40 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN THÔNG QUA SỬ DỤNG CA DAO, ĐỒNG DAO .... Thực trạng giáo dục tình c
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN THÔNG QUA SỬ DỤNG CA DAO, ĐỒNG DAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN THÔNG QUA SỬ DỤNG CA DAO, ĐỒNG DAO
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số: 8.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hoa
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã thực hiện kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 22% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023
Tác giả luận văn
Lê Thị Hồng Nhung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
TS Nguyễn Thị Hoa - người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và hướng dẫn em có sự lựa chọn đúng đắn với nội dung nghiên cứu trong đề tài này Từ một học viên còn bỡ ngỡ chưa biết sẽ chọn đề tài gì để nghiên cứu một cách thực tế và đầy đủ, em đã được cô tư vấn, định hướng và động viên khuyến khích để em lựa chọn và thực hiện đề tài này
Trong suốt thời gian tham gia hướng dẫn, cô luôn tận tình, gợi ý, chỉ bảo cặn kẽ để em có cách viết, cách thực hiện đề tài một cách hiệu quả nhất
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa sau đại học, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục mầm non trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tốt nhất về thời gian, tài liệu, chỉ bảo giúp đỡ em trong thời gian em học tập và thực hiện bài Luận văn
Em xin được cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình điều tra thực trạng, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ cho nội dung của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng do chưa có nhiều thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, nên cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Với tinh thần luôn lắng nghe, học hỏi và cầu thị, em mong sẽ nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023
Tác giả luận văn
Lê Thị Hồng Nhung
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Cấu trúc của đề tài 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THÔNG QUA SỬ DỤNG CA DAO, ĐỒNG DAO 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 6
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu vấn đề về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thông qua sử dụng ca dao, đồng dao 10
1.2 Một số khái niệm cơ bản 12
1.2.1 Khái niệm ca dao, đồng dao 12
1.2.2 Khái niệm giáo dục 14
1.2.3 Khái niệm tình cảm xã hội 15
1.2.4 Khái niệm giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi 17
Trang 61.2.5 Khái niệm giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm
non thông qua sử dụng ca dao, đồng dao 18
1.3 Lý luận về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 18
1.3.1 Đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 18
1.3.2 Mục tiêu giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 21
1.3.3 Nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 22
1.3.4 Phương pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 23
1.3.5 Các con đường giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 26
1.4 Lý luận về việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao 29
1.4.1 Ưu thế của ca dao, đồng dao trong giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 29
1.4.2 Quy trình giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao 30
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao 37
Kết luận chương 1 40
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN THÔNG QUA SỬ DỤNG CA DAO, ĐỒNG DAO 41
2.1 Khái quát về khách thể khảo sát 41
2.1.1 Điều kiện kinh tế, xã hội 41
2.1.2 Mạng lưới trường lớp và quy mô trẻ mầm non 41
2.1.3 Đội ngũ CBQL, GV, NV 42
2.2 Tổ chức khảo sát 43
2.2.1 Thực trạng giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 46
Nội dung 50
Trang 72.2.2 Thực trạng đánh giá mức độ biểu hiện tình cảm xã hội của trẻ 5 -6 tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao ở các trường mầm non huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 60
2.3 Đánh giá thực trạng 65
2.3.1 Ưu điểm 65
2.3.2 Hạn chế 66
2.3.3 Nguyên nhân thực trạng 67
Kết luận chương 2 68
Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN THÔNG QUA SỬ DỤNG CA DAO, ĐỒNG DAO 69
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao ở trường mầm non 69
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 69
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ, tạo môi trường cảm xúc tích cực cho trẻ 69
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ 70
3.2 Đề xuất một số biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao trong ở trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 70
3.2.1 Xây dựng danh mục các bài ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 70
3.2.2 Xây dựng công cụ đánh giá giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 74
3.2.3 Thiết kế các trò chơi dân gian gắn liền với ca dao, đồng dao để mở rộng nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 78
3.2.4 Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong giáo dục cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao 80
3.3 Thực nghiệm 81
3.3.1 Mục đích thực nghiệm 81
Trang 83.3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 81
3.3.3 Chuẩn bị thực nghiệm 81
3.3.4 Tổ chức thực nghiệm 82
3.3.5 Kết quả thực nghiệm 83
Mức độ 87
Kết luận chương 3 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
Trang 10sử dụng ca dao, đồng dao tại các trường mầm non huyện Đại Từ 47 Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ
5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ 49 Bảng 2.5 Nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua sử dụng ca dao, đồng dao tại một số trường MN huyện Đại Từ 50 Bảng 2.6 Thực trạng phương pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6
tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao ở các trường mầm non huyện Đại Từ 54 Bảng 2.7 Thực trạng hình thức giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua sử dụng ca dao, đồng dao tại các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 56 Bảng 2.8 Các yếu tố ảnh hưởng giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua sử dụng ca dao, đồng dao tại các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 58 Bảng 2.9 Biểu hiện tình cảm xã hội của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non
tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao ở trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 63 Bảng 3.1 Công cụ đánh giá mức độ phát triển giáo dục tình cảm xã hội của
trẻ thông qua sử dụng ca dao, đồng dao 76 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non huyện Đại Từ thông qua ca dao, đồng dao 83 Bảng 3.3 Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ hình thành tình cảm xã hội
của trẻ thông qua ca dao, đồng dao trước và sau khi thực nghiệm 87 Bảng 3.4 Kết quả giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca
dao, đồng dao ở các lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm 89
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 So sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo
dục tình cảm xã hội thông qua ca dao đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non 85Biểu đồ 3.2 Biểu đồ kết quả giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua sử dụng ca dao, đồng dao ở các lớp đối chứng và thực nghiệm 89
