Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ
2.3. Đánh giá thực trạng
Đa số CBQL và GV đều nhận thức đúng được tầm quan trọng, ưu thế của của việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ; Cán bộ, GV hầu hết có nhận thức đúng và tương đối đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao.
Các nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ đều được các nhà trường thực hiện, đa dạng, phong phú với cả hai nội dung GD ý thức bản thân cho trẻ 5-6 tuổi, GD cho trẻ 5- 6 tuổi nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh. Phương pháp GD tình cảm xã hội cho trẻ chủ yếu là phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp dùng lời nói. Hình thức được đánh giá thực hiện
thường xuyên nhất là hình thức giáo dục thông qua con đường tổ chức hoạt động giáo dục.
Các trường MN huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao trong quá trình đánh giá hoạt giáo dục tình cảm xã hội tuổi thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ. Các tiêu chí này thường dựa trên bộ tiêu chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
2.3.2. Hạn chế
Nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao đã được triển khai tuy nhiên chưa đồng bộ ở các nội dung GD, nội dung GD nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh cho trẻ 5-6 tuổi chưa được đánh giá thực hiện ở mức độ thường xuyên. Phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ chưa được chú trọng do sĩ sỗ lớp quá đông nên GV không bao quát được hết. Hình thức được đánh giá thực hiện ít thường xuyên nhất là giáo dục thông qua việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Các trường MN huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên còn hạn chế trong khâu đánh giá hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao. GV chủ yếu mới chỉ chú trọng đến việc lựa chọn các bài ca dao, đồng dao và tổ chức dạy học trên lớp, khâu so sánh, đối chiếu kết quả dạy học với tiêu chí đã đưa ra và điểu chỉnh hoạt động dạy học chưa được quan tâm và chú trọng nhiều.
Ngữ liệu những bài ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Đại Từ chưa nhiều, nên đôi khi GV gặp khá nhiều khó khăn trong việc lựa chọn ngữ liệu trong việc tổ chức các hoạt động dạy học cho trẻ.
Mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình chưa có nhiều hoạt động giúp cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ, kết nối với nhà trường trong việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ.
2.3.3. Nguyên nhân thực trạng
Kế hoạch dạy học, giáo dục của một số trường mầm non chưa thể hiện rõ, đầy đủ từng nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao ở từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Năng lực của giáo viên trực tiếp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao tại trường mầm non còn hạn chế, thực hiện giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ còn mang tính kinh nghiệm, vốn sống, tự phát nên hiệu quả giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao chưa cao. Một số giáo viên thiếu sự năng động, tìm tòi sáng tạo trong các hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao.
Công tác quản lý giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao tại các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn mang tính hình thức, thiếu kế hoạch chiến lược. Công tác kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo tính thường xuyên nên những tồn tại, thiếu sót chưa được kịp thời khắc phục.
Kết luận chương 2
Quá trình giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao ở các trường MN huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bước đầu đã đạt được kết quả nhất định.
Đại đa số CBQL và GV đã nhận thức được ưu điểm của việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao. Nội dung giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao đã được triển khai, tuy nhiên chưa đồng bộ ở các nội dung GD, còn nhiều nội dung giáo dục tình cảm cần được GD cho trẻ nhất là giáo dục GD nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh cho trẻ 5-6 tuổi chưa được thực hiện tốt; Các quy trình tổ chức giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao đã được GV thực hiện, song rất ít GV thực hiện đúng quy trình tổ chức 4 bước. Các trường vẫn còn hạn chế trong việc đánh giá hoạt động GD nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh cho trẻ 5-6 tuổi.
Nghiên cứu thực tiễn hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao ở một số trường mầm non huyện Đại Từ là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao ở các trường mầm non huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ở chương 3.
Chương 3