1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá sự phân bố chỉ số stress nhiệt tại thành phố hà nội

71 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Sự Biến Đổi Của Chỉ Số Stress Nhiệt Tại Thành Phố Hà Nội
Tác giả Trần Thị Thảo
Người hướng dẫn TS. Hoàng Lưu Thu Thủy
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành QLTN&MT
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

Hoàng Lƣu Thu Thủy, em đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài: ―Đánh giá sự biến đổi của chỉ số stress nhiệt tại thành phố Hà Nội”.. Biểu hiện của biến đổi khí hậu là sự gia tăng

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

THÁI NGUYÊN – 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: QLTN&MT

Mã số: 8850101

Người hướng dẫn khoa học: T oàng Lưu Thu Thủy

THÁI NGUYÊN – 2022

Trang 3

i

LỜ CAM ĐOAN

Tôi là Trần Thị Thảo, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do

cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Lưu Thu Thủy, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Trần Thị Thảo

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Được sự quan tâm của Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, và sự đồng ý cũng như nhiệt tình hướng dẫn, dìu dắt của giáo viên hướng dẫn, TS Hoàng Lưu Thu Thủy, em đã tiến hành tìm

hiểu và nghiên cứu về đề tài: ―Đánh giá sự biến đổi của chỉ số stress nhiệt tại

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ cùng em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài

Quảng Ninh, tháng 5 năm 2022

Tác giả

Trần Thị Thảo

Trang 5

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Ý nghĩa của đề tài 5

5 Những đóng góp của đề tài 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1 Cơ sở lý luận đánh giá biến động stress nhiệt 6

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về stress nhiệt 9

1.2.1 Ngoài nước 9

1.2.2 Trong nước 11

1.3 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 13

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG STRESS NHIỆT 29

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29

2.2 Phương pháp nghiên cứu 29

2.2.1 Phương pháp tiếp cận 29

2.2.2 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu 31

2.2.3 Phương pháp xác định chỉ số nhiệt hiệu dụng (Chỉ số ET) 31

2.2.4 Phương pháp tính toán thống kê trong khí hậu 32

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 T nh toán chỉ số nhiệt hiệu dụng 33

3.2 Đánh giá mức độ biến đổi theo thời gian của stress nhiệt 34

3.2.1 Biến trình năm của chỉ số stress nhiệt ET 34

3.2.2 Biến động của ET tháng cao nhất trong năm giai đoạn 1961-2020 35

3.2.3 Sự khác biệt về xu thế biến động của ETmax giữa các trạm kh tượng giai đoạn 1961-2020 36

3.2.4 Số tháng ET ở mức rất nóng trong giai đoạn 1961-2020 36

Trang 6

iv

3.2.5 Xu thế nóng bức trong các tháng 6,7 tại Hà Nội 37

3.3 Thống kê một số bệnh liên quan đến stress nhiệt 37

3.4 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động của stress nhiệt đến sức khỏe của người lao động 43

3.4.1 Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát stress nhiệt 45

3.4.2 Các đáp ứng sinh lý trong điều kiện lao động nóng 46

3.5 Các biện pháp giảm thiểu tác động của stress nhiệt tại Hà Nội 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

T I LIỆU TH M KHẢO 53

PHỤ LỤC 59

Trang 7

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1 Chỉ số stress nhiệt (Heat Stress Index - HSI) 8

Bảng 1 2 Nhiệt độ không khí trung bình tại các trạm kh tƣợng Hà Nội 17

Bảng 1 3 Lƣợng mƣa trung bình năm 19

Bảng 1 4 Độ ẩm không kh trung bình tháng và năm 20

Bảng 2 2 Phân cấp đánh giá stress nhiệt theo thang đánh giá nhiệt hiệu dụng 32 DANH MỤC HÌNH Hình 1 1 Bản đồ mô hình số độ cao thành phố Hà Nội 15

Hình 1 2 Xu thế biến đổi nhiệt độ tại các trạm kh tƣợng Hà Nội 18

Hình 1 3 Xu thế biến động của lƣợng mƣa trung bình năm tại Hà Nội 19

Hình 1 4 Bản đồ hành chính Thành phố Hà Nội 20

Hình 3 1 Biến trình năm của chỉ số stress nhiệt tại thành phố Hà Nội 34

Hình 3 2 Biến trình năm của ET tháng cao nhất trong năm 35

Hình 3 3 Số tháng ET ở mức rất nóng 37

Trang 8

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những thập niên gần đây, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu diễn

ra ngày càng nhanh hơn Biểu hiện của biến đổi khí hậu là sự gia tăng của nhiệt

độ không khí, sự thay đổi của lượng mưa, mực nước biển dâng, nhiều kỷ lục thời tiết và khí hậu cực đoan đã được xác lập trong vài thập kỷ qua [44] Theo

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, các biểu hiện chính của biến đổi khí hậu toàn cầu là: Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,89C (dao động từ 0,69 đến 1,08C) trong thời kỳ 1901-2012; Nhiệt độ trung bình toàn cầu có chiều hướng tăng nhanh đáng kể từ giữa thế kỷ 20 với mức tăng khoảng 0,12C/thập kỷ trong thời kỳ 1951-2012 Giáng thủy trung bình toàn cầu kể từ năm 1901 có xu thế tăng ở vùng lục địa vĩ độ trung bình thuộc Bắc bán cầu Số ngày và số đêm lạnh có xu thế giảm, số ngày và số đêm nóng cùng với hiện tượng nắng nóng có xu thế tăng rõ rệt trên quy mô toàn cầu từ khoảng năm

1950 Mưa lớn có xu thế tăng trên nhiều khu vực, nhưng lại giảm ở một số ít khu vực [24] Chính xu thế các hiện tượng nắng nóng, lạnh giá gia tăng sẽ làm cho stress nhiệt diễn ra ngày càng cực đoan hơn

Theo báo cáo của Tổ chức Kh tượng Thế giới (WMO), năm năm gần đây nhất (2015-2019) toàn cầu có nhiệt độ trung bình cao nhất trong 140 năm qua (tính từ năm 1880) Cụ thể, chuẩn sai nhiệt độ trung bình 5 năm gần đây so với trung bình nhiều năm: 2015 cao hơn 0,87°C; 2016 cao hơn 1,04°C; 2017 cao hơn 0,93°C; 2018 cao hơn 0,78°C; 2019 cao hơn 0,99°C Như vậy, năm nóng nhất là năm 2016 và năm nóng thứ 2 là năm 2019 Và năm 2020 Cơ quan Kh tượng Vương quốc nh (Met Office) cũng đã dự báo sẽ là một trong những năm nắng nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,1°C, kéo dài số năm ấm nhất liên tiếp thêm ít nhất 1 năm nữa, kèm theo đó là t nh bất ổn cao của khí quyển trên quy mô toàn cầu, khu vực

