Thực trạng giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giáo dục tình cảm xả hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện đại từ, tỉnh thái nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng nai (Trang 57 - 76)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ

2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Thực trạng giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Để đánh giá thực trạng nhận thức của đội ngũ GV và CBQL về sự cần thiết của giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao ở các trường mầm non huyện Đại Từ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của đội ngũ GV, CBQL về sự cần thiết của giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ

TT

Sự cần thiết của việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện

Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Lựa chọn

Tỷ lệ

%

4 Rất cần thiết 40 33.9

3 Cần thiết 43 36.4

2 Bình thường 35 29.7

1 Không cần thiết 0 0.0

Qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy có đến 33.9 % và 36.4% CBQL và GV đánh giá sự cần thiết của việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở mức “rất cần thiết” và “cần thiết”. Tuy nhiên có 29.7% CBQL và GV đánh giá ở mức “bình thường”. Không có CBQL và GV nào đánh giá mức “không cần thiết”. Qua đó cho thấy vẫn có một số bộ phận CBQL và GV vẫn chưa có nhận thức được sự cần thiết phải giáo dục giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao. Vì thế CBQL cần phải có những biện pháp để nâng cao nhận thức cho GV về tầm sự cần thiết phải giáo dục giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng sao.

Cô N.K.H (Giáo viên lớp Lá trường mầm non BN) đã chia sẻ: “Giáo dục tình cảm xã hội rất cần thiết với trẻ, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi các em cần chuẩn bị

tốt về mặt tâm lý, biết tương tác giao tiếp với bạn để chuẩn bị vào bậc học tiếp theo”. Cùng ý kiến trên cô T.T.L ban giám hiệu nhà trường cho rằng “ Đây là nội dung quan trọng vì nó giúp trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc ở chính bản thân mình từ đó giúp cho tâm lý trẻ thoải mái, học cách cư xử với bạn bè , hòa nhập với bạn mới”.

2.2.1.2. Nhận thức của đội ngũ GV, CBQL về ý nghĩa của giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Chúng tôi cũng đặt câu hỏi để khảo sát về ý nghĩa của giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Ý nghĩa của giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao tại các trường mầm non huyện Đại Từ

TT Nội dung Lựa chọn Tỷ lệ

% 1 Giúp trẻ hình thành các mối quan hệ tích cực của trẻ

với thế giới xung quanh 17 14.4

2 Giúp trẻ cảm thông với mọi người, biết yêu thương, trân trọng những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, có trách nhiệm với những hành động của bản thân và với người khác

22 18.6

3 Giúp bồi dưỡng cho các em thế giới tình cảm phong

phú, đa dạng. 38 32.2

4 Giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp, biết quý trọng cái đẹp, lòng nhân ái giữa con người với con người, con người với thiên nhiên

29 24.5

5 Giúp trẻ được trải nghiệm học hỏi được cách ứng xử

giao tiếp với người khác, tập dượt các kỹ năng xã hội 12 10.2

Những bài ca dao, đồng dao với ưu điểm ngắn gọn, xúc tích, có âm điệu, nhạc vần rất có ưu thế trong việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi.

Đánh giá về ưu thế của ca dao, đồng dao trong việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ, CBQL và GV cho rẳng ý nghĩa lớn nhất của ca dao, đồng dao là Giúp bồi dưỡng cho các em thế giới tình cảm phong phú, đa dạng chiếm 46.6%. Đó là tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương đất nước… Cô T.K.A chia sẻ: “Tôi thường xuyên sử dụng ca dao, đồng dao trong các giờ dạy của mình. Chẳng hạn khi dạy chủ đề gia đình, về tình cảm anh em... tôi sử dụng những câu ca dao, đồng dao như:

Công cha như núi Thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Khi cho trẻ đọc bài ca dao trên, trẻ sẽ thể hiện tình cảm, thái độ của mình đối với cha mẹ qua các câu ca dao. Hay khi dạy trẻ tình cảm anh em trong gia đình, tôi sử dụng bài đồng dao: Lớn là anh

Cùng là chị Bé là em Em, anh, chị

Cùng một bát máu sẻ Cùng một khúc ruột rà

Cùng con của mẹ cha Cùng nhau ở một nhà Yêu thương, giúp đỡ nhau Ăn ở cho thuận hòa.

Trẻ tiếp thu bài rất nhanh và tỏ ra vô cùng thích thú.

