Quy trình giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm

Một phần của tài liệu Giáo dục tình cảm xả hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện đại từ, tỉnh thái nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng nai (Trang 41 - 48)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI

1.4. Lý luận về việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao

1.4.2. Quy trình giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm

Quy trình giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao gồm các bước sau:

Hình 1.1. Quy trình giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao

Bước 1: Lựa chọn các bài ca dao, đông dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi

Nội dung giáo dục phát triển tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao được được tích hợp trong các hoạt động chăm sóc hàng ngày, hoạt động giáo dục phát triển: các hoạt động chơi - tập, hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Các hoạt động này được tiến hành mọi lúc mọi nơi trong mọi tình huống, mọi thời điểm thích hợp. Các bài ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi có thể được tích hợp trong tất cả các chủ đề như: Bản thân, gia đình, trường/ lớp mầm non, nghề nghiệp, giao thông, động vật, thực vật.

GV tiến hành lựa chọn các bài ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi. Các bài ca dao, đồng dao phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

+ Những bài ca dao, đồng dao có vần điệu, ngôn ngữ trong sáng giàu hình ảnh, nhịp điệu, dễ nhớ, dễ thuộc.

Bước 1: Lựa chọn các bài ca dao, đông dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi

Bước 2: Lập kế hoạch

Bước 3:Tổ chức thực hiện

Bước 4: Đánh giá

+ Có chủ đề tư tưởng rõ ràng, thái độ ca ngợi, phê phán cụ thể.

+ Các nhân vật có cá tính sinh động, kết cấu ngắn gọn.

Qua đó GV có thể dục trẻ phát triển tình cảm xã hội như ý thứ được về bản thân mình, yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam,…

VD:

Với chủ điểm động vật, GV có thể sử dụng các bài ca dao, đồng dao như:

“Cá bống còn ở trong hang Cái rau tập tàng còn ở nương dâu

Ta về ta sắm cần câu

Câu lấy cá bống nấu rau tập tàng.”

Hay

“Con cua mà có hai càng Đầu tai không có bò ngang cả đời

Con cá mà có cái đuôi Hai vây vung vẩy nó bơi rất tài

Con rùa mà có cái mai Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra

Con voi mà có hai ngà Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây

Con chim mà có cánh bay

Bay cùng nam, bắc, đông, tây tỏ đường”.

Qua đồng dao, các em như lạc vào vườn bách thú với đủ các loài chim muông, chúng có mối quan hệ thân thiết, ruột thịt giống như con người qua bài đồng dao sau:

“Tu hú là chú bồ các Bồ các là bác chim ri Chim ri là dì sáo sậu

Sáo sậu là cậu sáo đen Sáo đen là em tu hú Tu hú là chú bồ các.”

Ngoài ra còn có những bài đồng dao về các con vật nuôi trong gia đình, mỗi con có đặc điểm và lợi ích khác nhau:

“Gọi người dậy sớm là gà trống choai Hay kêu cục tác đẻ quả trứng tròn

Ấp nở thành con là cô gà mái Bơi dưới ao sâu vịt bầu mò tép Hay sủa gâu gâu là con chó vện

Ăn no ủn ỉn là chú heo con Leo trèo cây cau là chị mèo mướp Kéo cày chăm chỉ mấy bác trâu già Chiều nghe tiếng mõ tất cả cùng về Quây quần xum họp loài vật chúng ta

Có ích mọi nhà ai ai cũng quý.”

Rồi không chỉ là những con vật quen thuộc trong gia đình, những con vật ở nơi rừng núi xa xôi cũng được nhắc đến với những vần điệu dễ nhớ:

“ Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước

Hai chân sau đi sau

Còn cái đuôi Đi sau rốt Tôi xin kể nốt Cái chuyện con voi.”

Với chủ điểm thực vật, các em bị lôi cuốn bởi màu sắc và tên gọi kỳ lạ của họ nhà hoa:

“Vác bóng mà soi Là hoa bông giếng Hay bay hay liệng Là hoa chim chim Xuống nước mà dìm

Là hoa bông đã

Làm bạn với cá Là hoa san hô

Cạo đầu đi tu Là hoa bông bụt Khói bay nghi ngút Là hoa hắc hương”.

Sự đa dạng, giàu màu sắc của loài hoa ấy đã tạo thành những loại quả thơm ngon, quả nào cũng hấp dẫn:

“Mít vàng, cam đỏ Hồng chín, quýt xanh Bốn anh hiền lành Thích ăn quả gì?

Quýt bé con con Cam tròn ung ủng Mít bằng cái thúng Hồng đỏ, hồng ngâm”.

Bên cạnh việc biết được hương vị thơm ngon của các loại quả, các em còn biết về mùa quả chín:

“Tháng bảy ông thị đỏ da

Ông mít chơm chớm, ông đa rụng rời Ông mít đóng cọc mà phơi Ông đa rụng rời đỏ cả chân tay.”

Với chủ điểm gia đình, Gv có thể sử dụng các bài đồng dao, giúp trẻ hiểu được công ơn cha mẹ nuôi dưỡng to lớn nhường nào. Cha mẹ luôn là người dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất.

“Cái gì như thể khí trời

Ngày đêm quanh quẩn ở nơi cạnh mình Không hương không sắc không hình Không hình không sắc mà mình không quên.”

Thấu hiểu được công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ, những bài đồng dao còn giáo dục các em làm những công việc nhỏ Tùy theo sức của mình để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

“Cái bống là cái bống bang Khéo sảy khéo sàng giúp mẹ nấu cơm

Mẹ bống đi chợ đường trơn Bống ra giúp mẹ chạy cơn mưa dầm”.