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ca dao, đồng dao, là những lời hát dân gian mộc mạc của trẻ con, có từ xa xưa và được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác Lời hát ca dao, đồng dao đa phần mộc mạc, ít logíc, đôi khi rời rạc, khó hiểu nhưng thường có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ nên nhẹ nhàng in đậm vào tâm trí trẻ thông qua các hình ảnh sống động, sự vật, hình thể bằng con đường tình cảm chứ không phải bằng con đường tư duy lý luận phức tạp như dành cho người lớn
Những câu hát dân ca, những điệu hát ru ầu ơ của các bài ca dao, đồng dao
có thể nói là một “món ăn tinh thần” vô cùng quý giá để có thể giúp trẻ bồi đắp tâm hồn, biết chia sẻ và yêu thương gắn bó với cha mẹ và những người thân yêu của mình, giúp trẻ trau dồi vốn từ ngữ phong phú giàu tính thơ ca của trẻ khi lớn lên, giúp trẻ chuẩn bị hành trang để vững bước vào đời
Trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non ca dao, đồng dao có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng Thông qua các bài ca dao, đồng dao giáo viên có thể tiến hành phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non như: Giáo dục chuẩn mực ngữ âm, hình thành và phát triển vốn từ, phát triển lời nói mạch lạc, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật mà còn qua đó giúp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ Những bài ca dao, đồng dao thường có giai điệu vui tươi, rất dễ học và khơi dậy hứng thú ở trẻ Khi học những bài ca dao, đồng dao trẻ không học một cách thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó Tham gia sinh hoạt đồng dao
là đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể một cách tự nguyện Tùy theo lứa tuổi, trẻ có thể chơi cùng các trò khác nhau Đối với trẻ mầm non, chúng có thể chơi các trò: Chi chi chành chành, Thi chân đẹp, Kéo cưa lừa xẻ, Dung dăng dung dẻ, Rồng rắn lên mây…
Với nhiệm vụ trọng tâm của cấp học đã đặt ra cho mỗi người giáo viên cần phải tìm những phương pháp dạy học giúp trẻ đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất Hơn nữa, những năm gần đây, các trường mầm non đang hưởng ứng
Trang 13phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chuyên đề
“Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” mà một trong những nội dung của phong trào đó là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và trẻ phải là chủ thể của hoạt động, trẻ được vui chơi, học tập, trải nghiệm những gì gần gũi, quen thuộc để thông qua đó giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ
Ca dao, đồng dao sẽ góp phần giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ phát triển tư duy, sáng tạo và hướng trẻ đến với truyền thống văn hóa dân tộc Vì vậy, dạy trẻ mầm non học ca dao, đồng dao nhằm giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ và đặc biệt là dạy trẻ 5 - 6 tuổi học ca dao, đồng dao là rất cần thiết Trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1, là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ, trẻ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng mềm cho việc học tập và giao tiếp ở cấp học tiểu học Vì vậy, việc nghiên cứu sâu về cách thức giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao là một hoạt động hết sức có ý nghĩa về mặt thực tiễn
Trong thực tế hiện nay, nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ thông qua việc học các bài ca dao, đồng dao, vốn kiến thức về
ca dao, đồng dao còn hạn chế Thời gian cho trẻ học thuộc các bài ca dao, đồng dao chưa nhiều, tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức Xác định được rõ vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao cùng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm non Việc lựa chọn phương tiện trung gian để đưa tri thức, kỹ năng tới cho trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái, phù hợp và hiệu quả là rất quan trọng Từ lâu, người ta đã nhận thấy văn học là nguồn suối không cạn của tri thức, là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp thu và phát triển Người ta thấy rõ vị trí, sức mạnh của tác phẩm văn học trong sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trẻ mầm non nói riêng Nó trở thành nội dung và phương tiện giáo dục trẻ và việc giáo viên sử dụng ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ có vai trò quan trong trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trong tương lai
Trang 14Xuất phát từ các lý do nêu trên tôi chọn đề tài: “Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng dao”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thông qua sử dụng ca dao, đồng dao góp phần nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp thực hiện giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thông qua sử dụng ca dao, đồng dao góp phần thực hiện mục tiêu về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ toàn diện
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sử dụng dụng ca dao, đồng dao trong giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc sử dụng
ca dao, đồng dao ở trường mầm non
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện
và đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại, hạn chế Điều này
do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân thuộc về quản lý Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi và điều kiện thực tiễn các trường mầm non tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Trang 155 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thông qua sử dụng ca dao, đồng dao
5.2 Thực trạng giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi tuổi ở các trường mầm non của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng dao
5.3 Đề xuất các biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng đồng dao, ca dao ở các trường mầm non của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
6 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao
Khách thể khảo sát: 118 CBQL và Giáo viên thuộc 08 trường mầm non huyện Đại Từ; tỉnh Thái Nguyên
Địa bàn nghiên cứu: Trường mầm non huyện Đại Từ: MN An Khánh, MN Cát Nê, MN Cù Vân, MN Khôi Kỳ, MN La Bằng, MN Hùng Sơn, MN Yên Lãng,
MN Ký Phú
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu một số tài liệu nhằm thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa lí thuyết Sử dụng nhóm phương pháp lí thuyết này nhằm phân tích những thông tin có liên quan để giải quyết những vấn đề làm cơ sở lí luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra viết (anket): Nhằm tìm hiểu về thực trạng giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua
sử dụng đồng dao, ca dao qua phiếu điều tra giáo viên
Trang 16- Phương pháp quan sát: Trong quá trình nghiên cứu tập trung quan sát những giờ hoạt động giáo viên tổ chức giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ qua học đồng dao, ca dao Quan sát biểu hiện hứng thú, tích cực và khả năng trẻ đọc các bài đồng dao, ca dao trong một số hoạt động trong ngày của trẻ
- Phương pháp trò chuyện (đàm thoại): Trò chuyện và phỏng vấn trực tiếp giáo viên giảng dạy để lấy thêm thông tin, tài liệu phục vụ việc nghiên cứu đề tài
7.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Khi đã có số liệu từ quá trình điều tra, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại số liệu theo những tiêu chí đánh giá cụ thể, từ đó phân tích và đưa ra những kết luận cần thiết
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận và Tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua sử dụng ca dao, đồng dao
Chương 2: Thực trạng giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng dao
Chương 3: Biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng dao