41.5% CBQL và GV cho rằng ca dao, đồng dao có ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp, biết quý trọng cái đẹp, lòng nhân ái giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Cô N.N.S là GV mầm non có kinh nghiệm giảng dạy hơn 10 năm trong ngành, cô cũng là người thường xuyên sử dụng ca dao, đồng dao trong quá trình dạy học, cô chia sẻ “Việc sử dụng ca dao, đồng dao giúp giáo dục trẻ tình cảm nhân ái, biết giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn. Chẳng hạn dạy trẻ tình cảm nhân ái, tôi sử dụng bài đồng dao Bà còng đi chợ trời mưa:

Bà còng đi chợ trời mưa

Cái tôm cái tép đi đưa bà còng Đưa bà tới quãng đường cong Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà Tiền bà trong túi rơi ra

Tép tôm nhặt được trả bà mua rau Hoặc bài:

Cái Bống là cái bống bang

Khéo sảy, khéo sàng cho mẹ nấu cơm Mẹ Bống đi chợ đường trơn

Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng.

Vừa sử dụng ca dao, đồng dao, vừa cho trẻ đóng hoạt cảnh, trẻ rất hứng khởi và tiếp thu bài nhanh chóng”.

2.2.1.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ

Chúng tôi tiến hành khảo sát việc thực hiện mục tiêu giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 trên CBQL và GV. Kết quả như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ

TT Nội dung SL Tỷ lệ %

1 Giúp trẻ nhận biết và gọi tên những cảm xúc khác nhau, từ đó kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân.

31 26.3

2 Hình thành cho trẻ kỹ năng xây dựng mối quan hệ tích cực, thể hiện sự quan tâm đến người khác, tôn trọng và giúp đỡ mọi người

19 16.1

3 Hình thành phẩm chất tốt, kỹ năng kỷ luật tích cực. 17 14.4 4 Trẻ được tham gia vào việc ra quyết định, biết đánh

giá vấn đề và lựa chọn những phương án được cho là tốt nhất.

24 20.3

5 Thể hiện khả năng xử lý tình huống với những thử thách khác nhau, tự bảo vệ bản thân và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.

27 22.9

Như vậy có 26.3% CBQL và GV cho rằng mục tiêu của giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ là giúp trẻ nhận biết và gọi tên những cảm xúc khác nhau, từ đó kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân; 22.9% ý kiến lựa chọn Thể hiện khả năng xử lý tình huống với những thử thách khác nhau, tự bảo vệ bản thân và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết; 20.3% ý kiến lựa chọn Hình thành phẩm chất tốt, kỹ năng kỷ luật tích cực; 16.1% lựa chọn Hình thành cho trẻ kỹ năng xây dựng mối quan hệ tích cực, thể hiện sự quan tâm đến người khác, tôn trọng và giúp đỡ mọi người. Ý kiến được lựa chọn ít nhất là Trẻ được tham gia vào việc ra quyết định, biết đánh giá vấn đề và lựa chọn những phương án được cho là tốt nhấtt với 14.4%. Như vậy phần lớn các ý kiến đều lựa chọn mục tiêu của giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ là nhận thức, thái độ tình cảm của trẻ mà chưa coi trọng mục đích hình thành hành vi xã hội của trẻ.

2.2.1.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Chúng tôi nghiên cứu thực trạng nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao tại một số trường MN huyện Đại Từ. Kết quả như sau:

Bảng 2.5. Nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao tại một số trường MN huyện Đại Từ

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Rất TX TX Bình TBC

thường

Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL %

Ý thức về bản thân

Sở thích, khả năng

của bản thân 61 51.7 29 24.6 26 22.0 2 1.7 3.26 Chủ động và độc

lập trong một số hoạt động, thực hiện công việc được giao

58 49.2 25 21.2 30 25.4 5 4.2 3.15 Điểm giống và khác

nhau của mình với người khác.

52 44.1 38 32.2 26 22.0 2 1.7 3.19

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Rất TX TX Bình TBC

thường

Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % Vị trí và trách

nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học

73 61.9 27 22.9 16 13.6 2 1.7 3.45

TB 3.26

Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người,

sự vật và hiện tượng xung

quanh.

Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.

58 49.2 25 21.2 32 27.1 3 2.5 3.17

Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ.

42 35.6 36 30.5 34 28.8 6 5.1 2.97 Mối quan hệ giữa

hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác.