Theo [9] vào giữa thế kỷ 21, theo kịch bản trung bình RCP4.5, số ngày nắng nóng trung bình năm tăng phổ biến 20 - 40 ngày so với thời kỳ cơ sở 1986-

Trang 9

2

2005 trên hầu hết phạm vi cả nước Theo kịch bản cao RCP8.5, số ngày nắng nóng tăng phổ biến 30 - 60 ngày trên phạm vi cả nước, phổ biến 30 - 40 ngày đối với các vùng khí hậu phía Bắc, phổ biến 50 - 70 ngày đối với các vùng khí hậu phía Nam

Các hiện tượng nắng nóng, lạnh giá gia tăng tác động rất lớn đến sinh vật nói chung và con người nói riêng Những loài sinh vật khác nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau, có loài giới hạn sinh thái rộng gọi là loài rộng sinh thái, có loài giới hạn sinh thái hẹp Nắng nóng, lạnh giá ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên Nếu nhiệt trong khoảng chống chịu, sinh vật sẽ

bị stress nhiệt, tuy nhiên nhiệt có thể gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật Nếu nóng hơn hoặc lạnh hơn nữa, nhiệt vượt qua điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết Đối với cây trồng, nắng nóng, lạnh giá sẽ làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng, gây rủi ro đới với an ninh lương thực

Nắng nóng, lạnh giá cùng với độ ẩm cao tác động rất lớn đến con người

Về mặt sinh học, cơ thể con người không chịu được nhiệt độ quá cao, hoặc quá thấp Khi nhiệt độ trong khoảng chống chịu của con người, cơ thể sẽ bị stress nhiệt, khi nhiệt độ vượt qua ngưỡng chống chịu sẽ dẫn đến tử vong Theo Faunt

và cộng sự [17] số lượng các ca nhập viện và tử vong liên quan với stress nhiệt ngày càng tăng

Theo [41], trong đợt nắng nóng tháng 7 năm 1995 ở Chicago, có số lượng

ca nhập viện tăng đột biến Phần lớn các trường hợp nhập viện quá mức là do mất nước, say nắng và kiệt sức vì nóng, ở những người có bệnh nền

Một số lượng lớn các ca tử vong do các đợt nắng nóng chủ yếu nhằm vào những người lao động nghèo, người già và người có thu nhập thấp ở vùng đô thị, lao động nông nghiệp và phu kéo xe, đã được báo cáo tại các bang của Mỹ trong suốt nhiều năm qua [37]

Hậu quả do tác động của nắng nóng, lạnh giá đối với con người vô cùng nghiêm trọng, nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về stress nhiệt Biến đổi khí hậu và các điều kiện khí hậu cực đoan đã đặt ra những rủi ro đang kể cho

Trang 10

3

sức khỏe người dân Châu Á Tỷ lệ tử vong do bệnh tật, tiêu chảy và suy dinh dưỡng có liên quan tới biến đổi khí hậu xảy ra cao nhất tại Đông Nam Á, năm

2000, những rủi ro này cũng được dự báo là lớn nhất vào năm 2030 [34]

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng Dân số đến năm 2019 là hơn 8 triệu người chiếm gần 8% về dân số của cả nước, là thành phố đứng thứ 2 về dân số ở Việt Nam số sau thành phố Hồ Chí Minh, mật độ dân số là 2410 người/km² Thế mạnh của Hà Nội là trung tâm lớn

về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, có mạng lưới giao thông dày đặc và lưu lượng phương tiện giao thông lớn Tuy nhiên, do Hà Nội là đô thị lớn nên chịu tác động của đảo nhiệt, làm cho nhiệt độ trong thành phố luôn cao hơn các vùng phụ cận [16]

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam [2], từ số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất (Tx) và thấp nhất (Tm)

có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất lên tới 1ºC/10 năm Số ngày nóng (số ngày có Tx ≥35ºC) có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực của cả nước, đặc biệt là ở Đông Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có Hà Nội) và với mức tăng phổ biến 2÷3 ngày/10 năm

Trong những năm gần đây những đợt nắng nóng xảy ra trên diện rộng và

số ngày nắng nóng kéo dài xảy ra liên tục Năm 2019 có sự tác động của El Nino, nhiệt độ phổ biến trung bình năm ở Bắc Bộ và Trung Bộ cao hơn 0,5-1°C Trong tháng 4/2019 nhiều khu vực phía Tây Bắc Bộ và miền núi Trung Bộ nhiệt

độ chưa bao giờ tăng cao đến mức như vậy trong lịch sử Điển hình là Tuyên Hóa (Quảng Bình) 43,4°C Ở khu vực Láng (Hà Nội) cũng ghi nhận 38,9°C vào ngày 21/4, cũng là nhiệt độ tương đối cao so với cùng kỳ các năm, chỉ kém mức lịch sử từng đạt 39°C Cơ quan dự báo cũng thống kê được vào ngày 21/4, có trên 20 điểm có nhiệt độ lên trên 41°C Đây là một mức nóng kỷ lục của tháng 4 trên cả nước

Đợt nắng nóng kéo dài nhất trong lịch sử xảy ra vào tháng 6, tháng 7 năm

2020 Trong tháng 6/2020 các tỉnh Bắc Bộ đã có 21 ngày nắng nóng diện rộng,

Trang 11

36-Bên cạnh những đợt nắng nóng, rét lạnh cũng xảy ra với cường độ mạnh

và thất thường Các đợt rét kỷ lục năm 2008 kéo dài 38 ngày với nhiệt độ xuống dưới 7°C; đợt rét năm 2015 - 2016, đợt rét vào tháng 1/2016 nhiều nơi ở miền Bắc đã xuất hiện băng tuyết với nhiệt độ âm (Sa Pa -4,2°C, Mẫu Sơn -4,4°C, Hà Nội 6°C), tỷ lệ trẻ em và người già nhập viện cao hơn bình thường do bệnh về đường hô hấp Như vậy có thể thấy do biến đổi khí hậu tần suất và cường độ các hiện tượng nắng nóng và rét hại tại Hà Nội có xu thế gia tăng

