CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
* Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán cây, đo 15 cây/công thức vào thời điểm bắt đầu bố trí thí nghiệm và khi kết thúc thí nghiệm.
+ Đường kính tán (cm): Đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán cây theo hướng Đông-Tây-Nam-Bắc, sau đó lấy giá trị trung bình, đo 15 cây/công thức vào thời điểm bắt đầu bố trí thí nghiệm và khi kết thúc thí nghiệm.
+ Đường kính gốc (cm): Đo bằng thước kẹp palme, đo 15 cây/công thức vào thời điểm bắt đầu bố trí thí nghiệm và khi kết thúc thí nghiệm.
* Chỉ tiêu về lộc
+ Thời gian ra lộc (ngày): Được tính từ khi có 5% số cành/cây bật lộc.
+ Thời gian ra lộc rộ (ngày): Được tính khi 50% số cành/cây bật lộc.
+ Thời gian kết thúc ra lộc (ngày): Được tính khi trên 80% số cành/cây bật lộc.
+ Số lượng lộc: Đếm số lượng lộc trên cây theo từng đợt ra lộc, theo dõi 10 cây/công thức.
+ Chiều dài lộc (cm): Đo bằng thước, đo từ gốc cành đến mút cành lộc.
+ Đường kính lộc (cm): Đo bằng thước kẹp palme, đo cách gốc cành 1 cm khi cành lộc đã thành thục.
+ Số lá/lộc (lá): đếm số lá trên lộc theo dõi.
* Chỉ tiêu về hoa, quả
+ Thời gian bắt đầu ra hoa (ngày). Tính từ khi có 5% số hoa xuất hiện.
+ Thời kỳ nở hoa rộ (ngày): Khi có 25-75% hoa nở.
+ Thời kỳ kết thúc nở hoa (ngày): Khi có >80% hoa rụng cánh.
+ Tỷ lệ đậu quả (%): Chọn 4 cành cấp 2 phân bố đều về 4 hướng, đếm số hoa, quả trên cành và tính tỷ lệ đậu quả
30
Số hoa/cành: đếm toàn bộ số hoa /4 cành đã chọn
Số quả đậu/cành: đếm toàn bộ số quả đậu sau khi rụng sinh lý/4 cành đã chọn
Tỷ lệ đậu quả (%) = Số hoa theo dõi
x 100 Tổng số quả đậu
* Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Các chỉ tiêu đánh giá quả được đo đếm trên 30 quả/công thức vào thời điểm thu hoạch:
+ Chiều cao quả (cm): Đo từ đỉnh quả đến gốc quả theo chiều song song với trục quả
+ Đường kính quả (cm): Đo vị trí rộng nhất của quả + Khối lượng quả (g): cân khối lượng quả
+ Số quả thu hoạch/cây: đếm toàn bộ số quả thu hoạch/cây.
+ Năng suất lý thuyết (tạ/ha): số quả/cây x khối lượng trung bình quả x số cây/ha (500 cây/ha).
+ Năng suất thực thu (kg/cây): cân toàn bộ khối lượng quả/cây.
* Các chỉ tiêu đánh giá cảm quan và chỉ tiêu cơ giới + Số múi/quả (múi): Đếm số múi của các quả
+ Số hạt/quả (hạt): Đếm tổng số hạt tách quả/ tổng số quả tách hạt.
+ Tỷ lệ phần ăn được %: Tỷ lệ phần trăm thịt quả = Khối lượng thịt quả/ khối lượng tổng của quả
+ Màu sắc vỏ quả, tép quả, hương vị quả, trạng thái quả
* Các chỉ tiêu chất lượng quả (phân tích các chỉ tiêu chất lượng quả tại bộ môn Sinh lý sinh hóa và Công nghệ sau thu hoạch - Viện Nghiên cứu Rau quả).
+ Độ Brix: đo bằng brix kế (%) + Hàm lượng đường tổng số (%) + Hàm lượng axit tổng số (%)
31
+ Hàm lượng Vitamin C (mg/100g)
* Tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch
Tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên (%) = Khối lượng quả sau bảo quản
x 100 Khối lượng ban đầu
Tỷ lệ hư hỏng (%) = Số quả hỏng
x 100 Tổng số quả theo dõi
* Đánh giá hiệu quả kinh tế (Tính toán hiệu quả kinh tế trên 1ha, 500 cây/ha):
Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi Trong đó Tổng thu = Sản lượng thực thu/ha x giá bán
Tổng chi = Tiền chi thực tế cho 1ha gồm tiền nguyên vật liệu, thuốc BVTV, công lao động, tiền khấu hao vườn cây.
* Theo dõi tình hình sâu bệnh hại
Điều tra theo phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi được quy định trong Quy chuẩn Quốc gia TCVN 13268-4:2021
Xác định thời điểm xuất hiện, gây hại, mức độ gây hại, chủng loại và bộ phận bị sâu, bệnh hại chính. Quan sát bằng mắt thường từ xa đến gần, sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc các bộ phận của cây:
- Đối với nhóm gây hại lá non, lộc non (Sâu vẽ bùa, câu cấu, bướm phượng...). Đếm trực tiếp số lượng sâu hại trên cây điều tra. Điều tra theo các đợt lộc.
- Đối với nhóm gây hại trên lá làm giảm diện tích quang hợp (Bệnh loét, bệnh muội đen, bệnh thán thư, bệnh ghẻ sẹo, nhện…): Trên mỗi cây chọn 4 hướng, mỗi hướng chọn 1 cành nằm ở tầng giữa của tán cây để điều tra. Đếm trực tiếp số lá, chồi bị hại trên cành được chọn để điều tra.
- Đối với sinh vật hại thân, cành: Điều tra từ gốc cây sát mặt đất trở lên đến hết thân chính. Đối với sinh vật hại cành, trên mỗi cây chọn 1 cành
32
cấp 1 để điều tra và điều tra tất cả các cành cấp 2,3,4...trên cành cấp 1 đã chọn. Điều tra định kỳ 1 tháng/lần.
- Nhóm gây hại quả: Điều tra trực tiếp trên quả. Điều tra định kỳ 1 tháng/lần.
- Đối với bệnh vàng lá thối rễ: Điều tra tình hình bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam, thông qua các triệu chứng điển hình của bệnh ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Điều tra định kỳ 1 tháng/lần.
- Tính tỷ lệ sâu, bệnh hại bằng công thức:
Tổng số mẫu bị hại
Tỷ lệ sâu, bệnh hại (%) = --- × 100 Tổng số mẫu điều tra
- Mức độ gây hại của các loài sâu bệnh hại được phân cấp như sau:
(-) Không bị nhiễm bệnh
(+) Nhiễm bệnh nhẹ 1-10% (cá thể bị nhiễm bệnh)
(++) Nhiễm bệnh trung bình >10-25% (cá thể bị nhiễm) (+++) Nhiễm bệnh nặng 25-50% (cá thể bị nhiễm)