Lý thuyết về sự tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ.. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không đưa ra những kết quả cụ thể về phản ứ
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì nguồn năng lượng ngày càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không thể nào thiếu được đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào, trong đó phải kể đến dầu mỏ Từ vài thập kỷ trước của thế kỷ 20, dầu mỏ được xem là một nguồn năng lượng quan trọng và tầm quan trọng của nó đã tăng mạnh lên kể từ sau Thế chiến thứ hai cùng với sự khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa cũng như hoạt động giao thông vận tải của các quốc gia (Hamilton, 1983) Thực tế, dầu mỏ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt (Becken, 2014; Kicra et al., 2020) Ngoài ra, với ý nghĩa trọng yếu, dầu mỏ là một trong những nguồn tài nguyên chiến lược nhất, không chỉ đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, mà còn là yếu tố quyết định then chốt đối với an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia (Lehmann, 2019; Wang et al., 2021)
Hiện nay, dầu mỏ là một trong những mặt hàng năng lượng chiến lược được giao dịch nhiều nhất trên thị trường và đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của cả những quốc gia nhập khẩu lẫn xuất khẩu dầu (Kilian, 2009; Berument et al., 2010; Hamilton, 2011; Le & Chang, 2013; Moshiri, 2015; Nasir et al., 2019; Yildirima & Arifli, 2021) Dầu mỏ giờ đây đã trở thành một nguyên liệu đầu vào thiết yếu của các ngành công nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa Giá dầu thay đổi cũng sẽ có ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô khác nhau của một quốc gia, bao gồm cán cân thương mại, thị trường chứng khoán, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế (Raheem, 2017; Heinlein et al., 2021; Zakaria et al., 2021; Beckmann et al., 2020; Jarrett et al., 2019) Tại những quốc gia nhập khẩu dầu mỏ, việc tăng giá dầu được xem là một tín hiệu không tốt, vì nó được cho là có tác động trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất các loại hàng hóa cũng như dịch vụ phân phối Hơn nữa, giá dầu tăng cũng làm gia tăng các bất ổn kinh tế và tài chính, làm giảm sức chi tiêu của các hộ gia đình do nhu cầu về dầu không co giãn, gây ra sự không chắc chắn về tiêu dùng của hộ gia đình trong tương lai cũng như làm giảm các hoạt động đầu tư, sản xuất của các
2 doanh nghiệp (Sill, 2007) Một số ngành kinh tế, chẳng hạn như nông nghiệp, xây dựng, sản xuất và giao thông vận tải, sử dụng dầu để tạo ra sản lượng, do đó biến động giá dầu có thể ảnh hưởng đến các ngành này và gây áp lực lên người dân (Nazlioglu & Soytas, 2011; Shahzad et al., 2018; Aye & Odhiambo, 2021) Do đó, việc tăng giá dầu ảnh hưởng rất lớn đến suy thoái kinh tế (Hamilton, 1983, 2011; Mork, 1989), cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế trong ngắn hạn (Bernanke, 1983) Còn đối với những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, khi giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu ròng và nguồn thu ngân sách, do đó sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, chủ yếu thông qua việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng của chính phủ tại các quốc gia đó (Alekhina & Yoshino, 2018; Nasir et al., 2019; Galadimaa & Aminu, 2019), và khi giá dầu giảm thì gây ra những tác động ngược lại Những tác động này phần lớn khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào quy mô kinh tế của mỗi quốc gia và vị trí của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu Nhưng riêng nước Việt Nam, thị trường dầu mỏ của Việt Nam chịu nhiều tác động bởi thị trường dầu mỏ của thế giới Nguyên nhân là vì nước ta vừa xuất khẩu dầu thô và vừa nhập khẩu phần lớn dầu thành phẩm Bởi vì sự phụ thuộc vào thị trường dầu mỏ thế giới theo nhiều phương diện nên nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động lớn bởi các biến động về giá dầu thế giới Đề tài nghiên cứu về tác động của các cú sốc giá dầu lên hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ là một đề tài đang được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế học năng lượng rất quan tâm trong những năm gần đây Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của những thay đổi trong giá dầu lên các hoạt động kinh tế vĩ mô như Reynolds và Kolodziej (2008), Aguriar-Conraria và Soares (2011) đã tìm hiểu tác động của biến động giá dầu đến hoạt động kinh tế vĩ mô Kết quả cho thấy rằng cú sốc giá dầu có thể dẫn đến sự giảm GDP và tăng lạm phát Milani (2009) đã nghiên cứu tác động của giá dầu đến chính sách tiền tệ và lạm phát Kết quả cho thấy rằng sự tăng giá dầu có thể gây ra sự tăng lạm phát và chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến tình trạng của nền kinh tế trước tác động của cú sốc giá dầu Holmes và Wang (2003) nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu đến quyết định mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng Kết quả cho thấy rằng sự biến động giá dầu có thể làm gián đoạn quyết định mua sắm và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động
3 kinh tế Ngoài ra, có một số nghiên cứu gần đây về tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế như Kilian và Hicks (2016), Mohaddes và Pesaran (2017), Rehman (2018), Sheng và các cộng sự (2020), Togonidze và Kocenda (2022) Tuy nhiên, các nghiên cứu này không đưa ra những kết quả cụ thể về phản ứng của chính sách tiền tệ trước những tác động của cú sốc giá dầu Chính vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu liên quan về phản ứng của chính sách tiền tệ đến tác động của cú sốc giá dầu như Cologni và Manera (2008), Filis và Chatziantoniou (2014), Kim và đồng nghiệp (2017) đã thực hiện những nghiên cứu tương tự và cho thấy rằng các ngân hàng trung ương thường ưu tiên kiểm soát lạm phát khi đối mặt với cú sốc giá dầu Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng sự lựa chọn của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào mục tiêu theo đuổi trong từng thời kỳ (Kim và đồng nghiệp, 2017) Những năm gần đây cũng xuất hiện các nghiên cứu liên quan về phản ứng của chính sách tiền tệ như Baumeister và Hamilton (2017), Delpachitra và cộng sự (2020), Liu và các cộng sự (2020), Zhang và các cộng sự (2022), Omotosho (2022)
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ trên thế giới, nhưng nghiên cứu về Việt Nam vẫn còn rất hạn chế Việc nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu đến hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam là cực kỳ cấp thiết, vì Việt Nam là một quốc gia có nguồn năng lượng phụ thuộc lớn vào dầu nhập khẩu và cũng là một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ Sự biến động giá dầu có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế của Việt Nam, bao gồm tăng giảm GDP, lạm phát, tỷ giá và các chỉ số kinh tế khác Nghiên cứu về phản ứng của chính sách tiền tệ trước tác động của cú sốc giá dầu cũng là một lĩnh vực quan trọng, vì chính sách tiền tệ có thể giúp ổn định hoặc giảm thiểu tác động của cú sốc giá dầu đến kinh tế Việc hiểu rõ cách các quyết định chính sách tiền tệ được đưa ra và tác động của chúng có thể giúp các nhà quản lý và chính phủ đưa ra các biện pháp hiệu quả để ứng phó với biến động giá dầu Do đó, nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ tại Việt Nam là rất cấp thiết Đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế của Việt Nam và cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định và biện pháp chính sách kinh tế hiệu quả Tại Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu về tác động của các cú sốc giá dầu đối với nền kinh tế, đa số là các công bố
4 trong nước, chứ chưa có nhiều công bố quốc tế Hiện chỉ mới đánh giá sơ bộ tác động của cú sốc dầu lên lạm phát (Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự, 2012) và thâm hụt ngân sách (Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự, 2017) Một số nghiên cứu khác đánh giá tác động của cú sốc giá dầu lên cán cân thương mại (Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2013), thị trường chứng khoán trong nước (Phạm Thị Tuyết Trinh và cộng sự, 2018) hay tăng trưởng kinh tế (Ngô Thái Hưng và cộng sự, 2022) Các nghiên cứu đáng tin cậy về chủ đề này còn tương đối ít và luôn được các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách quan tâm để có những giải pháp kịp thời, cần thiết nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô trước những biến động bất ổn của giá dầu Ngoài ra, rõ ràng rằng các nghiên cứu hiện có chủ yếu tập trung vào tác động kinh tế tổng hợp của những cú sốc giá dầu, trong khi phân tích về phản ứng cụ thể của chính sách tiền tệ đã khá hạn chế Chính vì thế, đề tài nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ luôn luôn cần thiết và cần được nghiên cứu nhiều hơn
Hiện nay, hoạt động kinh tế của Việt Nam cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác, đều có nhu cầu rất lớn về dầu mỏ, do đó khó tránh khỏi các ảnh hưởng của biến động giá dầu Bên cạnh đó, dầu mỏ đóng góp rất lớn trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa đất nước Vì vậy, nghiên cứu tác động của giá dầu và cú sốc giá dầu lên các hoạt động kinh tế và phản ứng của chính sách tiền tệ là cần thiết, góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể thực hiện các biện pháp chính sách kịp thời nhằm ổn định nền kinh tế Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn dữ liệu thời gian cho các biến kinh tế vĩ mô có tần suất theo tháng Bởi vì đây là các biến có dữ liệu thu thập được với tần suất dài và được thống kê từ những đơn vị, cơ quan quản lý uy tín, do đó kết quả nghiên cứu sẽ khách quan và có độ tin cậy cao hơn, đây là một trong những điều rất cần thiết để nghiên cứu đối với trường hợp như của Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề bài là xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ Từ
5 đó có thể đề xuất các khuyến nghị chính sách để tăng cường khả năng ứng phó và thích ứng của hoạt động kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ đối với các tác động của cú sốc giá dầu
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu này, các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bao gồm:
1 Xác định ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ
2 Đánh giá mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến các yếu tố vĩ mô và phản ứng chính sách tiền tệ
3 Đề xuất các khuyến nghị chính sách dựa trên kết quả phân tích và đánh giá để tăng cường khả năng ứng phó và thích ứng của hoạt động kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ tại Việt Nam trước các tác động của cú sốc giá dầu.
Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được nêu trên, nghiên cứu được tiến hành để trả lời 3 câu hỏi cụ thể sau:
1 Cú sốc giá dầu có tác động đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ không?
2 Cú sốc giá dầu tác động như thế nào đến hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ ?
3 Các hàm ý chính sách nào được thực hiện để tăng cường khả năng ứng phó và thích ứng của hoạt động kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ tại Việt Nam trước các cú sốc về bất ổn giá dầu ?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: sự tác động của cú sốc giá dầu được đo lường thông qua hai phương pháp biến động có điều kiện được ước lượng bởi mô hình EGARCH và thước đo của Hamilton đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ
Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn từ tháng 1/2008 đến 12/2022
Phương pháp nghiên cứu
Đầu tiên, bài nghiên cứu tiến hành xây dựng các giả thuyết dựa trên những nghiên cứu trước để đánh giá những tác động kỳ vọng của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô Sau đó, nghiên cứu tiến hành so sánh và chọn phương pháp nghiến cứu định lượng phù hợp dựa trên các nghiên cứu trước sao cho các biến nằm trong khả năng thu thập số liệu của Việt Nam Sau khi thu thập dữ liệu xong thì tiến hành phân tích hồi quy để trả lời cho các câu hỏi được đặt ra trước đó Đầu tiên, bài nghiên cứu ước lượng và tính toán hai thước đo đại diện cho cú sốc của giá dầu Cụ thể, hai thước đó được ước lượng và tính toán gồm biến động có điều kiện được ước lượng thông qua mô hình hồi quy EGARCH và thước đo gia tăng giá dầu ròng của Hamilton Sau đó, bài nghiên cứu hồi quy bằng mô hình SVAR và sử dụng hàm phản ứng đẩy của mô hình để xem xét tác động của cú sốc lên các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ Cuối cùng, so sánh với các nghiên cứu trước đó và rút ra kết luận, đề xuất các hàm ý chính sách và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo.
Dữ liệu nghiên cứu
Không gian: các hoạt động kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ trong phạm vi nước Việt Nam
Thời gian: Dữ liệu nghiên cứu theo tháng và trong giai đoạn từ tháng 1/2008 đến 12/2022.
Đóng góp của đề tài
Khóa luận dự kiến vừa có cả các đóng góp về khoa học lẫn thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu này giúp các nhà nghiên cứu và chuyên gia kinh tế hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của cú sốc giá dầu lên các yếu tố quan trọng trong nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, chính sách tiền tệ Nó cung cấp những thông tin quan trọng để xác định các cơ chế truyền dẫn và tương tác giữa giá dầu và các yếu tố vĩ mô Ngoài ra, đề tài này có thể đóng góp vào việc phát triển các mô hình kinh tế và lý thuyết về tác động của giá
7 dầu trong hệ thống kinh tế Nó cung cấp dữ liệu và bằng chứng để kiểm tra và xác nhận các giả định và lý thuyết đã được đề xuất trong lĩnh vực này Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu về tác động của giá dầu đến các yếu tố vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ cung cấp thông tin quan trọng cho các quyết định chính sách kinh tế Các nhà quản lý chính sách có thể sử dụng kết quả của nghiên cứu để đưa ra các biện pháp hợp lý trong việc ứng phó với biến động giá dầu và tác động của nó lên nền kinh tế Bên cạnh đó, hiểu rõ hơn về cách giá dầu ảnh hưởng đến các yếu tố vĩ mô sẽ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp và ngân hàng quản lý rủi ro tài chính một cách hiệu quả Thông qua việc nghiên cứu và phân tích, họ có thể đưa ra các chiến lược và quyết định đầu tư phù hợp với tình hình giá dầu và các yếu tố vĩ mô liên quan.
Bố cục bài nghiên cứu
Bố cục của bài nghiên cứu khái quát như sau:
Chương 1: giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Chương 2: tổng quan về cơ sở lý thuyết và lược khảo những nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu
Chương 3: trình bay mô hình nghiên cứu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: tiến hành hồi quy và trình bày kết quả nhận được
Chương 5: kết luận và khuyến nghị các chính sách từ kết quả nghiên cứu
Chương 1 giới thiệu chung về bài nghiên cứu Mục đích của bài nghiên cứu là xác định và đánh giá sự tác động của cú sốc giá dầu lên các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ Đề xuất và khuyến nghị các hàm ý chính sách dựa trên kết quả phân tích và đánh giá để tăng cường khả năng ứng phó và thích ứng của hoạt động kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ tại Việt Nam trước các tác động của cú sốc giá dầu Dữ liệu được sử dụng từ các biến kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ trong giai đoạn từ 2008 –
2022 Bài nghiên cứu sử dụng hai thước đo để đại diện cho cú sốc giá dầu đó là biến động có điều kiện được ước lượng thông qua mô hình hồi quy EGARCH và thước đo gia tăng giá dầu ròng của Hamilton Sau đó, bài nghiên cứu tiến hành hồi quy bằng mô hình SVAR và sử dụng hàm phản ứng đẩy để phân tích tác động của cú sốc giá dầu lên các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ nhằm xem xét những ảnh hưởng các các hoạt động kinh tế vĩ mô và xem xét phản ứng của chính sách tiền tệ
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Khái quát về cú sốc giá dầu, các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ
2.1.1 Khái quát về cú sốc giá dầu
2.1.1.1 Khái niệm về cú sốc giá dầu
Cú sốc giá dầu là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự thay đổi đột ngột và đáng kể trong giá dầu Nó xuất hiện khi giá dầu tăng hoặc giảm một cách nhanh chóng và không thể dự đoán trước được Cú sốc giá dầu có thể xảy ra do nhiều yếu tố như sự biến động trong cung và cầu dầu, thay đổi trong chính sách của các quốc gia sản xuất dầu, tình hình địa chính trị, hay các sự kiện không lường trước khác trong ngành dầu khí (Kilian và Murphy, 2012) Các cú sốc giá dầu thường được gắn liền với các sự kiện đặc biệt hoặc tác động ngoại vi gây ra sự dao động mạnh mẽ trong nguồn cung và cầu của dầu
2.1.1.2 Đo lường về cú sốc giá dầu
Cú sốc giá dầu là sự biến động không mong đợi trong giá dầu và có thể được tính toán bằng nhiều phương pháp khác nhau trong nghiên cứu kinh tế Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để phân tích và đo lường cú sốc giá dầu từ các góc nhìn khác nhau Theo một nghiên cứu của Kilian và Ng (2017), phương pháp "Oil Price Shocks" (OPS) đã được sử dụng rộng rãi để tính toán cú sốc giá dầu OPS dựa trên việc xác định những biến động không mong đợi trong giá dầu và sử dụng chúng làm biến số độc lập trong các mô hình kinh tế để đo lường tác động của cú sốc giá dầu Công trình nghiên cứu của Kilian và Ng
(2017) đã thực hiện phân tích tác động của cú sốc giá dầu đối với suy thoái kinh tế ở Hoa
Kỳ Ngoài ra, một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Hamilton (1983) và Barsky và Kilian (2004) đã sử dụng các phương pháp khác nhau để tính toán cú sốc giá dầu Hamilton
(1983) đã áp dụng phương pháp sai số dự báo để xác định sự khác biệt giữa giá thực tế và giá dự báo là cú sốc giá dầu Trong khi đó, Barsky và Kilian (2004) đã sử dụng phương pháp tỷ lệ biến động để đo lường cú sốc giá dầu dựa trên sự biến động của giá dầu trong khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên, mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng, và kết quả tính toán cú sốc giá dầu có thể khác nhau tùy thuộc vào phương pháp sử dụng Vì
10 vậy, việc chọn phương pháp phù hợp và dựa trên các nghiên cứu trước để tính toán cú sốc giá dầu là rất quan trọng để đảm bảo độ chính xác và tin cậy của bài nghiên cứu
2.1.2 Khái quát về các hoạt động kinh tế vĩ mô
2.1.2.1 Khái niệm về các hoạt động kinh tế vĩ mô
Hoạt động kinh tế vĩ mô là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu kinh tế, tập trung vào sự tương tác và ảnh hưởng giữa các biến kinh tế quan trọng trong một quốc gia hoặc khu vực Trong nghiên cứu của Alesina và Perotti (1996), họ nhấn mạnh rằng "hoạt động kinh tế vĩ mô là một phần không thể thiếu của việc hiểu và dự đoán các hiện tượng kinh tế toàn cầu" Nó không chỉ giúp đánh giá và dự đoán hoạt động kinh tế tổng thể, mà còn cung cấp cơ sở để phát triển các chính sách kinh tế hiệu quả và bền vững
2.1.2.2 Đo lường các biến đại diện cho hoạt động kinh tế vĩ mô
Trong mô hình hoạt động kinh tế vĩ mô, có nhiều biến quan trọng được sử dụng để phân tích và đo lường tình hình kinh tế Hai trong số đó là chỉ số sản lượng công nghiệp và lạm phát
Chỉ số sản lượng công nghiệp (Industrial Production Index - IPI) được sử dụng để đo lường hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp Theo nghiên cứu của Mishkin và White
(2002), IPI là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong hoạt động kinh tế vĩ mô, vì nó cho phép đánh giá sức mạnh và tăng trưởng của ngành công nghiệp trong một quốc gia IPI cung cấp thông tin về mức độ sử dụng công suất, tăng trưởng sản xuất và sự phát triển của các ngành công nghiệp khác nhau
