã có tác dụng hạn chế tốc độ biến đổi màu và sự hao hụt hàm lượng Vitamin C Mặt khác, quả cam xử lý bằng phương pháp này còn có hàm lượng TSS tăng, độ cứng giảm và giữ nguyên hàm lượng axit tổng số Có thể kết luận rằng, xử lý bảo quản cam bằng 1 trong 2 chế phẩm sinh học

album Trichoderma hoặc Bacillus megaterium có tác dụng vượt trội trong

việc giảm tỉ lệ thối hỏng và ổn định chất lượng so với bảo quản bằng

Imazalil Trong đó xử lý bằng Bacillus megaterium 1500 ppm trong 5 phút

là tối ưu nhất để kéo dài thời gian bảo quản cam sau thu hoạch

Tác giả Rokaya et al (2016) nghiên cứu trên loại quýt Nepal Các

phương pháp xử lý bao gồm: sáp nhũ tương nồng độ10%; Bavistin nồng độ 0.1%; sáp 10% kết hợp với Bavistin 0.1%; canxi clorua 1%, Jeevatu 5% và công thức đối chứng không xử lý Sau xử lý, tiến hành bảo quản trong thời gian bốn tuần ở điều kiện thường Kết quả cho thấy, xử lý sáp kết hợp với

Trang 28

Bavistin cho hiệu quả tốt nhất trong việc hạn chế hao hụt khối lượng tự nhiên

và thối hỏng trong 4 tuần tồn trữ Công thức chỉ bọc sáp và bọc sáp kết hợp Bavistin giữ được độ cứng tối đa cho quả, ổn định được hàm lượng vitamin C

và chất lượng cảm quan Như vậy, quýt có thể tồn trữ được đến 4 tuần khi xử

lý bọc sáp và bọc sáp kết hợp với Bavistin trong điều kiện 14˚C - 18˚C và độ

ẩm 73%

1.3.2 Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi trong nước

1.3.2.1 Những nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây có múi

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân bón cho cây có múi tại Việt Nam trong những năm gần đây

Dự án “Sản xuất thử nghiệm giống cam chín sớm CS1 ở một số tỉnh phía Bắc” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện từ năm 2012 đến 2014 kết luận: Lượng bón cho 1 cây/năm thời kỳ kinh doanh: Phân chuồng 90kg, ure: 2kg, lân supe: 2,5kg, kaliclorua: 1,5kg, vôi bột 1,5kg/cây Thời điểm bón chia làm 4 lần trong năm: Lần 1: Bón toàn bộ phân chuồng + lân + vôi bột +15% phân đạm + 15% Kali tháng 11 (sau khi thu hoạch 30 ngày); Lần 2: bón 20% phân đạm + 20% Kali vào tháng 1; Lần 3: bón 40% phân đạm + 25% phân Kali vào tháng 4 - 5; Lần 4: bón 25% phân đạm + 40% phân Kali tháng trung tuần tháng 8 (Nguyễn Xuân Hồng, 2014)

Theo Vũ Việt Hưng và cs (2019) công thức bón phân: 50 kg phân chuồng hoai mục + 500g N + 350g P2O5 + 600g K2O có tác dụng rõ rệt nhất trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng suất và chất lượng cho cam Khe Mây tại Hà Tĩnh

Đối với cam thời kỳ kinh doanh lượng phân bón cho 1 năm gồm 185 –

950 g N, 170 - 700 g P2O5, 250 - 1000 g K2O; 0,8 - 1,0kg vôi bột, 30-50 kg phân chuồng (Nguyễn Như Hà, 2010)

Trang 29

Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Tình và cs (2016) công thức bón phân tốt nhất đối với giống cam Mật - Hiền Ninh là bón 50 kg phân hữu cơ + 500g N (tương đương với 1,1 kg đạm Urê) + 300g P2O5 (tương đương với 1,5 kg Super lân) + 400g K2O (tương đương với 0,7 kg Kaliclorua) Kích phát tố Thiên Nông, Siêu Bo, Rong biển, Siêu kẽm và Atonic có tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất của cam Mật rõ rệt so với đối chứng

mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả

Nghiên cứu trên cây cam Sành 6 năm tuổi trồng trên đất dốc trên 25

độ ở Hàm Yên - Tuyên Quang cho thấy: Trong cùng một điều kiện thí nghiệm với lượng lân khác nhau đã có tác động, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu

về sinh trưởng và phát triển của cây ở mức độ khác nhau và có xu hướng tăng dần khi lượng phân bón tăng lên Kết quả có ý nghĩa cả về mặt sinh khối cũng như hiệu quả kinh tế là công thức bón phân: trên mỗi cây bón 40

kg phân chuồng + 2,5 kg lân super Lâm Thao + 1,0 kg đạm Urê + 0,5 kg Kaliclorua + 1kg vôi kết hợp với cắt tỉa cành, hoa, tủ gốc và tưới nước (Nguyễn Duy Lam và Lương Thị Kim Oanh, 2014)

