Xây dựng công cụ đánh giá giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Giáo dục tình cảm xả hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện đại từ, tỉnh thái nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng nai (Trang 85 - 92)

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ

3.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao trong ở trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.2.2. Xây dựng công cụ đánh giá giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

* Mục đích:

Bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển tình cảm xã hội của trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao ở trường mầm non. Kết quả đánh giá của bộ công

cụ đánh giá giúp cho GV đánh giá được sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ 5- 6 tuổi trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

* Nội dung biện pháp.

- Lựa chọn chỉ số cần đánh giá

- Tìm hiểu về các minh chứng của chỉ số cần đánh giá - Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp

- Xác định cách đánh giá - Xác định thời gian đánh giá - Hoàn chỉnh bộ công cụ

* Cách thức thực hiện.

Dựa vào mục đích, nguyên tắc, yêu cầu, tính chất, hình thức của Bộ công cụ đánh giá mức độ tình cảm xã hội của trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao, có thể xây dựng bộ công cụ đánh giá theo các bước sau:

Bước 1. Lựa chọn chỉ số cần đánh giá

- Mục đích xây dựng bộ công cụ đánh giá: hỗ trợ giáo viên theo dõi các biểu hiện tình cảm xã hội của trẻ ở trường mầm non và xác định mức độ biểu hiện của những tình cảm xã hội đó một cách chính xác, khách quan và toàn diện.

- Một chỉ số cần đánh giá trong bộ công cụ:

Chỉ số 1. Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình; tin tưởng vào khả năng của bản thân

Chỉ số 2. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác;

Bước 2.Tìm hiểu minh chứng của chỉ số cần đánh giá

Cần tìm hiểu những minh chứng tương ứng với các chỉ số thông qua các chỉ báo tâm lý, thang phát triển tâm lý

- Chỉ số 1. Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình; tin tưởng vào khả năng của bản thân:

+ Trẻ ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.

+ Trẻ nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân.

+ Trẻ đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.

+ Trẻ cố gắng thực hiện công việc đến cùng.

+ Trẻ thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc.

+ Trẻ chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày.

Chỉ số 2. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác.

+ Trẻ bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.

+ Trẻ thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.

+ Trẻ thể hiện sự thích thú trước cái đẹp.

+ Trẻ thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc.

+ Trẻ thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.

+ Trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.

+ Trẻ hào hứng, thích thú tham gia các hoạt động cùng GV và các bạn Từ các chỉ số và các minh chứng tương ứng với các chỉ số, chúng tôi xây dựng nên bảng công cụ đánh giá mức độ phát triển giáo dục tình cảm xã hội của trẻ thông qua sử dụng ca dao, đồng dao cho trẻ như sau:

Bảng 3.1. Công cụ đánh giá mức độ phát triển giáo dục tình cảm xã hội của trẻ thông qua sử dụng ca dao, đồng dao

Thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng A. Ý thức

về bản thân

A. Biết tên gọi, giới tính, tuổi của bản thân.

A1. Biết các đặc điểm về bản thân như tên, tuổi, thể hiện cảm xúc... nhưng khi được hỏi trẻ không dám nói, ngại ngùng, lẩn tránh.

A.2. Trẻ nói được các đặc điểm cơ bản về bản thân như tên, tuổi, thể hiện cảm xúc...

tuy nhiên khi nói trẻ còn lúng túng và đôi khi còn thiếu cần phải có sự trợ giúp.

A.3. Khi được hỏi về tên tuổi... trẻ mạnh dạn, tự tin trả lời một cách đầy đủ bằng ngôn ngữ mạch lạc và không cần sự trợ giúp của người khác

B. Nhận biết và thể

hiện cảm

B1. Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ

B1.1. Trẻ biết được tên gọi, công việc của người thân trong gia đình nhưng không dám chia sẻ, hoặc chia sẻ còn ngại ngùng

Thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng xúc, tình

cảm với con người,

sự vật và hiện tượng

xung quanh.

hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.

- Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

- Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác.

và nhờ sự giúp đỡ của người khác. Khi trẻ tham gia chơi, hoạt động nhóm với các bạn đôi khi trẻ chưa hoạt động tích cực, vui vẻ hợp tác với các bạn...

