Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI
1.3. Lý luận về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
1.3.4. Phương pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
a. Phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ
* Mục đích
Phương pháp này nhằm tạo ra sự tin tưởng gắn bó giữa trẻ với những người xung quanh. Tăng cường sự phát triển của các giác quan. Góp phần tích cực phát triển các kĩ năng đã có xã hội.
* Cách thực hiện
GV luôn để ý tới trẻ, tạo nhiều thời gian nhất có thể cho việc giao lưu với trẻ. Giao lưu trọn vẹn được hiểu là một quá trình gồm cả những thông tin bằng lời nói, những cử chỉ điệu bộ thể hiện cảm xúc, ánh mắt, nét mặt của người giao lưu cùng trẻ. Với trẻ mẫu giáo những âm thanh ngôn ngữ tuy không mang giá trị nhiều về mặt ngữ nghĩa song sự kết hợp giữa âm thanh, điệu bộ, đặc biệt là nét mặt và ánh mắt sẽ khiến trẻ cảm nhận được tình cảm, thái độ của người cùng giao tiếp, trẻ sẽ có phản ứng hưởng ứng lại. Khi trẻ lớn hơn thì những cuộc trò chuyện hưởng vào một nội dung cụ thể (việc trẻ đang làm, một đổi tượng mà trẻ đang quan tâm, tâm trạng của trẻ…) mang ý nghĩa nhiều mặt:
phát triển ngôn ngữ, tư duy, các chức năng tâm lí, tình cảm, kĩ năng đã có giao tiếp ứng xử.
b. Phương pháp dùng lời nói
* Mục đích: Giúp trẻ nắm được nội dung các yêu cầu cần thực hiện giúp giáo viên truyền tải tới trẻ một cách đầy đủ các vấn để giáo dục.
* Cách thực hiện
GV có thể sử dụng hình thức khác nhau như: trò chuyện, phân tích, giảng giải. Để phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ em lứa tuổi mầm non phương pháp này nên sử dụng kết hợp cùng phương pháp trực quan. Như vậy sẽ giúp trẻ nhận thức một cách đầy đủ và chính xác hơn.
Giáo viên cần chuẩn bị trước về cuộc trò chuyện với trẻ: xác định mục đích, những nội dung trò chuyện với trẻ, những lời dẫn dắt và cách dẫn dắt (bằng một tình huống/ một đoạn truyện ngắn/ một đoạn phim...), những đoạn trao đổi. Cách đặt câu hỏi, cách dùng câu từ và thời gian trò chuyện phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng tập trung của trẻ. Hầu như rất ít trẻ ó thể kiên nhẫn ngồi nghe một cuộc diễn thuyết chạy dài khoảng 15 - 20 phút. Độ phức tạp của các câu kể, câu hỏi cần Tùy thuộc vào đối tượng trò chuyện. Sự thay đổi linh hoạt các hình thức trò chuyện (kết hợp sử dụng các vật dụng trực quan, kết hợp các hành động thể hiện,...) sẽ làm tăng hứng thú, tăng độ tập trung và tăng hiệu quả ghi nhớ các nội dung được đề cập.
c. Phương phương pháp sử dụng tình huống
* Mục đích: Hình thành cho trẻ kỹ năng giải quyết những tình huống thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Trẻ có sự gắn kết giữa những nội dung được dạy với thực tế cuộc sống; dần nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động học tập và rèn luyện.
* Cách thực hiện
Các tình huống có thể bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Trong cuộc sống các tình huống khá đa dạng, thường ít khi lặp lại nguyên xi, do vậy nó đòi hỏi ở giáo viên phải bao quát lớp sát sao, đặc biệt cần tinh ý để phát hiện ra các tình huống có vấn đề, có thể tận dụng để giáo dục trẻ. Ngay cả khi đã phát hiện ra tình huống có vấn đề thì Tùy từng giáo viên mà cách xử lí các tình huống đỏ vào mục đích giáo dục cũng rất khác nhau. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm sư phạm, văn hoá cá nhân của giáo viên. Trên thực tế, nhiều tình huống
hầu như ít khi, thậm chí không bao giờ xảy ra trong môi trường trường mầm non. Ví dụ như lạc đường, bị bắt cóc, giúp đỡ người già... Vì vậy, để trẻ được luyện tập, giáo viên cần tạo ra các tình huống: thông qua xây dựng kịch bản chơi trò chơi đóng kịch.