Chính vì vậy, cần thiết nghiên cứu stress nhiệt ở thành phố Hà Nội dựa trên yếu tố nhiệt và các yếu tố kh tượng liên quan, nhằm tạo ra một kênh thông tin đầy đủ để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giúp đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng

Dựa trên những thực tế đó, đề tài “Đánh giá sự phân bố của chỉ số stress

nhiệt tại thành phố Hà Nội” được học viên lựa chọn và tiến hành nhằm đánh

giá sự biến đổi của chỉ số stress nhiệt theo thời gian, từ đó thống kê một số bệnh liên quan tới thời tiết tại Hà Nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm đánh giá được xu thế biến đổi của stress nhiệt theo thời gian tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn 1961 –

2020 thông qua chỉ số nhiệt hiệu dụng (Effective Temperature – ET) được t nh toán dựa trên bộ số liệu bao gồm: Nhiệt độ không kh , độ ẩm không kh và tốc

Trang 12

5

độ gió Đồng thời, nêu ra một số bệnh liên quan đến thời tiết và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của stress nhiệt tại khu vực nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá sự biến đổi của stress nhiệt tại Hà Nội theo biến trình năm thông qua chỉ số nhiệt hiệu dụng trung bình các tháng trong năm giai đoạn 1961-

4 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả phân tính tổng hợp những yếu tố kh tượng gây ra stress nhiệt tại thành phố Hà Nội, sự biến động chỉ số stress nhiệt theo thời gian trong xu thế biến đổi khí hậu là tài liệu lý thuyết quan trọng để phát triển các nghiên cứu theo hướng kh tượng sinh học, là tài liệu tham khảo cho học viên các trường đại học

và các cơ sở đào tạo tham khảo về chuyên ngành sinh khí hậu

5 Những đóng góp của đề tài

Đối với các lĩnh vực khoa học có liên quan và sự phát triển kinh tế – xã hội,

đề tài có các tác động sau đây:

- Góp phần bổ sung thêm các công trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu

về sinh khí hậu và khí hậu ứng dụng

- Góp phần vào công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trang 13

6

C ƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận đánh giá biến động stress nhiệt

Stress nhiệt là nhiệt lượng cần thải trừ để duy trì vật thể ở trạng thái cân bằng nhiệt Đối với cơ thể người, đó là nhiệt lượng hợp thành bởi nhiệt lượng sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và nhiệt lượng thu được bởi các đường truyền nhiệt, trong đó độ giữ nhiệt của quần áo cũng có ảnh hưởng lớn

Người bị stress nhiệt là khi nhiệt độ bên trong cơ thể vượt quá phạm vi điều chỉnh cho hoạt động bình thường Khi mới bị stress nhiệt, nhiệt độ bên trong cơ thể tăng lên và nhịp tim tăng lên Khi cơ thể tiếp tục tích nhiệt, người

đó bắt đầu mất tập trung và khó khăn trong giải quyết công việc, có thể trở nên cáu kỉnh hoặc ốm yếu và thường mất cảm giác thèm uống Giai đoạn tiếp theo thường dẫn tới ngất xỉu và thậm chí tử vong nếu người đó không được hạ nhiệt

Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự trao đổi nhiệt của cơ thể bao gồm: nhiệt độ không khí, bức xạ nhiệt, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí, nhiệt độ do chuyển hóa vật chất và độ cách nhiệt của quần áo

Mỗi loài sinh vật có một giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất định, trong đó có nhân tố nhiệt Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được Trong giới hạn sinh thái có giới hạn dưới, dưới điểm đó, sinh vật sẽ chết và giới hạn trên, trên điểm đó, sinh vật sẽ chết Khoảng thuận lợi: là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất hay là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật phát triển thuận lợi nhất Khoảng chống chịu: là khoảng của nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật hay là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái

mà sức sống của sinh vật giảm dần đến giới hạn Vượt qua điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết

Khi nhiệt độ trong khoảng chống chịu, sinh vật vẫn tồn tại, những sẽ bị stress nhiệt Stress là phản ứng của cơ thể trước các áp lực đến sự tồn tại của con người về thể chất và tinh thần [40] Theo Nardone và cộng sự [35] stress nhiệt được định nghĩa là nhiệt độ cơ thể của một loài vượt quá phạm vi điều chỉnh cho

Trang 14

7

hoạt động bình thường Điều này dẫn đến tổng tải nhiệt vượt quá khả năng tải nhiệt của cơ thể làm thức đẩy các phản ứng sinh lý nhằm giảm stress Theo [31],

có sự ảnh hưởng của nhiệt độ cực đoan đến việc thăm khám bệnh đường hô hấp

Tuy nhiên theo quy luật tác động tổng hợp, sinh vật không chỉ chịu tác động của nhiệt độ môi trường mà chịu tác động đồng thời của các nhân tố sinh thái khác Sự biến đổi các nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng, có khi về chất của các yếu tố khác và sinh vật chịu ảnh hưởng sự biến đổi đó Tất

cả các yếu tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái Theo [32], nhiệt độ, độ ẩm cao, gió yếu, ánh sáng mặt trời trực tiếp là tổ hợp sinh thái làm suy yếu khả năng duy trì nhiệt độ lõi của cơ thể, gây stress nhiệt

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật và con người cũng như hệ sinh thái Khi nhiệt độ ngoài trời tăng, khi người lao động ráng sức làm việc, hoặc khi không khí trở nên ẩm và bão hòa với hơi nước, cơ thể chúng ta sẽ khó tản đi lượng nhiệt thừa Khi cơ thể không đủ khả năng duy trì được nhiệt độ cơ thể tối

ưu, các bệnh lý do nhiệt sẽ xuất hiện

Đã có rất nhiều nghiên cứu xây dựng các chỉ số stress nhiệt dựa trên các yếu tố môi trường Nghiên cứu của Wu và công sự [46] đã đánh giá stress nhiệt dựa trên chỉ số nhiệt hiệu dụng với các yếu tố đầu vào bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm tương đối và tốc độ gió cho lãnh thổ Trung Quốc giai đoạn 1961-2014 Tác giả

đã chia ra các mức rất lạnh, lạnh, mát, thoải mái, ấm, nóng, rất nóng Kết quả khu vực có mức độ stress nhiệt cao nhất là xung quanh các vùng đồng bằng sông Hằng, sông Ấn Nghiên cứu của Im và cộng sự [23] đánh giá stress nhiệt dựa trên chỉ số nhiệt của nhiệt kế ướt tại vùng Nam Á (trong đó có Việt Nam) với chuỗi số liệu trong giai đoạn 1976-2005 và số liệu kịch bản biến đổi khí hậu Kết quả cho thấy nhiệt độ có xu thế tăng cao vào cuối thể kỷ 21 Khu vực có mức độ stress nhiệt cao nhất xung quanh các vùng đồng bằng sông Hằng, sông Ấn Zhang và cộng sự [48] sử dụng số liệu kh tượng ngày bao gồm: nhiệt độ Tmax,

