CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tổng hợp đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
* Công thức thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 3 công thức:
+ Công thức 1 (CT1): Bón theo canh tác của nông dân (đối chứng) (30 kg phân chuồng + 1,0 kg lân super + 1,5 kg đạm + 3 kg NPK + 0,5 kg vôi bột) + Công thức 2 (CT2): Bón Phân hữu cơ sinh học Trimix-N1 (5kg/cây/năm) + Bón phân NPK 13-13-13+4S (4kg/cây/năm)
+ Công thức 3 (CT3): Bón phân NPK 13-13-13+4S (6 kg/cây/năm)
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
Chọn các cây tương đối đồng đều về sinh trưởng, cùng chế độ chăm sóc theo Quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp cây cam tại các tỉnh miền núi phía Bắc - Quyết định số 276/QĐ-TT-CNN ngày 31/12/2021 của Cục trồng trọt. Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây, số cây theo dõi trong thí nghiệm 45 (không kể số cây ở khu vực bảo vệ).
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2023
25
* Sơ đồ thí nghiệm:
↓ Dải bảo vệ
↑
← Dải bảo vệ → ↓
Dải bảo vệ
↑
NL1 CT1 CT3 CT2
NL2 CT3 CT2 CT1
NL3 CT2 CT1 CT3
← Dải bảo vệ →
* Nền thí nghiệm
- Thí nghiệm được tiến hành trên chân đất đồi (10o - 15o).
- Nền phân bón sử dụng trong thí nghiệm: Phân chuồng hoai mục 80kg + Vôi bột 1,0 kg + Đậu tương 4 kg
* Phương pháp và thời điểm bón - Phương pháp bón:
Phân chuồng, vôi bột và lân Super được trộn đều với đất và rải đều theo hình chiếu của tán cây.
Phân hữu cơ sinh học Trimix N1, phân NPK rắc đều xung quanh tán cây và tưới ẩm.
Đậu tương ngâm trong nước 2 tháng rồi tưới vào vùng rễ xung quanh mép tán cây.
- Thời điểm bón được chia làm 5 đợt:
+ CT1: Bón theo người dân, lượng phân bón/cây/năm: Phân chuồng hoai mục 50kg + 3,0 kg đạm + 2,0 kg lân Super + 1,5 kg Kali + 0,5kg vôi bột.
Sau khi thu hoạch bón toàn bộ lượng phân chuồng, vôi bột, phân vô cơ được chia đều làm 4 hoặc 5 lần bón trong năm.
+ CT2: Bón phân NPK 13-13-13+4S (4kg/cây/năm) + Bón Phân hữu cơ sinh học Trimix-N1 (5kg/cây/năm)
- Bón sau thu hoạch quả: 100% lượng phân chuồng hoai mục + 100 % lượng lân Super + 100% vôi bột + 20% lượng NPK + 20% Trimix N1 + 1 kg đậu tương
- Bón thúc hoa (đầu tháng 2): 30% lượng NPK + 30% Trimix N1
26
- Bón thúc quả lần 1 (tháng 6): 30% lượng NPK + 30% Trimix N1 + 1 kg đậu tương
- Bón thúc quả lần 2 (đầu tháng 8): 20% lượng NPK + 20% Trimix N1 - Bón dưỡng quả (cuối tháng 9): 2 kg đậu tương
+ CT3: Bón phân NPK 13-13-13+4S (6 kg/cây/năm)
- Bón sau thu hoạch quả: 100% lượng phân chuồng hoai mục + 100 % lượng lân Super + 100% vôi bột + 20% lượng NPK + 1 kg đậu tương
- Bón thúc hoa (đầu tháng 2): 30% lượng NPK
- Bón thúc quả lần 1 (tháng 6): 30% lượng NPK + 1 kg đậu tương - Bón thúc quả lần 2 (đầu tháng 8): 20% lượng NPK
- Bón dưỡng quả (cuối tháng 9): 2 kg đậu tương
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, tạo tán, vít cành đến sinh trưởng, phát triển của cây cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
* Công thức thí nghiệm:
Thí nghiệm gồm 4 công thức:
+ Công thức 1 (CT1): Theo cách của dân (đối chứng) + Công thức 2 (CT2): Kiểu hình chữ Y (kiểu khai tâm) + Công thức 3 (CT3): Kiểu hình cầu
+ Công thức 4 (CT4): Vít cành
* Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Chọn các cây tương đối đồng đều về sinh trưởng, chưa được cắt tỉa trước khi tiến hành thí nghiệm, cùng chế độ chăm sóc theo quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp cây cam tại các tỉnh miền núi phía Bắc - Quyết định số 276/QĐ-TT-CNN ngày 31/12/2021 của Cục trồng trọt. Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây, số cây theo dõi trong thí nghiệm 60 (không kể số cây ở khu vực bảo vệ).