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THÔNG QUA
SỬ DỤNG CA DAO, ĐỒNG DAO 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ được nghiên cứu từ rất sớm Đối với trẻ mầm non, tình cảm của trẻ cũng có những sự thay đổi khi tham gia các hoạt động xã hội, trong môi trường sống và các mối quan hệ với người khác như gia đình, thầy cô, bạn bè và tự nhiên
Các tác giả ở trường đại học California, Los Angeles chứng minh rằng sự chăm sóc, quan tâm của người mẹ ảnh hưởng đến các mạch thần kinh của trẻ và
có ảnh hưởng đến sức khỏe cả đời Ngược lại những tình cảm tiêu cực, những lạm dụng hoặc thiếu tình cảm làm tăng các nguy cơ bệnh tật cho trẻ khi lớn [47] Nhóm tác giả Eisenberger cho rằng có nhiều phương pháp để giáo dục trẻ
về tình cảm nhưng cách đơn giản nhất trong gia đình là dùng tình cảm để giáo dục tình cảm, được xem là biện pháp giáo dục tình cảm đầu tiên trong đời trẻ Gia đình là môi trường đầu tiên giáo dục trẻ thể hiện cảm xúc, biết yêu thương, quan tâm thế giới xung quanh Vì thế, chính tình cảm ấm áp, môi trường yêu thương, nuôi dưỡng của cha mẹ bảo vệ con trẻ trước các tác động của tuổi thơ
và giúp trẻ cải thiện sức khỏe lâu dài, bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần Chính vì thế môi trường gia đình là nơi thuận lợi nhất để hình thành và phát triển tình yêu thương của trẻ đối với thế giới xung quanh [47] Tác giả Carl Roggers cho rằng tình cảm xã hội của trẻ cũng được xuất phát từ chính tình yêu thương vô điều kiện mà trẻ nhận được từ gia đình (cha
mẹ, ông bà) và từ trường học (giáo viên, bạn bè) Carl Rogers (1951) xem trẻ
em có hai nhu cầu cơ bản: sự quan tâm tích cực của người khác và tự trọng
Trang 18Một đứa trẻ có lòng tự tin và cảm xúc tích cực về chính bản thân mình có thể đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, chấp nhận thất bại và bất hạnh vào những lúc nào đó và cởi mở với mọi người Một đứa trẻ không thống nhất được tình cảm và tư duy của mình khi không nhận được sự chấp nhận của người lớn và dẫn đến những hành vi sai lệch, những ý thức về tình cảm, hình ảnh và giá trị bản thân bị bóp méo
Nhóm tác giả Botkin, D và Twardosz, S (1988) nghiên cứu sự khác biệt về thái độ mà GV mầm non ứng xử với nhóm trẻ em gái và trẻ em trai Đó có thể là mỉm cười, trìu mến, cách thể hiện tình cảm tích cực, và những tiếp xúc tình cảm thể lý thụ động Kết quả của nghiên cứu cho thấy thái độ của GV mầm non ảnh hưởng đến sự hình thành tình cảm ở trẻ nhỏ Đây là gợi ý hướng cho việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cho các trường chuyên nghiệp [44]
Tác giả Daniel Goleman (2012) khẳng định xúc cảm của con người có thể tác động tới sự thành đạt của người đó trong cuộc sống Trí tuệ cảm xúc là biểu hiện của thần kinh - logic thông qua hành vi có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ các mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh, các mối liên hệ giữa cảm xúc và lý trí Những đứa trẻ hiểu được tình cảm của mình và những người xung quanh có được những lợi thế trong cuộc sống và công việc sau này (Daniel Goleman, 2012) Vì vậy, ngay từ khi còn ở lứa tuổi mầm non việc sử dụng các biện pháp giáo dục tình cảm bằng cách hình thành trí tuệ cảm xúc cho trẻ góp phần giúp trẻ hiểu được được các khái niệm tình cảm []
Thể hiện các hành động tình cảm là biện pháp trực tiếp tác động đến trẻ Trong khi giao tiếp là một phương tiện rất quan trọng để truyền đạt cảm xúc tích cực cho người khác, đặc biệt là trẻ em, sự ấm áp và tình cảm cũng có thể được chuyển tải thông qua các biểu hiện trên khuôn mặt, tiếng cười và tiếng nói; những từ ngữ của sự yêu mến, động viên và trêu đùa nhau; hay một loạt các tiếp xúc vật lý như là một cù lét, một cái vỗ nhẹ trên đầu, hoặc một cái bắt tay hay một cái chạm nhẹ đặc biệt, hay còn gọi là tình cảm vật lý Mỉm cười là
Trang 19một cách hiệu quả đặc biệt để truyền tải cảm xúc tích cực mà trẻ nhận được sớm nhất từ thời thơ ấu và có thể giúp trẻ hiểu được tình cảm của người khác đối với mình [46]
Các nghiên cứu về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với mối quan hệ tình cảm của trẻ Chẳng hạn nhóm nghiên cứu Collado, S., Staats, H.,
& Corraliza, J.A (2013) nghiên cứu về những trải nghiệm của trẻ qua hoạt động trại hè nhấn mạnh về những kinh nghiệm tự nhiên làm gia tăng mối quan
hệ tình cảm của trẻ với thiên nhiên, có niềm tin vào hệ sinh thái và sẵn sàng thể hiện hành vi bảo vệ môi trường sinh thái [45]
Nhóm tác giả Floyd, K., & Morman, M T (1998) cho rằng “tình cảm là trung tâm của các quá trình giao tiếp trong các mối quan hệ giữa các cá thể”
Từ đó đi đến khẳng định về tầm quan trọng của tình cảm trong giao tiếp giữa người với người [48]
Tác giả Liêm Trinh trong nghiên cứu về “Rèn luyện nhân cách cho trẻ” cho rằng: cần rèn luyện tính hợp tác của trẻ qua việc bày tỏ sự quan tâm, chia
sẻ với người khác những gì mình có và tôn trọng ý kiến của người khác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [41]
Tác giả Nguyễn Minh Anh tập trung vào nghiên cứu về trí tuệ và cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi bằng cách sử dụng phương pháp tranh vẽ người Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng trẻ 5-6 tuổi ở Việt Nam có những đặc điểm cảm xúc đáng chú ý, bao gồm tính cởi mở được thể hiện nhiều hơn ở trẻ nam so với trẻ nữ, và tính biểu lộ là đặc điểm tâm lý nổi trội của trẻ nữ so với trẻ nam Trong nghiên cứu này, trương lực tâm vận động của phần lớn trẻ 5-6 tuổi được xem là bình thường Nếu có sự không ổn định về cảm xúc, trầm cảm và lo âu, thì nguyên nhân chính gây ra những rối loạn này là yếu tố quan hệ gia đình không thành công [0]
Tác giả Phan Thị Ngọc Anh (2013) đã tiến hành nghiên cứu về 14 đặc điểm tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non ở 4 tỉnh: Hà Nội,
Trang 20Thái Nguyên, Nghệ An và Long An Kết quả cho thấy trẻ có khả năng thực hiện đa số các chỉ số của bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi sau khi học một thời gian ở trường mầm non [2 ]
Một nghiên cứu khác do tác giả Hàn Nguyệt Kim Chi (2005) thực hiện theo chiều dọc để xem diễn biến và đặc điểm phát triển của trẻ từ 37 đến 72 tháng tuổi ở các trường mầm non tại Hà Nội Kết quả cho thấy trẻ phát triển bình thường trong lĩnh vực quan hệ tình cảm - xã hội và có tốc độ phát triển nhanh theo từng quý Trẻ thành thị thực hiện tốt hơn các chỉ số về quan hệ tình cảm - xã hội so với trẻ nông thôn, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ tình cảm - xã hội có mối tương quan thuận với các lĩnh vực khác [9]
Tác giả Lê Thị Luận nghiên cứu về mức độ thể hiện xúc cảm bản thân của trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non tại tỉnh
Hà Giang Nghiên cứu tập trung vào 6 loại xúc cảm cơ bản, bao gồm vui mừng, ngạc nhiên, yêu thương, sợ hãi, buồn bã và tức giận Kết quả cho thấy trẻ thể hiện rõ cảm xúc tích cực và tiêu cực trong quá trình chơi [33]
Luận văn thạc sĩ của Ngô Thị Thạch Thảo (2013) nghiên cứu về cảm xúc dưới dạng một kỹ năng, trong đó kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc được xem là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ 5 tuổi có khả năng nhận biết và hiểu các cảm xúc cơ bản như vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và xấu hổ của bản thân và của người khác Họ cũng có khả năng tạo ra các cảm xúc đáp lại và tự quản lý cảm xúc của mình, nhưng khả năng này chưa cao [42]
