Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ
3.3.5. Kết quả thực nghiệm
3.3.5.1. Kết quả thu được từ ý kiến đánh giá của giáo viên
* Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp
Chúng tôi trưng cầu ý kiến của 16 GV khối mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Cát Nê thu được kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao
Các biện pháp
1. Xây dựng danh mục các bài ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
2. Xây dựng công cụ đánh giá giáo dục tình cảm xã hội thông qa ca dao đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
3. Thiết kế các trò chơi dân gian gắn liền với ca dao, đồng dao để mở rộng nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi
4. Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong giáo dục cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
huyện Đại Từ thông qua ca dao, đồng dao
Biện pháp Mức độ tính cần thiết Mức độ tính khả thi
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
1 14 87.5 13 81.25
2 14 87.5 12 75
3 16 100 16 100
4 15 93.75 14 87.5
Nhận xét:
Qua bảng kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non huyện Đại Từ thông qua ca dao, đồng dao ở các trường Mầm non huyện Đại Từ chúng tôi
nhận thấy rằng: Tính cần thiết và tính khả thi của bốn biện pháp được đánh giá rất cao. Cụ thể:
- Về tính cần thiết của biện pháp: Ở biện pháp “Thiết kế các trò chơi dân gian gắn liền với ca dao, đồng dao để mở rộng nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi” có 16 GV lựa chọn, chiếm 100%. Biện pháp “Xây dựng danh mục các bài ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” có 14 GV lựa chọn, chiếm 85.7%. Biện pháp “Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong giáo dục cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao” có 15 GV lựa chọn, chiếm 93.75%. Đối với biện pháp
“Xây dựng công cụ đánh giá giáo dục tình cảm xã hội thông qa ca dao đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” có 30 GV lựa chọn, chiếm 81.25%.
- Về tính khả thi của biện pháp: Ở biện pháp “Thiết kế các trò chơi dân gian gắn liền với ca dao, đồng dao để mở rộng nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi” được coi là biện pháp mang tính chất hiệu quả nhất, có 16 GV lựa chọn, chiếm 100%. Trao đổi với cô L.H.H - GV trường mầm non Cát Nê, cô chia sẻ: “Trò chơi dân gian là một trong những loại trò chơi yêu thích của trẻ. Khi chơi, trẻ được thoả mãn nhu cầu chơi, nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, nhu cầu được hoạt động trí tuệ. Trong các hoạt động giáo dục, chúng tôi thường xuyên sử dụng các trò chơi dân gian. Trên thực tế, ở nhiều nội dung giáo dục nói chung chứ không chỉ riêng giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi mới sử dụng các trò chơi dân gian gắn liền với ca dao, đồng dao để giáo dục cho trẻ”
Biện pháp “Xây dựng công cụ đánh giá giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” là biện pháp được đánh giá ít khả thi nhất với 12 GV lựa chọn, chiếm 75%. Lí giải điều này, cô T.L.A cho rằng giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ là một trong những hoạt động giáo dục của trường mầm non. Lượng giá được sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ 5-6 tuổi thông qua việc học ca dao, đồng dao cũng tốt. Tuy nhiên các tiêu chí, tiêu chuẩn
đánh giá sự phát triển của trẻ đã có trong bộ chuẩn đánh giá trẻ 5 tuổi nên không cần thiết phải xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ nữa. Ở thái cực ngược lại, cô N.M.N, trường mầm non Cù Vân lại tin rằng việc xây dựng công cụ đánh giá giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non là rất quan trọng. Song để xây dựng được bộ công cụ này, GV phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề nắm rõ nội dung liên quan về phát triển tình cảm xã hội cho trẻ, am hiểu về kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Các nội dung giao dục tình cảm xã hội cho trẻ phải có nội dung phù hợp với đối tượng là trẻ 5-6 tuổi, bám sát vào tình hình thực tiễn, vào nội dung của tiết học để trẻ có thể ghi nhớ lâu hơn.
