Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ đậu quả, năng suất, chất lượng cam Sành Hà Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 51 - 60)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tổng hợp đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

3.1.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ đậu quả, năng suất, chất lượng cam Sành Hà Giang

Sự ra hoa, đậu quả và năng suất có liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện lộc cũng như khả năng sinh trưởng của chúng; chịu tác động sâu sắc của điều kiện sinh thái khí hậu, đất đai và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, đồng thời cũng là cơ sở cho tác động các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là biện pháp bón phân. Theo dõi thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm kết quả được trình bày trong bảng 3.4:

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian ra hoa, đậu quả của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm Công

thức

Chỉ tiêu theo dõi Thời điểm

nở hoa

Thời điểm hoa nở rộ

Thời điểm kết thúc nở

hoa

Tỷ lệ đậu quả (%)

CT1(đ/c) 2/2 9/3 – 13/3 24/3 1,96

CT2 1/2 10/3-16/3 25/3 2,45

CT3 28/2 8/3-15/3 25/3 2,36

38

Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Thời gian bắt đầu ra hoa từ cuối tháng 2 sang đầu tháng 3 và ra hoa rộ khoảng 9 - 10 ngày sau đó. Thời gian từ nở hoa đến kết thúc nở hoa trong khoảng 22 - 25 ngày. Các công thức bón phân không có sự chênh lệch lớn về thời gian ra hoa của cây cam Sành.

Chỉ tiêu tỷ lệ đậu quả có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các công thức ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 2, 3 đều có tỷ lệ đậu quả cao hơn so với đối chứng, trong đó CT2 có tỷ lệ đậu quả cao nhất, đạt 2,45 %, cao hơn so với đối chứng 0,49%. CT3 có tỷ lệ đậu quả đạt 2,36% so với công thức đối chứng chỉ đạt 1,96%. Như vậy bổ sung phân bón Trimix - N1 giúp làm gia tăng tỷ lệ đậu quả cho cây cam Sành.

Năng suất quả là mục tiêu chung của tất cả các biện pháp kỹ thuật thâm canh mà người trồng cam áp dụng. Kết quả thử nghiệm 3 công thức phân bón khác nhau trên cây cam Sành đã có ảnh hưởng khác nhau đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cam Sành tại Hà Giang, kết quả được trình bày tại bảng 3.5:

Bảng 3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm

Công thức

Chỉ tiêu theo dõi Tổng số

quả/cây khi thu hoạch

(quả/cây)

Khối lượng quả

TB (gam)

Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

Năng suất thực thu

(kg/cây)

% so với đối chứng

CT1(đ/c) 106,5c 203,3b 108,5 21,3c 100

CT2 130,8a 232,4a 152,0 30,4a 140,0

CT3 120,5b 220,7a 132,9 26,3b 122,5

P <0,05 <0,05 <0,05

CV (%) 8,2 4,5 6,4

Ghi chú: Theo cột các trung bình không cùng ký tự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P <0,05

39

Hình 3.1. nh hưởng ca phân bón tng hp đến năng sut Cây cam sành các công thc thí nghim

Qua kết quả bảng 3.5 và hình 3.1 cho thấy:

- Tổng số quả trên cây ở các công thức dao động từ 106,5 - 130,8 quả/cây. Trong đó, CT2 (Bổ sung phân bón Trimix N1) có số quả trên cây cao nhất (130,8 quả/cây), CT3 (chỉ bón phân NPK 13-13-13+4S) có số quả trên cây đạt 120,5 quả/cây, thấp nhất là công thức đối chứng (106,5 quả/cây). Các công thức làm thí nghiệm có số quả cao hơn dao động từ 14 - 24 quả/cây so với công thức đối chứng.

Về khối lượng trung bình quả: Có sự khác nhau có ý nghĩa về khối lượng trung bình quả giữa các công thức bón phân, tuy nhiên mức độ chênh lệch không nhiều. Khối lượng trung bình quả ở các công thức dao động từ 203,3 - 232,4 (g/quả).