Những nghiên cứu trên đề cập đến hoạt động phát triển tình cảm của trẻ trong trường mầm non Các tác giả đã phân tích yếu tố tình cảm, vai trò của yếu tố tình cảm trong sự phát triển toàn diện, hình thành nhân cách của trẻ mầm non Tuy nhiên các nghiên cứu chưa đi sâu vào tìm hiểu về phát triển giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ mầm non 5-6 tuổi
Trang 211.1.2 Tổng quan nghiên cứu vấn đề về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thông qua sử dụng ca dao, đồng dao
Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mầm non 5-6 tuổi là một trong những nội dung thuộc chương trình giáo dục mầm non Trong chủ trương tập huấn, bồi dưỡng giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Module 2 nhấn mạnh rằng: “Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non đã và đang là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội.” Và theo: “Chương trình Giáo dục mầm non mới nói chung và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nói riêng, trong đó lĩnh vực
“Phát triển tình cảm xã hội và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non” là một lĩnh vực
đặc biệt Nội dung chương trình bám vào hai vấn đề hết sức cần thiết cho trẻ là: Giá trị sống và kỹ năng sống nhằm xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, phẩm cách con người, tăng sức đề kháng và năng lực hội nhập cho trẻ ngày hôm nay và tự tin vững bước trong tương lai thực hiện những mục tiêu mà giáo viên đặt ra để dạy trẻ một cách tự nhiên và gần gũi với trẻ” [35]
Tác giả Nguyễn Thị Khuyên (2017) cho rằng “Giáo dục con người luôn luôn được coi trọng nhằm tạo ra những con người có trí tuệ, có đạo đức, có sức khỏe để phục vụ đất nước” [25] Và giáo dục tình cảm, đặc biệt là tình cảm đạo đức “làm sâu sắc thêm các mối tương quan giữa con người với con người, con người với tự nhiên” [37, tr.15] Đồng thời, Lê Thị Tuyết Ba (2005) báo cáo về
vấn đề “Tình cảm đạo đức và vấn đề bồi dưỡng tình cảm đạo đức trong điều
kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” [5, 164-167]
Nhóm tác giả Lê Thị Hồng và Nguyễn Thị Nhã Phương nghiên cứu
“Giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ ở trường mầm non” Nhóm tác giả đưa ra
những phương pháp để phát triển tình cảm gia đình cho trẻ trong trường mầm non [16, 131-132]
Giáo viên tại trường mầm non cũng có sự quan tâm đến giáo dục tình cảm đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ: nhóm giáo viên Lê Thị Hằng và
Trang 22Đào Thị Hồng Vinh (2017) về “Một số giải pháp giáo dục tình cảm và kỹ năng
xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa”
đề xuất các biện pháp thông 14 qua các hoạt động trong giờ đón - trả trẻ, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động ăn ngủ - vệ sinh [15]
Lê Thị Mai (2017) - đang công tác tại trường mầm non Hoàng Đan, Vĩnh
Phúc - tập trung nghiên cứu về “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5
tuổi thông qua các tác phẩm văn học” bằng cách thực hiện các biện pháp: sưu
tầm lựa chọn tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, chuẩn bị đồ dùng và địa điểm, giáo dục lễ giáo mọi lúc mọi nơi, áp dụng các phương pháp dạy học và phối hợp với phụ huynh đạt được những kết quả tích cực [27]
Nguyễn Ngọc Bích (2013) cũng nghiên cứu về “Giáo dục tình cảm đạo đức
cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm - Thuận Châu - Sơn
La thông qua việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích” Tuy nhiên, tác giả tập
trung vào các câu chuyện cổ tích và đề xuất thêm các biện pháp như tạo hứng thú trong giờ học, lập kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề và nâng cao nhận thức của giáo viên nhằm phát triển đạo đức cũng như tình cảm đạo đức cho trẻ [8]
Đào Thị My (2017) trong Tạp chí Khoa học với đề tài “Phát triển xúc cảm
thẫm mỹ trong hoạt động giáo dục nghệ thuật cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng”, tác giả cho rằng những xúc cảm nghệ thuật đầu đời sẽ là nền tảng
cho sự phát triển nhân cách, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ thông qua các hoạt động nghệ thuật như tạo hình, âm nhạc [28, tr 49, 61-62]
Chu Thị Hồng Nhung (2017) về “Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi
qua trải nghiệm ở trường mầm non”, trẻ được chú trọng phát triển lòng nhân ái
qua các hoạt động trải nghiệm dựa trên mô hình David Kolb Qua nghiên cứu, hình thức, biện pháp tổ chức thông qua trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc phát triển lòng nhân ái cũng như tình cảm của trẻ, giúp trẻ học được cách đặt mình vào các tình huống, hoàn cảnh khác nhau [34]
Từ việc nghiên cứu tổng quan ở trên, chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu giáo dục tình cảm xã hội thông qua sử dụng ca
Trang 23dao, đồng dao cho trẻ 5 - 6 tuổi Các tài liệu trên là nguồn tham khảo quý giá để tác giả kế thừa và thực hiện đề tài luận văn
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm ca dao, đồng dao
Có thể định nghĩa ca dao như sau: Ca dao là thơ ca dân gian tồn tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát, gắn bó mật thiết với ñời sống sinh hoạt của nhân dân Với bản chất trữ tình, ca dao có chức năng diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động [39]
Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ Ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục, tập quán, về thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn học của người xưa
* Đồng dao:
Có nhiều cách hiểu về đồng dao
Doãn Quốc Sỹ lại dựa vào nghĩa Hán - Việt của thuật ngữ, xem đồng dao
là ca dao nhi đồng và đặt tên cho công trình của mình là Ca dao nhi đóng Trong công trình này, ông phân loại đồng dao theo các lĩnh vực nội dung mà nó phản ánh và đưa vào đó cả tục ngữ, câu đố hoặc vô danh hoặc có tên tác giả [32, tr.671-683]
Cùng quan điểm này, hai soạn giả Nguyễn Tấn Long và Phan Canh trong Thi ca bình dân, tập IV, mục Đồng dao cũng định nghĩa đồng dao là ca dao nhi đồng và xem đồng dao là một bộ phận của ca dao [32]
Trang 24Tác giả Hoàng Tiền Tựu cũng nhất trí với các tác giả trước đó rằng đồng dao thuộc thể loại ca dao trẻ em Theo ông, “đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em”, nó bao gồm cả những bài về kể chim, kể quả cả những lời sấm truyền, sấm ký (nhưng ông lại không xếp vào đó những bài hát ru của trẻ em) [40]
Một số tác giả khác lại xem đồng dao là một bộ phận của dân ca
Nhà văn Vũ Ngọc Phan cũng đưa đồng dao vào trong mục: Hát vui chơi
và hút trẻ em bao gồm những bài đồng dao của trẻ em, nhưng không đưa ra tên gọi cụ thể [36, tr.740]
Vũ Ngọc Khánh cũng cho rằng đồng dao tương đồng với bài hát dân gian của trẻ em [23]
Theo định nghĩa của nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu văn hóa thì:
“Đồng dao là những bài hát truyền miệng của trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên Vốn là những sáng tác dân gian không rõ tác giả, về sau từ vần điệu của loại hình này, một số sáng tác, những bài thơ cho trẻ em hát có tên tác giả cũng được các nhà nghiên cứu gọi là đồng dao” [31, tr.5]
Như vậy các ý kiến trên đây đều thống nhất quan điểm cho rằng đồng dao không chỉ là phương tiện giải trí vui chơi, mà còn là những bài học giáo huấn sinh động, ấn tượng và sâu sắc với trẻ trong mọi thời đại Cũng chính vì nhận thức được khả năng giáo dục to lớn của đồng dao nên các nhạc sĩ trong nhiều thời đại đã khai thác nhiều phương diện nghệ thuật của đồng dao để sáng tác ra những ca khúc mới cho thiếu nhi
Từ ý kiến của nhiều học giả trên đây, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi hiểu rằng ca dao, đồng dao là những bài hát dân gian truyền miệng của trẻ em, cho trẻ em, trên cơ sở những lời văn vẫn (của tác giả xác định hoặc vô danh),