27
* Sơ đồ thí nghiệm:
↓ Dải bảo vệ
↑
← Dải bảo vệ → ↓
Dải bảo vệ
↑
NL1 CT1 CT3 CT4 CT2
NL2 CT2 CT1 CT3 CT4
NL3 CT4 CT2 CT1 CT3
← Dải bảo vệ →
* Phương pháp thực hiện:
+ CT1: Không khống chế chiều cao, chỉ cắt tỉa những cành tăm, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn, trong tán.
+ CT2: Cắt tỉa theo kiểu khai tâm: Sau thu hoạch, cắt bỏ các cành mọc thẳng đứng ở giữa tán, tạo cho tán cây có dạng hình tim mở. Thường xuyên cắt bỏ những cành sâu bệnh và những cành tăm nhỏ, cành yếu nằm phía trong tán cây tạo cho cây có độ thông thoáng.
+ CT3: Kiểu hình cầu: Sau thu hoạch cắt bỏ những cành ngọn, cành gầm sát mặt đất tạo cho tán cây có hình cầu hoặc bán cầu. Thường xuyên cắt bỏ những cành sâu bệnh và những cành tăm nhỏ, cành yếu nằm phía trong tán cây tạo cho cây có độ thông thoáng.
+ CT4: Dùng dây vít cành cam thấp xuống dưới 3m, kết hợp cắt tỉa cành sâu bệnh hại, cành tăm nhỏ, cành vượt, cành vô hiệu, cành yếu nằm phía trong tán cây tạo cho cây có độ thông thoáng.
- Ngoài yếu tố thí nghiệm, các công thức được chăm sóc theo cùng một nền chung: 50 kg Phân chuồng hoai mục + 5 kg Phân hữu cơ vi sinh + 1 kg Vôi + 3 kg Super lân + 1,2 kg Đạm + 0,8 kg Kali + 4 kg đậu tương (lượng bón theo Quyết định số 276/QĐ-TT-CNN ngày 31/12/2021 của Cục trồng trọt cho cây 6 - 8 năm tuổi)
- Quản lý sâu bệnh hại: Phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính theo hướng phòng trừ dịch hại tổng hợp.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2023
28
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu xác định thời gian thu hoạch quả nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
* Công thức thí nghiệm:
Thí nghiệm gồm 05 công thức:
Công thức 1 (CT1): Thu hái sau đậu quả 270 ngày Công thức 2 (CT2): Thu hái sau đậu quả 285 ngày Công thức 3 (CT3): Thu hái sau đậu quả 300 ngày Công thức 4 (CT4): Thu hái sau đậu quả 315 ngày Công thức 5 (CT5): Thu hái sau đậu quả 330 ngày
Số lượng mẫu theo dõi: 03 kg/mẫu x 5mẫu/ công thức x 3 lần lặp/
công thức x 5 công thức = 225 kg
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
Chọn các cây tương đối đồng đều về sinh trưởng, trong cùng một vườn và cùng chế độ chăm sóc, bón phân theo quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp cây cam tại các tỉnh miền núi phía Bắc - Quyết định số 276/QĐ- TT-CNN ngày 31/12/2021 của Cục trồng trọt. Số cây để khai thác quả làm thí nghiệm là 45 cây (không kể số cây ở khu vực bảo vệ).
Thí nghiệm gồm 5 công thức tương ứng với 5 thời điểm thu hái quả khác nhau (270, 285, 300, 315, 330 ngày sau đậu quả), sau thu hái các mẫu quả được lau sạch và được bao gói bằng túi LDPE đục lỗ 1,0 % sau đó bảo quản ở nhiệt độ thường. Tiến hành quan sát đánh giá bằng mắt thường và phân tích các chỉ tiêu cơ giới, chất lượng của quả tại thời điểm thu hái và trong quá trình bảo quản, theo dõi sự biến đổi của quả và tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch, từ đó xác định được thời gian thích hợp để thu hoạch cam nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng.
- Thời gian thực hiện: từ 01/2022 đến tháng 3/2023
29