độ ẩm tương đối và tốc độ gió giai đoạn 1960-2016 từ hơn 500 trạm kh tượng

để đánh giá sự phân bố không gian chỉ số stress nhiệt

Trang 15

8

Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ dựa vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối

để xây dựng chỉ số nhiệt (HI, còn được gọi là nhiệt độ biểu kiến) làm thước đo -

để xác định các ngưỡng rủi ro nhằm cảnh báo nhiệt cho cộng đồng Trang web của Cơ quan quản lý khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ cũng đưa ra công cụ dự báo nhiệt, trong đó có bảng phân cấp đánh giá stress nhiệt, bản đồ dự báo các vùng có nguy cơ stress nhiệt ở Hoa Kỳ dựa vào nhiệt độ bầu ướt [8]

Chỉ số stress nhiệt là một thước đo cho thấy con người thoải mái hoặc dễ chịu do ảnh hưởng của nhiệt độ, chỉ số này được thiết kế bởi Steadman R.G và năm 1979 và đã trở thành một trong những thông báo thường xuyên trên đài phát thanh hoặc truyền hình khi có thời thiết nóng ở Mỹ [36], [43]

Bảng 1.1 Chỉ số stress nhiệt (Heat Stress Index - HSI)

Tên phân cấp Chỉ số nhiệt Hội chứng phản ứng nhiệt của cơ

thể con người

Cảnh báo cao 90-105ºF (32-40.5ºC) Say nắng, co giật, có thể kiệt sức

kèm theo khó chịu, rối loạn hành vi

Cảnh báo 80-90°F (26.7-32°C) Có thể mệt mỏi và kiệt sức, rối loạn

cực kỳ nguy hiểm <32°F (0°C) Đóng bang

Nguồn: Steadman R.G, 1979; NOAA, 2014

Nhiệt độ hiệu dụng không thể đo bằng nhiệt kế Chỉ số nhiệt hiệu dụng (Chỉ số ET) là sự kết hợp giữa nhiệt độ cao, độ ẩm cao và tốc độ gió thấp tạo nên cảm giác nóng bức, ngột ngạt và có thể gây ra sự nguy hiểm đối với sức khoẻ và tính mạng của con người Đây là một chỉ số được xác định bằng quá trình thực nghiệm kết hợp nhiều điều kiện khác nhau về nhiệt độ bầu khô, độ

Trang 16

9

ẩm, điều kiện bức xạ và chuyển động có thể tạo ra cảm nhận về nhiệt của không khí Chỉ số nhiệt hiệu dụng của một không gian nhất định được định nghĩa là nhiệt độ bầu khô của môi trường đạt điều kiện tương đương nhiệt, với độ ẩm tương đối ở 50%, trong điều kiện bức xạ cụ thể

Trong những năm gần đây những đợt nắng nóng xảy ra trên diện rộng và

số ngày nắng nóng kéo dài xảy ra liên tục

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về stress nhiệt

1.2.1 Ngoài nước

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về stress nhiệt Tác giả Kjellstrom và cộng sự [28] cho rằng các yếu tố môi trường cơ bản gây stress nhiệt là nhiệt độ, độ ẩm, nhiệt bức xạ, vận tốc chuyển động của không khí Ngoài ra đối tượng dễ bị stress nhiệt là người cao tuổi, béo phì, người sức khỏe kém và sự thích nghi các nhân với nhiệt

Nghiên cứu của Argüeso và cộng sự [1] đánh giá mối quan hệ giữa đô thị hóa và stress nhiệt trong bối cảnh biển đổi khí hậu cho thành phố Sydney Kết quả cho thấy việc mở rộng đô thị, gia tăng dân số làm tăng nguy cơ stress nhiệt Luo và Lau [30] trong nghiên cứu của mình cho thấy do quá trình đô thị hóa mạnh ở ph a đông Trung Quốc nên stress nhiệt ở khu vực này cũng tăng theo, stress nhiệt ở thành thị luôn cao hơn stress nhiệt ở khu vực nông thôn

Tác giả Hentschel [21] đã phân vùng kh hậu theo chỉ tiêu sinh kh tượng cho con người ở quy mô lớn và quy mô địa phương, trong đó tác giả phân tích thời tiết nóng ẩm kéo dài có thể gây các bệnh trầm cảm, hạ huyết áp, mệt mỏi,

hạ thân nhiệt, nhịp tim nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến đột quỵ, suy tim cấp tính Mặt khác thời tiết lạnh kéo dài cũng dẫn tới trầm cảm, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, đột quỵ, đau tim và tế cứng

Theo Faunt và cộng sự [17] số lượng các ca nhập viện và tử vong liên quan với stress nhiệt ngày càng tăng Theo [41], trong đợt nắng nóng tháng 7 năm 1995 ở Chicago, có số lượng ca nhập viện đột biến Phần lớn các trường

Trang 17

10

hợp nhập viện quá mức là do mất nước, say nắng và kiệt sức vì nóng, ở những người có bệnh nền Một số lượng lớn các ca tử vong do các đợt nắng nóng chủ yếu nhằm vào những người lao động nghèo, người già và người có thu nhập thấp ở vùng đô thị, lao động nông nghiệp và phu kéo xe, đã được báo cáo tại các bang của Mỹ trong suốt nhiều năm qua [37]

Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), gia tăng stress nhiệt do hiện tượng nóng lên toàn cầu được dự báo sẽ làm giảm năng suất toàn cầu tương đương với 80 triệu việc làm toàn thời gian vào năm 2030

Dự báo này được đưa ra trên giả thiết đến cuối thế kỷ này nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 1,5°C Vì thế, đến năm 2030, do nhiệt độ cao hơn, tổng số giờ làm việc trên toàn thế giới sẽ giảm 2,2%, tương đương với 80 triệu việc làm toàn thời gian Mức suy giảm này tương đương với thiệt hại kinh tế toàn cầu ở mức 2.400 tỷ đô la Mỹ

Bên cạnh đó, báo cáo cũng lưu ý rằng dự báo này chỉ mang t nh tương đối

do được đưa ra trên giả thiết là nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng không quá 1,5°C Một giả thiết khác cũng được sử dụng để dự báo là việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng – hai lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi stress nhiệt – được thực hiện trong bóng râm