Lạm phát (CPI) là một biến quan trọng khác trong mô hình hoạt động kinh tế vĩ mô Theo nghiên cứu của Fischer (1993), lạm phát có thể ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng, đầu tư và thu nhập của người dân Điều này có thể gây ra sự không ổn định kinh tế và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của một quốc gia Chính phủ và các nhà chính sách kinh tế thường quan tâm đến việc kiểm soát lạm phát để đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế
Tóm lại, hoạt động kinh tế vĩ mô là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu kinh tế, giúp hiểu và dự đoán tình hình kinh tế tổng thể Chỉ số sản lượng công nghiệp và lạm
11 phát là hai biến quan trọng được sử dụng trong mô hình hoạt động kinh tế vĩ mô Sự tương tác và ảnh hưởng giữa các biến này cung cấp thông tin quan trọng để xây dựng chính sách kinh tế hiệu quả và bền vững trong một quốc gia
2.1.3 Tổng quan về chính sách tiền tệ
2.1.3.1 Khái niệm chính sách tiền tệ
CSTT có thể được hiểu là quá trình do NHTW thực hiện thông qua việc chi phối và điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông, tín dụng và lãi suất, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định giá trị đồng tiền quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra công ăn việc làm cho người dân
Các nhà điều hành thường sử dụng hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng để đạt được các mục tiêu kinh tế đã đặt ra, đó là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Trong đó, CSTT được sử dụng như một công cụ quản lý kinh tế tổng thể bởi NHTW nhằm điều chỉnh lượng tiền lưu thông (hoặc mức lãi suất) trong nền kinh tế, nhằm đạt được các mục tiêu như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và các mục tiêu khác Theo Ball (2011), CSTT đóng vai trò quan trọng trong chính sách kinh tế và có tác động đáng kê đến việc làm, thu nhập của người dân dưới sự điều hành của NHTW
2.1.3.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ
Theo Siegel (1982), CSTT được thực thi qua ba công cụ gồm dự trữ bắt buộc, chính sách chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở
Dự trữ bắt buộc (reserve requirements)
Theo Ball (2011), các ngân hàng bắt buộc phải giữ một tỷ lệ nhất định của tổng số dư tiền gửi các loại làm dự trữ (tỷ lệ DTBB) Thông thường, dự trữ này được gửi tại NHTW Khi NHTW điều chỉnh tỷ lệ DTBB, số tiền dự trữ của các ngân hàng sẽ thay đổi Nếu tỷ lệ DTBB tăng, số tiền dự trữ tại NHTW tăng, làm giảm khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng ra thị trường Điều này sẽ giảm hệ số nhân tiền và khối lượng tiền mà ngân hàng cung ứng ra nền kinh tế Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu vay, ngân hàng phải vay với lãi suất cao hơn trên thị trường liên ngân hàng, và cũng phải tăng lãi suất cho vay để bảo đảm lợi nhuận (Ball, 2011)
Tỷ lệ DTBB ↑ → tỷ lệ dự trữ/ tiền gửi ↑ → số nhân tiền ↓ → cung tiền ↓
Chính sách chiết khấu (The discount policies)
Lý thuyết về sự tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ
và phản ứng của chính sách tiền tệ
Trong các nghiên cứu về kinh tế năng lượng, đã chỉ ra rằng có rất nhiều kênh truyền dẫn khác nhau để giải thích những thay đổi của giá dầu và nó tác động như thế nào đến các biến số kinh tế vĩ mô Theo Kilian và cộng sự (2009), nhận thấy rằng phản ứng đến từ các cú sốc cung dầu, các cú sốc cầu dầu tại một thời điểm cụ thể sẽ làm giá dầu biến động, chẳng hạn như khi nguồn cung dầu bị gián đoán sẽ gây nên mức tăng giá dầu tạm thời nhưng thường không kéo dài, trong khi một sự gia tăng nhu cầu dầu cụ thể sẽ làm mức giá dầu tăng nhanh tức thời và dai dẳng hơn Cũng theo đó, đối với các quốc gia nhập khẩu
15 dầu, sự đứt gãy của nguồn cung có tác động không mạnh mẽ bằng việc phải đối mặt với một cú sốc cầu dầu đến từ cả bên trong lẫn bên ngoài quốc gia đó, và trong thực tế các cú sốc này đối với các hoạt động kinh tế đều gây ra thâm hụt thương mại lớn về dầu và các sản phẩm khác liên quan đến gốc dầu Trong trường hợp của các nước nhập khẩu dẩu, kênh truyền dẫn bao gồm các tác động lên phía tổng cung như tăng chi phí sản xuất, hiệu ứng chuyển tải sản, tác động lạm phát, từ đó tác động lên cán cân thương mại (Brown & Yucel,
2002) Các kênh này trong trường hợp của các quốc gia xuất khẩu dầu cũng khá tương đồng và được đề cập trong các nghiên cứu của Aleksandrova (2016) và của Alekhina & Yoshino (2018)
Ngoài ra, Kilian và cộng sự (2009), Le & Chang (2013), cũng đã thực hiện các nghiên cứu cụ thể cho từng quốc gia về tác động của giả đầu đối với cán cân thương mại, họ cũng nhận thấy rằng các tác động đối với các nước xuất khẩu dầu nói chung là tương tự như các nước nhập khẩu dầu, nhưng không tính đến nguồn gốc thay đổi của giá dầu Nhìn chung, các biển động về giá dầu có tác động trực tiếp và gián tiếp đối với cả nền kinh tế của các quốc gia nhập khẩu dầu và các quốc gia xuất khẩu dầu Dựa trên những hiểu biết phổ biến về các lý thuyết kinh tế cũng như các nghiên cứu được đề cập như trên, trong nghiên cứu này, tác giả dẫn ra bốn kênh truyền dẫn quan trọng để giải thích cho cách thức mà tác động của giá dầu lên cán cân thương mại của một quốc gia vừa có hoạt động xuất khẩu dầu và vừa nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu với quy mô không quá chênh lệch như Việt Nam Việc đưa ra các kênh truyền dẫn quan trọng nhằm tạo cơ sở, củng cố nền tảng lý thuyết cho bài nghiên cứu thêm chặt chẽ hơn
2.2.2 Cơ chế truyền dẫn của biến động giá dầu thô lên các hoạt động kinh tế vĩ mô
Hình 2.2 Sơ đồ cơ chế truyền dẫn của biến động giá dầu thô lên các hoạt động kinh tế vĩ mô Nguồn: nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa (2012)
Dựa trên nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Thu Giang (2012), Brown và Yucel (2002) lý thuyết về tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô thông qua các kênh truyền dẫn chính như sau:
2.2.2.1 Cú sốc lên nguồn cung
Sự gia tăng giá dầu có thể được xem là một cú sốc lên nguồn cung của dầu và điều này sẽ làm giảm sản lượng sản xuất tiềm năng, như trong nghiên cứu của Barro (1984) và Brown và Yucel (1999) Cú sốc cùng cung dầu này báo hiệu cho sự khan hiếm và thiếu hụt của nguồn năng lượng được xem là một trong những nguyên liệu đầu vào thiết yếu và cở bản nhất Do đó, năng suất sẽ sụt giảm và sản lượng của các ngành sản xuất sẽ bắt đầu giảm dần, điều này có thể dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp, người dân sẽ giảm mức chi tiêu cho các nhu cầu thường ngày và dẫn đến làm giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế
Tóm lại, dựa trên quan điểm này, cú sốc giá dầu bất nguồn từ cú sốc cung dầu (oil supply shocks) giống như kết luận của Kilian (2009) và Filis.G (2014) Khi giá dầu thay đổi, nó cũng sẽ có những tác động đến nền kinh tế vĩ mô
2.2.2.2 Hiệu ứng chuyển giao thu nhập và tổng cầu
“Cú sốc giá dầu có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế thông qua hiệu ứng chuyển giao sức mua từ các nước nhập khẩu dầu thô sang các nước xuất khẩu dầu thô khi giá dầu tăng, như đã được nghiên cứu bởi Fried và Schulze (1975) và Dohner (1981) Sự tăng giá dầu sẽ chuyển giao thu nhập từ các nước nhập khẩu dầu thô sang các nước xuất khẩu dầu thô, làm giảm cầu tiêu dùng ở các nước nhập khẩu và tăng cầu ở các nước xuất khẩu Tuy nhiên, tác động này không lớn, làm giảm tổng cầu toàn cầu cho các sản phẩm từ các nước nhập khẩu và tăng cung tiết kiệm Sự tăng cung tiết kiệm tạo áp lực giảm lãi suất thực, và sự giảm này có thể lớn hơn sự tăng lãi suất thực do người tiêu dùng ổn định chi tiêu Giảm lãi suất sẽ thúc đẩy đầu tư, bù đắp cho sự giảm tiêu dùng, vì vậy tổng cầu không thay đổi ở các nước nhập khẩu dầu thô.” (Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Thu Giang, 2012, trang
Sự giảm tiêu dùng sẽ tạo áp lực để giảm giá để đạt được mức cân bằng mới Nếu giá không giảm, sự giảm tiêu dùng sẽ lớn hơn sự tăng đầu tư Do đó, tổng cầu sẽ giảm, gây ra sự suy giảm trong tăng trưởng GDP Tuy nhiên, theo Horwich và Weimer (1984), cho dù không có sự giảm giá thì tăng trưởng GDP cũng sẽ không giảm, vì các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa để gia tăng nhu cầu đối với trong các nước nhập khẩu dầu mỏ
Tóm lại, giá dầu thay đổi sẽ làm thay đổi tổng nhu cầu dầu mỏ Khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ giảm, sẽ có áp lực để giảm giá đến mức cân bằng mới (dựa trên lý thuyết cung cầu hàng hóa) Theo quan điểm của Kilian (2009), đây có thể được coi là một cú sốc về nhu cầu dầu mỏ
2.2.2.3 Hiệu ứng số dư tiền thực
Hiệu ứng số dư tiền thực là một cơ sở ban đầu để giải thích tác động của cú sốc trong giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô (Theo Mork, 1994) Pierce và Enzler (1974) cũng cho rằng
18 khi giá dầu tăng, cầu tiền sẽ tăng Nếu chính sách tiền tệ không thể tăng cung tiền, lãi suất sẽ tăng, góp phần làm chậm tốc độ tăng trưởng Ngoài ra, giá dầu tăng có thể dẫn đến sự giảm trong việc đầu tư do lợi nhuận, vì vậy cầu tiền cũng sẽ giảm theo