Các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như bón vôi, bón phân vi lượng, tưới nước, tỉa cành, tỉa lộc, tỉa quả có tác động rõ rệt đến hiệu quả sản xuất cam Sành Lượng phân bón 40 kg phân chuồng + 1,5 kg đạm Urê + 2 - 2,5 kg lân super Lâm Thao + 1 kg Kaliclorua cho cam Sành giai đoạn kinh doanh làm cho cây sinh trưởng phát triển tốt và đạt hiệu quả sản xuất cao (Nguyễn Duy Lam, 2011)

Theo Nguyễn Thị Xuyến và cs (2020) bón phân ở liều 600 g N/cây cho cam sành có ảnh hưởng tích cực đến chiều cao cây, đường kính tán, kích thước các đợt lộc và không ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện các đợt lộc Bón phân NPK tỷ lệ 1:1:1 và 1: 0,75: 1 đã nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng suất, chất lượng cam sành Hà Giang

Trang 30

Kết quả nghiên cứu thay thế 25% phân vô cơ bằng phân hữu cơ đã cải thiện về năng suất quả, đạt trung bình 32,4 tấn/ha cam sành tại Bắc Quang, Hà Giang, đồng thời làm tăng hàm lượng Carotennoid, đường tổng

số nhưng giảm hàm lượng vitaminC trong quả cam sành (Vũ Thanh Hải và Phạm Văn Cường, 2021)

Theo quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp cây cam tại các tỉnh phía Bắc (Quyết định số 276/QĐ - TT - CCN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Cục trồng trọt) lượng phân bón cho cây cam trong thời kỳ kinh doanh như sau:

Bảng 1.4 Lượng phân bón cho cây cam thời kỳ kinh doanh

Năm

trồng

Phân chuồng (kg)

Lượng phân bón nguyên chất

bột (kg)

Đậu tương hoặc Ngô (kg)

N (kg) P2O5 (kg) K2O (kg) Năm 4-5 50-80 0,4-0,45 0,25-0,35 0,3-0,35 0,5-1 2-3 Năm 6-8 80-100 0,5-0,55 0,4-0,5 0,4-0,45 0,5-1 3-4 Năm 9-10 80-100 0,6-0,65 0,5-0,6 0,5-0,6 0,5-1 4-6

1.3.2.2 Nghiên cứu về cắt tỉa tạo tán trên cây có múi

Những năm gần đây, một số nghiên cứu về cắt tỉa trên cây có múi nói chung đã được triển khai (Phạm Văn Côn, 2004) Hầu hết các nghiên cứu chỉ mang tính ứng dụng, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu dựa trên đặc điểm sinh vật học của từng đối tượng cụ thể, cho từng vùng sinh thái cụ thể nên mặc dù đã đạt được những thành công nhất định nhưng còn rất hạn chế Mức độ ảnh hưởng của các công thức cắt tỉa chưa thực sự rõ ràng

Để cho cây phát triển tự do, cành yếu bị che khuất, hạn chế tiếp nhận ánh sáng, không có quả; cành khỏe mang nhiều quả vừa kiệt sức, ảnh hưởng đến chất lượng, vừa dễ bị gãy đặc biệt khi gió mạnh Việc cắt tỉa đối với cam quýt sẽ giúp cho cây loại bớt những cành lá thừa, che lấp ánh sáng của các cành non khỏe, hạn chế chỗ sâu bệnh tập trung nhiều Theo tác giả

Trang 31

Phạm Văn Côn (2004) kết quả nghiên cứu chiều cao thân chính cây ăn quả cho thấy khoảng cách giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất càng xa, cây càng chậm ra quả và quả bé, nguyên nhân là chúng vận chuyển nhựa luyện, nhựa nguyên phải đi một khoảng cách quá lớn, làm giảm chất lượng của quá trình trao đổi dòng năng lượng trong cây Do vậy sử dụng biện pháp cắt tỉa tạo hình để có thân chính thấp cành, cành trong tán không quá dày, bộ phận ra quả trên cây không quá xa thân chính và cành chính