Báo cáo mới của ILO về: Tác động stress nhiệt đối với năng suất lao động

và việc làm thỏa đáng , được xây dựng trên cơ sở dữ liệu về khí hậu, sinh lý học

và việc làm để đưa ra những tính toán về số liệu thiệt hại về năng suất lao động hiện tại và dự báo số liệu tương lai ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu

Stress nhiệt được định nghĩa là nền nhiệt độ cao hơn mức cơ thể có thể chịu đựng được để không gây ảnh hưởng xấu đến sinh lý Hiện tượng này thường xảy ra ở nhiệt độ trên 35°C và trong môi trường có độ ẩm cao Nhiệt độ cao quá ngưỡng trong quá trình làm việc là một nguy cơ về sức khỏe nghề nghiệp; nó hạn chế hoạt động thể chất cũng như khả năng làm việc của người lao động và dẫn đến giảm năng suất Trong những trường hợp cực đoan có thể dẫn đến sốc nhiệt và gây tử vong

Trang 18

Tác động của hiện tượng này xảy ra không đồng đều trên toàn thế giới Khu vực sẽ chứng kiến mức độ suy giảm thời giờ làm việc nhiều nhất được dự báo là Nam Á và Tây Phi, với ước t nh đến năm 2030, thời giờ làm việc ở đây sẽ giảm 5%, tương ứng với mức thiệt hại là 43 triệu việc làm ở Nam Á và 9 triệu việc làm ở Tây Phi

Hơn thế, ch nh người dân ở những khu vực nghèo nhất là những người sẽ phải chịu thiệt hại đáng kể nhất về kinh tế Các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, do họ có ít nguồn lực hơn để đáp ứng hiệu quả với hiện tượng nền nhiệt gia tăng Do đó, những thiệt hại về kinh tế do gánh nặng nhiệt gây ra sẽ khiến cho những bất lợi về kinh tế hiện hữu nặng nề hơn, đặc biệt là tỷ lệ người có việc làm vẫn nghèo, việc làm phi chính thức và dễ bị tổn thương, nông nghiệp tự cung tự cấp cao hơn và thiếu bảo trợ xã hội

1.2.2 Trong nước

Ở Việt Nam, một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự biến đổi của nhiệt

độ cực trị, nhất là sự tăng nhanh của nhiệt độ cực tiểu tháng là nguyên nhân dẫn tới giảm số đợt rét đậm và tăng số đợt nắng nóng, hạn hán [5], [6]

Theo nghiên cứu của Hồ Thị Minh Hà và Phan Văn Tân [5], sự biến đổi của nhiệt độ cực trị ở Việt Nam giai đoạn 1961-2007 có sự phân hóa ở Việt Nam

và đều gia tăng theo thời gian Chu Thị Hường và cộng sự [4] cho rằng tốc độ gió lớn nhất thường xảy ra ở phía Bắc của lãnh thổ vào tháng 3, tháng 4, tốc độ gió

Trang 19

12

lớn nhất thường xảy ra ở vùng ven biển vào các tháng mùa hè Tốc độ gió lớn có

xu hướng giảm trong giai đoạn 1961-2007

Tác giả Trần Ngọc Đăng và cộng sự [12] đã thấy có mối liên hệ giữa nhiệt

độ, số lượng người nhập viện do stress nhiệt, tỉ lệ tử vong ở các nước đang phát triển vùng nhiệt đới cũng như khả năng th ch ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt Nghiên cứu của Phùng Dũng và cộng sự [13] đã cho thấy do nắng nóng,

ở Hà Nội và Quảng Ninh có số lượng người nhập viện tăng 2,5%, ở mức tương đối cao so với trên thế giới Nghiên cứu trên cũng cho thấy những người bị bệnh nhiễm trùng, tim mạch, bệnh đường hô hấp là những đối tượng dễ bị stress nhiệt

do nắng nóng Như vậy có thể thấy nắng nóng tác động rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng ở Đồng bằng sông Hồng Nghiên cứu của Phùng Dũng và cộng sự [39] cung cấp bằng chứng quan trọng và gợi ý các tác động dự kiến của thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu Các chương trình th ch ứng với biến đổi khí hậu của ngành y tế cần được xây dựng để bảo vệ người dân khỏi tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như đợt nắng nóng ở Việt Nam

Nghiên của của Đào Ngọc Hùng đã chỉ ra rằng, do hiệu ứng đô thị ở thành phố Hà Nội, nên nhiệt độ trong khu vực nội thành cao hơn khu vực ngoại thành khoảng 1 - 2ºC [14] Chính sự đô thị hóa càng làm gia tăng mức độ stress nhiệt ở thủ đô Hà Nội

Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5508-1991 [10] quy định điều kiện vi khí hậu tại vùng làm việc với các ngưỡng về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ lưu thông của không kh , cường độ bức xạ nhiệt áp dụng cho nhà máy, xí nghiệp có chú ý đến mức độ nặng nhọc của công việc và thời gian trong năm

Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7321:2009 (ISO 7933:2004) [1] mô tả phương pháp dự đoán lượng mồ hôi và nhiệt độ lõi bên trong cơ thể sẽ đạt khi phản ứng với môi trường lao động Bằng cách đó xác định nhóm thông số cần thay đổi, và thay đổi ở mức độ nào để giảm bớt các nguy cơ căng thẳng sinh lý

Trang 20

13

Tác giả Nguyễn Công Tài và Nguyễn Đăng Quang đã nghiên cứu đánh giá

xu thế biến đổi nhiệt độ cảm nhận và xu thế biến đổi hệ số nhiệt dư thừa thông qua dữ liệu kh tượng tại Quảng Nam từ năm 1979 đến 2019 [7]

Trong nghiên cứu của Opitz-Stapleton và cộng [38] đã xem xét một số chỉ

số nhiệt khác nhau để xác định mức độ stress nhiệt đối với người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Đà Nẵng bằng chuỗi số liệu kh tượng giai đoạn 1970-2011 Kết quả cho thấy nhiệt độ ban đêm vẫn quá cao sau thời gian ban ngày nóng, khiến sự phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc không đảm bảo và dẫn đến stress nhiệt

Nghiên cứu của Phan Văn Tân [8], cho rằng sự biến đổi của các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, nắng nóng, rét đậm, rét hại, hạn hán có xu thế tăng lên rõ rệt trong phạm vi cả nước

