1.3. Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi trên thế giới và trong nước
1.3.2. Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi
1.3.2.1. Những nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây có múi
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân bón cho cây có múi tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Dự án “Sản xuất thử nghiệm giống cam chín sớm CS1 ở một số tỉnh phía Bắc” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện từ năm 2012 đến 2014 kết luận: Lượng bón cho 1 cây/năm thời kỳ kinh doanh: Phân chuồng 90kg, ure: 2kg, lân supe: 2,5kg, kaliclorua: 1,5kg, vôi bột 1,5kg/cây. Thời điểm bón chia làm 4 lần trong năm: Lần 1: Bón toàn bộ phân chuồng + lân + vôi bột +15% phân đạm + 15% Kali tháng 11 (sau khi thu hoạch 30 ngày); Lần 2: bón 20% phân đạm + 20% Kali vào tháng 1; Lần 3: bón 40%
phân đạm + 25% phân Kali vào tháng 4 - 5; Lần 4: bón 25% phân đạm + 40% phân Kali tháng trung tuần tháng 8 (Nguyễn Xuân Hồng, 2014).
Theo Vũ Việt Hưng và cs. (2019) công thức bón phân: 50 kg phân chuồng hoai mục + 500g N + 350g P2O5 + 600g K2O có tác dụng rõ rệt nhất trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng suất và chất lượng cho cam Khe Mây tại Hà Tĩnh.
Đối với cam thời kỳ kinh doanh lượng phân bón cho 1 năm gồm 185 – 950 g N, 170 - 700 g P2O5, 250 - 1000 g K2O; 0,8 - 1,0kg vôi bột, 30-50 kg phân chuồng (Nguyễn Như Hà, 2010)
15
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Tình và cs (2016) công thức bón phân tốt nhất đối với giống cam Mật - Hiền Ninh là bón 50 kg phân hữu cơ + 500g N (tương đương với 1,1 kg đạm Urê) + 300g P2O5 (tương đương với 1,5 kg Super lân) + 400g K2O (tương đương với 0,7 kg Kaliclorua). Kích phát tố Thiên Nông, Siêu Bo, Rong biển, Siêu kẽm và Atonic có tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất của cam Mật rõ rệt so với đối chứng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Nghiên cứu trên cây cam Sành 6 năm tuổi trồng trên đất dốc trên 25 độ ở Hàm Yên - Tuyên Quang cho thấy: Trong cùng một điều kiện thí nghiệm với lượng lân khác nhau đã có tác động, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây ở mức độ khác nhau và có xu hướng tăng dần khi lượng phân bón tăng lên. Kết quả có ý nghĩa cả về mặt sinh khối cũng như hiệu quả kinh tế là công thức bón phân: trên mỗi cây bón 40 kg phân chuồng + 2,5 kg lân super Lâm Thao + 1,0 kg đạm Urê + 0,5 kg Kaliclorua + 1kg vôi kết hợp với cắt tỉa cành, hoa, tủ gốc và tưới nước (Nguyễn Duy Lam và Lương Thị Kim Oanh, 2014)
Các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như bón vôi, bón phân vi lượng, tưới nước, tỉa cành, tỉa lộc, tỉa quả có tác động rõ rệt đến hiệu quả sản xuất cam Sành. Lượng phân bón 40 kg phân chuồng + 1,5 kg đạm Urê + 2 - 2,5 kg lân super Lâm Thao + 1 kg Kaliclorua cho cam Sành giai đoạn kinh doanh làm cho cây sinh trưởng phát triển tốt và đạt hiệu quả sản xuất cao (Nguyễn Duy Lam, 2011)
Theo Nguyễn Thị Xuyến và cs. (2020) bón phân ở liều 600 g N/cây cho cam sành có ảnh hưởng tích cực đến chiều cao cây, đường kính tán, kích thước các đợt lộc và không ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện các đợt lộc. Bón phân NPK tỷ lệ 1:1:1 và 1: 0,75: 1 đã nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng suất, chất lượng cam sành Hà Giang.