B1.2. Trẻ chia sẻ với cô giáo, các bạn về các thành viên trong gia đình, công việc của họ tuy nhiên còn ấp úng và cần sự gợi ý từ cô giáo. Trẻ tham gia hoạt động nhóm khá tích cực và vui vẻ với bạn bè. Tuy nhiên, trẻ chưa dám thể hiện nhiều trong nhóm.

B1.3. Trẻ mạnh dạn chia sẻ với cô giáo và các bạn về các thành viên trong gia đình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ tham gia hoạt động nhóm rất tích cực, vui vẻ hợp tác với bạn bè, thể hiện tốt các ý kiến mà mình đưa ra.

B2. Kính yêu Bác Hồ.

- Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.

B2.1. Trẻ biết tên một số địa danh nổi tiếng, một số món ăn truyền thống tuy nhiên khi được hỏi trẻ còn ngại ngùng, ấp úng không dám trả lời. Trẻ yêu quý, biết ơn Bác Hồ nhưng trẻ chưa biết cách thể hiện.

B2.2. Trẻ mạnh dạn nói về các địa danh nổi tiếng mà trẻ biết và các món ăn truyền thống, tuy nhiên trẻ nói còn khá ấp úng và chưa đầy đủ cần sự trợ giúp từ cô giáo. Trẻ thể hiện tình yêu, sự kính trọng đối với Bác bằng nhiều cách khác nhau như vẽ tranh, hát, múa... tuy nhiên còn chưa đầy đủ..

B2.3. Trẻ mạnh dạn chia sẻ những địa danh trẻ biết, món ăn truyền thống... khá tốt và đầy đủ bằng ngôn ngữ mạch lạc, không cần sự trợ giúp từ cô. Trẻ yêu quý, kính trọng Bác Hồ và mạnh dạn, tự tin thể hiện qua các bài thơ, tranh ảnh, múa hát...

Bước 3. Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp

Có thể dụng các phương pháp đánh giá sau để thu thập thông tin về mức độ biểu hiện tình cảm xã hội của trẻ thông qua ca dao, đồng dao như: phương pháp quan sát, phương pháp dùng bảng kiểm kê và thang đo, phương pháp trò chuyện, để phân tích về MĐ đạt được hoặc chưa đạt theo từng minh chứng của từng chỉ số.

Bước 4. Xác định cách đánh giá

Cần xác định không gian sư phạm, số trẻ tham gia ở từng lần theo dõi, hoạt động của trẻ trong quá trình theo dõi sao cho cách theo dõi với mọi trẻ phải giống nhau để đảm bảo độ tin cậy, khách quan của kết quả thu được.

Bước 5. Xác định thời gian đánh giá

Khoảng thời gian theo dõi cần xác định là lượng thời gian cần thiết để theo dõi trên một trẻ, trên tổng số trẻ của một nhóm lớp và thời điểm theo dõi trẻ.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

GV tiến hành theo dõi, đánh giá mức độ phát triển giáo dục tình cảm xã hội của trẻ thông qua sử dụng ca dao, đồng dao một cách thường xuyên.

3.2.3. Thiết kế trò chơi dân gian sử dụng ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi

* Mục đích: Trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Việc sử dụng trò chơi dân gian và ca dao, đồng dao có tác dụng lôi cuốn trẻ vừa học vừa chơi đồng thơi mở rộng nội dung giáo dục tình cảm xã hội của trẻ. Vì trẻ học qua chơi nên các trò chơi càng mới lạ sẽ giúp trẻ không nhàm chán và mang lại hiệu quả giáo dục cao.

* Nội dung và cách thực hiện

- Trò chơi dân gian phần lớn là những trò chơi có lời đồng dao. Đặc điểm cơ bản của trò chơi dân gian là luật chơi của từng trò chơi mang tính ước lệ, tạm thời. Trong quá trình chơi, tùy theo trình độ, vốn kinh nghiệm của trẻ, mức độ của từng trò chơi, giáo viên có thể thay đổi luật chơi cho phù hợp, hấp dẫn và hứng thú. Vì vậy, cùng một trò chơi mà mỗi lần chơi theo cách riêng, không nên bắt trẻ rập khuôn theo một kiểu chơi.