Như vậy, có thể thấy, các nghiên cứu về stress nhiệt đã được nhiều tác giả quan tâm và thực hiện Tuy nhiên, việc nghiên cứu đồng bộ tìm hiểu sự biến động của chỉ số stress nhiệt theo thời gian trong xu thế biến đổi khí hậu còn chưa có nhiều, nhất là tại thành phố Hà Nội

1.3 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội

Vị trí địa lý

Thủ đô Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34' đến 21°18' vĩ độ Bắc và từ 105°17' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng Hiện nay, thành phố có diện tích 3358,6 km², chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta , và là 1 trong 17 thủ đô có diện tích trên 3000 km²

Trang 21

Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng, chiếm đại bộ phận diện tích của các huyện thị xã và các quận nội thành, được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các dòng sông cổ)

Đó là các ô trũng tự nhiên rất dễ bị úng ngập trong mùa mưa lũ và khi có mưa lớn

ở các huyện Đông nh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức Do được khai phá và canh tác từ lâu đời nên hiện nay ở Hà Nội có hệ thống đê điều ngăn lũ chạy dọc những triền sông Hệ thống đê điều này khiến cho các cánh đồng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm và phải xây dựng nhiều công trình thủy lợi để tưới và tiêu nước

Vùng đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố, thuộc các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1296 m), Gia Dê (707 m), Hàm Lợn (462 m) Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng

Trang 22

15

Hình 1 1 Bản đồ mô hình số độ cao thành phố Hà Nội

Trang 23

16

Thủy văn

Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên rồi xuôi về Nam Định, thành phố có nhiều gắn kết với Thăng Long từ thời nhà Trần Sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần

ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam Hà Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội

Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị tr đặc biệt đối với Hà Nội Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn – Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn

Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông

hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng Theo Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường, lượng nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường quá lớn Chỉ tính riêng trong khu vực nội đô, mỗi ngày lượng nước thải xả thẳng ra hệ thống sông hồ vào khoảng 650.000 m³/ngày (2015) Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 250.000 m³ nước thải xả thẳng xuống dòng sông mà không hề qua xử lý nên bị ô nhiễm nặng nề, nước sông ngày càng cạn, màu nước càng ngày càng đen và bốc mùi hôi thối nặng Với chiều dài gần 20 km chảy qua địa bàn thủ đô, nhiều khúc của sông Nhuệ nước đen kịt, đặc quánh, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc và gần như

Trang 24

17

không còn xuất hiện sự sống dưới lòng sông Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ nước thải sinh hoạt mỗi ngày Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³ Lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này

Bảng 1.2 Nhiệt độ không khí trung bình tại các trạm khí tượng tại Hà Nội

Trạm Giai đoạn I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Sơn Tây 60-2020 16.4 17.7 20.4 23.9 27.2 28.9 29.0 28.4 27.3 24.9 21.6 18.0 23.6 Láng 60-2020 16.7 17.8 20.5 24.2 27.7 29.4 29.4 28.8 27.8 25.4 22.0 18.3 24.0

Trang 25

18

đến tháng 9 đều vượt 27 °C, với tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình đạt 29,2 °C, lúc cao nhất lên tới 42,8 °C Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,6

°C, lượng mưa trung bình hàng năm vào mức 1.500mm đến 1.900mm Vào tháng

5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C do chịu ảnh hưởng của La Niña Vào đầu tháng 6 năm 2017 với việc bị ảnh hưởng bởi El Niño trên toàn thế giới,

Hà Nội phải hứng chịu đợt nóng dữ dội trong 1 tuần với nhiệt độ lên tới 42,5 °C,

là nhiệt độ kỷ lục ghi nhận trong lịch sử Hơn nữa, do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đô thị và là vùng khí hậu có độ ẩm cao nên những đợt nắng nóng, nhiệt độ cảm nhận thực tế luôn cao hơn mức đo đạc, có thể lên tới 50 °C Nơi có tuyết vào mùa đông ở Hà Nội là đỉnh núi Ba Vì ngày 24 tháng 1 năm 2016 với mức nhiệt

Trang 26

Năm

y = -4,4721x + 1876,6

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Năm

Khí hậu được chia làm hai mùa chính là: Mùa nóng đồng thời cũng là mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 8, khí hậu nóng ẩm vào đầu mùa và cuối mùa mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 9 và tháng 10 Mùa lạnh cũng là mùa t mưa bắt đầu từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau Từ cuối tháng 11 đến nửa đầu tháng 2 rét và hanh khô, từ nửa cuối tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh ẩm

và mưa phùn kéo dài từng đợt Tuy vậy, Hà Nội vẫn được tận hưởng thời tiết bốn mùa nhờ các tháng giao mùa Trong khoảng tháng 9 đến giữa tháng 11, Hà Nội có những ngày thu với tiết trời mát mẻ do đón vài đợt không khí lạnh yếu tràn về

Bảng 1 3 Lượng mưa trung bình năm

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nam Láng 24.5 24.0 48.5 90.2 180.2 246.1 279.5 314.8 226.8 139.6 64.8 20.3 1659.2

Ba Vì 30.0 25.8 52.3 97.6 255.5 266.3 327.9 351.4 239.3 185.2 58.6 25.2 1915.1

Hà Đông 25.3 22.5 45.1 85.2 179.1 234.4 267.4 313.4 212.0 146.6 64.4 20.8 1584.4 Sơn Tây 26.5 23.8 44.9 95.9 210.8 257.5 307.7 321.6 221.2 157.1 61.7 22.2 1737.9

Hình 1 3 Xu thế biến động của lượng mưa trung bình năm tại Hà Nội

Năm

Trang 27

20

Kết quả trung bình nhiều năm của độ ẩm tương đối trên trạm điểm quan trắc (bảng 1.3) cho thấy: Tại cả 4 trạm độ ẩm tương đổi t thay đổi theo không gian, giao động trong khoảng từ 81% ỏ vùng đồng bằng đến 84% ở vùng đồi núi thấp

Bảng 1 4 Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm

Trạm Chuỗi I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Ba Vì 1970-2020 85 86 87 87 84 82 84 86 85 83 82 82 84

Hà Đông 1973-2020 83 85 87 88 85 82 82 86 86 83 81 80 84 Láng 1960-2020 80 82 85 85 81 80 81 83 81 79 77 76 81 Sơn Tây 1960-2020 84 85 87 87 84 82 83 86 85 82 81 81 84

Tổ chức hành chính

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, bên cạnh Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Ch Minh cũng được xếp vào đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu

Hình 1 4 Bản đồ hành chính Thành phố Hà Nội

Trang 28

21

Sau những thay đổi về địa giới hành ch nh, t nh đến năm 2021, Hà Nội có

30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn Đây là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã

Dân số, dân cư

Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa cuối thế kỷ XX Vào thời điểm năm 1954, thành phố có 53.000 dân, trên một diện t ch 152 km² Đến năm 1961, thành phố mở rộng diện tích lên 584 km² với dân số 91.000 người Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện t ch đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn

2 triệu người Trong suốt thập niên 1990, với việc các khu vực ngoại ô dần được

đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.675.166 người vào năm

1999 Sau đợt mở rộng địa giới hành ch nh vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có hơn 6,23 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số toàn Hà Nội

là 6.451.909 người Dân số trung bình của thành phố năm 2010 là 6.561.900 người T nh đến hết năm 2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 người T nh đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số Hà Nội là 8.053.663 người, trong đó 49,2% dân số (tức 3,96 triệu người) sống ở thành thị, và 50,8% dân số sống ở nông thôn (tức 4,09 triệu người) Hà Nội trở thành đô thị có mức độ tập trung dân cư cao bậc nhất nước ta, dân số đến năm 2020 là 8,2 triệu người (chiếm gần 8,5 % dân số của cả nước), mật độ dân số là 2.455 người/km² lớn gấp 8,3 lần mật độ dân số trung bình cả nước Phân bố dân số không đồng đều; khoảng cách về dân

số giữa quận và huyện, giữa thành thị và nông thôn còn lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới hơn 42.000 người/km² (2018), trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Ba Vì, Mỹ Đức mật độ dưới 1.000 người/km²

Trang 29

22

Về cơ cấu dân số, cư dân Hà Nội chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ khoảng 99%, theo sau là người Mường, người Tày và các dân tộc thiểu số khác Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống xen kẽ với người Kinh ở tất cả 30 đơn

vị hành chính cấp huyện của thành phố, trong đó cư trú tập trung ở 14 xã của 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức T nh đến năm

2019, toàn thành phố có 278.450 người theo 9 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 192.958 người, tiếp theo là Phật giáo đạt 80.679 người, đạo Tin lành có 4.226 người, còn lại các tôn giáo khác như đạo Cao Đài, Hồi giáo, Baha'i giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Minh Lý đạo, Minh Sư đạo và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam

Kinh tế

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng cả nước Bình quân giai đoạn 2016-2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,38% (trong khung kế hoạch từ 7,3-7,8%) Năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn trung bình giai đoạn 2016-2019, trong đó GRDP tăng 4,18% Bình quân 5 năm 2016-2020, GRDP tăng 6,73%, tuy không đạt kế hoạch nhưng cao hơn mức tăng của cả nước (5,99%)

Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành đạt 1,02 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 43,9 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người đạt 5.329 USD, gấp 1,28 lần so với năm 2015 và gấp 1,92 lần mức bình quân của cả 8 nước1 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 85,77% năm 2015 lên 86,74% năm 2020; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 2,54% giảm còn 2,24%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm từ 11,69% còn 11,02%

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2016-2018 tăng bình

quân 2,87% Năm 2019, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, giá trị gia tăng ngành này giảm 0,09%, bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 2,12% Năm 2020, Thành phố chỉ đạo quyết liệt hoạt động tái đàn lợn và thúc đẩy phát triển nông

Trang 30

23

nghiệp, giá trị gia tăng ước tăng 4,54% và bình quân cả giai đoạn 2016-2020 tăng 2,60% Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho nông dân Chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, chăn nuôi quy

mô lớn Đồng thời chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng cây hàng năm 4.828,4 ha; chuyển sang trồng cây lâu năm 2.775,3 ha; chuyển sang nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa 1.775,2 ha Duy trì trên 200 vùng sản xuất lúa tập trung với diện tích khoảng 40 nghìn ha; hình thành 47 vùng trồng hoa tập trung với quy mô từ 10-20 ha/vùng Nhiều mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất hữu cơ Hình thành 76 xã chăn nuôi sản phẩm chủ lực, trên 3.800 trại/trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư Đã có 141 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm, 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm 32% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp

Khu vực công nghiệp và xây dựng bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng

9,15% Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khu vực công nghiệp

và xây dựng ước tăng 6,48%; bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 8,61% Trong đó: Ngành công nghiệp tăng bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 7,99% Năm

2020 tăng 5,19%; bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 7,43%/năm Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 91%) Có 117 sản phẩm của

77 doanh nghiệp được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực; 12 doanh nghiệp trong Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam Một số lĩnh vực công nghệ cao có bước phát triển khá như: Điều khiển kỹ thuật số, tự động hóa, rôbốt, nano, plasma, laser, công nghệ sinh học Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước

về doanh thu công nghiệp ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông) với 16 nghìn doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; có 02 trên tổng số 05 khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung của cả nước, trong đó nhiều sản phẩm công nghệ cao, thiết bị thông minh được sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc Hạ tầng khu, cụm công nghiệp (CCN) tiếp tục được phát triển, hiện có 9 khu công nghiệp đang hoạt động, diện tích 1.304 ha; 06 khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy

Trang 31

24

100% Đã quy hoạch 159 CCN với tổng diện t ch 3.039 ha, trong đó 70 CCN đang hoạt động ổn định với diện t ch 1.583 ha, năm 2020 thành lập mới 43 CCN với diện tích 753,3 ha Tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển; đã có 1.350 làng nghề và làng có nghề, thu hút hàng chục nghìn lao động, trong đó

313 làng được công nhận là làng nghề truyền thống Lưới điện của Thành phố đảm bảo nhu cầu điện cho mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn với chất lượng điện và độ tin cậy được cải thiện đáng kể Sản lượng điện thương phẩm năm 2020 đạt 21,8 tỷ kWh, gấp 1,7 lần năm 2015 (tăng bình quân 11,1%/năm) Doanh nghiệp, người dân dẫn đầu cả nước trong phong trào thực hiện tiết kiệm điện; Tỷ lệ tổn thất điện năng giảm, năm 2020 còn 3,72%

Ngành xây dựng tăng trưởng vượt trội với tốc độ trung bình 10,72%/năm (giai đoạn 2016-2019 tăng 11,25%; năm 2020 tăng 8,66%), cao hơn giai đoạn 2011-2015 (6,49%), tỷ trọng trong GRDP tăng từ 6,42% năm 2015 lên 7,86% năm 2020, góp phần quan trọng tạo diện mạo đô thị mới, hiện đại cho Thủ đô