Năng suất là mục tiêu lớn nhất mà thí nghiệm hướng tới. Các công thức thí nghiệm đều có năng suất cao hơn hẳn đối chứng, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. CT2 có năng suất cao nhất đạt 152,0 tạ/ha bằng 140,0% so với đối chứng. Tiếp đến là CT3 năng suất đạt 132,9 tạ/ha, bằng 122,5 % so với đối chứng. Công thức đối chứng chỉ đạt 108,5 tạ/ha.

40

Như vậy, qua kết quả trên cho thấy khi sử dụng phân bón NPK kết hợp phân bón Trimix N1 làm tăng số lượng quả thu được/cây và năng suất quả đạt cao nhất.

Các chỉ tiêu về hình thái, cơ giới quả rất dễ nhận biết bằng mắt thường và là tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng thương phẩm của quả cho nhu cầu ăn tươi. Kết quả đánh giá về một số chỉ tiêu cơ giới quả cam sành ở các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu cơ giới, cảm quan của quả cam Sành ở các công thức thí nghiệm Công

thức

Cao quả (cm)

ĐK quả (cm)

Số múi/quả

(múi)

Số hạt TB/quả

(hạt)

Tỷ lệ phần ăn được %

Màu sắc thịt quả

CT1(đ/c) 6,8c 7,8c 12,6 20,2 60,7b cam vàng

CT2 7,6a 8,3a 12,7 21,3 66,2a cam vàng

CT3 7,3b 8,1b 12,3 20,5 64,4a cam vàng

P <0,05 <0,05 >0,05 >0,05 <0,05

CV (%) 5,6 8,3 5,4 6,4 8,5

Ghi chú: Theo cột các trung bình không cùng ký tự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P <0,05

Chỉ tiêu chiều cao quả và đường kính quả có sự chênh lệch rõ ràng ở các công thức phân bón trong thí nghiệm. Công thức 2, 3 có kích thước quả lớn hơn có ý nghĩa so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 2 có chiều cao quả và đường kính quả cao nhất trong thí nghiệm.

Chỉ tiêu số múi trên quả dao động từ 12,3 - 12,7 múi/quả. Chỉ tiêu số hạt trên quả nằm trong khoảng từ 20,25 - 21,32 hạt/quả. Tuy nhiên sự biến động của 2 chỉ tiêu này là ngẫu nhiên và không có ý nghĩa về mặt thống kê (vì chỉ số P đều lớn hơn 0,05). Có thể kết luận các công thức phân bón trong thí nghiệm không ảnh hưởng tới số múi trên quả và số hạt trên quả của cam Sành.

41

Chỉ tiêu tỷ lệ phần ăn được của quả có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các công thức phân bón và công thức đối chứng. Công thức đối chứng có tỷ lệ phần ăn được là 60,7% trong khi công thức bón phân có tỷ lệ phần ăn được đạt từ 64,4 - 66,2%.

Để hướng tới thị trường chế biến và xuất khẩu thì các chỉ tiêu sinh hóa thịt quả mới là các tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng quả cam Sành. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến một số chỉ tiêu sinh hóa của cam Sành được thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến một số chỉ tiêu sinh hóa quả cam Sành ở các công thức thí nghiệm

Công thức

Chỉ tiêu Chất khô

(%) Axit tổng

số (%) VitaminC (mg/100 g)

Đường tổng số

(%)

Độ Brix (%)

CT1(đ/c) 10,24c 0,75 29,77b 8,55c 10,6b

CT2 12,18a 0,71 31,64a 9,41a 11,6a

CT3 11,63b 0,73 30,52ab 9,24b 11,2a

P <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05

CV (%) 4,5 7,6 3,2 4,8 3,1

(Phân tích tại Bộ môn Sinh lý sinh hóa và Công nghệ sau thu hoạch - Viện Nghiên cứu Rau quả, ngày 21/1/2023)

Ghi chú: Theo cột các trung bình không cùng ký tự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P <0,05

Kết quả bảng 3.7 cho thấy:

Về hàm lượng chất khô trong quả của các công thức thí nghiệm dao động từ 10,24 % (công thức đối chứng) đến 12,18% (ở công thức 2). Các công thức phân bón trong thí nghiệm đều cho kết quả hàm lượng chất khô cao hơn đối chứng.