- Một số trò chơi dân gian mà GV có thể sử dụng như: Kéo cưa lừa xẻ;

Nu na nu nống; Lộn cầu vòng; Ném còn; Trốn tìm; Xỉa cá mè; Bắt vịt trên cạn;

Dệt vải; Chim bay, cò bay; Trồng đậu trồng cà; Bịt mắt bắt dê; Cắp cua; Thả đỉa ba ba; Dung dăng dung dẻ: Chìm nổi...

- Tùy theo chủ đề, điều kiện cụ thể và ý thích của trẻ, có thể gợi ý trẻ chọn những trò chơi dân gian phù hợp. Ví dụ, chủ đề Thế giới động vật : Bịt mắt bắt dê; Xỉa cá mè; Cắp cua; Thả đỉa ba ba; Dung dăng dung dẻ...

- Khi hướng dẫn trò chơi dân gian, giáo viên cần lưu ý đến nhiệm vụ của trò chơi. Trong các trò chơi có lời đồng dao nhằm kết hợp vui chơi với luyện phát âm cho trẻ, giáo viên phải chú ý cho trẻ phát âm rõ và chính xác. Cho trẻ cùng đọc theo lời đồng dao và nhấn mạnh vào các nhịp (nhịp 2 từ, 3 từ hoặc 4 từ).

- Khi cho trẻ chơi các trò chơi có lời đồng dao, giáo viên phải đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ thuộc.

- Trong khi chơi, giáo viên không nên bắt trẻ rập khuôn theo một kiểu chơi mà phải căn cứ vào trình độ và khả năng nghe của trẻ, luật chơi, cách chơi, đồ chơi để thay đổi và làm cho trò chơi thêm hấp dẫn và hứng thú.

- Với những trò chơi lần đầu, giáo viên thường là “ trưởng trò” hoặc làm

“Cái” chơi cùng với trẻ để giải thích luật lệ và hướng dẫn trẻ chơi.

Ví dụ gợi ý tổ chức trò chơi “lộn cầu vồng”

Mục đích : Phát triển ngôn ngữ và tính nhịp điệu.

Chuẩn bị : Cho trẻ đọc thuộc lời ca

Tiến hành : Từng đôi một đứng quay mặt vào nhau, cầm tay nhau vừa đọc lời thơi vừa vung tay sang bên theo nhịp. Mỗi tiếng là một lần vung tay sang một bên:

Lộn cầu vồng Lộn cầu vồng

Nước trong nước chảy Có cô mười bảy

Có chị mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vòng.

Đọc đến tiếng cuối cùng thì cả hai cùng giơ hai tay lên đầu, cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, sau đó hạ tay xuống, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay như lần trước, đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Giáo viên phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nắm rõ nội dung về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ.

- Các trò chơi dân gian được lựa chọn phải ngắn gọn, phù hợp với đối tượng là trẻ 5-6 tuổi, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường.

3.2.4. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao

* Mục đích

Để tạo sự nhất quán giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc và giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục cảm xúc cho trẻ cần phải có sự phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ. Cha mẹ là những người thân yêu nhất của trẻ, trẻ có thể tự nhiên bộc lộ hành vi, tính cách của mình một cách tự nhiên nên các bậc phụ huynh dễ dàng nhận ra hành vi, thói quen tốt hoặc chưa tốt của con mình mà uốn nắn, dạy dỗ. Vì vậy nếu hai lực lượng này kết hợp chặt chẽ với nhau thì sẽ mang lại hiệu quả giáo dục rất cao.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Qua các cuộc họp phụ huynh ở trường, ở lớp, BGH và GVMN phối hợp soạn ra kế hoạch GD tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao để gia đình tham khảo và góp ý kiến. Hoặc khi đón trả trẻ giáo viên có thể trao đổi với cha mẹ về vai trò quan trọng của việc GD tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao cho con mình. Mời cha mẹ trẻ tham gia vào hoạt động của trẻ tại trường (các ngày lễ hội, ngày hoạt động ngoại khóa,…). Giúp cha mẹ hiểu được ý nghĩa của hoạt động tổ chức GD tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao và thể hiện cảm xúc để giáo

Một phần của tài liệu Giáo dục tình cảm xả hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện đại từ, tỉnh thái nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng nai (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)