Không chỉ có thế, trong đồng dao còn có những bài học dạy cho các em sự lễ phép, biết kính trên, nhường dưới đã được phổ nhạc qua bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”:

“Gánh gánh gồng gồng Gánh sông gánh núi Gánh củi gánh cành Ta chạy cho nhanh

Về xây nhà bếp Nấu nồi cơm nếp Chia ra năm phần

Một phần cho mẹ Một phần cho cha Một phần cho bà Một phần cho chị Một phần cho anh Ta chạy cho nhanh

Về xây nhà bếp nấu nồi cơm nếp...”

Bước 2: Lập kế hoạch

Ban giám hiệu nhà trường dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, dự kiến các chủ đề giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ và phổ biến hướng dẫn cách tổ chức thực hiện giáo dục cho giáo viên trong trường. Giáo viên sẽ dựa vào kế hoạch chung này để xây dựng kế hoạch cụ thể hằng tháng và hằng tuần cho lớp mình: lựa chọn các bài ca dao, đồng dao dùng để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ, xác định kiến thức, kĩ năng và thái độ cung cấp cho trẻ thông qua ca dao, đồng dao; GV cần xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tiền hành giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao, tìm ra được những khó khăn, thuận lợi trong quá trình tiến hành giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi; lựa chọn các hoạt động; chuẩn bị đồ dùng dạy học và tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục hằng ngày theo kế hoạch đã định.

Bước 3: Tổ chức thực hiện

Để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao, GV có thể tổ chức nhiều hoạt động như:

- Tổ chức ngày hội (chương trình Bé vui hội xuân), ngày lễ đưa các bài đồng dao, ca dao, dân ca cho trẻ thể hiện

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Căn cứ vào điều kiện thực tế nhà trường sẽ phối kết hợp cùng phụ huynh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian… thông qua các ngày lễ lớn trong năm học. Tổ chức

cho trẻ tham quan di tích lịch sử, lễ hội của địa phương phù hợp với trẻ hoặc mời các nghệ nhân tại địa phương biểu văn nghệ, trò chơi dân gian, hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian…

- GV có thể sưu tầm chuẩn bị về trang phục, đạo cụ, để trẻ thể hiện các bài đồng dao, ca dao. Giúp trẻ trải nghiệm hóa thân vào những nhân vật trong các bài đồng dao, ca dao. Điều đó sẽ khắc sâu cho trẻ những hình tượng về con người và đặc thù của mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam bởi trang phục, đạo cụ và đặc trưng của từng vùng miền đó. Những tiết tấu, giai điệu nhịp điệu âm thanh đem đến cho trẻ có hay thì trang phục sẽ giúp cho trẻ thấy được những hình ảnh đẹp qua đó giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội, thêm yêu, hứng thú say mê với Ca dao - Đồng dao Việt Nam hơn.

- Tổ chức các trò chơi đồng dao, giúp trẻ mầm non 5-6 tuổi trải nghiệm các trò chơi đồng dao từ đó giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ.

- Tạo môi trường học tập cho trẻ bằng cách tạo ra góc chơi dân gian trong lớp học cho trẻ với phong cảnh làng quê Việt Nam với những mái nhà được lợp bằng rơm, rạ, những con vật giúp người nông dân cày ruộng như con trâu, con bò... và một số dụng cụ lao động,… Từ đó giúp giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Lòng yêu thương con người, yêu cỏ cây hoa lá, yêu động vật thiên nhiên qua câu ca dao, đồng dao và giọng hát mượt mà thiết tha của mỗi vùng quê quen thuộc

- Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh biết lợi ích khi đưa ca dao, đồng dao vào giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Để từ đó phụ huynh có thể phối hợp với giáo viên dạy ca dao, đồng dao, tục ngữ, dân ca cho trẻ, phụ huynh có thể hát dân ca, cho trẻ nghe các bài hát dân ca vào mỗi tối

Bước 4: Đánh giá

Dựa trên bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đã được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tài liệu bồi dưỡng GV mầm non, GV có thể xây dựng các tiêu chí để đánh giá sự phát triển tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao. Các tiêu chí đó là:

- Trẻ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh, qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác

- Trẻ thích thú, hào hứng khi chọn nội dung học, chơi, hoạt động - Trẻ thể hiện sự vui vẻ khi bản thân, người khác làm việc tốt - Trẻ vui thích khi nhìn thấy đồ chơi, trang phục đẹp, ấn tượng - Trẻ vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức - Trẻ tò mò, tìm tòi thêm về nội dung sau khi học

- Trẻ thể hiện tình cảm với người khác: bạn bè, giáo viên, nội dung chơi/học khi tham gia

- Trẻ tỏ thái độ thỏa mãn, hài lòng sau khi chơi - Trẻ thể hiện sự thông cảm, an ủi, chia sẻ

- Trẻ thể hiện tình cảm với thiên nhiên (động vật, cây cối…)

- Trẻ biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ - Trẻ nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng - sai”, “tốt - xấu”

Giáo viên cần ghi chép nhật kí thường xuyên, quan sát qua sản phẩm của trẻ để đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao.

So sánh, đối chiếu, đo lường việc tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao với chỉ tiêu, chuẩn mực đã đề ra.

Điều chỉnh hoạt động dạy trên trẻ kịp thời (trẻ nắm được những gì và bằng cách nào, có khó khăn gì, cần giúp gì tiếp theo).

Một phần của tài liệu Giáo dục tình cảm xả hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện đại từ, tỉnh thái nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng nai (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)