Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả, năng suất quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, tạo tán, vít cành đến sinh trưởng, phát triển của cây cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

3.2.2. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả, năng suất quả

Cây có múi nói chung và cây cam Sành nói riêng là cây không có hiện tượng rụng lá theo mùa, hay nói cách khác, cây có múi là cây sinh trưởng quanh năm, kết thúc sinh trưởng sinh dưỡng sẽ đến sinh trưởng sinh thực.

Tuy nhiên, biểu hiện bên ngoài lại không rõ ràng như cây rụng lá hàng năm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cắt tỉa đau cành lộc thường phát sinh muộn - sinh thực sẽ diễn ra chậm, ngược lại nếu chỉ đốn phớt thì cành lộc phát sinh sớm và cành sẽ sớm thành thục - sinh thực sẽ diễn ra. Như vậy rõ ràng rằng, việc cắt tỉa có ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của cây có múi. Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến thời gian nở hoa của giống cam Sành trong các công thức thí nghiệm thể hiện ở bảng 3.14:

52

Bảng 3.14. Thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm

Công thức

Chỉ tiêu theo dõi Thời điểm

bắt đầu nở hoa

Thời điểm hoa nở rộ

Thời điểm kết thúc nở hoa

Tỷ lệ đậu quả (%)

CT1(Đ/c) 7/3 15/3 – 23/3 26/3 1,82d

CT2 2/3 10/3 – 16/3 23/3 2,38a

CT3 1/3 10/3 – 16/3 25/3 2,17b

CT4 5/3 15/3 – 21/3 27/3 1,91c

P <0,05

CV% 5,7

Ghi chú: Theo cột các trung bình không cùng ký tự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P <0,05

Kết quả cho thấy: Thời gian bắt đầu nở hoa ở tất cả 4 công thức từ ngày 1/3-7/3 trong đó công thức đối chứng và công thức vít cành nở hoa muộn hơn 4-5 ngày. Trong khi thời gian hoa nở rộ của các công thức có sự chênh lệch lớn, thì thời gian kết thúc nở hoa của các công thức lại có sự chênh lệch không đáng kể. Thời gian hoa nở rộ của công thức cắt tỉa theo kiểu hình khai tâm và kiểu hình cầu là từ 10/3-16/3 thì công thức đối chứng từ 15/3-23/3 (chênh lệch khoảng 5-7 ngày). Qua kết quả trên thấy rằng việc cắt tỉa theo hai phương pháp đã giúp cho quá trình nở hoa diễn ra sớm hơn so với đối chứng. Điều này có ý nghĩa lớn đến việc điều chỉnh thời gian ra hoa cho cây cam sành vào thời điểm thích hợp.

Kết quả theo dõi tỷ lệ đậu quả của các công thức dưới sự cắt tỉa bằng các phương pháp khác nhau cho thấy, hai công thức cắt tỉa có tỷ lệ đậu quả cao hơn so với đối chứng và phương pháp vít cành. Cụ thể, trong khi công thức đối chứng có tỷ lệ đậu quả đạt 1,82% thì CT2 đạt 2,38%; CT3 đạt 2,17%; CT4 đạt 1,91%. Như vậy việc cắt tỉa chắc chắn có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của cam sành.

Việc cắt tỉa có tác động tích cực đến tỷ lệ đậu quả, điều này cũng ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cuối cùng của cây cam Sành. Số liệu về những ảnh hưởng này được trình bày trong bảng 3.15:

53

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến một số chỉ tiêu về quả và năng suất quả cam Sành ở các công thức thí nghiệm

Công thức

Chỉ tiêu theo dõi Cao

quả (cm)

ĐK quả (cm)

Số quả (quả/cây)

Khối lượng

quả (gam)

Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

Năng suất thực

thu (kg/cây) CT1(đ/c) 6,9 8,0 93,3c 223,8 104,4 19,7c

CT2 7,1 8,2 117,5a 231,5 136,0 26,3a

CT3 7,2 7,8 110,3b 228,5 126,0 24,1b

CT4 7,0 7,9 98,7c 227,2 112,1 22,4b

P >0,05 >0,05 <0,05 >0,05 <0,05

CV (%) 7,3 8,5 4,6 5,7 5,9

Ghi chú: Theo cột các trung bình không cùng ký tự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P <0,05

Hình 3.2. nh hưởng ca phương pháp ct ta, vít cành đến năng sut cam sành Hà Giang

54

Qua bảng 3.15 và hình 3.2 thấy rằng: Việc cắt tỉa đã cho số quả trên cây ở cả hai công thức cắt theo kiểu khai tâm và cắt theo kiểu hình cầu cao hơn đối chứng một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Trong khi công thức đối chứng chỉ đạt 93,3 quả/cây thì công thức cắt theo kiểu khai tâm trung bình đạt 117,5 quả/cây và công thức cắt theo kiểu hình cầu đạt 110,3 quả/cây. Ngược lại, khối lượng quả giữa các công thức không có sự sai khác ý nghĩa, đều đạt từ 223,8 đến 231,5 kg/quả. Trong khi năng suất công thức đối chứng đạt 19,7 kg/cây thì công thức cắt theo kiểu khai tâm đạt 26,3 kg/cây và công thức cắt tỉa theo kiểu hình cầu đạt 24,1 kg/cây, đều cao hơn công thức đối chứng một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.16. Thành phần và mức độ gây hại của các loài sâu bệnh hại trên cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm

Công thức

Tỷ lệ hại, cấp hại

Thành phần và mức độ gây hại

Sâu hại chính Bệnh hại chính

Sâu vẽ bùa (Phylloc

nistis citrella)