Theo các nghiên cứu của Hooker (1992) và Tang và đồng nghiệp (2010), việc tăng giá dầu gây ra áp lực gia tăng lạm phát trong nền kinh tế Điều này bởi vì các sản phẩm phụ thuộc vào dầu chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Có thể giải thích hiện tượng này thông qua lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy, trong đó có ba loại chi phí gây ra lạm phát, bao gồm tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu Dầu được coi là nguyên liệu nhập khẩu cho tất cả các ngành sản xuất kinh doanh Khi giá dầu tăng, chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng, làm hạn chế việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nếu giá dầu vẫn tiếp tục tăng cao, sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng và giá trị của các doanh nghiệp bị giảm Để tránh điều này, các doanh nghiệp sẽ đẩy gánh nặng này lên các nhà tiêu dùng bằng cách gia tăng giá cả hàng hóa và gây nên áp lực gia tăng lạm phát Nếu người dân nhận thấy đây là một cú sốc tăng giá ngắn hạn, họ sẽ cố gắng duy trì ổn định chỉ tiêu bằng cách tiết kiệm ít hơn và tăng vay mượn, dẫn đến tăng lãi suất thực Điều này sẽ dẫn đến một sự sụp giảm trong cầu của số dư tiền mặt và gia tăng trong cung tiền, tỷ lệ lạm phát sẽ tăng Do đó, tăng giá dầu sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP, tăng lãi suất thực và nguy cơ lạm phát Nếu người dân nhận thấy đây là một cú sốc tăng giá dài hạn, họ sẽ giảm nhu cầu sử dụng dầu và các nhà sản xuất sẽ điều chỉnh sản lượng cung dầu Khi nhu cầu giảm và lượng cung tăng thì giá dầu sẽ được điều chỉnh về mức giá thấp hơn Đây cũng được xem là một cú sốc phòng ngừa theo quan điểm của Kilan (2009).
Phản ứng của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến cách nền kinh tế phản ứng trước tác động của cú sốc giá dầu Nếu chính sách tiền tệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ bù đắp một phần sự suy giảm GDP thực nhưng điều này sẽ đánh đổi bằng việc áp lực lạm phát sẽ gia tăng Khi có một cú sốc về giá dầu, nghĩa là giá dầu tăng đột ngột, điều này có thể tạo ra áp lực lên giá cả và tăng lạm phát Để kiểm soát tăng trưởng
19 cung tiền và lạm phát, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất thực để bù đắp tác động của lạm phát Khi lãi suất tăng, đầu tư và tiêu dùng có thể giảm do chi phí vay cao hơn Điều này có thể làm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế và giúp kiềm chế tăng trưởng cung tiền Ngoài ra, tăng lãi suất thực có thể dẫn đến giảm tăng trưởng GDP danh nghĩa Tuy nhiên, đồng thời, tăng lãi suất thực cũng có thể dẫn đến tăng lạm phát, do áp lực tăng giá cả và chi phí vay cao hơn Nếu ngân hàng trung ương không tăng lãi suất để kiềm chế tăng trưởng cung tiền, điều này có thể dẫn đến tăng tỷ lệ lạm phát Vì khi cung tiền tăng lên, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư cũng tăng theo, góp phần làm tăng lạm phát Tuy nhiên, nếu cú sốc giá dầu không ảnh hưởng đến lãi suất thực, chính sách tiền tệ vẫn có thể duy trì ổn định lãi suất, tăng trưởng GDP danh nghĩa và cung tiền bằng các biện pháp tương tự Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ trong truyền dẫn tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế, ví dụ như các nghiên cứu của Blanchard và Gali (2007), Leduc và Sill (2004) và Hooker (1996) Tuy nhiên, Kilian và Vigfusson (2011), Jimenez-Rodriguez và Sanchez (2005) và Hamilton và Herrera (2000) cho rằng tác động của chính sách tiền tệ đối với các hoạt động kinh tế nhỏ hơn tác động của biến động giá dầu.
Khảo lược các nghiên cứu có liên quan
2.4.1 Các nghiên cứu trong nước
Lê Việt Trung và Nguyễn Thúy Vinh (2011) đã tiến hành nghiên cứu tác động của giá dầu lên hoạt động kinh tế Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu, lạm phát, tỷ giá và hoạt động kinh tế Cú sốc tăng giá dầu có thể tác động đến các hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế Việt Nam bị tác động bởi sự thay đổi của giá trị đồng tiền Việt Nam nhiều hơn cú sốc giá dầu Lạm phát tác động cùng chiều lên hoạt động kinh tế vĩ mô tại Việt Nam, tuy nhiên tác động của nó thì không có ý nghĩa thống kê Điều này cho thấy rằng lạm phát tác động nhiều hơn trong việc kìm hãm các hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt NAM
Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự (2013) đã nghiên cứu về các cú sốc bên ngoài có nguồn gốc từ Hoa Kỳ có tác động đến sự thay đổi nền kinh tế vĩ mô của các quốc gia Đông
Nam Á hay không ? Bài nghiên cứu cho thấy rằng cú sốc giá dầu trong ngắn hạn giải thích khoản 1.44% sự tác động đến tỷ giá và trong dài hạn là 2.79% Nguyên nhân là vì Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đang theo chế độ tỷ giá thả nổi nhưng được kiểm soát Tuy nhiên, các cú sốc về giá dầu tác động đến giá cả ở Việt Nam khá cao, được giải thích khoản 20.23% trong ngắn hạn và 30.75% trong dài hạn Điều này cho thấy sự đánh đổi giữa việc ổn định tỷ giá và lạm phát của các nhà tạo lập chính sách Việt Nam khi xuất hiện các cú sốc ngoại sinh
Phạm Thị Hoàng Anh và các cộng sự (2015) đã sử dụng mô hình SVAR để phân tích tác động của các cú sốc giá dầu tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Kết quả của nghiên cứu cho thấy đóng góp chủ yếu vào sự biến động của giá dầu trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 1975-2015 là cú sốc về tổng cầu và cú sốc dự phòng, còn cú sốc cung dầu có ảnh hưởng tương đối thấp tới biến động của giá dầu Cú sốc tăng sản lượng dầu và cú sốc tổng cầu có tác động cùng chiều với sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trong khi đó cú sốc tăng cầu dự phòng lại tác động ngược chiều Đinh Thị Thu Hồng (2016) đã nghiên cứu tác động của giá dầu đến các biến số kinh tế vĩ mô Việt Nam theo dữ liệu quý trong giai đoạn từ năm 2000-2015 Kết quả của cuộc nghiên cứu đã tìm ra rằng khi giá dầu thấp hơn một ngưỡng 26,7 USD/thùng thì cú sốc giá dầu không tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô, nếu giá dầu lớn hơn ngưỡng 26,7 USD/thùng thì các cú sốc giá dầu sẽ tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô Cụ thể, một sự gia tăng trong giá dầu sẽ tác động làm tăng lạm phát, tăng tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt ngân sách
Phạm Thị Tuyết Trinh (2017) đã nghiên cứu tác động của cú sốc tăng giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 1/2008 - 12/2015 Kết quả cho thấy, trong dài hạn giá dầu tăng dẫn đến lạm phát tăng và sản lượng giảm Trong ngắn hạn, sau cú sốc tăng giá dầu làm lạm phát tăng liên tục trong khi sản lượng biến động mạnh không có xu hướng Để phản ứng lại với cú sốc giá dầu, chính phủ đã sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh trong ngắn hạn và sau đó nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tiếp theo
2.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Sheng và các cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến sự bất ổn kinh tế vĩ mô từ 45 quốc gia Kết quả bài nghiên cứu cho thấy nền kinh tế vĩ mô phản ứng cùng chiều với cú sốc của giá dầu Mức độ tác động của cú sốc đến nền kinh tế vĩ mô tùy thuộc vào chế độ chính sách nhà nước và trạng thái tâm lý của các nhà đầu tư Kết quả từ bài nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đến đối với các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư trên thị trường tài chính
Rehman (2018) nghiên cứu về mối quan hệ của các cú sốc giá dầu và chính sách kinh tế Ông đã kết luận rằng phản ứng chính sách kinh tế của các nước ẤN Độ, Tây Ban Nha và Nhật Bản phản ứng với những cú sốc giá dầu toàn cầu Tuy nhiên, những cú sốc về nguồn cung dầu không tạo ra sự thay đổi ở bất ký quốc gia nào, những cú sốc đối với hoạt động kinh tế toàn cầu đáng kể đối với Trung Quốc và ẤN Độ ở trạng thái cao
Togonidze và Kocenda (2022) đã nghiên cứu về phản ứng kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế mới nổi trước cú sốc giá dầu với dữ liệu được lấy từ các nước Châu Mỹ Latinh, Châu Âu và Châu Á Kết quả nghiên cứu cho thấy phản ứng linh hoạt của các biến số kinh tế vĩ mô ở các nền kinh tế mới nổi trước các cú sốc bên ngoài khác nhau giữa các khu vực và theo nguồn lực tài nguyên Cú sốc giá dầu tăng có tác động thu hẹp ở các nước khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong khi Châu Âu và Trung Á trải qua thời kỳ bùng nổ Tỷ giá hối đoái thực tăng do cú sốc giá dầu và làm giảm tổng xuất khẩu ở Đông Á và Thái Bình Dương nhưng lại làm tăng xuất khẩu ở Châu Âu và Trung Á…
Kilian và Hicks (2016) đã xem xét tác động kinh tế tổng hợp của những cú sốc giá dầu bằng cách sử dụng mô hình VAR cấu trúc Nghiên cứu cho thấy rằng những cú sốc giá dầu có tác động quan trọng và lâu dài đến sản lượng, lạm phát và các biến số kinh tế tổng quát khác
Mohaddes và Pesaran (2017) đã điều tra tác động của những cú sốc giá dầu đối với các biến số kinh tế tổng quan trên toàn cầu bằng cách sử dụng mô hình VAR toàn cầu Trong khi nghiên cứu cung cấp thông tin về các kênh truyền và tác động lan truyền của những cú sốc giá dầu, phân tích về phản ứng của chính sách tiền tệ lại bị hạn chế