56 47.5 40 33.9 18 15.3 4 3.4 3.25 Kính yêu Bác Hồ. 56 47.5 41 34.7 18 15.3 3 2.5 3.27 Quan tâm đến di

tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.

56 47.5 38 32.2 23 19.5 1 0.8 3.26

TB 3.18

TBC 3.22

Các nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao tại các trường mầm non huyện Đại Từ được đánh giá thực hiện ở mức khá thường xuyên với điểm trung bình là 3.24 điểm.

Trong đó nội dung Ý thức về bản thân đạt mức thực hiện thường xuyên đạt 3.26 điểm. Trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo đã bắt đầu hình thành sự tự ý thức và đánh giá bản thân mình và những người xung quanh. Tuy nhiên, để quá trình tự ý thức và đánh giá bản thân của trẻ phát triển theo hướng tích cực rất cần đến sự quan tâm và hướng dẫn của người lớn. Việc sử dụng ca dao, đồng dao, giúp trẻ định hướng được bản thân mình trong các mối quan hệ xã hội.

Trong khi thực hiện các nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao tại các trường mầm non huyện Đại Từ thì có 6/10 nội dung được thực hiện ở mức thường xuyên với điểm trung bình dao động từ 3.25 - 3.45 điểm. Nội dung được đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên nhất là giáo dục trẻ biết được vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học với 3.45 điểm. GV sử dụng những bài ca dao, đồng dao ngắn gọn, súc tích giúp trẻ nhận ra vị trí của mình trong gia đình, biết vâng lời, giúp đỡ ông bà, bố mẹ những việc vừa sức. Cô N.T.L chia sẻ: khi dạy về chủ đề gia đình, nhằm giúp trẻ hiểu vị trí của mình, tôi sử dung bài đồng dao: Lớn là anh

Cùng là chị Bé là em Em, anh, chị Cùng một bát máu sẻ

Cùng một khúc ruột rà Cùng con của mẹ cha Cùng nhau ở một nhà Yêu thương, giúp đỡ nhau

Ăn ở cho thuận hòa

Hay giúp bé làm những công việc vừa sức với mình để giúp đỡ ông bà, bố mẹ, tôi sử dụng bài Em giúp mẹ

Hôm nay chủ nhật Được nghỉ ở nhà

Em giúp mẹ cha Nhặt rau quét dọn.

Áo quần xếp gọn Dỗ bé cùng chơi Cha mẹ vui cười Khen con ngoan quá”.

Nội dung giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ thông qua sử dụng ca dao được thực hiện thường xuyên thứ 2 với 3.27 điểm. Đối với trẻ mẫu giáo, biểu tượng về Bác Hồ gần gũi và thân thương là hình ảnh của Bác với trẻ thiếu nhi. Chia sẻ về nội dung này, cô T.L.A cho biết : Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ kính yêu được thực hiện một cách linh hoạt. GV có thể tích hợp sử dụng ca dao, đồng dao về Bác theo hướng tích hợp chủ đề (Bản thân, Gia đình, Trường mầm non, Nghề nghiệp, Quê hương - Đất nước,..) hoặc theo tình huống, sự kiện đang diễn ra trong thực tế (dịp sinh nhật Bác, ngày Quốc khánh,...), hướng đến hình thành ở trẻ những tình cảm tốt đẹp đối với Bác Hồ và bước đầu làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

GV sử dụng những câu ca dao, đồng dao ngắn gọn để giáo dục cho trẻ như:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Hoặc

Bác Hồ là vị Cha chung Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương.

Hoặc

Đố ai đếm hết vì sao Đố ai đếm được công lao Bác Hồ”

Trong đó 4/10 nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao được đánh giá ở mức khá: Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ (3.17 điểm); Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc. (2.97 điểm); Điểm giống và khác nhau của mình với người khác. (3.19 điểm); Chủ động và độc lập trong một số hoạt động, thực hiện công việc được giao (3.15). Đánh giá điều này cô D.T.T cho biết: “Số lượng các bài ca dao, đồng dao tuyển chọn cho trẻ mầm non còn ít. Vì vậy, khi tuyển chọn bài ca dao, đồng dao, giáo viên còn gặp

nhiều khó khăn, chưa có điều kiện thực hiện theo ý muốn, nhất là mặt giá trị nghệ thuật của một số bài, có bài nội dung kiến thức chưa phù hợp với từng độ tuổi, từng chủ điểm. Điều đó làm hạn chế việc cảm nhận của trẻ với các bài đồng dao”.

