Xây dựng danh mục các bài ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Giáo dục tình cảm xả hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện đại từ, tỉnh thái nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng nai (Trang 81 - 85)

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ

3.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao trong ở trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Xây dựng danh mục các bài ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

* Mục đích: Giúp cho GVMN lựa chọn những nội dung giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ theo trật tự logic, không chồng chéo các nội dung GD tình cảm xã hội.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Để xây dựng danh mục các bài ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thì GVMN cần lựa chọn các bài ca dao, đồng dao theo từng chủ điểm có ngôn từ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi 5-6 tuổi nhưng cũng bao hàm vốn sống cần thiết để trẻ khám phá về cuộc sống và phù hợp với mục tiêu giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ.

Cách thức thực hiện:

Giáo dục trẻ mầm non theo chương trình đổi mới hiện nay được phân theo từng chủ đề rất rõ ràng, điều đó đã gợi mở cho giáo viên lựa chọn ý tưởng sưu tầm và tuyển chọn thêm các bài ca dao - đồng dao phù hợp với lứa tuổi 5-6 tuổi, giúp trẻ hiểu được nội dung những bài đồng dao ca dao đó hiểu được những ca từ trong từng bài trong mỗi vùng miền.

+ Lựa chọn những bài ca dao, đồng dao có vần điệu, ngôn ngữ trong sáng giàu hình ảnh, nhịp điệu, dễ nhớ, dễ thuộc.

+ Có chủ đề tư tưởng rõ ràng, thái độ ca ngợi, phê phán cụ thể.

+ Các nhân vật có cá tính sinh động, kết cấu ngắn gọn.

GV lựa chọn bài ca dao, các bài đồng dao, trò chơi dân gian, phù hợp với nội dung chương trình, thiết kế tổ chức các hoạt động phù hợp với từng chủ đề và lĩnh vực giáo dục tình cảm xã hội.

Không gian nghệ thuật trong đồng dao luôn là không gian gần gũi, quen thuộc với trẻ. Đồng dao có đời sống diễn xướng gắn bó với hoạt động vui chơi của trẻ thơ. Để đáp ứng tâm lí các em, đồng dao đã tạo ra một thế giới đầy màu sắc, ngập tràn những hình ảnh vui tươi, ngộ nghĩnh về những con vật, đồ vật và cây cỏ thân thương. Một thiên nhiên và cuộc sống xã hội đã mở ra mênh mông trước mắt trẻ từ chính thể loại dân gian còn được gọi là “ca dao thiếu nhi” này.

Đồng dao thường có kết cấu ngắn gọn, giàu nhạc tính. Nhạc điệu là đặc điểm quan trọng nhất của đồng dao, của những bài hát “vô nghĩa có duyên”

này. Chủ yếu tổ chức theo nhịp chẵn, đồng dao đã tạo nên sự đều đặn, nhịp nhàng về tiết tấu. Mặt khác, “về cấu trúc thanh nhạc, đồng dao thuộc gam trưởng, âm giai thánh thót, dễ chắp cánh tâm hồn trẻ thơ bay cao”.

Hiện nay, ngữ liệu các bài ca dao, đồng dao giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi chưa nhiều, giáo viên đôi khi lựa chọn các bài ca dao, đồng dao mang tính lặp lại. Vì vậy, chúng tôi đã sưu tầm và xây dựng danh mục các bài đồng dao, ca dao gắn với các chủ đề cụ thể để giáo viên có thể lấy đó làm nguồn tài liệu tham khảo về lựa chọn và sử dụng trong giáo dục tình cảm cho trẻ mầm non.

DANH MỤC CÁC BÀI CA DAO, ĐỒNG DAO GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

STT Chủ đề Nội dung tên bài Nội dung giáo dục

1 Trường mầm non

1. Dung dăng dung dẻ 2. Tan học

3. Nu na nu nống 4. Rềnh rềnh ràng ràng

Giáo dục cho trẻ niềm vui, sự yêu thích khi tham gia

các hoạt động tập thể ở trường, yêu

thích tri thức

2 Bản thân

1. Nu na nu nống 2. Tập tầm vông 3. Mười ngón tay

Giáo dục cho trẻ kiến thức về các bộ

phận cơ thể, cách giữ gìn vệ sinh cá

nhân

3 Gia đình

1. Công cha như núi Thái sơn 2. Cái bống

3. Gánh gánh gồng gồng 4. Lớn là anh

5. Gánh gánh gồng gồng 6. Buổi sáng ngủ dậy 7. Lộn cầu vồng

Giáo dục công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà,

cha mẹ, dạy cho các em sự lễ phép,

biết kính trên, nhường dưới

4 Nghề nghiệp

1. Kéo cưa lừa xể 2. Tay đẹp

Giáo dục cho trẻ kiến thức về nghề

nghiệp, yêu quý lao động

5 Động vật

1. Cá bống còn ở trong hang 2. Con vật

3. Bồ các là bác chim ri 4. Các con vật

5. Con vỏi con voi 6. Con cò mà đi ăn đêm

Giáo dục cho trẻ sự hiểu biết về thế

giới xung quanh mình, yêu quý các

con vật

STT Chủ đề Nội dung tên bài Nội dung giáo dục

6 Thực vật

1. Các loài hoa 2. Quả

3. Tháng bảy ông thị đỏ da

Giáo dục cho trẻ sự hiểu biết về thế giới xung quanh mình, yêu quý các cỏ cây, hoa lá xung quanh mình

7

Tình cảm nhân ái, biết giúp đỡ người

khác trong lúc khó khăn

1. Bà còng 2. Cái Bống

3. Giúp mẹ, giúp cha. Giáo dục tình cảm nhân ái, biết giúp

đỡ người khác trong lúc khó khăn

8 Giao thông

1. 1. Đi cầu đi quán 2. Bà còng

Giáo dục cho trẻ cách tham gia các

loại hình giao thông, tuân thủ luật

lên giao thông khi tham gia giao

thông.

9

Các hiện tượng tự

nhiên

1. Nắng

2. Ba mươi ngày trăng 3. Hạt mưa

Giáo dục cho trẻ kiến thức về các hiện tượng tự nhiên, bảo vệ nhiên

nhiên xung quanh

STT Chủ đề Nội dung tên bài Nội dung giáo dục

10

Quê hương - Đất nước

- Bác Hồ

1. Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm đủ vì sao

Đố ai đếm được công lao Bác Hồ 2. Tháp Mười đẹp nhất hoa sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

3. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài nghiêng, tháp Bút chưa sờn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

4. Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

5. Đường vô xứ nghệ quanh quanh Non tranh nước biếc như tranh họa đồ.

6. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm

Giáo dục trẻ biết yêu quý, biết ơn và kính trọng Bác Hồ, biết được công lao to lớn của Bác với

sự nghiệp giải phóng dân tộc.

* Điều kiện thực hiện biện pháp.

- Giáo viên phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nắm rõ nội dung về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ.

- Các bài ca dao, đồng dao được lựa chọn phải ngắn gọn, phù hợp với đối tượng là trẻ 5-6 tuổi, bám sát vào tình hình thực tiễn, vào nội dung của tiết học để trẻ có thể dễ dàng thu nhận được nội dung giáo dục tình cảm xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo dục tình cảm xả hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện đại từ, tỉnh thái nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng nai (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)