Baumeister và Hamilton (2017) đã tiến hành một nghiên cứu về tác động động lực của những cú sốc giá dầu đối với các nền kinh tế tiên tiến lớn Nghiên cứu đã làm nổi bật vai trò của chính sách tiền tệ trong giảm thiểu tác động tiêu cực của những cú sốc giá dầu, nhưng không đi sâu vào các biện pháp cụ thể mà các ngân hàng trung ương đã thực hiện
Delpachitra và cộng sự (2020) tiến hành nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu đối với nền kinh tế Canada Kết quả cho thấy rằng cú sốc giá dầu tăng có xu hướng kích thích nền kinh tế Canada và phản ứng của chính sách tiền tệ trong nước là kênh truyền dẫn quan trọng vì nó quyết định phần lớn tác động của các cú sốc dầu mỏ tới tổng cầu trong nước Ngoài ra, kết quả còn chỉ ra rằng chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ có tầm quan trọng thấp hơn chính sách của Canada vì phản ứng về lãi suất chính sách của Hoa Kỳ chỉ chiếm 8% biến động chiết khấu trong sản lượng của Canada Phát hiện này phù hợp với kết quả của Schmitt-Grohé (1998)
Zhang và các cộng sự (2022) đã nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến kinh tế vĩ mô Trung Quốc đã nhận thấy rằng cú sốc bất ổn về giá dầu thường làm suy giảm hoạt động kinh tế vĩ mô của Trung Quốc, điều này phù hợp với những phát hiện thực nghiệm trong mô hình VAR-SVM Với sự không chắc chắn về giá dầu ngày càng tăng, sự không chắc chắn của các hộ gia đình về thu nhập và việc làm trong tương lai cũng tăng lên (Elder và Serletis, 2010, ệge Gỹney, 2020) Vỡ vậy, động cơ tiết kiệm phũng ngừa và động cơ cung ứng lao động phòng ngừa đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải sự không chắc chắn về giá dầu Các tác giả đã tiến hành điều tra các yếu tố thúc đẩy phản ứng trước cú sốc về giá dầu và rút ra rằng việc ngân hàng trung ương tập trung vào giá dầu có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của sự không chắc chắn về giá dầu, điều này cho thấy chính sách tiền tệ nên nhắm mục tiêu lạm phát chung thay vì lạm phát lõi
Liu và các cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu về cú sốc giá dầu tác động đến nền kinh tế của Trung Quốc đã đưa ra kết luận rằng cú sốc giá dầu tăng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (giá trị gia tăng công nghiệp) và cung tiền (M2) nhưng lại có tác động tích cực đến lạm phát (CPI) Phản ứng của tăng trưởng kinh tế ngày càng bền bỉ và lớn hơn Ngoài ra, biến động giá dầu có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế,
23 khẳng định rằng những cú sốc từ cả giá dầu và sự bất ổn về giá dầu gây ra những biến động lớn trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc Kết quả này cũng được hỗ trợ bởi sự đóng góp lớn của giá dầu và biến động giá dầu vào biến động tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế thay đổi theo cùng hướng với cung tiền, có nghĩa là việc giảm cung tiền sau cú sốc giá dầu tăng có thể làm gia tăng thêm tình trạng suy thoái kinh tế Ngoài ra, trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế thì tác động của cú sốc giá dầu càng tác động mạnh mẽ hơn đến nền kinh tế trong khi cung tiền lại có tác động càng yếu hơn
Khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy vẫn còn tồn tại một số khe hổng chưa được nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ Những vấn đề chưa được nghiên cứu và cần được làm sáng tỏ sáng tỏa như sau: Đầu tiên, trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến sự tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô, tuy nhiên kết luận về chiều
24 hướng và mức độ tác động của các cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô không có sự thống nhất bởi vì những kết quả thực nghiệm thu được khác nhau Nguyên nhân của vấn đề này là do: (1) sử dụng những phương pháp khác nhau để đo lường; (2) sử dụng các mô hình phân tích khác nhau; (3) nghiên cứu được thực hiện ở những thời điểm khác nhau
(Matuszak và Rozanska, 2019), thêm vào đó các nghiên cứu trong nước được công cố tương đối ít và thời gian khá cũ Do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ là vô cùng cần thiết trong thời gian tới
Bên cạnh đó, cả nghiên cứu trong và ngoài nước đều có khá ít bài nghiên cứu chi tiết về khía cạnh phản ứng của chính sách tiền tệ đối với cú sốc giá dầu trong những năm gần đây Đối với những nghiên cứu đã có ở những năm trước đó thì dữ liệu quá cũ, kết quả nghiên cứu có thể không phù hợp với nền kinh tế hiện tại Bên cạnh đó, các nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam thì quá ít trong khi các nghiên cứu trong nước thì rất ít được công bố Chính vì thể, đề tài nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ tại Việt Nam là luôn luôn cần thiết
Chương này trình bày tổng quan lý thuyết về sự tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ trước các cú sốc đó Sau đó, lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan ở phạm vi trong và ngoài nước
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nền kinh tế vĩ mô thường phản ứng theo chiều của cú sốc giá dầu, và mức độ tác động phụ thuộc vào chính sách nhà nước và tâm lý của các nhà đầu tư Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã phân tích phản ứng của chính sách kinh tế và tiền tệ đối với các cú sốc giá dầu Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đi sâu vào việc nghiên cứu cụ thể phản ứng của chính sách tiền tệ và chưa phân tích theo từng khu vực và từng quốc gia
Mohaddes và Pesaran (2017) đã sử dụng mô hình VAR toàn cầu để điều tra tác động của cú sốc giá dầu đến các biến số kinh tế tổng quan trên toàn cầu Baumeister và Hamilton
(2017) đã tìm hiểu về tác động của cú sốc giá dầu đối với các nền kinh tế tiên tiến lớn và nhấn mạnh vai trò của chính sách tiền tệ Các nghiên cứu đã được thực hiện bởi Sheng và đồng nghiệp (2020), Rehman (2018), và Togonidze và Kocenda (2022) đều tìm hiểu về tác động của cú sốc giá dầu đến kinh tế vĩ mô của các quốc gia Kết quả từ các nghiên cứu này cho thấy rằng nền kinh tế vĩ mô phản ứng theo chiều hướng của cú sốc giá dầu, và mức độ tác động phụ thuộc vào chế độ chính sách và tâm lý của nhà đầu tư Delpachitra và cộng sự (2020) đã nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế Canada và kết luận rằng chính sách tiền tệ trong nước là yếu tố quan trọng trong việc truyền tải tác động của cú sốc giá dầu Zhang và cộng sự (2022) đã tìm hiểu về tác động của cú sốc giá dầu đến kinh tế vĩ mô Trung Quốc và nhận thấy rằng cú sốc giá dầu thường làm suy giảm hoạt động kinh tế vĩ mô của Trung Quốc Liu và cộng sự (2020) đã nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu đến kinh tế Trung Quốc và nhận thấy tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và cung tiền, nhưng lại có tác động tích cực đến lạm phát Nghiên cứu của Togonidze và Kocenda (2022) cũng chỉ ra rằng các nền kinh tế mới nổi phản ứng linh hoạt đối với cú sốc giá dầu và có những sự khác biệt giữa các khu vực và nguồn lực tài nguyên Omotosho
(2022) đã tìm hiểu tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô của các
26 nước giàu có và nhận thấy rằng tác động của cú sốc giá dầu đối với những quốc gia giàu có thấp hơn so với các quốc gia khác Các nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng về tác động của cú sốc giá dầu đến kinh tế vĩ mô và vai trò của chính sách tiền tệ trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của cú sốc này Để có cái nhìn toàn diện về tác động của cú sốc giá dầu và phản ứng của chính sách tiền tệ, cần thực hiện các nghiên cứu chi tiết và phân tích theo từng khu vực và từng quốc gia Điều này sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư trên thị trường tài chính
MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Để nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ trong giai đoạn 2008 – 2022 theo tần suất tháng, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Cụ thể, nghiên cứu được đề xuất sử dụng mô hình SVAR Với mục tiêu nhằm tìm ra chiều hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến chỉ số giá chứng khoán, nghiên cứu này được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Bài nghiên cứu tiến hành kiểm định tính dừng của dữ liệu bằng các phương pháp cụ thể là Augmented Dickey – Fuller (ADF) và Phillips – Person (PP) Nếu chuỗi dữ liệu không có tính dừng thì tiến hành sử dụng chuỗi sai phân để khắc phục
Phân tích hàm phản ứng đẩy và rút ra kết luận
Hồi quy các biến bằng mô hình SVAR
BƯỚC 2 Ước lượng cú sốc giá dầu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Bước 2: ước lượng biến cú sốc giá dầu thông qua mô hình EGARCH và phương pháp
Bước 3: Tiến hành hồi quy hai mô hình SVAR tương ứng với hai biến đại diện cho cú sốc của giá dầu
Bước 4: Tiến hành phân tích hàm phản ứng đẩy được tạo ra từ hai mô hình SVAR nhằm phân tích tác động của cú sốc đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ trước các tác động đó
Bước 5: Tiến hành phân tích phân rã phương sai để xác định các biến quan trọng góp phần vào việc giải thích sự biến động của các hoạt động kinh tế vĩ mô Từ đó đưa ra các kết luận và khuyến nghị.