Áp dụng biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, vít cành đã giúp nâng cao năng suất và chất lượng cho giống bưởi Diễn tại Chương Mỹ, Hà Nội (Cao Văn Chí và Nguyễn Quốc Hùng, 2016)

Ngoài ra biện pháp cắt tỉa còn làm tăng số đợt lộc trong năm đối với bưởi Phúc Trạch, tăng tỷ lệ đậu quả (Vũ Việt Hưng, 2010)

Tác giả Nguyễn Hữu Thọ (2015) nghiên cứu biện pháp cắt tỉa trên cây bưởi Diễn tại Thái Nguyên thấy rằng phương pháp cắt tỉa theo kiểu hình chữ Y khai tâm đối với bưởi Diễn cho kết quả tốt nhất, cắt tỉa theo kiểu hình chữ Y khai tâm làm tăng kích thước các đợt lộc và giúp cho thời gian hoa nở rộ sớm hơn từ 7-10 ngày, làm tăng tỷ lệ đậu quả và số quả trên cây bưởi Diễn

Từ những nghiên cứu về cắt tỉa trên cây có múi đã được triển khai cho thấy: Tạo một bộ khung tán hợp lý, thường xuyên bỏ những cành sâu bệnh hại, cành tăm, cắt bớt những cành sinh trưởng quá mạnh là rất cần thiết để nâng cao năng suất, phẩm chất cây có múi Tuy vậy hầu hết các quy trình chỉ dừng lại ở mức cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vượt, cành tăm, cắt một lần sau thu hoạch nên những kết quả đạt được trong việc thay đổi hình dạng tán cây, nâng cao tỷ lệ đậu quả chưa thực sự rõ Cần kết hợp đồng bộ giữa việc cắt tỉa với bón phân cân đối, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh để phát huy hết tiềm năng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 32

1.3.2.3 Nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch cam quýt

Đặng Xuyến Như và Hoàng Thị Kim Thoa (1993) đã xử lý hợp chất tự nhiên chitosan trên cam quýt, làm giảm hao hụt trọng lượng quả, giữ quả xanh tươi lâu hơn và thời gian bảo quản được 20 - 25 ngày so với đối chứng

Cũng có phương pháp tạo ra môi trường pH thấp trên bề mặt quả thông qua việc tạo ra một lớp sáp bao bọc quanh quả giữ cho quả giảm tỷ lệ thối hỏng như nghiên cứu của Trần Quang Bình và cs (1995) đã sử dụng chitosan làm màng bảo vệ quả cam và kéo dài thời gian bảo quản 35 - 40 ngày

Sử dụng màng bán thấm BQE-15 kết hợp với MAP cho cam có thể kéo dài thời gian bảo quản từ 2-3 tháng, tỉ lệ tổn thất 5-8%, chất lượng quả cứng, màu vàng đẹp, bóng, chi phí 288.000 đ/tấn cam, lợi ích mang lại cho quả cam vượt qua thời gian đỉnh vụ để có giá bán cao hơn (gần gấp đôi)

Nguyễn Văn Toàn và cs (2009) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất kháng ethylene Retain AVG (aminoethoxyvinylglycine) ở các nồng độ khác nhau (0.0; 0.65; 0.8; 0.95;1.1g/l) kết hợp với bảo quản ở nhiệt độ thấp đến thời gian bảo quản tươi cam tiêu Kết quả nghiên cứu cho thấy: với nồng

độ chất kháng ethylene AVG 0.95g/l (thích hợp nhất), có kết hợp bảo quản nhiệt độ thấp ở 130C, thời gian bảo quản tươi cam tiêu kéo dài tới 43 ngày so với 24 ngày khi không sử dụng AVG

Theo Quách Đĩnh và cs (1996) khi xử lý cam bằng dung dịch Topsin

- M 0,1% thì sau 3 tuần tồn trữ, lượng tế bào vi sinh vật từ 1750 còn 30 tế bào/g quả và không thấy các đại diện đặc chủng gây hư hỏng, chứng tỏ nồng độ đã chọn Topxin - M đã có hiệu quả Một nhóm chất khác tác động theo nguyên tắc kích thích sinh trưởng thực vật, như 2,4-D (thuốc diệt cỏ), chúng còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu cũng như giữ được màu sắc của củ quả khá tốt