16
Kết quả nghiên cứu thay thế 25% phân vô cơ bằng phân hữu cơ đã cải thiện về năng suất quả, đạt trung bình 32,4 tấn/ha cam sành tại Bắc Quang, Hà Giang, đồng thời làm tăng hàm lượng Carotennoid, đường tổng số nhưng giảm hàm lượng vitaminC trong quả cam sành (Vũ Thanh Hải và Phạm Văn Cường, 2021)
Theo quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp cây cam tại các tỉnh phía Bắc (Quyết định số 276/QĐ - TT - CCN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Cục trồng trọt) lượng phân bón cho cây cam trong thời kỳ kinh doanh như sau:
Bảng 1.4. Lượng phân bón cho cây cam thời kỳ kinh doanh
Năm trồng
Phân chuồng
(kg)
Lượng phân bón nguyên chất
cho cây Vôi
bột (kg)
Đậu tương
hoặc Ngô (kg) N (kg) P2O5 (kg) K2O (kg)
Năm 4-5 50-80 0,4-0,45 0,25-0,35 0,3-0,35 0,5-1 2-3 Năm 6-8 80-100 0,5-0,55 0,4-0,5 0,4-0,45 0,5-1 3-4 Năm 9-10 80-100 0,6-0,65 0,5-0,6 0,5-0,6 0,5-1 4-6 1.3.2.2. Nghiên cứu về cắt tỉa tạo tán trên cây có múi
Những năm gần đây, một số nghiên cứu về cắt tỉa trên cây có múi nói chung đã được triển khai (Phạm Văn Côn, 2004). Hầu hết các nghiên cứu chỉ mang tính ứng dụng, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu dựa trên đặc điểm sinh vật học của từng đối tượng cụ thể, cho từng vùng sinh thái cụ thể nên mặc dù đã đạt được những thành công nhất định nhưng còn rất hạn chế. Mức độ ảnh hưởng của các công thức cắt tỉa chưa thực sự rõ ràng.
Để cho cây phát triển tự do, cành yếu bị che khuất, hạn chế tiếp nhận ánh sáng, không có quả; cành khỏe mang nhiều quả vừa kiệt sức, ảnh hưởng đến chất lượng, vừa dễ bị gãy đặc biệt khi gió mạnh. Việc cắt tỉa đối với cam quýt sẽ giúp cho cây loại bớt những cành lá thừa, che lấp ánh sáng của các cành non khỏe, hạn chế chỗ sâu bệnh tập trung nhiều. Theo tác giả
17
Phạm Văn Côn (2004) kết quả nghiên cứu chiều cao thân chính cây ăn quả cho thấy khoảng cách giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất càng xa, cây càng chậm ra quả và quả bé, nguyên nhân là chúng vận chuyển nhựa luyện, nhựa nguyên phải đi một khoảng cách quá lớn, làm giảm chất lượng của quá trình trao đổi dòng năng lượng trong cây. Do vậy sử dụng biện pháp cắt tỉa tạo hình để có thân chính thấp cành, cành trong tán không quá dày, bộ phận ra quả trên cây không quá xa thân chính và cành chính.
Áp dụng biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, vít cành đã giúp nâng cao năng suất và chất lượng cho giống bưởi Diễn tại Chương Mỹ, Hà Nội (Cao Văn Chí và Nguyễn Quốc Hùng, 2016).
Ngoài ra biện pháp cắt tỉa còn làm tăng số đợt lộc trong năm đối với bưởi Phúc Trạch, tăng tỷ lệ đậu quả (Vũ Việt Hưng, 2010)
Tác giả Nguyễn Hữu Thọ (2015) nghiên cứu biện pháp cắt tỉa trên cây bưởi Diễn tại Thái Nguyên thấy rằng phương pháp cắt tỉa theo kiểu hình chữ Y khai tâm đối với bưởi Diễn cho kết quả tốt nhất, cắt tỉa theo kiểu hình chữ Y khai tâm làm tăng kích thước các đợt lộc và giúp cho thời gian hoa nở rộ sớm hơn từ 7-10 ngày, làm tăng tỷ lệ đậu quả và số quả trên cây bưởi Diễn.