Như vậy, đa số GV khối mẫu giáo 5-6 tuổi Trường mầm non huyện Đại Từ đều cho rằng việc đề xuất các biện pháp giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao đồng dao mà chúng tôi đưa ra có tính cần thiết và tính khả thi cao. So sánh sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi, chúng tôi thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. So sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao đồng dao cho
trẻ 5-6 tuổi trường mầm non
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 87.500
81.250
100.00
87.500 81.250
75.00
100.00
87.500 Tính cần thiết Tính khả thi
3.3.5.2. Kết quả thực nghiệm trên trẻ
* Đánh giá mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao đồng dao
Do điều kiện không cho phép, trong giờ thực nghiệm của chúng tôi không có sự tham gia đầy đủ của tất cả giáo viên khối mẫu giáo 5- 6 tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi đã mời mỗi lớp một cô giáo và một số sinh viên đến dự giờ các giờ dạy thực nghiệm để có những đánh giá khách quan. (Tổng có 5 giáo viên và 4 sinh viên dự)
Chúng tôi sử dụng bảng công cụ đánh giá mức độ phát triển tình cảm xã hội của trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao tại bảng 3.1 ở trên.
* Mức tốt: Rất hứng thú:
+ Khi được hỏi về tên tuổi trẻ mạnh dạn, tự tin trả lời một cách đầy đủ bằng ngôn ngữ mạch lạc và không cần sự trợ giúp của người khác
+ Trẻ mạnh dạn chia sẻ với cô giáo và các bạn về các thành viên trong gia đình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ tham gia hoạt động nhóm rất tích cực, vui vẻ hợp tác với bạn bè, thể hiện tốt các ý kiến mà mình đưa ra.
+ Trẻ mạnh dạn chia sẻ những địa danh trẻ biết, món ăn truyền thống...
khá tốt và đầy đủ bằng ngôn ngữ mạch lạc, không cần sự trợ giúp từ cô. Trẻ yêu quý, kính trọng Bác Hồ và mạnh dạn, tự tin thể hiện qua các bài thơ, tranh ảnh, múa hát...
* Mức khá:Bình thường
+ Trẻ nói được các đặc điểm cơ bản về bản thân như tên, tuổi, thể hiện cảm xúc... tuy nhiên khi nói trẻ còn lúng túng và đôi khi còn thiếu cần phải có sự trợ giúp
+ Trẻ chia sẻ với cô giáo, các bạn về các thành viên trong gia đình, công việc của họ tuy nhiên còn ấp úng và cần sự gợi ý từ cô giáo. Trẻ tham gia hoạt động nhóm khá tích cực và vui vẻ với bạn bè. Tuy nhiên, trẻ chưa dám thể hiện nhiều trong nhóm.
+ Trẻ mạnh dạn nói về các địa danh nổi tiếng mà trẻ biết và các món ăn truyền thống, tuy nhiên trẻ nói còn khá ấp úng và chưa đầy đủ cần sự trợ giúp từ cô giáo. Trẻ thể hiện tình yêu, sự kính trọng đối với Bác bằng nhiều cách khác nhau như vẽ tranh, hát, múa... tuy nhiên còn chưa đầy đủ..
* Mức trung bình, yếu: không hứng thú
+ Trẻ biết các đặc điểm về bản thân như tên, tuổi, thể hiện cảm xúc...
nhưng khi được hỏi trẻ không dám nói, ngại ngùng, lẩn tránh.
+ Trẻ biết được tên gọi, công việc của người thân trong gia đình nhưng không dám chia sẻ, hoặc chia sẻ còn ngại ngùng và nhờ sự giúp đỡ của người khác. Khi trẻ tham gia chơi, hoạt động nhóm với các bạn đôi khi trẻ chưa hoạt động tích cực, vui vẻ hợp tác với các bạn...
+ Trẻ biết tên một số địa danh nổi tiếng, một số món ăn truyền thống tuy nhiên khi được hỏi trẻ còn ngại ngùng, ấp úng không dám trả lời. Trẻ yêu quý, biết ơn Bác nhưng trẻ chưa biết cách thể hiện.
Để đánh giá mức độ phát triển tình cảm xã hội của trẻ 5-6 tuổi qua ca dao, đồng dao trước và sau khi tham gia tiết dạy thực nghiệm có sử dụng ca dao, đồng dao do chúng tôi thiết kế đạt hiệu quả như thế nào, chúng tôi đã tiến hành điều tra 30 trẻ ngẫu nhiên. Chúng tôi xếp kết quả khảo sát ban đầu trên 30 trẻ đó vào nhóm kết quả đối chứng. Và sau khi tiến hành thực nghiệm cùng với đối tượng là 30 trẻ trên, chúng tôi tiếp tục sử dụng các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tình cảm xã hội của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để tiến hành điều tra trước và sau khi thực nghiệm.