có hình ảnh và nhịp điệu đơn giản, gắn với các trò chơi Trẻ em là đối tượng thụ hưởng cũng có khi là chủ thể sáng tạo Những bài ca dao, đồng dao thường
có giai điệu vui tươi, rất dễ học và khơi dậy hứng thú ở trẻ
Trang 251.2.2 Khái niệm giáo dục
Theo từ “Giáo dục” tiếng Anh -“Education” -vốn có gốc từ tiếng La tinh
“Educare” có nghĩa là “làm bộc lộ ra” Có thể hiểu giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục
John Dewey - một nhà giáo dục người Mỹ cho rằng “giáo dục không phải
là chuẩn bị cho cuộc sống, giáo dục chính là cuộc sống” Vậy, giáo dục là quá trình phát triển và tăng trưởng của hai yếu tố tương tác với nhau là cá nhân và môi trường xã hội, đạt được “mục tiêu giáo dục là phát triển tối đa những tiềm năng cá nhân” và tạo ra những kết quả giáo dục [49]
Theo Jean Piaget - nhà giáo dục người Thụy Sĩ cho rằng “giáo dục là tạo
ra những người - bất kể là nam hay nữ đều có khả năng tạo ra cái mới, không chỉ đơn giản là lặp lại những gì thế hệ khác đã làm”[52]
Đồng quan điểm, Krishnamurti tin rằng “giáo dục là tạo ra những giá trị mới”, giúp đánh thức trí tuệ, khả năng tiềm ẩn và khơi gợi sự sáng tạo trong mỗi cá nhân Theo Krishnamurti (2017) cho rằng giáo dục không chỉ làm cho tâm trí trở nên hiệu quả mà phải làm cho nó trở nên vẹn toàn bằng cách tạo dựng một nền giáo dục đúng đắn Trong đó, “giáo dục không chỉ dừng lại ở việc sở đắc kiến thức, kết nối các dữ kiện; giáo dục là nhìn thấy ý nghĩa cuộc sống như một toàn thể nguyên vẹn” [26, tr 13]
Tác giả Bùi Thanh Huyền cho rằng: “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, là hoạt động của thế hệ trước truyền lại những kinh nghiệm xã hội cho thế
hệ sau và hoạt động của thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm đó để tham gia vào đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất và các hoạt động xã hội khác”
Vì giáo dục luôn là thành phần trong cơ cấu mà bất kỳ xã hội nào muốn duy trì
và phát triển Giáo dục gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người trong các chế độ xã hội, mọi giai đoạn lịch sử [20]
Giáo dục là một khoa học, vừa có đối tượng nghiên cứu riêng, vừa có một
hệ thống khái niệm từ cơ bản nhất
Trang 26Giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng): Là sự hình thành có mục đích có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ cho con người; với nghĩa rộng nhất, khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố tạo nên những nét tính cách
và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các yêu cầu của kinh tế xã hội
Giáo dục (nghĩa hẹp): Theo nghĩa hẹp, giáo dục bao gồm các hoạt động tạo ra cơ sở khoa học của thế giới quan, lí tưởng, đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực của con người, kể cả việc phát triển nâng cao thể lực Quá trình này được xem là là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể
Theo Krishnamurti (2017) nhận định rằng “giáo dục là đánh thức năng lực
tự nhận biết bản thân, chứ không phải để thỏa mãn việc tự khẳng định mình” [26, tr.15], giúp con người tạo ra những giá trị mới
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định khái niệm giáo dục như sau: Giáo dục là một hoạt động tự giác có tổ chức, có mục đích, nội dung và phương pháp… nhằm hình thành nên thế giới quan, lý tưởng, đạo đức, thẩm mỹ ở con người
1.2.3 Khái niệm tình cảm xã hội
* Khái niệm tình cảm:
Theo từ điển Oxford, “tình cảm là thích hoặc yêu một ai đó, một cái gì đó rất nhiều và luôn quan tâm đến những điều ấy” Tình cảm theo nghĩa của từ điển được giải thích cách yêu thích một điều gì đó và luôn để tâm đến người hoặc việc đó
Theo M.P González, E Barrull, C Ponsy P Marteles (1998), “tình cảm là quá trình tương tác xã hội giữa hai hoặc nhiều chủ thể”, “Tình cảm là cái gì đó phát sinh giữa con người với con người thông qua cho và nhận” Ngoài ra, nhóm tác giả còn đưa ra quan điểm tình cảm là điều quan trọng đối với 19 loài người, đặc biệt trong thời thơ ấu và khi bệnh tật Để có thể đáp ứng và tiếp nhận tình cảm, con người chúng ta phải rất nỗ lực [50]
Nghiên cứu của Floyd, K., & Morman, M T (1998) về đo lường sự giao tiếp tình cảm, nhóm tác giả bàn luận về “tình cảm là trung tâm của các quá
Trang 27trình giao tiếp trong các mối quan hệ giữa các cá thể” Nhóm tác giả đã bàn luận khái niệm về tầm quan trọng của tình cảm trong giao tiếp giữa người với người [48, tr 144-162]
Theo từ điển tâm lý học của Vũ Dũng (2008) “tình cảm là những trạng thái xúc cảm ổn định của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của họ” [10]
Theo tài liệu Bồi dưỡng chuyên môn “tình cảm là những thái độ thể hiện
sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu
và động cơ của họ và gắn liền với một đối tượng cụ thể” [6]
Phạm Minh Hạc (1995) đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về tình cảm như sau: “tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của họ, tình cảm là sản phẩm cao cấp của
sự phát triển các quá trình cảm xúc trong những điều kiện xã hội” [14]
Theo tác giả Lê Xuân Hồng (Chủ biên) cùng nhóm tác giả “Tình cảm là những thái độ đặc biệt của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan tùy thuộc sự vật, hiện tượng đó có thỏa mãn hay không các nhu cầu của con người”[17]
Trong nghiên cứu này, chúng tôi hiểu thuật ngữ “tình cảm là những thái
độ, cảm xúc ổn định thể hiện sự rung cảm đặc biệt đối với hiện thực khách quan, tùy thuộc sự vật, hiện tượng đó có thỏa mãn hay không các nhu cầu của con người”
Khái niệm tình cảm xã hội:
Theo nhà tâm lý học xã hội, A.G Kovaliop cho rằng: “Tình cảm xã hội là những cấu trúc tâm lý bền vững hay là những thuộc tính tâm lý của một cá nhân riêng rẽ cũng như của những nhóm người có tổ chức Tình cảm nói lên
Trang 28đặc điểm trong thái độ cảm xúc của con người đối với những mặt khác nhau của đời sống xã hội” [3]
Theo D Goleman “Tình cảm xã hội (Social Emotion) là những tình cảm phụ thuộc vào suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành động của người khác” [11]
Theo tác giả Jack P Shonkoff trong nghiên cứu của mình cho rằng “Tình cảm xã hội (Social Emotion) là những cảm xúc thể hiện sự trải nghiệm khác nhau của con người phụ thuộc vào suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành động của bản thân và người khác, "như đã trải nghiệm, nhớ lại, dự đoán hoặc tưởng tượng ngay từ đầu" [51]
Từ các định nghĩa trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi hiểu thuật ngữ
Tình cảm xã hội là một thuộc tính tâm lý ổn định thể hiện thái độ của con người đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội, biểu hiện ở khả năng hiểu và quản lý cảm xúc, cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm, thiết lập và duy trì mối quan hệ tích cực và đưa ra quyết định có trách nhiệm
1.2.4 Khái niệm giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi
Theo The Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning (CASEL), giáo dục tình cảm xã hội là quá trình trẻ em và người lớn hiểu và quản lý cảm xúc, thiết lập và đạt được mục tiêu tích cực, cảm nhận và thể hiện
sự đồng cảm với người khác, thiết lập và duy trì các mối quan hệ tích cực và đưa ra quyết định có trách nhiệm
Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mầm non: Là quá trình tác động sư
phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ em nhằm giúp trẻ tiếp thu và vận dụng một cách hiệu quả các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết
