Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 23 - 28)

1.3. Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi trên thế giới và trong nước

1.3.1. Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi trên thế giới

1.3.1. Nhng nghiên cu nhm nâng cao năng sut, cht lượng cây có múi trên thế gii

1.3.1.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây có múi

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có múi tập trung chủ yếu vào mức ảnh hưởng và mối quan hệ của phân bón đến từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả khi thu hoạch. Muốn cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cần cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây, bón đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng.

Có khoảng 15 nguyên tố dinh dưỡng gồm các nguyên tố đa lượng (N, P, K, Mg, S), các nguyên tố trung, vi lượng (Zn, Cu, Fe, Bo..) cần thiết cho sự phát triển của cây trồng (Ghosh, 1985)

Nếu xét theo nhu cầu của các chất dinh dưỡng của cây trồng, thấp nhất là Molybden với giá trị là 1 thì nhu cầu cao nhất là chất N với số lượng 237.000 lần, tiếp đến là Ca với 98.000 lần, K với 66.000 lần, ma - nhê với 18.000 lần, P với 13.000 lần (Obreza et al., 2020a)

Chất đạm (N) có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây có múi, đặc biệt vào thời kỳ nở hoa, cây có múi tập trung đạm từ lá về nuôi hoa. Chất N chủ yếu tác động lên chất lượng quả kết hợp với P và K, hàm lượng N thấp có hại đến chất lượng quả (Hardy et al., 2017).

Để xác định nhu cầu phân bón cho cây cam Hamlin ghép trên gốc ghép Carrizo với năng suất trung bình khoảng 28 tấn/ha/năm, Morgan and Kadyampakeni (2020) dựa trên tình trạng sinh trưởng và kết quả phân tích lá đã khuyến cáo bón N với lượng 200 kg N, lượng K tương đương với lượng N, lượng P là 80 kg dựa trên năng suất của năm trước. Công thức phân này tương ứng với tỷ lệ N: P: K là 1: 0,4: 1.

10

Ở California, Erner et al. (1999) cho biết trong điều kiện đất có độ màu mỡ trung bình khuyến cáo bón 150 kg N/ha/năm cho tới khi lá đạt hàm lượng tối hảo. chất P được khuyến cáo bón 2,0 - 3,5 kg/cây/năm. Bón 1,2 kg K2O/cây/năm trong hai năm liên tục.

Theo Mohammed H. Mekki (2018) khi kết hợp phân Urê và phân cừu với tỷ lệ 86 kg N/ha (12,4 kg phân cừu/cây và 0,5 kg urê/cây) cho cây cam ngọt “Sinnari” (Citrus sinensis L.) cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao nhất tại bang River Nile, Sudan.

Trên cây chanh Eureka tại vùng El-Nubaria, tỉnh El-Beheira, bón tỷ lệ 50% NPK + 55 kg phân chuồng + phân sinh học làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng quả tốt nhất (H. Ennab, 2016).

1.3.1.2. Nghiên cứu về cắt tỉa tạo tán

Cây ăn quả có múi thường có 4 đợt lộc trong năm, là lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông. Trong đó lộc xuân, lộc hè, lộc thu là những đợt lộc quan trọng, tạo tiền đề cho cành mang quả năm sau. Biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành nhằm quản lý số lượng và nâng cao chất lượng các đợt lộc, điều này là cần thiết để nâng năng suất cây có múi. Bên cạnh đó, việc chủ động tỉa bớt nụ, hoa cũng như những tác động nhằm hạn chế tỷ lệ rụng quả sinh lý lần 1 cũng sẽ góp phần nâng cao năng suất cây. Sự sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng thường không đáp ứng yêu cầu về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây, ánh sáng thường được phân thành từng khu riêng biệt như sau:

- Tầng tán trên cùng nhận được lượng ánh sáng rất cao vượt quá yêu cầu của cây làm giảm chất lượng quả.

- Tầng tán thứ hai là tầng trung tâm nhận được lượng ánh sáng phù hợp với yêu cầu của cây để sinh trưởng phát triển và đảm bảo chất lượng quả.