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ hình thành tình cảm xã hội của trẻ thông qua ca dao, đồng dao trước và sau khi thực nghiệm
STT Họ và tên
Trước khi
thực nghiệm Sau khi thực nghiệm Số điểm
đạt được Mức độ Số điểm
đạt được Mức độ
1 Trẻ 1 8 2 10 3
2 Trẻ 2 12 3 16 4
3 Trẻ 3 5 1 10 2
4 Trẻ 4 7 2 13 3
5 Trẻ 5 11 3 13 3
6 Trẻ 6 9 2 11 3
7 Trẻ 7 12 3 15 3
8 Trẻ 8 16 4 18 4
9 Trẻ 9 9 2 11 2
10 Trẻ 10 16 4 19 4
STT Họ và tên
Trước khi thực nghiệm
Sau khi thực nghiệm Số điểm
đạt được Mức độ Số điểm
đạt được Mức độ
11 Trẻ 11 15 3 17 4
12 Trẻ 12 9 2 12 3
13 Trẻ 13 12 3 15 3
14 Trẻ 14 7 2 10 2
15 Trẻ 15 7 2 10 2
16 Trẻ 16 5 1 7 2
17 Trẻ 17 6 2 8 2
18 Trẻ 18 9 2 12 3
19 Trẻ 19 7 2 10 2
20 Trẻ 20 14 3 16 4
21 Trẻ 21 9 2 10 2
22 Trẻ 22 15 3 17 4
23 Trẻ 23 12 3 15 3
24 Trẻ 24 7 2 14 3
25 Trẻ 25 9 2 10 3
26 Trẻ 26 11 3 12 3
27 Trẻ 27 12 3 18 4
28 Trẻ 28 8 2 12 3
29 Trẻ 29 6 3 9 2
30 Trẻ 30 6 2 12 3
Điểm trung bình 9.7 12.7
Để tiến hành đánh giá rõ hơn mức độ phát triển tình cảm xã hội của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao chúng tôi đã chia các số điểm trẻ đạt được trước và sau khi thực nghiệm thành 3 loại: điểm tốt (mức độ 4), điểm khá (ở mức độ 2,3) và điểm trung bình, yếu (mức 1). Nhận xét:
Nhìn vào số điểm trẻ đạt được trước và sau thực nghiệm, có thể thấy được sự tiến bộ nhất định trong sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ. Cụ thể:
- Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm: Trẻ chỉ đạt được số điểm trong khoảng từ 5 đến 16 điểm (điểm thấp nhất và cao nhất) thì sau thực nghiệm điểm của trẻ nằm trong khoảng từ 7 đến 20 điểm; điểm trung bình từ 9.7 điểm trước khi thực nghiệm tăng lên 12.7 điểm sau khi thực nghiệm (tức tăng 3.0 điểm ).
Bảng 3.4. Kết quả giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao ở các lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm
Nội dung
Số trẻ khảo
sát
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Tốt
(mức 4) Khá (mức 2,3)
TB, Yếu (mức
1)
Tốt (mức
4)
Khá (mức
2,3)
TB, Yếu (mức
1)
SL 30 2 26 2 7 23 0
Tỷ lệ % 6% 94% 6% 21% 79% 0%
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ kết quả giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao ở các lớp đối chứng và thực nghiệm
Như vậy, qua phân tích, so sánh, chúng tôi nhận thấy nếu như trước khi tiến hành thực nghiệm, mức độ hình thành tình cảm xã hội thông qua cao dao, đồng dao của 30 trẻ lớp Hoa Hồng 3, trường Mầm non Cát Nê tương đối trung bình, tập trung chủ yếu ở mức độ 2 (từ 6-10 điểm) thì sau khi tiến hành thực nghiệm, mức độ hình thành tình cảm xã hội thông qua cao dao, đồng dao của 30 trẻ này đã tăng lên đáng kể, tập trung chủ yếu ở mức độ 3 (từ 11-15 điểm), số trẻ ở mức độ 1 không còn, giảm mức độ 2, 3 và tăng mức độ 4. Trước hết, kết quả này cho thấy, việc hình thành tình cảm xã hội thông qua cao dao, đồng dao ở trẻ đã có
Tốt Khá TB, Yếu Tốt Khá TB, Yếu
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 6%
94%
6%
21%
79%
0%
những tiến bộ rõ rệt, biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ thông qua ca dao, đồng dao chúng tôi thiết kế và thực nghiệm đã mang lại hứng thú, tích cực cho trẻ và đem lại hiệu quả nhất định trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm xã hội thông qua cao dao, đồng dao của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non.