Thông qua tình huống, giáo viên dàn dựng để đưa trẻ vào hoạt động với tình huống đỏ. Những tình huống giáo dục sẽ có giá trị tác động cao hơn khi được áp dụng cho một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ trẻ. Vì vậy giáo viên nên quan sát kĩ trẻ để phát hiện những vấn đề cần phải tác động xây dựng “kịch bản tình huống” và có kế hoạch triển khai. Sau khi trái nghiệm tình huống, giáo viên cần giúp trẻ đúc kết lại để trẻ ghi nhớ đầy đủ và chính xác hơn. Bởi trong quá trình thực hiện, nhiều khi trẻ bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc vào một vài chi tiết nào đó.
d. Phương pháp tổ chức trò chơi
* Mục đích: Trẻ được học tập các kiến thức, kĩ năng một cách tự nhiên qua các trò chơi, đồng thời đây cũng là cơ hội để trẻ trải nghiệm và kiểm tra lại vốn kiến thức, kĩ năng đã có của mình.
* Cách thực hiện
Hoạt động vui chơi có giá trị tích cực trong việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ em. Khi tham gia trò chơi, trẻ khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình. Trẻ lĩnh hội được tư duy linh hoạt, cách giải quyết vấn đề, hình thành những khái niệm. Hoạt động vui chơi cũng đặt ra cho trẻ nhiều tình huống bất ngờ đòi hỏi ở trẻ sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo để giải quyết tình huống chơi. Trò chơi tạo cơ hội cho trẻ hợp tác với nhau một cách tự nhiên trong hoạt động. Từ đó giúp trẻ tăng cường khả năng giao tiếp, phát triển tỉnh đoàn kết, tương trợ giữa các trẻ trong lớp.
Có nhiều dạng trò chơi mà giáo viên có thể khai thác để tổ chức cho trẻ.
Nguồn trò chơi có thể do sưu tầm hoặc do giáo viên sáng tạo ra những trò chơi mới.
g. Phương pháp nêu gương, đánh giá
* Mục đích: Việc khuyến khích, động viên trẻ đúng lúc có tác dụng tạo cho trẻ thêm sự tin tưởng, vui vẻ, giúp trẻ thêm hào hứng, quyết tâm để thực hiện công việc của mình. Khi được khen ngợi trẻ như được nhìn nhận và biết mình đang làm đúng. Cảm giác đó thúc đẩy trẻ đến hoạt động, duy trì hứng thú của trẻ và làm nảy sinh ở trẻ mong muốn tham gia những hoạt động khác.
Mặt khác, khi đứa trẻ lúng túng hoặc làm sai, làm chậm hơn các bạn thì sự động viên, khích lệ và hướng dẫn sửa sai giúp trẻ của giáo viên là vô cùng cần thiết. Điều đỏ sẽ trở thành động lực cho trẻ, trẻ cảm thấy yên tâm vì trẻ vẫn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cô.
* Cách thực hiện:
Đây là phương pháp mang tính bổ trợ cho các phương pháp khác, phương pháp này giáo viên có thể sử dụng bất cứ khi nào miễn sao phải đúng lúc và hợp lí. GV khen thưởng, khích lệ trẻ khi trẻ đi đúng hưởng, hành động đúng và đạt kết quả tốt nhiều khi chỉ cần trẻ có những tiến bộ hơn trước giáo viên cũng nên khen ngợi cháu. Khi trẻ nhầm lẫn, làm sai sai về kĩ năng đã có và nhận thức giáo viên không nên trách mắng mà cần giúp trẻ nhận thấy cái sai của mình và động viên để trẻ tự tin hơn tiếp tục công việc. Khi trẻ có những biểu hiện không tốt về mặt thái độ (không tập trung vào nhiệm vụ, quậy phá...) thì giáo viên cần khiển trách nhẹ nhàng hoặc cỏ hình thức giúp trẻ lấy lại hứng thú để tập trung vào nhiệm vụ.