CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Thống kê một số bệnh liên quan đến stress nhiệt
Stress nhiệt (Căng thẳng nhiệt) đã đƣợc công nhận là một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu ở các khu vực đô thị. Stress nhiệt có tác động bất
0 1 2 3
1961 1965 1969 1973 1977 1981 1985 1989 1993 1997 2001 2005 2009 2013 2017
Số tháng
a) Láng
38
lợi đối với dân cư đô thị ở rất nhiều mặt từ kinh tế, xã hội, môi trường, các hệ sinh thái cho tới sức khỏe con người (Wouters và cộng sự, 2017). Với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế ngày càng tăng ở các thành phố, căng thẳng nắng nóng đƣợc dự báo sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Gia tăng căng thẳng nhiệt có thể làm suy giảm sức khỏe con người, gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt độ(Hatvani-Kovacs và cộng sự, 2016). Ngoài ra, căng thẳng nhiệt cũng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động hàng ngày của con người. Phơi nhiễm nhiệt quá mức trong các hoạt động hàng ngày có thể gây ra các tác hại đối với sức khỏe thể chất, chẳng hạn nhƣ kiệt sức vì nóng, đột quỵ do nóng và chuột rút do nóng (Lemonsu và cộng sự, 2015). Căng thẳng nhiệt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần bằng cách gây ra những thay đổi tâm trạng và làm tăng căng thẳng sinh lý (Salata et al., 2017).
Các khu vực đô thị nhƣ thành phố Hà Nội đặc biệt có nguy cơ cao đối với stress nhiệt. Các bằng chứng đƣợc tìm thấy chỉ ra rằng hiện tƣợng căng thẳng nhiệt ở khu vực thành phố cao gấp hai lần so với khu vực nông thôn (Wouters và cộng sự, 2017). Nhiệt độ đô thị tăng cao, độ ẩm, bức xạ, gió, ô nhiễm không khí, đảo nhiệt đô thị và sự nóng lên toàn cầu càng làm tác động của stress nhiệt trở nên nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân đô thị (Park và cộng sự, 2018). Các nghiên cứu trước đây của Kovats và Hajat, (2008), đã xác định nhiều yếu tố bao gồm tuổi tác, giới tính, ngành nghề và tiền sử mắc các bệnh mãn tính có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ tử vong cũng nhƣ tỷ lệ chịu ảnh hưởng từ stress nhiệt do nắng nóng ở đô thị. Một số nghiên cứu khác cho thấy rằng các yếu tố môi trường như điều kiện nhà ở, không gian xanh sẵn có và mật độ dân số cũng có mối tương quan đáng kể với rủi ro căng thẳng nhiệt của từng cá nhân trong khu vực đô thị (Zander và cộng sự, 2019; Harlan và cộng sự, 2006). Tác động tiêu cực của stress nhiệt đối với sức khỏe con người đã chủ yếu đƣợc nghiên cứu ở các thành phố Châu Âu và Hoa Kỳ (Wouters et al., 2017;
Lemonsu et al., 2015). Nghiên cứu trong bối cảnh các thành phố châu Á có khí hậu nhiệt đới vẫn còn khan hiếm. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu trong khu vực này đều tập trung vào vấn đề căng thẳng nhiệt gắn với nghề nghiệp
39
bằng cách sử dụng đánh giá dựa trên dân số (Gao và cộng sự, 2018). Việc kiểm tra, đánh giá các yếu tố quyết định bằng cách sử dụng dữ liệu riêng lẻ là cần thiết để cung cấp hiểu biết tốt hơn về tác động của căng thẳng nắng nóng đối với sức khỏe con người các khu vực đô thị (Schuster và cộng sự, 2017). Hơn nữa, cường độ của hiện tượng đảo nhiệt đô thị ngày càng tăng do quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế ở các thành phố châu Á với khí hậu nhiệt đới có thể đƣa ra các quy luật và đặc điểm khác nhau về tác động của stress nhiệt. Ví dụ, một nghiên cứu ở Philippines cho thấy căng thẳng nhiệt gia tăng theo mật độ dân số ở khu vực thành thị (Zander và cộng sự, 2018a). Nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng điều hòa không khí không làm giảm căng thẳng nhiệt ở các khu vực đô thị có mật độ dân số cao.