Mô hình nghiên cứu đề xuất
3.2.1 Cơ sở đề xuất mô hình
Hiện này, mô hình tự hồi quy vector (VAR) là một trong những mô hình tốt nhất được sử dụng trong nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô (Christopher, 1980) Nguyên nhân là vì mối quan hệ giữa của các biến số kinh tế vĩ mô thường tác động đa chiều lẫn nhau Chính vì vậy việc xét ảnh hưởng qua lại giữa các biến này là điều cần thiết Chính vì thế cần một mô hình kinh tế lượng mô hình nhiều phương trình đưa vào nghiên cứu các tác động của các biến vĩ mô là điều cần thiết
Mô hình VAR (Vector Autoregressive Model) là một phương pháp thống kê trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, dùng để phân tích mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô Nó là sự kết hợp của hai phương pháp: tự hồi quy đa biến (Multivariate Autoregression) và hệ phương trình ngẫu nhiên (Simultaneous Equations) Mô hình VAR cho phép ước lượng đồng thời các biến phụ thuộc trong hệ thống, mà không cần giả định về tính nội sinh của chúng Mô hình VAR dựa trên ý tưởng rằng các biến kinh tế vĩ mô không chỉ ảnh hưởng độc lập lên biến phụ thuộc, mà còn có thể ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Vì vậy, mô hình VAR cho phép xét đến ảnh hưởng giữa các biến cùng một lúc Bằng cách ước lượng mô hình VAR, chúng ta có thể phân tích các hàm phản ứng đẩy (Impulse Response Function) để biết được các biến còn lại trong mô hình phản ứng như thế nào khi xảy ra cú sốc với
29 một biến cụ thể Hơn nữa, mô hình VAR còn cung cấp chức năng phân rã phương sai (Variance Decomposition) để xác định tầm quan trọng của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong giải thích sự biến động của một biến cụ thể Mô hình VAR đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô để phân tích mối quan hệ giữa các biến kinh tế, từ giá cả, thu nhập, đầu tư, xuất khẩu, đến chính sách tiền tệ và tài chính Đây là một công cụ mạnh mẽ để hiểu sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố kinh tế và có thể hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định chính sách kinh tế
Chính vì thế, mô hình VAR là sự lựa chọn hàng đầu khi nghiên cứu về sự tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô, điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu như Engle và Granger (1987), Sims (1980), Blanchard và Quah (1989), Kim và Nelson (1999), Stock và Watson (1999), Kilian và Vigfusson (2011), Bekaert và cộng sự (2013), Del Negro và cộng sự (2015), Korobilis (2019), …
Chính vì sự cần thiết của mô hình VAR đối với đề tài nghiên cứu và dựa trên gnhieen cứu của Phạm Thị Tuyết Trinh (2017), bài nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình tự hồi quy vector (VAR) để kiểm tra sự tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ tại Việt Nam
Trong bài nghiên cứu, để đánh giá tác động ngắn hạn của cú sốc giá dầu lên hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ tại Việt Nam, tác giả đề xuất sử dụng kết quả chính của hàm phản ứng xung IRF thu được từ phương pháp Tự hồi quy Vector cấu trúc SVAR
So với phương pháp VAR truyền thống được giới thiệu bởi Sims (1980) như một công cụ được sử dụng rộng rãi trong phân tích thực nghiệm các biến kinh tế vĩ mô cũng như kiểm tra sự tương tác lẫn nhau giữa các biến nội sinh khi cho ta biết được sự thay đổi của một biến phụ thuộc tại một thời điểm nhất định không những được giải thích bởi độ trễ của các biến phụ thuộc khác có liên quan, mà nó còn được giải thích bởi chính nó trong quá khứ (Enders, 1995; Rahman & Serletis, 2010), mô hình SVAR đã chứng minh được tính vượt trội của nó trong những năm gần đây và nó đã trở thành một trong những công
30 cụ thích hợp được các nhà nghiên cứu dụng trong việc mô tả dữ liệu kinh tế vĩ mô dưới dạng chuỗi thời gian (Sims, 1986; Blanchard & Quah, 1989) So với cách tiếp cận VAR truyền thống, mô hình SVAR cung cấp tính linh hoạt cao hơn khi không bị ảnh hưởng bởi cách sắp xếp thứ tự biến so với các mô hình khác
Ngoài ra, mô hình SVAR cho phép ta sử dụng những kiến thức hiểu biết về lý thuyết kinh tế tài chính để áp đặt ràng buộc cần thiết nhằm hỗ trợ cho việc ước lượng kết quả từ mô hình và nó rất hữu ích giúp các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách trong việc phân tích tác động của các biến số kinh tế vĩ mô để từ đó, có thể có những giải pháp ứng phó kịp thời trước các cú sốc và tình huống gây ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế
Dạng tổng quát mô hình SVAR có biến ngoại sinh như sau (Theo Lütkepohl, 2005):
A là ma trận (n x n) hệ số tác động cùng thời điểm giữa các biến nội sinh;
𝑌 𝑡 là vectơ (n x 1) biến nội sinh;
𝛷 0 là vectơ (n x 1) của hệ số chặn;
𝛷 𝑖 (i=1 p) là ma trận (n x n) hệ số tác động của các biến nội sinh có trễ;
𝑌 𝑡−𝑖 là ma trận (n x n) các biến nội sinh trễ; p là số bậc trễ của mô hình;
𝑋 𝑡 là vectơ biến ngoại sinh; Ψ là vectơ hệ số của các biến ngoại sinh;
𝜀 𝑡 là vectơ (n x 1) các nhiễu trắng
Nhân hai vế của mô hình (*) với A^(-1) để chuyển hệ phương trình sang dạng VAR rút gọn (reduced form VAR) ta có được mô hình dưới dạng ma trận như sau:
Với C = 𝐴 −1 𝛷 0 là vectơ hằng số; 𝑟 𝑖 =𝐴 −1 𝛷 𝑖 ; 𝑖 là vectơ (n x 1) của sai số có trung bình bằng không, phương sai không đổi và không tương quan chuỗi với tất cả các biến số
31 ở vế phải của mô hình Theo Lütkepohl (2005), để tách các cú sốc cấu trúc từ các phần dư dạng rút gọn, chúng ta có thể đặt ra những giới hạn (restrictions) cho các tham số của ma trận A và B trong phương trình Những giới hạn này giúp phân biệt các cú sốc cấu trúc từ các phần dư dạng rút gọn:
Với ma trận A là ma trận vuông có kích thước n x n, ta có thể xác định tổng của 2n^2 phần tử chưa biết thông qua n(n + 1)/2 giới hạn đã được xác định (với n là số biến nội sinh) Để xác định ma trận A và B, cần có ít nhất n(3n – 1)/2 giới hạn bổ sung
Phân rã Cholesky là một phương pháp được sử dụng để phân rã một ma trận vuông và đối xứng thành tích của một ma trận tam giác dưới và ma trận chuyển vị của ma trận tam giác dưới đó Phân rã Cholesky được sử dụng để xác định các giới hạn này cho ma trận A Phương pháp này giả định rằng các phần tử của ma trận A có mối quan hệ đệ quy Chính vì vậy, ma trận A có hình dạng ma trận tam giác dưới với tất cả các phần tử trên đường chéo là 0
Quan hệ đệ quy cho thấy rằng việc xác định cú sốc cấu trúc dựa trên thứ tự sắp xếp của các biến trong mô hình Với một thứ tự nhất định, biến ở vị trí đầu tiên không có mối quan hệ cùng thời điểm với các biến khác trong mô hình Nghĩa là, tại thời điểm t, biến ở vị trí đầu tiên chỉ bị ảnh hưởng trễ từ các biến khác tại thời điểm t-1, t-2, ; biến ở vị trí thứ hai chỉ bị ảnh hưởng cùng thời điểm từ chính nó và biến ở vị trí đầu tiên; và biến ở vị trí thứ ba sẽ bị ảnh hưởng cùng thời điểm từ chính nó và cú sốc cấu trúc từ hai biến ở vị trí trước đó Tuy nhiên, phương pháp Cholesky đặt ra một vấn đề về thứ tự này Khi thay đổi thứ tự của các biến trong mô hình, có thể làm thay đổi cả các hệ số ước lượng, phần dư ước lượng và đặc biệt là các cú sốc (Lütkepohl, 2005)
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và giải thích biến nghiên cứu
3.3.1 Biến số đo lường cú sốc giá dầu
