Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao

Một phần của tài liệu Giáo dục tình cảm xả hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện đại từ, tỉnh thái nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng nai (Trang 48 - 52)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI

1.4. Lý luận về việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao

- Giáo viên mầm non

Giáo viên có ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập về tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao của trẻ: Giáo viên có tác động mạnh mẽ đến việc hướng dẫn trẻ em phát triển tình cảm xã hội bằng cách lựa chọn những bài ca

dao, đồng dao tạo ra một môi trường học tập, hỗ trợ tập trung vào cảm xúc của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Môi trường học tập phát triển tình cảm xã hội do giáo viên tạo ra được thể hiện qua những vấn đề như: Lựa chọn ca dao, đồng dao để giảng dạy, chủ động sắp xếp lịch trình hàng ngày nhằm đảm bảo sự cân bằng trong các hoạt động học và tạo sự thoải mái cho trẻ khi tham gia hoạt động; thể hiện sự tôn trọng giữa giáo viên và học sinh giúp trẻ cảm thấy được coi trọng và tự tin khi giao tiếp với cô và các bạn.

- Ban giám hiệu nhà trường cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ: Ban giám hiệu nhà trường là những người định hướng và đưa ra kế hoạch chung của nhà trường cũng như định hướng cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm xã hội thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao trong lớp học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Những định hướng đúng đắn sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển với đúng năng lực của bản thân. BGH cần định hướng cho GV trong việc tích hợp sử dụng ca dao, đồng dao với các nhiệm vụ học tập, làm thế nào để tạo không gian và thời gian cho ca dao, đồng dao xuất hiện trong chương trình giảng dạy nhiều hơn nhằm phát triển tình cảm xã hội cho trẻ.

- Yếu tố tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục tình cảm.

Trong suốt quá trình trẻ tham gia vào hoạt động giáo dục tình cảm xã hội thông qua sử dụng ca dao, đồng dao, yếu tố đóng vai trò quyết định chính là sự tích cực chủ động của cá nhân trẻ. Chỉ có sự tích cực tham gia vào hoạt động thì kinh nghiệm của trẻ mới được hình thành và tích lũy, thực hành trải nghiệm càng nhiều thì tình cảm xã hội ở trẻ càng được hoàn thiện hơn. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên cần quan sát và xuất hiện đúng lúc khi trẻ gặp khó khăn trong quá trình tham gia học tập ca dao, đồng dao, kiến tạo những bài ca dao, đồng dao mới giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội. Giáo viên tránh áp đặt, nóng vội, làm mẫu quá nhiều mà nên kiên nhẫn, cởi mở, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện cảm xúc và ý tưởng trong quá trình trẻ tham gia vào hoạt động.

Khi trẻ trong quá trình hoạt động, giáo viên cần tạo cơ hội giúp trẻ biết tự nhận xét, đánh giá hoạt động của mình và của các bạn khác trong lớp, hướng dẫn trẻ biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các bạn và với những quy tắc, nội quy của trường lớp, gia đình và xã hội. Từ đó, đánh giá trẻ một cách cụ thể và chính xác hơn.

- Môi trường giáo dục

Môi trường giáo dục tình cảm xã hội thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Một môi trường tốt, góc học tập được trang trí mang đậm chất dân gian, mới lạ, và bầu không khí thân thiện cởi mở, lành mạnh,… sẽ giúp trẻ có cơ hội học tập tốt hơn. Từ đó trẻ có thêm vốn tri thức về cuộc sống, có điều kiện tự nâng cao sự hiểu biết của mình, giúp kích thích ở trẻ tính tích cực và đặc biệt là giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chính vì vậy, giáo viên cần linh hoạt bố trí môi trường cho trẻ một cách tốt nhất bằng cách tạo tâm lí thật thoải mái cho trẻ và bố trí không gian học tập trong môi trường hoạt động của trẻ để trẻ tự thực hành trải nghiệm, và tự mình giải quyết những tình huống tình cảm khác nhau.

Hơn thế nữa, môi trường giáo dục không chỉ trong nhà trường mà cần có sự phối kết hợp với gia đình. Nếu chúng ta chỉ giáo dục trong nhà trường để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ thì chưa đủ, mà cần huy động sự phối hợp chặt chẽ của gia đình trẻ.

Sự ảnh hưởng của cha mẹ trong việc giáo dục tình cảm xã hội ở trẻ thông qua ca dao, đồng dao: Mối quan hệ lành mạnh được thiết lập với cha mẹ trong thời kỳ mẫu giáo và sự hỗ trợ tích cực của cha mẹ sẽ cung cấp kinh nghiệm cho trẻ.

- Chương trình giáo dục

Chương trình giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ thông qua ca dao, đồng dao cần phải gắn liền với cuộc sống của trẻ, phù hợp với kinh nghiệm của trẻ cũng như nhu cầu của toàn xã hội. Với ý nghĩa đó, chương trình giáo dục có thể sử dụng để giáo dục ở tất cả các chủ đề giáo dục tình cảm cho trẻ.

Tài liệu và chương trình học tập, giảng dạy về việc giáo dục tình cảm xã hội thông qua ca dao, đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi là những yếu tố cốt lõi của giáo dục, nó là một phần không thể thiếu giúp ích cho người giáo viên và người học muốn tìm tòi khám phá. Vì vậy, điều đáng quan tâm đối với người biên soạn chương trình cần phải chú ý đến cả người học (trẻ) và người dạy (giáo viên) sao cho giáo viên trong quá trình xây dựng tài liệu gắn kết trực tiếp các dẫn chứng là các bài ca dao, đồng dao cụ thể gắn với các chủ đề, chủ điểm giáo dục, đồng thời sử dụng các hình ảnh minh họa, máy chiếu và các phương tiện biểu đạt khác như: ti vi, truyền thanh… nhằm lôi cuốn trẻ tham gia học tập.

Kết luận chương 1

Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng ca dao, đồng dao là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục bằng ca dao, đồng dao đến trẻ em, nhằm giúp trẻ tiếp thu và vận dụng một cách hiệu quả các kiến thức từ ca dao, đồng dao để hiểu và quản lý cảm xúc bản thân, đặt ra và đạt được mục tiêu tích cực, cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm với người khác, hình thành và duy trì các mối quan hệ tích cực và đưa ra quyết định có trách nhiệm.

Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Quá trình giáo dục đó bao gồm: Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục , phương pháp giáo dục và các con đường giáo dục tình cảm xã hội.

Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua ca dao, đồng dao đặc biệt có ưu thế trong việc giáo dục phát triển tỉnh cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi.

Quy trình giáo dục gồm 4 bước: Lựa chọn các bài ca dao, đồng dao để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi; Lập kế hoạch giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi; Tổ chức các hoạt động để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng ca dao, đồng dao; Đánh giá hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5-6 tuổi.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo dục tình cảm xả hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện đại từ, tỉnh thái nguyên thông qua sử dụng ca dao, đồng nai (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)