Nhiệt độ và sức nóng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của con người theo nhiều cách. Ngoài các mối nguy về sức khỏe liên quan đến nhiệt, sự căng thẳng do nhiệt độ cao gây ra ngày càng trở thành một trở ngại đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Theo nghiên cứu của Gun Vaidyanathan và cộng sự, việc phơi nhiễm với nhiệt trong môi trường làm việc không chỉ là một mối đe dọa lớn với sức khỏe của người lao động, có thể dẫn đến tử vong, mà còn làm giảm hiệu suất và năng lực làm việc. Theo Kjelltrom và cộng sự[33], đây là một thách thức đối với lực lƣợng lao động làm việc trong lĩnh vực khai thác,nông nghiệp, xây dựng, mỏ đá và dịch vụ ngoài trời. Do đó, ảnh hưởng của stress nhiệt đã trở nên đáng quan tâm, đặc biệt là ở những nơi có các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát không đầy đủ. Tương tự, trong môi trường học đường, các biện pháp phòng ngừa cần đƣợc thực hiện nhằm bảo vệ học sinh khỏi sự gia tăng nhiệt độ trong nhà và ngoài trời vì đây đƣợc coi là một trong những nhóm dễ bị stress nhiệt do vẫn đang phát triển về mặt sinh lý và khả năng làm mát cơ thể còn bị hạn chế.
Khi nhiệt độ ngoài trời tăng, trong quá trình người lao động làm việc, hoặc khi không khí trở nên ẩm và bão hòa với hơi nước, cơ thể con người sẽ gặp khó khan trong việc tản đi nhiệt lƣợng dƣ thừa khiến cơ thể xuất hiện các bệnh lý do nhiệt.
40
Bệnh lý do nhiệt gây ra một loạt các vấn đề từ các dạng phát ban cho đến hôn mê, thậm chí là tử vong. Bệnh lý do nhiệt có ba hình thức chính: chuột rút do nhiệt, kiệt sức vì nhiệt và sốc nhiệt. Ngoài ra còn một số hình thức bệnh lý khác cũng liên quan đến ảnh hưởng của stress nhiệt, cụ thể:
Phù do nhiệt: Triệu chứng xuất hiện khi chúng ta thay đổi môi trường như đi du lịch đến nơi có thời tiết nắng nóng hơn nhiều so với nơi ở thường ngày, ở trong phòng máy lạnh lâu và đột ngột di chuyển ra môi trường nắng nóng. Biểu hiện của bệnh là phù ở phần thấp cơ thể nhƣ ở mắt cá, bàn chân.
Phát ban do nhiệt: Nguyên nhân là do những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao bên ngoài dễ bị kích thích làm xuất hiện nổi mẩn ngứa, mề đay.
Chuột rút do nhiệt: Bệnh thường xuất hiện ở những người lao động nặng hay những vận động viên phải tập luyện với cường độ cao. Trong khi cơ thể đang vận động và sinh nhiệt, gặp nhiệt độ môi trường cao sẽ dễ gây ra chuột rút do nhiệt. Biểu hiện: đau ở các bắp thịt, đặc biệt ở các bắp đùi, cẳng chân. Các triệu chứng đau xuất hiện là do khi hoạt động nặng, các cơ phải làm việc liên tục đi kèm cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều, dẫn đến tình trạng co thắt cơ.
Ngất xỉu do nhiệt: Thường gặp ở những người đi du lịch trong mùa hè, phải đi ngoài nắng, leo núi, di chuyển nhiều, tập quân sự… từ đó gây ra tình trạng mất muối và nước. Đến một giai đoạn nào đó việc mất muối và nước quá nhiều nếu không bổ sung kịp sẽ làm nước trong lòng mạch máu giảm đi, làm giảm huyết áp, đặc biệt ở tư thế đứng làm giảm lưu lượng máu lên não gây triệu chứng ngất xỉu.
Kiệt sức do nhiệt: Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng mất muối và nước kéo dài hơn so với các tình huống trên. Biểu hiện không chỉ là ngất xỉu thông thường, mà kèm theo các dấu hiệu của triệu chứng thần kinh như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói… Nếu vẫn tiếp tục hoạt động hay không thể di chuyển qua môi trường khác thì sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt. Sốc nhiệt là thể
41
bệnh nặng nhất của các bệnh lý do nhiệt độ gây ra.
Sốc nhiệt (Đột quỵ do nhiệt): Đây là loại bệnh có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Nguyên nhân là do bị mất muối và nước kéo dài đi kèm sự quá tải khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt.
Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ làm tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận đặc biệt là hệ thần kinh. Nhiệt độ cơ thể nạn nhân có thể lên đến trên 400C, có kèm các triệu chứng thần kinh (đau đầu, chóng mặt, buồn ói, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật thậm ch hôn mê …).