2.2.1.5. Thực trạng phương pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Chúng tôi tiến hành khảo sát việc thực hiện phương pháp giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ 5-6 trên CBQL và GV. Kết quả như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng phương pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao

ở các trường mầm non huyện Đại Từ

TT Phương pháp

Mức độ thực hiện % Mức độ hiệu quả %

Rất

TX TX Ít khi

Không thực

hiện TBC Tốt Khá Trung bình

Yếu, kém TBC

4 3 2 1 4 3 2 1

1

Phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ

44 30.4 20.8 4.8 3.20 12.5 35 40 12.5 2.98

2 Phương pháp dùng

lời nói 32.5 37.5 20 10 3.40 32.5 35 25 7.5 3.27

3

Phương phương pháp sử dụng tình huống

42.5 37.5 15 5 3.38 32.5 37.5 20 10 3.40

4 Phương pháp tổ

chức trò chơi 25 30 37.5 7.5 3.22 30 42.5 20 7.5 3.34 5 Phương pháp nêu

gương, đánh giá 30 42.5 20 7.5 3.00 25 27.5 40 7.5 3.26

Qua bảng số liệu 2.6, chúng tôi nhận thấy, đa số các phương pháp giáo dục tình cảm xã hội được hỏi ý kiến đều được GV đánh giá đa số sử dụng ở mức “thường xuyên” và hiệu quả đạt được ở mức “tốt”, dẫn đầu là phương pháp “Phương pháp tổ chức trò chơi” với điểm trung bình là 3.40 và hiệu quả đạt được mức “tốt”. Riêng phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ gần gũi chỉ được các GV đánh giá ở mức sử dụng “khá thường xuyên” với điểm trung bình là 3.20, kết quả đạt được ở mức “trung bình” (TBC là 2.98 điểm).

Như vậy, các phương pháp GV đã sử dụng trong giáo dục tình cảm xã hội rất đa dạng. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ là một trong những phương pháp quan trọng và hiệu quả nhưng GV chỉ sử dụng mức độ khá thường xuyên và kết quả đạt được còn hạn chế, điều này ảnh hưởng nhiều đến tình cảm xã hội của trẻ.

Qua trao đổi phỏng vấn chúng tôi được biết “do số lượng trẻ của mỗi lớp quá đông, 1 GV phải quản lý quá nhiều trẻ, dẫn đến phương pháp Giao lưu tình cảm, tiếp xúc gần gũi đến từng trẻ khó thực hiện được tốt, chỉ quản lý lớp dưới dạng chung chung hoặc hướng dẫn được một số trẻ”.

Trao đổi với CBQL chúng tôi được biết thêm “GV các trường mầm non có thường xuyên áp dụng các phương pháp tổ chức giáo dục tình cảm cho trẻ.

Các loại phương pháp giáo dục được sử dụng khá đa dạng, phong phú. Tuy nhiên thông qua việc dự giờ thấy rằng GV chưa thật sự vận dụng linh hoạt các nhóm phương pháp một cách hiệu quả”

Chúng tôi tiến hành quan sát và nhận thấy, GV chưa thực hiện tốt về biện pháp này. Ví dụ: Chúng tôi quan sát tại giờ hoạt động góc các bé trai đang chơi trò “Tôi là lái xe”. Vì số xe không đủ cho tất cả các bé nên hai bé đã tranh nhau một chiếc xe. Bạn Khôi ra chậm không có xe nên đã đánh bạn khác giành xe.

Cách phân xử của cô giáo: Cô gọi Khôi lại và nói “Bạn lấy xe trước sao con lại dành xe và đánh bạn, như vậy là con đã sai? Con phải xin lỗi bạn” những tính huống trẻ bộc lộ cảm xúc và đánh bạn rất thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, GV thường chú ý giáo dục các hành vi ứng xử đúng sai của trẻ mà chưa chú ý giáo dục mặt cảm xúc cho trẻ. Như vậy cách giải quyết trên cho thấy đa số GV chú trọng đến giáo dục hành vi của trẻ mà chưa chú ý đến mặt giáo dục trẻ cách kiểm soát cảm xúc của mình và GV chưa có những cách thức cụ thể để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Một phần của tài liệu Giáo dục tình cảm xả hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện đại từ, tỉnh thái nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng nai (Trang 57 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)