Khu vực dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 7,31% Năm 2020,

do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các ngành dịch vụ tăng 3,83%; bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 6,6% Hạ tầng thương mại nội địa được chú trọng phát triển Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2020 đạt 584,5 nghìn tỷ đồng, gấp 1,55 lần năm 2015, tăng trung bình 9,15%/năm (giai đoạn 2016-2019 tăng 10,83%/năm); các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh, chiếm khoảng 7,0% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm được kiểm soát, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế vĩ mô

cả nước

Mặc dù bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020 nhưng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 tăng cao hơn giai đoạn trước Năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 44,2 tỷ USD, gấp 1,22 lần so với năm 2015, trong đó: Kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỷ USD, trung bình giai đoạn 2016-2020 tăng 7,67%/năm (giai đoạn 2016-2019 tăng 10,6%/năm); Kim ngạch

Trang 32

cả nước và lọt top 10 điểm đến hàng đầu thế giới Bình quân giai đoạn

2016-2019, khách nội địa tăng 7,5%/năm, khách quốc tế tăng 21,2%/năm và doanh thu du lịch tăng 7,5%/năm Năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-

19, khách nội địa đạt 1,9 triệu lượt, khách quốc tế đạt 0,9 triệu lượt, giảm tương ứng là 84,5% và 81,8% so với năm 2019

Hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt kết quả tích cực, vốn huy động liên tục tăng; lưu thông tiền tệ và các dòng vốn bảo đảm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân đạt 15,3%/năm, tốc độ tăng dư nợ tín dụng đạt 12,23%/năm Thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, đến hết năm 2020 dư nợ cho vay đạt 549,5 nghìn tỷ đồng 100% ngân hàng đã triển khai dịch vụ internet banking, mobibanking; các loại v điện tử, tiện ích thẻ được mở rộng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285 USD), tăng 2,34% so với năm 2019 Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,24% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,67%; khu vực dịch vụ chiếm 62,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3% (Cơ cầu tương ứng năm 2019 là: 2,02%; 22,9%; 63,73% và 1 1,35%) Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 280,5 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6% dự toán Hội đồng Nhân dân Thành phố giao, tăng 3,9% so với thực hiện năm 2019, trong đó: Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước thực hiện 18,9 nghìn

tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán và bằng 99,8% so với thực hiện năm 2019; thu từ dầu thô 2,1 nghìn tỷ đồng, đạt 99,5% và bằng 63,2%; thu nội địa (không kể đầu

Trang 33

từ năm 1919 và có thời gian đóng vai trò như một sân bay quân sự Ngoài ra, Hà Nội còn có sân bay quân sự Hòa Lạc tại huyện Thạch Thất, sân bay quân sự Miếu Môn tại huyện Chương Mỹ Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, một tuyến quốc tế sang Côn Minh, Trung Quốc Các bến

xe Ph a Nam, Gia Lâm, Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình là nơi các

xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp đất nước theo các Quốc lộ 1 xuyên Bắc – Nam và rẽ Quốc lộ 21 đi Nam Định, Quốc lộ 2 đến Hà Giang, Quốc lộ 3 đến Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên; Quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quốc lộ 17 đi Quảng Ninh, Quốc lộ 6 và Quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc

Hà Nội có nhiều tuyến đường cao tốc trên địa bàn như Đại lộ Thăng Long, Pháp Vân – Cầu Giẽ, Hà Nội – Bắc Giang, Hà Nội – Hải Phòng, Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Hòa Bình, được xây dựng và hoàn thành nhằm kết nối nhanh chóng, thuận tiện thủ đô với các tỉnh Về giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại

Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 tới 10 km đường mỗi năm

Trang 34

27

Nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt – loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất – của thành phố có phát triển mạnh

Theo quy hoạch giao thông Hà Nội được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2008, chi ph cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại Cho đến cuối năm 2011,

Hà Nội có 7.365 km đường giao thông, trong đó 20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai, cũng như đang quản lý hơn 4,3 triệu phương tiện giao thông các loại, trong đó riêng xe máy chiếm gần 4 triệu

Y tế

Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân tiếp tục được cải thiện; an toàn thực phẩm được tăng cường; dịch bệnh trên người được kiểm soát Giai đoạn 2016-2020, Thành phố đặc biệt quan tâm tới công tác khám, chữa bệnh toàn diện trên địa bàn Thực hiện ―Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán

bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh‖ Tăng cường công tác cải tiến chất lượng bệnh viện, quản lý bệnh viện và thay đổi phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến khoa khám bệnh; triển khai bệnh viện vệ sinh, bệnh viện Xanh-Sạch-Đẹp; tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chuẩn đoán, điều trị, nhiều kỹ thuật ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và khu vực Đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh Hệ thống bệnh viện cơ bản duy trì tốt công tác khám chữa bệnh thường xuyên với tổng số 12,7 nghìn giường kế hoạch (thực kê đạt 15,5 nghìn giường) và số lượng bác sỹ đạt 13,5 bác sỹ/vạn dân Hiện nay 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Thành phố đã triển khai 456 Trạm Y tế điểm, đạt 95,2%

Đặc biệt, năm 2020 trước sự xuất hiện và diễn biến phức tạp của đại dịch

Trang 35

28

Covid-19, Thành phố đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống ngay từ khi có dịch Covid-19; yêu cầu các cấp, các ngành coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần đặc biệt cảnh giác, có biện pháp xử lý nhanh chóng hiệu quả Nhiều giải pháp tổng hợp để phòng, chống dịch được thực hiện nhằm đảm bảo tốt ―mục tiêu kép‖ - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội

Giáo dục

Giáo dục và đào tạo Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục, số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế 100% giáo viên đứng lớp đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn cao Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức dạy học trực tuyến và trên truyền hình, nhất là trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19

Hạ tầng giáo dục và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tập trung đầu tư, trang bị khá đồng bộ, hiện đại Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn Quốc gia năm

2020 là 76,9% (tỷ lệ chung là 62,5%), hoàn thành sớm 2 năm so với mục tiêu đề

ra Giáo dục nghề nghiệp tiếp tục có bước phát triển Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,2% năm 2015 lên 70,2% năm 2020, trong đó tỷ lệ lao động có 18 bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 40,1% lên 48,5%; tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo đạt trên 70% Nhiều doanh nghiệp tham gia, hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực Hà Nội dẫn đầu trong nhiều kỳ thi, hội thi tay nghề cấp quốc gia

Ngày đăng: 21/03/2024, 10:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w