Câu cấu (Hypo meces squam osus)

Nhện đỏ (Pano nychus

citri)

Rệp (Pseud ococus

citricu lus)

Sâu đục cành (Nadez hdiella cantori)

Bệnh loét (Xantho

monas camestri

pv.

citri)

Bệnh chảy gôm (Phyt opht hora

sp) CT1

(đ/c)

Tỷ lệ hại (%) 8% 15% 20% 18% 8% 23% 5%

Mức độ hại + - + + - ++ -

CT2 Tỷ lệ hại (%) 6% 18% 15% 6% 2% 5% 1%

Mức độ hại - - - - - - -

CT3 Tỷ lệ hại (%) 8% 15% 22% 10% 3 % 10% 2%

Mức độ hại - + + - - - -

CT4 Tỷ lệ hại (%) 7% 16% 18% 15% 6% 16% 3%

Mức độ hại - - - - - - -

Ghi chú:

(-): Nhiễm bệnh nhẹ 1-10% diện tích lá, chồi, chùm hoa, quả điều tra

(+): Nhiễm bệnh trung bình >10-25% diện tích lá, chồi, chùm hoa, quả điều tra (++): Nhiễm bệnh nặng 25-50% diện tích lá, chồi, chùm hoa, quả điều tra

55

Kết quả theo dõi cho thấy, trên 4 công thức đều xuất hiện 7 loài sâu bệnh hại phổ biến đó là: Sâu vẽ bùa, câu cấu, nhện đỏ, rệp, sâu đục cành, bệnh loét và bệnh chảy gôm.

Sâu vẽ bùa xuất hiện và gây hại ở các đợt lộc non, tỷ lệ gây hại ở công thức 2 là 6%, mức độ gây hại nhẹ, ở công thức đối chứng là 8%, mức độ gây hại từ trung bình đến nặng.

Nhện đỏ xuất hiện và gây hại nhẹ vào các tháng 10,11,12; ở CT2 (mức gây hại nhẹ, tỷ lệ hại 15%), gây hại mức trung bình ở công thức đối chứng, tỷ lệ hại 20%.

Do cây cam Sành ở CT2, CT3 trong thí nghiệm được cắt tỉa thông thoáng nên sâu đục cành xuất hiện rất ít và gây hại nhẹ hơn so với công thức đối chứng. Ở CT đối chứng tỷ lệ sâu đục cành hại là 8% trong khi CT2 là 2%, CT3 là 3%.

Bệnh loét xuất hiện và gây hại trên lá và lộc non, mức độ gây hại nhẹ trên CT2, tỷ lệ hại 5%, và gây hại mức độ nặng ở công thức đối chứng, tỷ lệ hại 23%.

Đối với bệnh chảy gôm, thấy xuất hiện và gây hại nhẹ ở tất cả công thức thí nghiệm, CT2, CT3 tỷ lệ hại 1-2%, CT đối chứng là 5%.

Như vậy, việc cắt tỉa đã có tác động tích cực đến phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cam Sành. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, kỹ thuật cắt tỉa tạo hình có vai trò rất quan trọng, giúp làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển, tăng số quả trên cây, giảm sự phát sinh và gây hại của một số loài sâu bệnh hại.

Tính toán hiệu quả kinh tế cho 3 mô hình cắt tỉa và mô hình đối chứng, kết quả được trình bày ở bảng 3.17.

Kết quả cho thấy: Về tổng thu và lợi nhuận ở CT2 đạt giá trị cao hơn công thức 3, 4 và công thức đối chứng. CT2 có tổng thu 196,950 triệu/ha, lãi thuần đạt khoảng 100,866 triệu đồng (hơn CT đối chứng 48,81 triệu

56

đồng) ; CT3 có tổng thu 182,650 triệu/ha, lãi thuần đạt 86,764 triệu đồng (hơn CT đối chứng 34,738 triệu đồng), CT4 có tổng thu 171,600 triệu/ha, lãi thuần đạt 75,876 triệu đồng (hơn CT đối chứng 23,820 triệu đồng), CT đối chứng đạt giá trị thấp hơn với tổng thu 142,200 triệu/ha, lãi thuần đạt khoảng 52,056 triệu đồng.

Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của cam Sành ở các công thức thí nghiệm cắt tỉa (tính cho 1 ha)

ĐVT: 1.000 đồng/ha

TT Hạng mục CT1 (đ/c) CT2 CT3 CT4

I Tổng chi phí 90.144 96.084 95.904 95.724 1 Nguyên vt liu 56.300 56.300 56.300 56.300

Phân chuồng 15.000 15.000 15.000 15.000

Phân hữu cơ vi sinh 7.500 7.500 7.500 7.500

Đạm urê 7.800 7.800 7.800 7.800

Super lân 6.000 6.000 6.000 6.000

Kali 6.000 6.000 6.000 6.000

Vôi bột 1.500 1.500 1.500 1.500

Thuốc BVTV 2.500 2.500 2.500 2.500

Đậu tương 10.000 10.000 10.000 10.000 2 Công lao động 33.840 39.780 39.600 39.520

Cắt tỉa 0 5.400 5.400 5.400

Bón phân 5.400 5.400 5.400 5.400

Tưới nước, làm cỏ 21.600 21.600 21.600 21.600

Phun thuốc BVTV 5.400 5.400 5.400 5.400

Thu hoạch 1.440 1.980 1.800 1.620

3 Khu hao vườn cây 4 4 4 4

II Tổng thu 142.200 196.950 182.650 171.600 III Lãi thuần 52.056 100.866 86.764 75.876

57

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)