để hiểu và quản lý cảm xúc bản thân, đặt ra và đạt được mục tiêu tích cực, cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm với người khác, hình thành và duy trì các mối quan hệ tích cực và đưa ra quyết định có trách nhiệm
Trang 291.2.5 Khái niệm giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thông qua sử dụng ca dao, đồng dao
Từ những khái niệm trên, chúng tôi quan niệm: giáo dục tình cảm xã hội
cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục bằng cách sử dụng ca dao, đồng dao đến trẻ 5-6 tuổi nhằm giúp trẻ tiếp thu và vận dụng một cách hiệu quả các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết từ ca dao, đồng dao để hiểu và quản lý cảm xúc bản thân, đặt ra và đạt được mục tiêu tích cực, cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm với người khác, hình thành và duy trì các mối quan hệ tích cực và đưa ra quyết định có trách nhiệm
1.3 Lý luận về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
1.3.1 Đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
* Đặc điểm sinh lý
Trong giai đoạn trẻ mẫu giáo, các chức năng chủ yếu của cơ thể trẻ dần hoàn thiện, đặc biệt là khả năng vận động và phối hợp động tác Cơ lực của trẻ phát triển nhanh chóng, cho phép trẻ thực hiện những động tác khéo léo và gọn gàng hơn Trẻ có thể làm những công việc khá khó khăn và phức tạp hơn, tự phục vụ như tự ăn, tự mặc quần áo và tắm rửa Hệ thần kinh của trẻ cũng phát triển đáng kể, cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã trải qua biến đổi Chức năng phân tích và tổng hợp của não đã hoàn thiện, số lượng phản xạ có điều kiện ngày càng tăng và tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh hơn Trí tuệ của trẻ cũng phát triển nhanh chóng Do đó, trẻ có khả năng nói những câu dài, thể hiện sự ham học và có những ấn tượng sâu sắc với những người xung quanh Trẻ trong giai đoạn này cũng đã biết chơi cùng nhau, học những bài hát ngắn, bài thơ ngắn và nhớ nội dung của các câu chuyện Vì vậy, tác động của môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến trẻ, có thể tốt hoặc xấu
Từ những nét sinh lý này, có thể thấy rằng giai đoạn này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm cả sự phát triển về tình cảm xã hội
Trang 30- Về trí nhớ: Do người lớn đặt ra yêu cầu đối với trẻ ngày càng cao và do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp, nên các hình thức ghi nhớ và nhớ lại có chủ định phát triển mạnh ở trẻ 5-6 tuổi Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu hình thành trí nhớ lôgic, trẻ thường nhớ và nhớ rất lâu những gì có ý nghĩa và để lại ấn tượng mạnh với trẻ, nhưng sự ghi nhớ của trẻ vẫn là ghi nhớ máy móc Do đó trong các hoạt động học cần tổ chức các trò chơi đa dạng, sinh động, phong phú… để phát triển sự tập trung chú ý của trẻ
- Về tư duy: Ở trẻ mầm non 5 - 6 tuổi xuất hiện kiểu tư duy trực quan - hình ảnh Có thể thấy, nếu kiến thức giáo viên cần truyền tải đến trẻ hay nhiệm
vụ mà giáo viên đặt ra cho trẻ chỉ giới hạn qua lời nói, sẽ làm cho trẻ khó tiếp nhận để giải quyết nhiệm vụ Trong khi dạy học, giáo viên nên lồng ghép các bài hát dân ca minh họa phù hợp với nội dung cần truyền đạt Từ đó, trẻ sẽ dễ dàng hình thành kĩ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống
- Về tưởng tượng: Ở độ tuổi 5-6 tuổi trí tưởng tượng của trẻ phát triển rất mạnh Đây là giai đoạn phát cảm về sự phát triển tưởng tượng Trí tưởng tượng của trẻ vô cùng phong phú Chẳng hạn: Khi tham gia vào trò chơi đóng kịch,
Trang 31trẻ hóa thân vào nhân vật, tha hồ thỏa sức mơ ước, hình ảnh tưởng tượng của trẻ bay bổng, nhập vai sáng tạo, giàu màu sắc xúc cảm nhưng đôi lúc phi hiện thực Tưởng tượng sáng tạo của trẻ ngày càng tăng lên rõ rệt Chẳng hạn: Bằng trí tưởng tượng sáng tạo của mình, trẻ biết làm phong phú thêm những chủ đề trò chơi, mỗi lần chơi trẻ lại tưởng tượng ra hành động chơi khác nhau… Do
đó, GV cần khuyến khích trẻ tham gia tích cực trong các hoạt động vui chơi, lao động, tạo hình ở trẻ
- Về ý thức: Đến cuối tuổi 5 - 6 tuổi, trẻ mới hiểu được mình có những phẩm chất gì, nhận ra những thế mạnh và hạn chế của bản thân, tự đánh giá về thành công hay thất bại của mình và tại sao mình có hành động này hay hành động khác…Trẻ nắm được kĩ năng so sánh mình với người khác, cách đối xử của những người xung quanh với mình ra sao so với cách đối xử của mình với
họ Giáo viên có thể đưa các bài ca dao, đồng dao để giáo dục ý thức tự bản thân trẻ, vai trò, vị trí của trẻ trong trường lớp mầm non và trong gia đình
* Đặc điểm tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi mầm non Ở giai đoạn này, những cấu trúc tâm lý đặc trưng của con người được hình thành trước đây vẫn tiếp tục phát triển mạnh Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo
bé, mẫu giáo nhỡ thường để cảm xúc và tình cảm xâm chiếm, đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống Trẻ chưa biết điều khiển những tình cảm, cảm xúc của mình, nhưng đến tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi trẻ bắt đầu nhận thức được cảm xúc của mình và nhận dạng cảm xúc của người khác, nhận biết được ai yêu thương, có tình cảm với mình
Tình cảm của trẻ đã khá rõ nét và ổn định hơn các độ tuổi trước Với sự phát triển của ngôn ngữ và tư duy, trẻ có thể sử dụng các sắc thái khác nhau của ngôn ngữ, các từ ngữ phong phú biểu cảm, điệu bộ để thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình Trẻ cũng có thể nói về tình cảm của mình cho người khác nghe (giải thích vì sao có cảm xúc hay tình cảm đó và đưa ra nhận xét )
Trang 32Trẻ biết cách thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân quen Tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức tiếp tục phát triển và được củng cố Trẻ không chỉ có những rung động trước cái đẹp, cái tốt lành mà còn có mong muốn được hoạt động tạo ra cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, bảo vệ lẽ phải Tình cảm trí tuệ cũng rất phát triển ở giai đoạn này, trẻ bé thực sự mong muốn và yêu thích các hoạt động khám phá phát triển nhận thức Trẻ tỏ rõ sự hiếu kì trước những điều mới lạ mà mình chưa biết rõ và có nhu cầu tìm hiểu về chúng Trẻ không dễ dàng chấp nhận các câu trả lời qua quýt hoặc lảng tránh Đây là những đặc điểm đáng quý mà người lớn chúng ta cần trân trọng và khai thác để giúp trẻ phát triển tốt hơn
Ở giai đoạn này, các loại tình cảm phát triển mạnh mẽ Trẻ bắt đầu nhạy cảm với những đánh giá của người lớn về mình Nhờ vào khả năng bắt chước, trẻ không những biết kiềm chế cảm xúc mạnh mẽ hơn, mà còn nắm được những hình thức thể hiện tình cảm một cách tế nhị bằng ánh mắt, điệu bộ, ngữ điệu của giọng nói hơn ở các độ tuổi trước Ý nghĩa của các loại âm thanh xung quanh trẻ làm cho trẻ chú ý hơn và tác động đến cảm xúc, tình cảm, thái độ và hành vi của trẻ trước các âm thanh đó
1.3.2 Mục tiêu giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Các mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được quy định tại Chương trình Giáo dục Mầm non mới nhất năm 2021 Cụ thể: [7]
- Giúp trẻ hình thành ý thức về bản thân như sở thích, khả năng của bản thân và của người khác Thể hiện rõ ở đặc điểm tâm lý của trẻ ở giai đoạn mẫu giáo, trẻ vượt qua được cái tôi, xem bản thân là trung tâm mà độ tuổi trước hình thành Độ 5-6 tuổi là khoảng thời gian trẻ nhận thức nhiều hơn về bản thân, hiểu được vị trí, trách nhiệm của mình trong lớp và gia đình Trẻ bắt đầu thực hiện một cách chủ động và độc lập một số hoạt động, công việc được giao
- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh
Cùng với các mục tiêu trên, theo Tài liệu Hướng dẫn Thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non Mẫu giáo (5-6 tuổi), mục tiêu giáo dục tình cảm xã hội thể hiện ở: [21]
- Hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động
- Có hành vi ứng xử đúng với bản thân và những người xung quanh
Trang 33- Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi
- Vui vẻ nhận và thực hiện công việc được giao đến cùng
- Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường, lớp mầm non, nơi công cộng
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định; chăm sóc vật nuôi, cây cảnh; giữ gìn đồ dung, đồ chơi; có ý thức tiết kiệm
1.3.3 Nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
Giáo dục tình cảm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục mầm non Giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao sẽ góp phần giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ phát triển tư duy, sáng tạo
và hướng trẻ đến với truyền thống văn hóa dân tộc Nội dung giáo dục tình cảm
xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non được thể hiện trong chương trình giáo dục mầm non [7]
- Ý thức về bản thân - Sở thích, khả năng của bản thân
- Điểm giống và khác nhau của mình với người khác
- Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học
- Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi )
- Chủ động và độc lập trong một số hoạt động
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến
Nhận biết và thể hiện
cảm xúc, tình cảm
với con người, sự vật
và hiện tượng xung
quanh
- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc
- Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau
- Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác
- Kính yêu Bác Hồ
- Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước
Trang 34Nội dung giáo dục phát triển tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi được tích hợp trong các hoạt động chăm sóc hàng ngày, hoạt động giáo dục phát triển: các hoạt động chơi - tập, hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ Các hoạt động này được tiến hành mọi lúc mọi nơi trong mọi tình huống, mọi thời điểm thích hợp
1.3.4 Phương pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
a Phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ
* Mục đích
Phương pháp này nhằm tạo ra sự tin tưởng gắn bó giữa trẻ với những người xung quanh Tăng cường sự phát triển của các giác quan Góp phần tích cực phát triển các kĩ năng đã có xã hội
* Cách thực hiện
GV luôn để ý tới trẻ, tạo nhiều thời gian nhất có thể cho việc giao lưu với trẻ Giao lưu trọn vẹn được hiểu là một quá trình gồm cả những thông tin bằng lời nói, những cử chỉ điệu bộ thể hiện cảm xúc, ánh mắt, nét mặt của người giao lưu cùng trẻ Với trẻ mẫu giáo những âm thanh ngôn ngữ tuy không mang giá trị nhiều về mặt ngữ nghĩa song sự kết hợp giữa âm thanh, điệu bộ, đặc biệt
là nét mặt và ánh mắt sẽ khiến trẻ cảm nhận được tình cảm, thái độ của người cùng giao tiếp, trẻ sẽ có phản ứng hưởng ứng lại Khi trẻ lớn hơn thì những cuộc trò chuyện hưởng vào một nội dung cụ thể (việc trẻ đang làm, một đổi tượng mà trẻ đang quan tâm, tâm trạng của trẻ…) mang ý nghĩa nhiều mặt: phát triển ngôn ngữ, tư duy, các chức năng tâm lí, tình cảm, kĩ năng đã có giao tiếp ứng xử
b Phương pháp dùng lời nói
* Mục đích: Giúp trẻ nắm được nội dung các yêu cầu cần thực hiện giúp giáo viên truyền tải tới trẻ một cách đầy đủ các vấn để giáo dục
Trang 35* Cách thực hiện
GV có thể sử dụng hình thức khác nhau như: trò chuyện, phân tích, giảng giải Để phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ em lứa tuổi mầm non phương pháp này nên sử dụng kết hợp cùng phương pháp trực quan Như vậy sẽ giúp trẻ nhận thức một cách đầy đủ và chính xác hơn
Giáo viên cần chuẩn bị trước về cuộc trò chuyện với trẻ: xác định mục đích, những nội dung trò chuyện với trẻ, những lời dẫn dắt và cách dẫn dắt (bằng một tình huống/ một đoạn truyện ngắn/ một đoạn phim ), những đoạn trao đổi Cách đặt câu hỏi, cách dùng câu từ và thời gian trò chuyện phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng tập trung của trẻ Hầu như rất ít trẻ ó thể kiên nhẫn ngồi nghe một cuộc diễn thuyết chạy dài khoảng 15 - 20 phút Độ phức tạp của các câu kể, câu hỏi cần Tùy thuộc vào đối tượng trò chuyện Sự thay đổi linh hoạt các hình thức trò chuyện (kết hợp sử dụng các vật dụng trực quan, kết hợp các hành động thể hiện, ) sẽ làm tăng hứng thú, tăng độ tập trung và tăng hiệu quả ghi nhớ các nội dung được đề cập
c Phương phương pháp sử dụng tình huống
* Mục đích: Hình thành cho trẻ kỹ năng giải quyết những tình huống thường gặp trong cuộc sống hằng ngày Trẻ có sự gắn kết giữa những nội dung được dạy với thực tế cuộc sống; dần nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động học tập và rèn luyện
* Cách thực hiện
Các tình huống có thể bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày Trong cuộc sống các tình huống khá đa dạng, thường ít khi lặp lại nguyên xi, do vậy nó đòi hỏi ở giáo viên phải bao quát lớp sát sao, đặc biệt cần tinh ý để phát hiện ra các tình huống có vấn đề, có thể tận dụng để giáo dục trẻ Ngay cả khi đã phát hiện
ra tình huống có vấn đề thì Tùy từng giáo viên mà cách xử lí các tình huống đỏ vào mục đích giáo dục cũng rất khác nhau Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm sư phạm, văn hoá cá nhân của giáo viên Trên thực tế, nhiều tình huống
Trang 36hầu như ít khi, thậm chí không bao giờ xảy ra trong môi trường trường mầm non Ví dụ như lạc đường, bị bắt cóc, giúp đỡ người già Vì vậy, để trẻ được luyện tập, giáo viên cần tạo ra các tình huống: thông qua xây dựng kịch bản chơi trò chơi đóng kịch
Thông qua tình huống, giáo viên dàn dựng để đưa trẻ vào hoạt động với tình huống đỏ Những tình huống giáo dục sẽ có giá trị tác động cao hơn khi được áp dụng cho một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ trẻ Vì vậy giáo viên nên quan sát kĩ trẻ để phát hiện những vấn đề cần phải tác động xây dựng “kịch bản tình huống” và có kế hoạch triển khai Sau khi trái nghiệm tình huống, giáo viên cần giúp trẻ đúc kết lại để trẻ ghi nhớ đầy đủ và chính xác hơn Bởi trong quá trình thực hiện, nhiều khi trẻ bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc vào một vài chi tiết nào đó
d Phương pháp tổ chức trò chơi
* Mục đích: Trẻ được học tập các kiến thức, kĩ năng một cách tự nhiên qua các trò chơi, đồng thời đây cũng là cơ hội để trẻ trải nghiệm và kiểm tra lại vốn kiến thức, kĩ năng đã có của mình
* Cách thực hiện
Hoạt động vui chơi có giá trị tích cực trong việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ em Khi tham gia trò chơi, trẻ khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình Trẻ lĩnh hội được tư duy linh hoạt, cách giải quyết vấn đề, hình thành những khái niệm Hoạt động vui chơi cũng đặt ra cho trẻ nhiều tình huống bất ngờ đòi hỏi ở trẻ sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo để giải quyết tình huống chơi Trò chơi tạo cơ hội cho trẻ hợp tác với nhau một cách tự nhiên trong hoạt động Từ đó giúp trẻ tăng cường khả năng giao tiếp, phát triển tỉnh đoàn kết, tương trợ giữa các trẻ trong lớp
Có nhiều dạng trò chơi mà giáo viên có thể khai thác để tổ chức cho trẻ Nguồn trò chơi có thể do sưu tầm hoặc do giáo viên sáng tạo ra những trò chơi mới
Trang 37g Phương pháp nêu gương, đánh giá
* Mục đích: Việc khuyến khích, động viên trẻ đúng lúc có tác dụng tạo cho trẻ thêm sự tin tưởng, vui vẻ, giúp trẻ thêm hào hứng, quyết tâm để thực hiện công việc của mình Khi được khen ngợi trẻ như được nhìn nhận và biết mình đang làm đúng Cảm giác đó thúc đẩy trẻ đến hoạt động, duy trì hứng thú của trẻ và làm nảy sinh ở trẻ mong muốn tham gia những hoạt động khác
