Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, tạo tán, vít cành đến sinh trưởng, phát triển của cây cam Sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

3.2.1. Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng của

Cam Sành là loại cây có có múi có ưu thế sinh trưởng đỉnh rất rõ ràng, do vậy cắt tỉa hợp lý sẽ làm cân bằng quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, làm phát huy hết tiềm năng năng suất của cây. Điều tra thực tế tại Hà Giang, người trồng cam rất ít áp dụng phương pháp cắt tỉa. Vì vậy, các vườn cam thường có tán cao và hẹp. Tiến hành thí nghiệm cắt tỉa với các phương pháp khác nhau, theo dõi khả năng sinh trưởng của cam Sành ở các công thức thí nghiệm, kết quả thu được ở bảng 3.10:

Bảng 3.10. Khả năng sinh trưởng của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm

Công thức

Thời điểm bắt đầu bố trí thí

nghiệm Thời điểm kết thúc thí nghiệm Chiều

cao cây (cm)

Đường kính tán

(cm)

Đường kính gốc

(cm)

Chiều cao cây

(cm)

Đường kính tán

(cm)

Đường kính gốc

(cm) CT1(đ/c) 368,2 351,1 8,43 415,6a 393,4c 8,75c

CT2 374,4 343,0 8,55 354,5c 419,7a 8,96a

CT3 380,5 363,4 8,59 362,8c 407,2ab 8,91ab

CT4 391,5 352,0 8,38 378,5b 390,5b 8,72b

P P>0,05 P>0,05 P>0,05 P<0,05 P<0,05 P<0,05

CV% 5,9 7,8 7,4 8,5 7,4 3,8

Ghi chú: Theo cột các trung bình không cùng ký tự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P <0,05

47

Kết quả thí nghiệm cho thấy:

Tại thời điểm bố trí thí nghiệm, ở các công thức thí nghiệm cây cam Sành có chiều cao cây, đường kính tán và đường kính gốc tương đối đồng đều và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Chiều cao cây dao động trong khoảng 3,6-3,8m, đường kính tán 3,4-3,6m, đường kính gốc 8,43-8,59cm.

Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu đường kính tán và đường kính gốc của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm, tuy nhiên mức độ chênh lệch không lớn. Đường kính tán cây cam Sành trong thí nghiệm dao động trong khoảng 390,5-419,7cm, đường kính gốc từ 8,72-8,96cm.

Về chỉ tiêu chiều cao cây: Có sự sai khác lớn về chiều cao cây cam Sành tại thời điểm kết thúc thí nghiệm do áp dụng các biệp pháp cắt tỉa khống chế chiều cao cây cam Sành. Chiều cao cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm chỉ dao động trong khoảng 354,5-362,8cm, trong khi công thức đối chứng đạt 415,6cm.

Cắt tỉa là một trong những biện pháp kỹ thuật rất hữu hiệu điều chỉnh sự sinh trưởng, phát triển theo chiều hướng có lợi cho cây ăn quả, đặc biệt là sự hình thành, phát triển của các đợt lộc. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu biện pháp cắt tỉa tốt, thâm canh hợp lý có thể có trên 50% số lộc vụ xuân ở cây cam quýt trở thành cành quả hữu hiệu. Ở giai đoạn kinh doanh, một năm cam Sành xuất hiện 3 đợt lộc chính là lộc xuân, lộc hè và lộc thu.

Lộc đông xuất hiện rất ít và rải rác không đáng kể. Trong các đợt lộc, lộc xuân thường có số lượng nhiều và là đợt lộc quan trọng vì lộc xuân thường là lộc hoa. Qua theo dõi thời gian xuất hiện và kết thúc đợt lộc xuân, kết quả thu được ở bảng 3.11:

Kết quả bảng 3.10 cho thấy: Nhìn chung, thời gian xuất hiện lộc, thời gian lộc rộ và thời gian kết thúc đợt lộc xuân giữa các công thức thí nghiệm

48

có sự chênh lệch đáng kể. Lộc xuân ở các công thức thí nghiệm xuất hiện vào gần cuối tháng 2 và kết thúc đợt lộc và cuối tháng 3. Công thức cắt tỉa kiểu hình chữ Y và công thức cắt tỉa kiểu hình cầu có thời gian ra lộc xuân tương tự nhau và đều sớm hơn công thức đối chứng 5-6 ngày, thời gian ra lộc cũng tập trung hơn so với công thức đối chứng.

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về lộc xuân của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm

Công thức

Chỉ tiêu theo dõi Thời

gian xuất hiện

Thời gian lộc rộ

Thời gian kết thúc

Chiều dài cành

lộc (cm)

Đường kính cành lộc

(cm)

Số lộc/cây

(lộc)

CT1

(đ/c) 25/2 2/3 - 10/3 28/3 13,3c 0,28c 118,7d CT2 19/2 27/2 - 6/3 19/3 20,6a 0,38a 204,3a CT3 20/2 25/2 - 7/3 19/3 19,8a 0,35b 176,7b CT4 21/2 1/3 - 9/3 25/3 17,7b 0,30b 121,4c

P <0,05 <0,05 <0,05

CV% 8,7 5,4 4,6

Ghi chú: Theo cột các trung bình không cùng ký tự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P <0,05

Về kích thước đợt lộc xuân, cắt tỉa tạo hình theo kiểu hình chữ Y giúp cho cành lộc xuân sinh trưởng mạnh hơn có ý nghĩa so với dạng hình bán cầu, kiểu vít cành và công thức đối chứng. Trung bình kích thước và số lượng lộc ở công thức cắt tỉa dạng hình chữ Y có chiều dài lộc đạt 20,6cm, đường kính lộc 0,38 cm và có 204,3 lộc/cây.