42

Axit hữu cơ tổng số đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng quả. Axit trong thịt quả tạo cho quả có vị chua và hương thơm đặc trưng khi kết hợp với este trong dịch quả. Hàm lượng axit cao cũng giúp cho quá trình bảo quản được thuận lợi vì vi sinh vật khó phát triển trong môi trường axit. Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hàm lượng axit trong dịch quả ở các công thức. Hay nói cách khác, hàm lượng axit trong dịch quả ít chịu ảnh hưởng của các loại phân bón trong thí nghiệm.

Vitamin C là một thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe và cam Sành là loại quả rất giàu Vitamin C. Trong các công thức trong thí nghiệm thì CT2 có hàm lượng Vitamin C trong quả cao nhất (31,64%) nhưng không khác biệt có ý nghĩa với CT3 (30,52%). Công thức đối chứng có hàm lượng Vitamin C trong quả đạt 29,77%.

Hàm lượng đường tổng số là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của quả cam Sành. Đường cũng là thành phần tạo ra vị ngọt cho quả. Hàm lượng đường trong thí nghiệm dao động từ 8,55% (ở công thức đối chứng) đến 9,41% ở CT2. Như vậy, loại phân bón khác nhau đã ảnh hưởng lớn đến hàm lượng đường trong dịch quả cam Sành.

Độ Brix là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng quan trọng đối với cam Sành. Kết quả tại bảng 3.6 cho thấy các công thức bón phân trong thí nghiệm đều có độ brix cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng. CT2 cho độ brix cao nhất (11,6%) tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với CT3 (11,2%). Kết quả này chứng tỏ khi lượng phân bón ít hoặc bón không cân đối đều làm giảm độ Brix trong dịch quả. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Lam (2014) trên cam Sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang

Theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại trên công thức thí nghiệm và công thức đối chứng cho thấy, sâu bệnh hại liên tục xuất hiện trên cam Sành bắt

43

đầu từ tháng 2 (bắt đầu từ khi xuất hiện lộc xuân), thành phần và mức độ sâu bệnh gây hại được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Thành phần và mức độ gây hại của các loài sâu bệnh hại trên cây cam sành ở các công thức thí nghiệm

Công thức

Tỷ lệ hại, cấp hại

Thành phần và mức độ gây hại

Sâu hại chính Bệnh hại chính

Sâu vẽ bùa (Phyllo

cnistis citrella)

Câu cấu (Hypom

eces squamo

sus)

Nhện đỏ (Panon

ychus citri)

Rệp (Pseudo

cocus citricul us)

Bệnh loét (Xantho

monas camestri

pv. citri)

Bệnh chảy gôm (Phyto phthor a sp.)

Bệnh vàng lá thối rễ

CT1 (đ/c)

Tỷ lệ hại (%) 8% 15% 32% 9% 8% 2% 5%

Mức độ hại - + ++ - - - -

CT2 Tỷ lệ hại (%) 7% 12% 28% 8% 6% 2% 0

Mức độ hại - + + - - -

CT3 Tỷ lệ hại (%) 5% 18% 30% 12% 5% 1% 2%

Mức độ hại - + ++ - - - -

Ghi chú:

(-) Nhiễm bệnh nhẹ 1-10% diện tích lá, chồi, thân, hoa, quả bị nhiễm

(+) Nhiễm bệnh trung bình >10-25% diện tích lá, chồi, thân, hoa, quả bị nhiễm (++) Nhiễm bệnh nặng 25-50% diện tích lá, chồi, thân, hoa, quả bị nhiễm

Kết quả theo dõi cho thấy, trên cây cam Sành trong thí nghiệm xuất hiện 7 loài sâu bệnh hại phổ biến đó là: Sâu vẽ bùa, câu cấu, nhện đỏ, rệp, bệnh loét, bệnh chảy gôm và bệnh vàng lá. Không có sự khác biệt lớn về mức độ gây hại của các loài sâu bệnh hại trong các công thức thí nghiệm.