- Tầng tán thứ 3 có lượng ánh sáng không đủ để cung cấp cho cây.

11

Như vậy, đối với việc sản xuất cây có múi, việc cắt tỉa tạo cho cây có kích thước phù hợp, tầng tán thứ 2 và 3 thông thoáng là vô cùng quan trọng vừa tăng số quả có chất lượng, mẫu mã đẹp vừa thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hái.

Đối với cây cam quýt sinh trưởng khỏe sử dụng phương pháp đốn phớt, cây sinh trưởng trung bình chỉ nên cắt bớt ngọn, tỉa bỏ những cành tăm, cành sâu bệnh hại. Nên tỉa bỏ những chùm hoa quá dầy, tỉa quả dị hình, quả sâu bệnh hại. Thời kỳ cây phân hóa mầm hoa gặp nhiệt độ không khí tương đối thấp, lượng nước nhiều, cần áp dụng phương pháp cắt tỉa nặng. Ở những vùng có mưa phùn nhiều, việc tỉa bớt cành hè chỉ thực hiện khi kết thúc rụng sinh lý.

Kỹ thuật cắt tỉa cho cây có múi gồm:

+ Đốn tỉa tạo hình: Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 đến 3 tuổi).

Có thể tạo hình theo kiểu hình cầu hoặc bán cầu, hình chữ Y khai tâm hoặc kiểu rẻ quạt.

+ Đốn tỉa sau thu hoạch: Cắt bỏ bớt cành ngọn, không chế cây ở độ cao vừa phải để tiện chăm sóc và thu hái đồng thời cắt tỉa cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh hại, cành quả vừa thu hoạch.

+ Tỉa hoa, quả: Loại bỏ những nụ nhỏ, nụ, hoa dị hình nhằm tập trung dinh dưỡng cho đậu quả. Ngay sau rụng quả sinh lý đợt 2 (cuối tháng 5 đầu tháng 6) để điều chỉnh số lượng quả một cách hợp lý, giúp cho quả đạt được độ lớn tối đa và duy trì năng suất năm sau.

+ Cải tạo cây già, yếu: Sau một số năm sinh trưởng các cành khung, cành nhánh của cây trở nên suy yếu, cần tiến hành đốn tỉa để cải tạo bộ khung tán cho cây, đốn nhẹ để thúc đẩy các cành mới phát triển (Lữ Minh Hùng, 2008).

Biện pháp cắt tỉa có tác dụng phát huy tối đa tiềm lực sẵn có trong cây. Bên cạnh việc cắt tỉa hợp lý, cần kết hợp đồng bộ các biện pháp kỹ

12

thuật khác như bón phân cân đối, tưới nước, thoát nước, phòng trừ sâu bệnh hại, quản lý vườn quả một cách hiệu quả để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

1.3.1.3. Nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch cam quýt

Tác giả Hammash và Assi (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc phủ sáp và bọc màng đến phẩm chất của cam Shamouti trong quá trình bảo quản. Công thức đối chứng (không bọc màng hoặc phủ sáp), công thức bọc màng, công thức phủ sáp trong điều kiện nhiệt độ 4°C, độ ẩm 90- 95%, và công thức bọc màng trong điều kiện thường (13-19°C), bảo quản trong thời gian ba tháng. Cam được phân tích tại thời điểm 0 ngày (thu hoạch), sau 45 ngày và sau 90 ngày bảo quản để đánh giá hao hụt khối lượng, độ cứng, chất khô hòa tan tổng số, axit tổng số, vitamin C. Kết quả cho thấy, tất cả các công thức xử lý, trừ công thức đối chứng, đều hạn chế được sự mất nước và duy trì được độ cứng trong suốt thời gian tồn trữ, trong đó công thức bọc màng là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, công thức phủ sáp lại có hàm lượng chất khô hòa tan tổng số đạt cao nhất vào cuối thời gian tồn trữ trong vòng ba tháng. Hàm lượng axit tổng số đều thấp như nhau ở tất cả các công thức. Hàm lượng vitamin C ở tất cả các phương pháp xử lý cũng không có sự khác biệt đáng kể. Kết quả này được khuyến cáo để bảo quản cam Shamouti bằng cách bọc màng ở nhiệt độ thấp. Phương pháp này giúp duy trì chất lượng cam lên đến 3 tháng.