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Châu (2004) cam Vinh được bao gói bằng túi LDPE đục lỗ 1% thì có độ hao hụt khối lượng là 2,36;

Trang 33

2,39 và 2,03% tương ứng với các túi có độ dầy là 0,01; 0,02; 0,03 mm bảo quản sau 75 ngày, trong khi đó đối chứng hao hụt là 5,22; 6,99 và 14,35% tương ứng với thời gian bảo quản sau 25 ngày, 50 ngày và 75 ngày

1.3.3 Thực trạng tình hình sản xuất cam quýt trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, trong những năm gần đây diện tích trồng cam tại Hà Giang giảm, cụ thể như sau: Năm 2020: Tổng diện tích cây cam trên địa bàn tỉnh là 8.570 ha tập trung chủ yếu 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, diện tích cam Sành chiếm 64,5% tổng diện tích cam toàn tỉnh; Năng suất bình quân 130,2tạ/ha; Sản lượng 91.123,8 tấn

Năm 2021: Diện tích 7.256,3ha, Năng suất bình quân 128 tạ/ha; Sản lượng 80.547 tấn

Năm 2022 (ước): Diện tích 5.824ha (diện tích giảm do cam Sành bị bệnh vàng lá thối rễ) Trong đó diện tích cam Sành 3.785,6ha; Năng suất bình quân 130 tạ/ha; Sản lượng 65.808,9 tấn

Trong đó diện tích cam của huyện Quang Bình là 2.300 ha, năng suất đạt 95,3 tạ/ha; Sản lượng khoảng 21.000 tấn Dự kiến đến năm 2025, năng suất cam Hà Giang đạt 144 tạ/ha, sản lượng đạt 72.120 tấn, riêng huyện Quang Bình đến năm 2025 diện tích cam Sành cho thu hoạch 2.400 ha, năng suất 120 tạ, sản lượng khoảng 28.800 tấn

* Những vấn đề lớn trong sản xuất cam ở Hà Giang hiện nay

- Sản xuất cây ăn quả nhìn chung còn manh mún mang tính tự cấp, tự túc, chưa tương xứng tiềm năng đất đai, khí hậu và thị trường

- Sản xuất cây ăn quả có múi còn phổ biến mang nặng tính quảng canh Việc đầu tư thâm canh, áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến chưa được phổ biến, đồng bộ nên năng suất, chất lượng thấp, không đồng đều, giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh thấp

Trang 34

- Công tác bảo vệ thực vật đối với cây ăn quả có múi còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm: Bệnh vàng lá Greening, Tristeza, bệnh vàng lá thối rễ,… làm cho các vườn cam quýt xuống cấp nhanh

- Công tác thu hoạch còn nhiều hạn chế do địa hình đồi núi cao, còn khó khăn trong khâu đầu ra cho sản phẩm, do vậy người dân thu hoạch không đúng thời điểm, gây tổn thất lớn sau thu hoạch

Hiện nay vùng cam Hà Giang đang đứng trước nguy cơ suy thoái

nghiêm trọng Theo kết quả điều tra của đề tài“Nghiên cứu thực trạng suy thoái và đề xuất giải pháp khoa học công nghệ phát triển bền vững vùng cam Hà Giang” mã số ĐTĐL.CN-22/21 năm 2021 thì vùng cam Hà Giang

có 18 loài sâu và 10 loại bệnh gây hại Một số đối tượng gây hại nặng là

bệnh vàng lá thối rễ, bệnh Tristezra, bệnh Greening, bệnh loét, nhện đỏ, sâu

vẽ bùa, rầy chổng cánh, thối mốc lục Trong đó 3 bệnh nguy hiểm nhất, gây nên tình trạng suy thoái vùng cam Sành Hà Giang là vàng lá thối rễ, bệnh

Tristezra, bệnh Greening, 3 bệnh này làm suy giảm năng suất từ 20,2% -

26,6% Kết quả phân tích mẫu đất vùng cam Hà Giang đã xác định được tác

nhân chính gây bệnh vàng lá thối rễ là nấm Fusarium và nấm Pythium/Phytopythium với tỷ lệ nhiễm rất cao từ 25% - 100%