Nắng nóng có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do nắng nóng cao nhất, ngoài ra người cao tuổi, những người có bệnh lý béo phì, đái tháo đường, xơ cứng mạch máu, người bị bệnh nằm liệt một chỗ đều nhạy cảm với sức nóng. Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng cũng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa. Ngoài ra, khi nhiệt độ cơ thể tăng, mồ hôi ra nhiều, việc vệ sinh không phù hợp cộng với chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi, các bệnh về đường hô hấp… Tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao cũng có khả năng làm trầm trọng thêm các bệnh về da, đặc biệt là ở trẻ em.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm 2022 trên địa bàn thành phố ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng từ ngày 13-19/6/2022, thành phố ghi nhận 135 ca mắc, rải rác ở khắp các quận, huyện như Sóc Sơn, Mê Linh, Chương Mỹ, Đống Đa, Thanh Trì, Đông nh, Ba Vì.
Thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng và các bệnh viện tại Hà Nội cho thấy, trong các đợt nắng nóng, số lƣợng bệnh nhi tăng khoảng 150- 200% so với các tháng khác, phần lớn trẻ nhập viện đều mắc các bệnh lý đường hô hấp như
42
sốt cao, ho, khò khè, khó thở, viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy, chủ yếu các bệnh về đường hô hấp do thời tiết nắng nóng, nằm điều hòa quá lâu, không khí khô khiến niêm mạc trẻ bị tổn thương, tạo cơ hội cho vi rút xâm nhập.
Tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, lượng bệnh nhân là người cao tuổi nhập viện điều trị nội trú tại bệnh viện cũng có xu hướng tăng cao trong tình trạng thời tiết này, đặc biệt, bệnh nhân mắc các bệnh lý viêm phổi, rối loạn điện giải tăng gấp 150% so với những ngày bình thường.
Đặc biệt, thời tiết nắng nóng dễ khiến người cao tuổi bị huyết áp tăng cao, gây tai biến mạch máu não, nguy hiểm đến tính mạng.
Thống kê y học chỉ ra rằng số người đột quỵ tăng cao vào mùa hè, đặc biệt tập trung tại các thời điểm nắng nóng kéo dài. Nghiên cứu thuộc Đại học Haifa, Israel cho thấy. Khi nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10%
trong thời gian 6 ngày. Các đối tƣợng nhạy cảm thuộc nhóm này bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người có tiền sử mắc bệnh mạn t nh như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần, những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước,...
Người sống trong khu vực đô thị như Hà Nội cũng thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người cư trú ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là vì ban ngày trời nóng, những người ở thành phố chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng ―đảo nhiệt‖, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.
Trong suốt cao điểm các đợt nắng nóng tại Hà Nội, số lƣợng bệnh nhân cao tuổi nhập viện cấp cứu do các triệu chứng đột quỵ tăng gấp 2 – 3 lần. Bệnh viên Lão khoa Hà Nội trước mỗi đợt nắng nóng mỗi ngày tiếp nhận cấp cứu
43
khoảng 10 ca bệnh, khi vào đầu mua nắng nóng số ca bệnh có thể tăng gấp đôi, sau đó khi vào giữa mùa, số ca bệnh sẽ giảm dần.
Ngoài người già và trẻ nhỏ, đối tượng chịu ảnh hưởng rất lớn của stress nhiệt là những công nhân lao động với cường độ cao, làm việc trong môi trường ẩm thấp và điều kiện thông gió kém, những người lao động trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nắng nóng, chẳng hạn như ngành xây dựng hoặc nông nghiệp (bao gồm cả ngƣ nghiệp và lâm nghiệp), những lao động ngoài trời.
Trong suốt đợt nắng nóng năm 2019, tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hai Bà Trƣng, Hà Nội có thời điểm tiếp nhận đến hơn 20 ca bệnh liên quan đến nắng nóng mỗi ngày, một số trường hợp đang đi ngoài đường bị say nắng, say nóng, sốc nhiệt. Hiện tượng say nắng, say nóng thường gặp vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm và hay xảy ra với những người phải làm việc hoặc đi quá lâu ở ngoài trời nắng, nhiều tia nắng chiếu thẳng vào vùng cổ, gáy. Một số trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp, thường xuyên đau đầu do nắng nóng... cũng cần cấp cứu và theo dõi.
Theo số liệu thống kê, trong những ngày nắng nóng, số người đến khám và điều trị các bệnh về da tại bệnh viện tăng 15 – 20 % so với ngày thường.
Trong số này có những trường hợp bị viêm da tiếp xúc do nắng, biểu hiện bằng các vùng ngứa, rát, đỏ, trường hợp nặng có bọng nước trên da sau khi đi nắng, ở những người mới đi biển về thậm chí còn có biểu hiện bỏng nắng, cháy nắng.
Tương tự, Bệnh viện Hữu Nghị cũng tiếp nhận trung bình 1200 bệnh nhân/ ngày trong suốt các đợt nắng nóng kéo dài với các triệu chứng về da, rối loạn điện giải và các bệnh lý do nhiệt khác.