Tác giả Betancurt et al. (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xử lý phóng xạ đối với chất lượng quả có múi bằng tia Gamma. Tất cả các mẫu được bảo quản ở 3 - 50 C, độ ẩm 80% trong thời gian 20 và 40 ngày.

Liều chiếu xạ được sử dụng tối thiểu là 0,35 kGy và tối đa là 0,80 kGy. Kết quả cho thấy, nhìn chung không có sự thay đổi đáng kể trong các thông số quan sát được trước và sau khi chiếu xạ. Chất lượng qủa cũng không bị ảnh hưởng đáng kể khi chiếu xạ với liều thường để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh gây ra bệnh sẹo cam quýt.

13

Theo Aborisade và Ajibade (2010) nghiên cứu xử lý vết thương trên quả cam trước khi đưa vào bảo quản. Kết quả là quả cam được xử lý bằng hơi nóng ở 36 -370C không ảnh hưởng đến chất lượng cam đồng thời có tác dụng chữa lành vết thương, hạn chế tổn thất khối lượng và vi sinh vật xâm nhập trong quá trình bảo quản.

Theo Barakat et al. (2012) sau thu hái cam Navel Washington được lựa chọn, phân loại, rửa sạch và để khô. Tiến hành nhúng cam trong dung dịch Trichoderma album 1500 ppm, Bacillus megaterium1500 ppm và Imazalil 1500ppm trong thời gian từ 3 - 5 phút. Sau đó bảo quản ở nhiệt độ 10°C, độ ẩm 90-95%. Tiến hành phân tích các chỉ tiêu chất lượng của quả cam sau 3 tuần bảo quản. Kết quả cho thấy, cam xử lý bằng dung dịch Trichoderma album hoặc Bacillus megaterium có tỉ lệ quả thối hỏng và hao hụt khối lượng tự nhiên thấp hơn so với công thức xử lý bằng Imazalil và đối chứng. Với tất cả các phương pháp, quả cam đều bị suy giảm chất lượng hóa lý sau thời gian bảo quản. Nhưng với phương pháp xử lý sinh học đã có tác dụng hạn chế tốc độ biến đổi màu và sự hao hụt hàm lượng Vitamin C. Mặt khác, quả cam xử lý bằng phương pháp này còn có hàm lượng TSS tăng, độ cứng giảm và giữ nguyên hàm lượng axit tổng số. Có thể kết luận rằng, xử lý bảo quản cam bằng 1 trong 2 chế phẩm sinh học album Trichoderma hoặc Bacillus megaterium có tác dụng vượt trội trong việc giảm tỉ lệ thối hỏng và ổn định chất lượng so với bảo quản bằng Imazalil. Trong đó xử lý bằng Bacillus megaterium 1500 ppm trong 5 phút là tối ưu nhất để kéo dài thời gian bảo quản cam sau thu hoạch.

Tác giả Rokaya et al. (2016) nghiên cứu trên loại quýt Nepal. Các phương pháp xử lý bao gồm: sáp nhũ tương nồng độ10%; Bavistin nồng độ 0.1%; sáp 10% kết hợp với Bavistin 0.1%; canxi clorua 1%, Jeevatu 5% và công thức đối chứng không xử lý. Sau xử lý, tiến hành bảo quản trong thời gian bốn tuần ở điều kiện thường. Kết quả cho thấy, xử lý sáp kết hợp với

14

Bavistin cho hiệu quả tốt nhất trong việc hạn chế hao hụt khối lượng tự nhiên và thối hỏng trong 4 tuần tồn trữ. Công thức chỉ bọc sáp và bọc sáp kết hợp Bavistin giữ được độ cứng tối đa cho quả, ổn định được hàm lượng vitamin C và chất lượng cảm quan. Như vậy, quýt có thể tồn trữ được đến 4 tuần khi xử lý bọc sáp và bọc sáp kết hợp với Bavistin trong điều kiện 14˚C - 18˚C và độ ẩm 73%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)