1.4 Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu

Cây có múi (Citrus) là loại cây ăn quả có giá trị và hiệu quả kinh tế

cao, được phát triển rộng rãi trên thế giới và trong nước Cam Sành (một

dạng lai giữa cam (C Sinensis) và quýt (C Reticulata) là giống cây ăn quả

có múi chủ lực của tỉnh Hà Giang Tuy hiện tại cam Sành vẫn phát huy được giá trị và hiệu quả kinh tế so với cây trồng khác song gần đây đất trồng cam bị thoái hóa, cây trồng sinh trưởng phát triển kém, hàng loạt ha trồng cam vị vàng lá, thối rễ, khô đầu cành, sâu bệnh gây hại nghiêm trọng Việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy khả năng sinh

Trang 35

trưởng, phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh

tế, hướng tới nền sản xuất cam Sành bền vững là rất cần thiết

Phương pháp bón phân và loại phân bón có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây ăn quả có múi Các kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với cây có múi giai đoạn 6-10 năm tuổi lượng phân bón được sử dụng cho kết quả tốt nhất trong khoảng 80-100kg phân chuồng, 500-650g N, 400-600g P2O5, 400-600gK2O, 0,5-1,0 kg vôi bột, 3-6 kg đậu tương/cây/năm Tuy nhiên, bón phân còn dựa vào tính chất nông hóa, thổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn quả Vì vậy, việc tìm hiểu liều lượng và loại phân bón hợp lý cần được tiến hành thường xuyên để khuyến cáo cho người dân ở từng vùng sản xuất với kỹ thuật thâm canh và điều kiện tự nhiên cụ thể

Biện pháp cắt tỉa có tác dụng quản lý kích thước của cây, giúp thuận lợi cho quá trình chăm sóc và thu hái, làm cân đối quá quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, nâng cao năng suất, hạn chế sâu bệnh hại Hiện nay đối với cây có múi biện pháp cắt tỉa theo kiểu hình chữ Y khai tâm đang được triển khai rộng rãi Một quy trình cắt tỉa thường chỉ đúng cho một đối tượng, trong một điều kiện sinh thái nhất định, cần nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa riêng cho giống cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh

Hà Giang

Yếu tố đầu tiên quyết định chất lượng ăn tươi và khả năng bảo quản là yếu tố về thời gian thu hái Cam là loại quả hô hấp thường nên khi thu hái phải đạt yêu cầu có chất lượng tốt nhất Thực tế chưa có nghiên cứu nào đưa ra thời điểm chính xác thu hái cam nói chung và cam Sành Hà Giang nói riêng Vì vậy, việc nghiên cứu xác định thời gian thu hoạch cam là rất quan trọng giúp cho quả đạt khối lượng cao nhất, chất lượng ngon nhất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như khả năng bảo quản tốt nhất

Để có những kết luận chính xác nhằm xác định được một số biện pháp

kỹ thuật và thời gian thu hoạch quả phù hợp để nâng cao năng suất, chất

Trang 36

lượng của cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang cần nghiên cứu một cách toàn diện Một biện pháp kỹ thuật đơn lẻ (cắt tỉa, bón phân, ) thường có hiệu quả cao hơn khi được hiện đồng bộ trong một quy trình tổng hợp Vì vậy, cần có nghiên cứu ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật

để có những điều chỉnh cần thiết nhằm phát triển bền vững vùng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Trang 37

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây cam Sành được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, cây 8 năm tuổi được trồng tại xã Tiên Yên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu

- Phân hữu cơ sinh học cao cấp Trimix-N1: do Công ty TNHH Điền Trang sản xuất Thành phần gồm: Hữu cơ: 23%; Axit humic: 2,5%; N: 3%;

P2O5: 2%; K2O: 2%; CaO: 0,5%; MgO: 0,5%; Độ ẩm: 25%; Cu: 50 ppm; Zn: 50 ppm; B: 150 ppm

- Phân bón NPK 13-13-13+4S: Sản xuất tại công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao Thành phần gồm: Đạm tổng số (Nts): 13%, Lân hữu hiệu (P2O5hh): 13%, Kali hữu hiệu (K2Ohh): 13%, Lưu huỳnh (S): 4%, Canxi (Ca): 1%, Magiê (Mg): 1%, TE - Bo (B): 500 ppm, TE - Sắt (Fe):

200 ppm, TE - Kẽm (Zn): 200 ppm, TE - Mangan (Mn): 200 ppm, TE - Đồng (Cu): 200 ppm và độ ẩm 5%

- Túi phúc hợp LDPE (đục lỗ 1,0 % diện tích túi)