Đối với trẻ, qua tiết dạy thực nghiệm chúng tôi quan sát các hoạt động của trẻ, chúng tôi nhận thấy trẻ có những biến đổi rất tích cực về mặt tâm lý. Hầu hết trẻ đều tự tin thể hiện tình cảm với mọi người, trẻ dần biết rung động trước cái đẹp của những sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ dần tiếp cận những tình cảm của người thân, bạn bè.
Qua quan sát, trò chuyện trong các hoạt động diễn ra hằng ngày của trẻ, chúng tôi nhận thấy. Sau một thời gian học được giáo dục về tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao, tình cảm xã hội của trẻ đã được phát triển tốt hơn.
Trẻ bắt đầu nhận thức tốt hơn về tình cảm, cảm xúc của mình và đã mạnh dạn chia sẻ những cảm xúc và những câu chuyện mình đã trải qua. Đặc biệt, mỗi khi bạn chia sẻ, trẻ đã biết lắng nghe và đặt câu hỏi “Bạn cảm thấy như thế nào?” “Khi đó bạn đã làm gì?”. Khi về nhà trẻ đã biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ những công việc nhà như giúp mẹ trông em, chơi với em, có bạn còn giúp mẹ rửa bát, quét nhà, nhặt rau,…. trẻ đã biết hỏi han quan tâm tới mọi người xung quanh và còn mạnh dạn, chủ động tham gia các hoạt động xã hội vào những ngày hội ngày lễ ở trường, lớp cũng như địa phương trẻ sinh sống.
Kết luận chương 3
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, chương 3 đề xuất các biện pháp để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Các biện pháp được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: đảm bảo tính mục tiêu, đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ, tạo môi trường cảm xúc tích cực cho trẻ, đảm bảo phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ. Các biện pháp bao gồm:
1. Xây dựng danh mục các bài ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
2. Xây dựng công cụ đánh giá giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
3. Thiết kế các trò chơi dân gian gắn liền với ca dao, đồng dao để mở rộng nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi
4. Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong giáo dục cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao
Các biện pháp đề xuất có cơ sở khoa học và được thực nghiệm về mức độ cân thiết và mức độ khả thi của biện pháp.
Chúng tôi cũng tiến hành dạy thực nghiệm các biện pháp trên 30 trẻ của trường mầm non Cát Nê. Kết quả cho thấy sự đánh giá cao của GV đối với các biện pháp mà luận văn đề xuất, đồng thời có sự chuyển biến tích cực của trẻ về mức độ phát triển tình cảm xã hội thông qua quá trình sử dụng ca dao, đồng dao trước và sau thực nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục bằng ca dao, đồng dao đến trẻ em nhằm giúp trẻ tiếp thu và vận dụng một cách hiệu quả các kiến thức từ ca dao, đồng dao để hiểu và quản lý cảm xúc bản thân, đặt ra và đạt được mục tiêu tích cực, cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm với người khác, hình thành và duy trì các mối quan hệ tích cực và đưa ra quyết định có trách nhiệm.
Ở chương 1 chúng tôi đã xác lập cơ sở lý luận liên quan đến đề tài như các khái niệm ca dao, đồng dao, tình cảm xã hội, giáo dục tình cảm xã hội, giáo dục tình cảm xã hội thông qua sử dụng ca dao, đồng dao; lý luận về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi; lý luận về giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao; những điều kiến để thực hiện giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao.
Ở chương 2, chúng tôi nghiên cứu thực trạng giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao ở trường mầm non huyện Đại Từ. Kết quả khảo sát cho thấy các trường mầm non huyện Đại Từ đã tiến hành hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao. Việc sử dụng ca dao, đồng dao đã mang lại ưu thế nhất định trong quá trình giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao đã được triển khai chưa đồng bộ, nội dung giáo dục tình cảm để giúp trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh thực hiện ở mức chưa thường xuyên; Các quy trình tổ chức giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao đã được GV thực hiện chưa đầy đủ, chủ yếu các GV sử dụng bước 1 và bước 3 của quy trình. Các trường vẫn còn hạn chế trong việc đánh giá hoạt động GD