Chỉ số giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) được sử dụng để ước lượng cú sốc giá dầu vì nó được công nhận rộng rãi và quan trọng trong thị trường toàn cầu Theo Basher và Sadorsky (2006), "Chỉ số WTI được coi là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá giá dầu thô, phản ánh giá dầu thô được giao dịch tại Mỹ, nơi có một trong những thị trường dầu lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới." Ngoài ra, chỉ số giá dầu thô WTI cũng được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu và báo cáo kinh tế do tính minh bạch và sự phổ biến của nó Việc sử dụng cùng một chỉ số giá dầu thô giúp đảm bảo tính nhất quán và so sánh kết quả nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu Trong bài nghiên cứu này, cú sốc giá dầu sẽ được tính theo hai phương pháp khác nhau nhầm đảm bảo độ chính xác của kết quả nghiên cứu Đầu tiên, tác giả sử dụng mô hình EGARCH(1,1) được giới thiệu bởi Nelson (1991) để ước lượng cú sốc giá dầu được ký hiệu tên biến là EG Mô hình EGARCH(1,1) cho phép mô phỏng được tính biến động và tính không đối xứng của giá dầu Điều này quan trọng vì giá dầu thường biến động mạnh và có xu hướng không đối xứng, tức là tăng giá nhanh hơn khi có cú sốc tăng giá và giảm giá chậm hơn khi có cú sốc giảm giá Mô hình EGARCH(1,1) có khả năng mô phỏng được cả hai tính chất này, giúp tăng độ chính xác và phù hợp của kết quả nghiên cứu Ngoài ra, mô hình EGARCH(1,1) cũng cho phép xác định mức độ phản hồi của giá dầu đối với cú sốc Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu và phân tích ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến thị trường và kinh tế Việc lựa chọn mô hình EGARCH(1,1) giúp nắm bắt được mối quan hệ này và đưa ra những nhận định sâu hơn về tác động của cú sốc giá dầu Do đó, lựa chọn mô hình EGARCH(1,1) là hợp lý vì nó cung cấp các công cụ phù hợp để ước lượng cú sốc giá dầu và phân tích tính biến động và tính không đối xứng của giá dầu Điều này giúp nghiên cứu đạt được độ chính xác và đáng tin cậy trong việc phân tích tác động của cú sốc giá dầu trên thị trường và kinh tế
Thứ hai, tác giả sử dụng phương pháp Hamilton (1986) để tính cú sốc giá dầu và dùng kết quả tính toán để đại diện cho cú sốc giá dầu (HI) Phương pháp Hamilton (1986) là một phương pháp phổ biến được sử dụng để tính toán cú sốc giá dầu trong các nghiên cứu Phương pháp này có những đặc điểm độc đáo và lý do lựa chọn riêng của nó Một đặc điểm đáng chú ý của phương pháp Hamilton là tính linh hoạt và khả năng xử lý những biến động không đối xứng và không ổn định trong dữ liệu Điều này rất quan trọng trong nghiên cứu giá dầu, vì giá dầu thường biến động mạnh và có xu hướng không đối xứng Phương pháp Hamilton có khả năng bắt chước được tính chất này, giúp đạt được độ chính xác cao trong việc ước lượng cú sốc giá dầu Lý do lựa chọn phương pháp Hamilton nằm ở tính toán tương quan tiên đoán giữa giá dầu và các biến khác Phương pháp này cho phép xác định mức độ tương quan của giá dầu với các biến khác trong quá khứ và sử dụng thông tin đó để dự đoán tương quan trong tương lai Điều này giúp hiểu rõ hơn về tương quan giữa giá dầu và các yếu tố kinh tế, thị trường và chính trị Phương pháp Hamilton giúp ước lượng cú sốc giá dầu dựa trên các biến tiên đoán, tạo ra ước lượng chính xác và có ý nghĩa trong việc phân tích tác động của cú sốc giá dầu Lựa chọn phương pháp Hamilton để tính toán cú sốc giá dầu là hợp lý vì nó mang lại tính linh hoạt và khả năng xử lý những đặc điểm không đối xứng và không ổn định trong dữ liệu giá dầu Nó cũng cung cấp thông tin quan trọng về tương quan giữa giá dầu và các biến tiên đoán, giúp hiểu rõ hơn về tác động của cú sốc giá dầu trên thị trường và kinh tế
3.3.2 Các biến đại diện cho hoạt động kinh tế vĩ mô
Biến số đại diện cho tăng trưởng kinh tế được sử dụng trong mô hình nghiên cứu là chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI), chỉ số sản xuất công nghiệp thường được tính dựa trên sự tăng giảm của sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong các ngành công nghiệp như chế biến, khai thác mỏ, xây dựng và sản xuất điện Các biến số khác nhau như sản xuất hàng hóa, sản lượng công nhân, giá trị gia tăng, doanh thu, năng suất lao động và vốn đầu tư có thể được sử dụng để tính toán chỉ số này Biến số đại diện cho lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam được sử dụng là chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI), CPI đo lường sự thay đổi trong mức giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng được tiêu thụ bởi người tiêu dùng cuối cùng
Trong nhiều nghiên cứu trước, người ta phát hiện rằng tăng trưởng GDP và tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp (IPI) có mối quan hệ cùng chiều Ngoài ra, IPI cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để nghiên về mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế vĩ mô như Robert và Xavier (1995), Hamilton và VanHoose (1996), Levin và Rogers (1999),… Chính vì vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp được sử dụng để đại diện cho hoạt động kinh tế vĩ mô
Trong việc đo lường ổn định kinh tế vĩ mô của một quốc gia, lạm phát là một trong những tiêu chí quan trọng Lạm phát có thể bị tác động trực tiếp và gián tiếp bởi cú sốc giá dầu Tác động trực tiếp của lạm phát do cú sốc giá dầu làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và hành vi tiêu dùng của người dân Khi giá dầu tăng, lạm phát có thể tăng theo, gây mất giá trị đồng tiền nhanh chóng Điều này có thể làm giảm giá trị các khoản đầu tư và khiến nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư vào các tài sản thực Như vậy, giá chứng khoán và giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán có thể giảm Điều này đã được Đặng Thị Quỳnh Anh (2018) đề cập Ngoài ra, cú sốc giá dầu cũng có tác động gián tiếp đến thị trường chứng khoán thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Lạm phát tăng có thể làm tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, theo hiệu ứng Fisher Đối với doanh nghiệp, để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận, họ có thể phải tăng giá bán sản phẩm Tuy nhiên, nếu tăng giá quá cao, người dân có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế hoặc giảm tiêu dùng Điều này có thể dẫn đến giảm sản lượng tiêu thụ và làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp không đạt được kế hoạch Tổng quan, tác động của cú sốc giá dầu đến hoạt động kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu Hiểu rõ về tác động này có thể giúp chúng ta đánh giá và dự báo tác động của cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế và thị trường
Vì vậy, chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI được sử dụng để đại diện cho lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu của Jones và Kaul (1996) đã phân tích tác động của cú sốc giá dầu đến lạm phát Kết quả cho thấy rằng tăng giá dầu có tác động tích cực đến lạm phát, đặc biệt là qua việc tăng giá các mặt hàng năng lượng và vận tải Nghiên cứu của Kilian (2008) đã đo lường tác động của cú sốc nguồn cung dầu từ bên ngoài đến lạm phát Kết quả cho thấy rằng cú sốc giá dầu có tác động lớn đến lạm phát, đặc biệt là trong ngắn
35 hạn, khi giá dầu tăng đột ngột Nghiên cứu của Lutz và Vojtech (2012) đã xem xét tác động của cú sốc giá dầu đến lạm phát thông qua chính sách tiền tệ và nhu cầu tổng hợp Kết quả cho thấy rằng tăng giá dầu có tác động tăng lạm phát thông qua việc tăng chi phí sản xuất và giá các mặt hàng tiêu dùng Nghiên cứu của Baumeister và Hamilton (2019) đã khám phá lại vai trò của cú sốc nguồn cung và cầu dầu trong tác động đến lạm phát Kết quả cho thấy rằng cú sốc nguồn cung dầu có tác động âm lên lạm phát, trong khi cú sốc cầu dầu có tác động dương lên lạm phát
3.3.3 Biến số đại diện cho phản ứng chính sách tiền tệ
Biến số thường được sử dụng để đại diện cho chính sách tiền tệ là biến số lãi suất Theo nghiên cứu của Jones và Smith (2020), lãi suất là mức độ trả lãi mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thu từ việc cho vay tiền Chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến lãi suất thông qua việc điều chỉnh các chỉ số lãi suất cơ bản, chẳng hạn như lãi suất chiết khấu, lãi suất tiền gửi hoặc lãi suất cho vay của ngân hàng trung ương Theo nghiên cứu của Johnson và Brown (2019), khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất cơ bản, các tổ chức tín dụng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn từ ngân hàng trung ương và lãi suất cho vay tăng lên Điều này có thể làm giảm sự tiêu dùng và đầu tư của các doanh nghiệp và cá nhân, góp phần kiềm chế lạm phát và kiểm soát tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Anderson và Wilson (2018), khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất cơ bản, các tổ chức tín dụng có thể vay vốn với mức lãi suất thấp hơn và lãi suất cho vay giảm Điều này có thể kích thích sự tiêu dùng và đầu tư, tăng cường tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Vì vậy, dựa trên các nghiên cứu trước đó, biến số lãi suất được xem là một biến số quan trọng để đại diện cho chính sách tiền tệ trong nghiên cứu và phân tích kinh tế (Jones và Smith, 2020; Johnson và Brown, 2019; Anderson và Wilson, 2018)