Từ những nghiên cứu về cắt tỉa trên cây có múi đã được triển khai cho thấy: Tạo một bộ khung tán hợp lý, thường xuyên bỏ những cành sâu bệnh hại, cành tăm, cắt bớt những cành sinh trưởng quá mạnh là rất cần thiết để nâng cao năng suất, phẩm chất cây có múi. Tuy vậy hầu hết các quy trình chỉ dừng lại ở mức cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vượt, cành tăm, cắt một lần sau thu hoạch nên những kết quả đạt được trong việc thay đổi hình dạng tán cây, nâng cao tỷ lệ đậu quả chưa thực sự rõ. Cần kết hợp đồng bộ giữa việc cắt tỉa với bón phân cân đối, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh...để phát huy hết tiềm năng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
18
1.3.2.3. Nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch cam quýt
Đặng Xuyến Như và Hoàng Thị Kim Thoa (1993) đã xử lý hợp chất tự nhiên chitosan trên cam quýt, làm giảm hao hụt trọng lượng quả, giữ quả xanh tươi lâu hơn và thời gian bảo quản được 20 - 25 ngày so với đối chứng.
Cũng có phương pháp tạo ra môi trường pH thấp trên bề mặt quả thông qua việc tạo ra một lớp sáp bao bọc quanh quả giữ cho quả giảm tỷ lệ thối hỏng như nghiên cứu của Trần Quang Bình và cs. (1995) đã sử dụng chitosan làm màng bảo vệ quả cam và kéo dài thời gian bảo quản 35 - 40 ngày.
Sử dụng màng bán thấm BQE-15 kết hợp với MAP cho cam có thể kéo dài thời gian bảo quản từ 2-3 tháng, tỉ lệ tổn thất 5-8%, chất lượng quả cứng, màu vàng đẹp, bóng, chi phí 288.000 đ/tấn cam, lợi ích mang lại cho quả cam vượt qua thời gian đỉnh vụ để có giá bán cao hơn (gần gấp đôi).
Nguyễn Văn Toàn và cs. (2009) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất kháng ethylene Retain AVG (aminoethoxyvinylglycine) ở các nồng độ khác nhau (0.0; 0.65; 0.8; 0.95;1.1g/l) kết hợp với bảo quản ở nhiệt độ thấp đến thời gian bảo quản tươi cam tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: với nồng độ chất kháng ethylene AVG 0.95g/l (thích hợp nhất), có kết hợp bảo quản nhiệt độ thấp ở 130C, thời gian bảo quản tươi cam tiêu kéo dài tới 43 ngày so với 24 ngày khi không sử dụng AVG.
Theo Quách Đĩnh và cs. (1996) khi xử lý cam bằng dung dịch Topsin - M 0,1% thì sau 3 tuần tồn trữ, lượng tế bào vi sinh vật từ 1750 còn 30 tế bào/g quả và không thấy các đại diện đặc chủng gây hư hỏng, chứng tỏ nồng độ đã chọn Topxin - M đã có hiệu quả. Một nhóm chất khác tác động theo nguyên tắc kích thích sinh trưởng thực vật, như 2,4-D (thuốc diệt cỏ), chúng còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu cũng như giữ được màu sắc của củ quả khá tốt.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Châu (2004) cam Vinh được bao gói bằng túi LDPE đục lỗ 1% thì có độ hao hụt khối lượng là 2,36;
19
2,39 và 2,03% tương ứng với các túi có độ dầy là 0,01; 0,02; 0,03 mm bảo quản sau 75 ngày, trong khi đó đối chứng hao hụt là 5,22; 6,99 và 14,35%
tương ứng với thời gian bảo quản sau 25 ngày, 50 ngày và 75 ngày.