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2 Nội dung nghiên cứu

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tổng hợp đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Trang 38

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, tạo tán, vít cành đến sinh trưởng, phát triển của cây cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu xác định thời gian thu hoạch quả nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh

* Công thức thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 3 công thức:

+ Công thức 1 (CT1): Bón theo canh tác của nông dân (đối chứng) (30

kg phân chuồng + 1,0 kg lân super + 1,5 kg đạm + 3 kg NPK + 0,5 kg vôi bột) + Công thức 2 (CT2): Bón Phân hữu cơ sinh học Trimix-N1 (5kg/cây/năm) + Bón phân NPK 13-13-13+4S (4kg/cây/năm)

+ Công thức 3 (CT3): Bón phân NPK 13-13-13+4S (6 kg/cây/năm)

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

Chọn các cây tương đối đồng đều về sinh trưởng, cùng chế độ chăm sóc theo Quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp cây cam tại các tỉnh miền núi phía Bắc - Quyết định số 276/QĐ-TT-CNN ngày 31/12/2021 của Cục trồng trọt Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây, số cây theo dõi trong thí nghiệm 45 (không

kể số cây ở khu vực bảo vệ)

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2023

Trang 39

- Thí nghiệm được tiến hành trên chân đất đồi (10o - 15o)

- Nền phân bón sử dụng trong thí nghiệm: Phân chuồng hoai mục 80kg + Vôi bột 1,0 kg + Đậu tương 4 kg

* Phương pháp và thời điểm bón

- Thời điểm bón được chia làm 5 đợt:

+ CT1: Bón theo người dân, lượng phân bón/cây/năm: Phân chuồng hoai

mục 50kg + 3,0 kg đạm + 2,0 kg lân Super + 1,5 kg Kali + 0,5kg vôi bột Sau khi thu hoạch bón toàn bộ lượng phân chuồng, vôi bột, phân vô cơ được chia đều làm 4 hoặc 5 lần bón trong năm

+ CT2: Bón phân NPK 13-13-13+4S (4kg/cây/năm) + Bón Phân hữu

cơ sinh học Trimix-N1 (5kg/cây/năm)

- Bón sau thu hoạch quả: 100% lượng phân chuồng hoai mục + 100 % lượng lân Super + 100% vôi bột + 20% lượng NPK + 20% Trimix N1 + 1

kg đậu tương

- Bón thúc hoa (đầu tháng 2): 30% lượng NPK + 30% Trimix N1

Trang 40

- Bón thúc quả lần 1 (tháng 6): 30% lượng NPK + 30% Trimix N1 + 1

kg đậu tương

- Bón thúc quả lần 2 (đầu tháng 8): 20% lượng NPK + 20% Trimix N1

- Bón dưỡng quả (cuối tháng 9): 2 kg đậu tương

+ CT3: Bón phân NPK 13-13-13+4S (6 kg/cây/năm)

- Bón sau thu hoạch quả: 100% lượng phân chuồng hoai mục + 100 % lượng lân Super + 100% vôi bột + 20% lượng NPK + 1 kg đậu tương

- Bón thúc hoa (đầu tháng 2): 30% lượng NPK

- Bón thúc quả lần 1 (tháng 6): 30% lượng NPK + 1 kg đậu tương

- Bón thúc quả lần 2 (đầu tháng 8): 20% lượng NPK

- Bón dưỡng quả (cuối tháng 9): 2 kg đậu tương

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, tạo tán, vít cành đến sinh trưởng, phát triển của cây cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

* Công thức thí nghiệm:

Thí nghiệm gồm 4 công thức:

+ Công thức 1 (CT1): Theo cách của dân (đối chứng)

+ Công thức 2 (CT2): Kiểu hình chữ Y (kiểu khai tâm)

+ Công thức 3 (CT3): Kiểu hình cầu

+ Công thức 4 (CT4): Vít cành

* Phương pháp bố trí thí nghiệm:

Chọn các cây tương đối đồng đều về sinh trưởng, chưa được cắt tỉa trước khi tiến hành thí nghiệm, cùng chế độ chăm sóc theo quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp cây cam tại các tỉnh miền núi phía Bắc - Quyết định số 276/QĐ-TT-CNN ngày 31/12/2021 của Cục trồng trọt Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây, số cây theo dõi trong thí nghiệm 60 (không kể số cây ở khu vực bảo vệ)

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:05

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w