49

Về số lượng cành lộc: Số lượng cành lộc xuân có sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% giữa các công thức. CT2 có số lượng lộc cao nhất (204,3 lộc/cây), tiếp đến là CT3 (176,7 lộc/cây), CT4 (121,4 lộc/cây), thấp nhất là công thức đối chứng (118,7 lộc/cây).

Theo dõi một số chỉ tiêu về lộc hè của cây cam Sành trong các công thức thí nghiệm, kết quả được trình bày trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu về lộc hè của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm

Công thức

Chỉ tiêu theo dõi Thời

gian xuất hiện

Thời gian lộc rộ

Thời gian kết

thúc

Chiều dài cành

lộc (cm)

Đường kính cành lộc

(cm)

Số lộc/cây

(lộc) CT1

(Đ/c) 8/6 14/6 - 25/6 30/6 15,2c 0,35c 58,7b CT2 5/6 10/6 - 17/6 22/6 21,8a 0,44a 75,8a CT3 7/6 12/6 - 18/6 23/6 19,2b 0,41b 78,2a CT4 6/6 13/6 - 22/6 28/6 18,3b 0,41b 60,7b

P <0,05 <0,05 <0,05

CV% 3,0 4,9 7,5

Ghi chú: Theo cột các trung bình không cùng ký tự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P <0,05

Lộc hè của cam Sành thường hình thành nhiều cành vượt mọc từ thân chính ở giữa tán vì vậy trong thí nghiệm CT2 và CT3 đã được tiến hành cắt tỉa cành vượt để tránh tiêu hao dinh dưỡng. Cũng tương tự như lộc xuân, các công thức cắt tỉa đều có thời gian xuất hiện lộc hè sớm hơn so với đối chứng, đồng thời thời gian ra lộc tập trung hơn và kết thúc các đợt lộc cũng sớm hơn số với đối chứng 5-8 ngày.

Về kích thước lộc hè: việc cắt tỉa đã ảnh hưởng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% đối với cả chiều dài và đường kính lộc hè. Trong khi công thức đối chứng không cắt tỉa chiều dài lộc đạt 15,2 cm (xếp nhóm c), thì công thức cắt

50

tỉa theo dạng hình chữ Y chiều dài lộc đạt 21,8 cm (xếp nhóm a), công thức cắt tỉa dạng bán cầu chiều dài lộc đạt 18,3cm. Tương tự như vậy, đường kính lộc hè ở công thức cắt tỉa hình chữ Y khai tâm có kích thước lớn hơn các công thức còn lại ở mức tin cậy 95%.

Về số lượng lộc hè: Lộc hè của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm xuất hiện tập trung và số lượng ít hơn so với lộc xuân. Các công thức cắt tỉa có số lượng lộc hè cao hơn (75,8-78,2 lộc) so với đối chứng và công thức vít cành (58,7-60,7 lộc).

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lộc thu trên cây cam Sành, kết quả được trình bày ở bảng 3.13:

Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu về lộc thu của cây cam Sành ở các công thức thí nghiệm

Công thức

Chỉ tiêu theo dõi Thời

gian xuất hiện

Thời gian lộc rộ

Thời gian kết

thúc

Chiều dài cành lộc

(cm)

Đường kính cành lộc

(cm)

Số lộc/cây

(lộc) CT1

(Đ/c) 15/8 25/8 – 3/9 13/9 19,5 0,32b 55,1c CT2 12/8 20/8 - 27/8 8/9 20,6 0,39a 88,4a CT3 10/8 20/8 - 29/8 6/9 19,3 0,35b 70,2b CT4 13/8 23/8 – 30/9 10/9 19,7 0,33b 60,5bc

P >0,05 <0,05 <0,05

CV% 6,9 5,8 4,7

Ghi chú: Theo cột các trung bình không cùng ký tự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P <0,05

Kết quả bảng 3.13 cho thấy:

Lộc thu xuất hiện trong khoảng 1 tháng bắt đầu từ trung tuần tháng 8 và kết thúc bật lộc vào khoảng giữa tháng 9. Thời gian lộc rộ vào cuối tháng 8 và

51

kéo dài khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Không có sự chênh lệch lớn về thời gian xuất hiện và kết thúc đợt lộc thu giữa các công thức thí nghiệm.

Đối với lộc thu thì việc cắt tỉa không ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều dài lộc ở tất cả các công thức. Ngược lại, việc cắt tỉa theo kiểu khai tâm đã ảnh hưởng chắc chắn đến số lượng và đường kính lộc thu. Cụ thể đường kính lộc thu CT2 đạt 0,39cm, đường kính lộc thu ở công thức đối chứng chỉ đạt 0,32cm, CT3 đạt 0,36cm, CT4 đạt 0,33 cm. Số lượng lộc thu CT2 đạt 88,4 lộc/cây trong khi CT đối chứng đạt 55,1 lộc/cây.

Như vậy có thể nói rằng, cắt tỉa đặc biệt là cắt tỉa theo kiểu khai tâm đã có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng chiều dài, đường kính lộc và số lượng lộc trên cây cam Sành. Vì vậy trong quá trình chăm sóc cho cây cam Sành, ngoài việc bón phân đầy đủ thì việc cắt tỉa tạo tán cho cây cam Sành cũng rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)