Sâu vẽ bùa xuất hiện và gây hại ở các đợt lộc non, tỷ lệ gây hại từ 5- 8%, mức độ gây hại nhẹ.

Nhện đỏ xuất hiện và gây hại nhẹ vào các tháng 10,11,12 ở cả 3 CT thí nghiệm (mức gây hại từ trung bình đến nặng, tỷ lệ hại 28-32%).

Bệnh loét xuất hiện và gây hại trên lá và lộc non, mức độ gây hại nhẹ, tỷ lệ gây hại 5-8%.

Bệnh chảy gôm xuất hiện và gây hại ở cả 3 CT thí nghiệm, tuy nhiên mức độ gây hại nhẹ với tỷ lệ xuất hiện 1-2%.

44

Bệnh vàng lá thối rễ là loại bệnh phổ biến đang xuất hiện và gây hại nặng trên tất cả vùng trồng cam của tỉnh Hà Giang. Trong thí nghiệm, bệnh vàng lá thối rễ xuất hiện gây hị ở mức độ nhẹ trên công thức đối chứng và CT3 (2-5%), nhưng chưa thấy xuất hiện ở CT2. Như vậy, việc sử dụng phân bón có chứa Trichoderma bước đầu đã làm hạn chế bệnh vàng lá trên cây cam Sành tại Hà Giang.

Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu mà các mô hình trồng cam quan tâm. Mô hình có năng suất cao, chất lượng quả tốt được đánh giá là mô hình có nhiều triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Tính toán hiệu quả kinh tế cho 3 mô hình tương ứng với 3 công thức bón phân, kết quả thể hiện ở bảng 3.9.

Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy: Với giá bán sản phẩm, năng suất và tổng chi phí có sự chênh lệch giữa 3 công thức bón phân nên tổng thu, lãi thuần thu được là khác nhau. Về tổng thu và lợi nhuận ở công thức 2 đạt giá trị cao hơn công thức 3 và công thức đối chứng. Công thức 2 có tổng thu 197,6 triệu/ha, lãi thuần đạt khoảng 95,696 triệu đồng; Công thức 3 có tổng thu 170,3 triệu/ha, lãi thuần đạt 70,396 triệu đồng, công thức đối chứng đạt giá trị thấp hơn với tổng thu 127,8 triệu/ha, lãi thuần đạt khoảng 51,396 triệu đồng.

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của cam Sành ở các công thức thí nghiệm bón phân (tính cho 1 ha)

ĐVT: 1.000 đồng/ha

TT Hạng mục CT1(đ/c) CT2 CT3

I Tổng chi phí 76.404 101.904 99.904

1 Nguyên vt liu 53.000 78.500 76.500

Phân chuồng 15.000 24.000 24.000

45 Phân NPK 13-13-

13-4S 26.000 39.000

Phân bón Trimix 15.000

Đạm urê 19.500

Super lân 4.000 2.000 2.000

Kali 11.250

Vôi bột 750 1.500 1.500

Thuốc BVTV 2.500 2.500 2.500

Đậu tương - 10.000 10.000

2 Công lao động 23.400 23.400 23.400

Cắt tỉa 3.600 3.600 3.600

Bón phân 3.600 3.600 3.600

Tưới nước, làm cỏ 9.000 9.000 9.000

Phun thuốc BVTV 5.400 5.400 5.400

Thu hoạch 1.800 1.800 1.800

3 Khu hao vườn cây 4 4 4

II Tổng thu 127.800 197.600 170.300

Năng suất 127.800

197.600 170.300

III Lãi thuần 51.396 95.696 70.396

Ghi chú: Khấu hao vườn cây được tính trong 8 năm. Tổng chi phí trồng mới và chăm sóc 3 năm đầu chưa thu quả là 32,0 triệu đồng/ha (gồm tiền cây giống 12 triệu đồng(30.000đ/cây), tiền công đào hố trộn phân, trồng 5 triệu đồng(10.000đ/hố), chăm sóc 3 năm đầu 15 triệu đồng. Trung bình chi phí khấu hao vườn cây 4 triệu/ha/năm.

46

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)