Mặt khác, khi đứa trẻ lúng túng hoặc làm sai, làm chậm hơn các bạn thì sự động viên, khích lệ và hướng dẫn sửa sai giúp trẻ của giáo viên là vô cùng cần thiết Điều đỏ sẽ trở thành động lực cho trẻ, trẻ cảm thấy yên tâm vì trẻ vẫn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cô
* Cách thực hiện:
Đây là phương pháp mang tính bổ trợ cho các phương pháp khác, phương pháp này giáo viên có thể sử dụng bất cứ khi nào miễn sao phải đúng lúc và hợp lí GV khen thưởng, khích lệ trẻ khi trẻ đi đúng hưởng, hành động đúng và đạt kết quả tốt nhiều khi chỉ cần trẻ có những tiến bộ hơn trước giáo viên cũng nên khen ngợi cháu Khi trẻ nhầm lẫn, làm sai sai về kĩ năng đã có và nhận thức giáo viên không nên trách mắng mà cần giúp trẻ nhận thấy cái sai của mình và động viên để trẻ tự tin hơn tiếp tục công việc Khi trẻ có những biểu hiện không tốt về mặt thái độ (không tập trung vào nhiệm vụ, quậy phá ) thì giáo viên cần khiển trách nhẹ nhàng hoặc cỏ hình thức giúp trẻ lấy lại hứng thú
để tập trung vào nhiệm vụ
1.3.5 Các con đường giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
1.3.5.1 Thông qua hoạt động giáo dục
- Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua con đường tổ chức hoạt động giáo dục Tích hợp nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động giáo dục trẻ: Hoạt động phát triển ngôn ngữ; Hoạt động góc; Hoạt động học; Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh…
Trang 38Trong hoạt động góc GV có thể sưu tầm chuẩn bị về trang phục, đạo cụ,
để trẻ thể hiện các bài đồng dao, ca dao Giúp trẻ trải nghiệm hóa thân vào những nhân vật trong các bài đồng dao, ca dao Điều đó sẽ khắc sâu cho trẻ những hình tượng về con người và đặc thù của mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam bởi trang phục, đạo cụ và đặc trưng của từng vùng miền đó Những tiết tấu, giai điệu nhịp điệu âm thanh đem đến cho trẻ có hay thì trang phục sẽ giúp cho trẻ thấy được những hình ảnh đẹp qua đó giúp trẻ phát triển tình cảm
xã hội, thêm yêu, hứng thú say mê với đồng dao - ca dao Việt Nam hơn Hoặc
GV có thể tạo ra góc chơi dân gian trong lớp học cho trẻ với phong cảnh làng quê Việt Nam với những mái nhà được lợp bằng rơm, rạ, những con vật giúp người nông dân cày ruộng như con trâu, con bò và một số dụng cụ lao động,… Từ đó giúp giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Lòng yêu thương con người, yêu cỏ cây hoa lá, yêu động vật thiên nhiên qua câu ca dao, đồng dao và giọng hát mượt mà thiết tha của mỗi vùng quê quen thuộc
GV tạo môi trường học tập cho trẻ bằng cách tạo ra góc chơi dân gian trong lớp học cho trẻ với phong cảnh làng quê Việt Nam với những mái nhà được lợp bằng rơm, rạ, những con vật giúp người nông dân cày ruộng như con trâu, con bò và một số dụng cụ lao động,… Từ đó giúp giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Lòng yêu thương con người, yêu cỏ cây hoa lá, yêu động vật thiên nhiên qua câu ca dao, đồng dao và giọng hát mượt mà thiết tha của mỗi vùng quê quen thuộc
1.3.5.2 Thông qua các hoạt động khác
- Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm Tích hợp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động trải nghiệm của trẻ, tổ chức các loại hình trải nghiệm thiên nhiên, trải nghiệm mô phỏng, trải nghiệm thông qua tổ chức trò chơi hay các tình huống giáo dục, trải nghiệm lao động… Căn cứ vào điều kiện thực tế nhà trường, GV
Trang 39tiến hành tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian … thông qua các ngày lễ lớn trong năm học Hoặc tổ chức cho trẻ tham quan di tích lịch
sử, lễ hội của địa phương phù hợp với trẻ hoặc mời các nghệ nhân tại địa phương biểu văn nghệ, trò chơi dân gian, hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian…
- Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi bằng cách tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ Tích hợp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi vào thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi Trong các giờ đón trả trẻ, giáo dục trẻ nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên
bố, tên mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại; Nói ược điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và việc gì bé không làm được; Nói được mình có điểm
gì giống và khác bạn (dáng vẻ bề ngoài, giới tính, sở thích và khả năng); Biết mình là con, cháu, anh, chị, em trong gia đình; Biết vâng lời và giúp đỡ bố mẹ,
cô giáo những công việc vừa sức.… Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh biết lợi ích khi đưa đồng dao - Ca dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Để từ đó phụ huynh có thể phối hợp với giáo viên dạy Đồng dao, ca dao, tục ngữ, dân ca cho trẻ, phụ huynh có thể hát dân ca, cho trẻ nghe các bài hát dân ca vào mỗi tối
- Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi của trẻ 5 - 6 tuổi Tích hợp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non, thông qua các trò chơi, hoạt động chơi đóng vai theo chủ đề tình cảm xã hội, giúp trẻ tự ý thức về bản thân; Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh
Để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao,
GV có thể tổ chức các trò chơi đồng dao, giúp trẻ mầm non 5-6 tuổi trải nghiệm các trò chơi đồng dao từ đó giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ
Chẳng hạn GV có thể sử dụng trò chơi đồng dao dân gian để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi Một số trò chơi dân gian như: Kéo cưa lừa xẻ; Nu
Trang 40na nu nống; Lộn cầu vồng; Ném còn; Trốn tìm; Xỉa cá mè; Bắt vịt trên cạn; Dệt vải; Chim bay, cò bay; Trồng đậu trồng cà; Bịt mắt bắt dê; Cắp cua; Thả đỉa ba ba; Dung dăng dung dẻ: Chìm nổi Tùy theo chủ đề, điều kiện cụ thể và ý thích của trẻ, GV có thể gợi ý trẻ chọn những trò chơi dân gian phù hợp
1.4 Lý luận về việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao
1.4.1 Ưu thế của ca dao, đồng dao trong giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ
5-6 tuổi ở trường mầm non
Thứ nhất, giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao đồng dao giúp trẻ hình thành các mối quan hệ tích cực của trẻ với thế giới xung quanh Thông qua những lời hát đồng dao được dạy, trẻ sẽ tăng cường khả năng quan sát môi trường tự nhiên và xã hội, trẻ nhận ra được tác động qua lại giữa các đối tượng và hiểu được mối quan hệ đó Từ đó, trẻ có thể thiết lập
và duy trì các mối quan hệ tích cực với thế giới xung quanh, tăng cường khả năng đối phó với sự căng thẳng và khó khăn trong cuộc sống Cũng thông qua việc tương tác với thế giới xung quanh, trẻ biết cách xây dựng các mối quan hệ
an toàn, hiệu quả, phát huy được tính độc lập, tự chủ của bản thân
Thứ hai, giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao đồng dao giúp trẻ cảm thông với mọi người, yêu thương, trân trọng những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, có trách nhiệm với những hành động của bản thân và với người khác Những bài ca dao, đồng dao thường có giai điệu vui tươi, rất dễ học và khơi dậy hứng thú ở trẻ Khi học những bài đồng dao, trẻ không học một cách thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó Tham gia sinh hoạt đồng dao là đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể một cách tự nguyện
Thứ ba, giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao đồng dao bồi dưỡng cho các em thế giới tình cảm phong phú, đa dạng Đó
là tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương đất nước Những bài