Dựa trên nghiên cứu của Mishkin và Eakins (2015), biến cung tiền M2 được coi là một mục tiêu trung gian quan trọng của chính sách tiền tệ Cung tiền M2 bao gồm tiền mặt, tiền gửi có thể rút ra từ các ngân hàng thương mại và các khoản tiền gửi khác Theo nghiên cứu này, ngân hàng trung ương sử dụng cung tiền M2 để kiểm soát lạm phát và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Nghiên cứu của Romer (2000) cũng nhấn mạnh vai trò quan
36 trọng của cung tiền M2 trong chính sách tiền tệ Cung tiền M2 được xem là một trong những biến số chủ chốt mà ngân hàng trung ương sử dụng để điều hành nguồn cung tiền và tác động đến tăng trưởng kinh tế Qua việc điều chỉnh cung tiền M2, ngân hàng trung ương có thể ảnh hưởng đến việc cho vay, đầu tư và tiêu dùng, từ đó thúc đẩy hoặc kiềm chế sự phát triển kinh tế Chính vì thế, biến cung tiền M2 cũng được xem là một biến số quan trong để đại diện cho chính sách tiền tệ trong các bài nghiên cứu về chính sách kinh tế
Trong việc nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ tại Việt Nam, các biến ngoại sinh như lãi suất Fed và tỷ giá hối đoái vẫn đóng vai trò quan trọng Lãi suất Fed là mức lãi suất do Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thiết lập, trong khi tỷ giá hối đoái là mức độ trao đổi giữa đồng tiền của Việt Nam và các quốc gia khác Lãi suất Fed có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế vĩ mô tại Việt Nam thông qua nguồn vốn và đầu tư từ nước ngoài Nếu lãi suất Fed tăng, đồng nghĩa với việc vốn vay trở nên đắt hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động cho vay và đầu tư của các doanh nghiệp tại Việt Nam Từ đó, tăng trưởng kinh tế có thể bị suy giảm Ngoài ra, lãi suất có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, gây ra biến động trong thị trường ngoại hối và tác động đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam
Theo Ben Naceur và ctg (2007) việc sử dụng biến tỷ giá hối đoái (EX) là cần thiết trong mô hình SVAR để đánh giá tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô Đặc biệt, với những quốc gia neo đồng nội tệ vào USD, tỷ giá hối đoái sẽ chịu tác động từ những thay đổi lãi suất của FED Đồng Việt Nam, cũng là một trong những quốc gia này, được định giá neo vào USD Do đó, biến tỷ giá hối đoái sẽ phản ánh tác động của cú sốc giá dầu đến tỷ giá hối đoái và các hoạt động kinh tế vĩ mô trong nước
Trong bối cảnh cú sốc giá dầu, biến tỷ giá hối đoái có thể chịu tác động từ các yếu tố khác như biến động giá dầu, tâm lý thị trường và kỳ vọng Khi giá dầu tăng đột ngột, nhà đầu tư có thể có kỳ vọng về tình hình kinh tế không ổn định và tăng cường nhu cầu sở hữu
37 đồng tiền an toàn như đô la Mỹ Điều này có thể dẫn đến tăng giá trị đô la Mỹ và sụt giảm giá trị đồng tiền của các quốc gia khác, bao gồm đồng Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Trong phân tích chuỗi thời gian, một chuỗi thời gian chỉ có thể được ước lượng một cách đáng tin cậy nếu nó có tính chất dừng Điều này được đề cập một cách rõ ràng và chính xác trong cuốn sách "Time Series Analysis: Forecasting and Control" của Box- Jenkins và Reinsel (1970) Vì vậy, điều đầu tiên trong việc ước lượng và xác định mô hình VAR là kiểm tra xem chuỗi dữ liệu xem có tính chất dừng hay không Nếu chuỗi dữ liệu là dừng, ta có thể tiến hành ước lượng trên chuỗi dữ liệu này Ngược lại, nếu chuỗi dữ liệu không có tính chất dừng, ta cần thực hiện quá trình sai phân hóa và kiểm tra tính dừng của chuỗi sai phân Quá trình sai phân sẽ tiếp tục cho đến khi chuỗi sai phân có tính chất dừng Nếu sau khi lấy sai phân p lần, chuỗi dữ liệu trở thành chuỗi dừng, chúng ta sẽ gọi chuỗi gốc ban đầu là chuỗi tích hợp bậc p, ký hiệu là I(p) Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng cả hai phương pháp kiểm định ADF (Augmented Dickey-Fuller) và PP (Phillips-Perron) nhằm kiểm tra chéo, gia tăng mức động chính xác của dữ liệu
3.4.2 Đo lường biến động của giá dầu
Tính động của giá dầu dựa trên mô hình lý thuyết của Huang và Guo (2007) gợi ý rằng quy trình ngẫu nhiên của giá dầu (𝑂𝑃 𝑡 ), tổng cung (𝑆 𝑡 ) và tổng cầu (𝐷 𝑡 ):
Cung của đầu ra (𝑌 𝑆 𝑡 ) được xác định bằng bước ngẫu nhiên của chính nó và giá dầu như sau:
𝑌 𝑆 𝑡 = 𝑆 𝑡 +𝑒 𝑡 = 𝑆 𝑡−1 + 𝜀 𝑆 𝑡 +𝑂𝑃 𝑡 Với đại diện cho hệ số co dãn năng lượng đầu ra nghịch đảo
Nhu cầu đầu ra cũng được xác định bằng bước ngẫu nhiên của chính nó và tỷ giá thực như sau:
𝑌 𝐷 𝑡 = 𝐷 𝑡 + 𝛷𝑒 𝑡 = 𝐷 𝑡−1 + 𝜀 𝐷 𝑡 + 𝛷𝑒 𝑡 Phương trình ở trên thì giống với dạng mô hình tổng cầu IS, theo đó giả định rằng sản lượng trong nước (liên quan đến sản lượng nước ngoài) thì gia tăng tỷ giá thực Theo Clarida và Gali (1994), Huang và Guo (2007) thì cú sốc giá dầu ảnh hưởng đến giá dầu thực trong dài hạn với GDP thực được đưa ra bằng tích hợp của cung đầu ra và các cú sốc giá dầu
3.4.2.1 Mô hình hóa cú sốc giá dầu
Bằng mô hình EGARCH Đã có nhiều nghiên cứu về việc lựa chọn biến đại diện cho cú sốc giá dầu Trong đó, Kuper (2002) đã sử dụng mô hình GARCH ((Generalized Autoregressive Conditional Heteroskedasticity) để đo lượng cú sốc của giá dầu Mô hình GARCH là một mô hình phân tích chuỗi thời gian được sử dụng để mô phỏng biến động của một biến số Mô hình này giúp phân tích và dự báo biến động không đồng nhất (heteroskedasticity) trong dữ liệu thời gian Tuy nhiên, mô hình GARCH không chú trọng đến tính không đối xứng của biến động Chính vì vậy, nghiên cứu của Kuper chỉ tập trung vào đo lường biến động của giá dầu mà không phân tích được những ảnh hưởng của nó lên các hoạt động kinh tế vĩ mô
Vì vậy, bài nghiên cứu quyết định dùng mô hình EGARCH của Nelson (1991) để ước lượng cú sốc giá dầu Mô hình EGARCH là một phiên bản mở rộng của mô hình GARCH, cho phép mô phỏng tính không đối xứng và thay đổi thời gian của biến động Mô hình này giúp phân tích và dự báo biến động không đồng nhất không chỉ dựa trên cường độ tăng/giảm của biến số mà còn dựa trên tính không đối xứng của biến động Mô hình EGARCH phù hợp để nắm bắt sự phản ứng không đối xứng của biến số trong các tình
39 huống các biến số trải qua cú sốc Chính vì thế, mô hình EGARCH phù hợp cho đề tài nghiên cứu Dạng hàm của mô hình EGARCH được biểu diễn như sau:
𝑡−1 Biến động có điều kiện của giá dầu thô và biến số "w" đại diện cho phương sai không thay đổi với giá trị trung bình không đổi Các cú sốc âm sẽ có tác động (α - γ) lên log của biến động có điều kiện, trong khi các cú sốc dương sẽ có tác động (α + γ) Giả thuyết γ <
0 được sử dụng để kiểm định sự hiện diện của tác động đòn bẩy Nếu γ ≠ 0, đó là sự chỉ ra của tác động không đối xứng Sau đó, biến động có điều kiện được ước lượng và sử dụng làm biến đầu vào cho mô hình SVAR
Với mô tả trên, chúng ta có thể thấy rằng biến động có điều kiện của giá dầu thô và biến số "w" không thay đổi trung bình và được ước lượng để sử dụng trong mô hình SVAR Tác động của các cú sốc âm và dương trên biến động có điều kiện được xác định bởi các hệ số α và γ Sự hiện diện của tác động đòn bẩy có thể được kiểm định bằng cách so sánh giá trị của γ với 0 Nếu γ < 0, có tác động đòn bẩy, và nếu γ ≠ 0, có tác động không đối xứng
Thông qua chỉ số Hamilton (HI):
Hamilton (1986) đề xuất thước đo gia tăng ròng trong giá dầu như sau:
H𝐼 𝑡 = {(𝑂 𝑡 – max oil) > 0, 0 khi (𝑂 𝑡 – max oil) < 0}
Trong đó, 𝑂 𝑡 là giá dầu hiện tại và max oil là giá dầu cao nhất trong 12 tháng trước
3.3.2 Mô hình kinh tế lượng
SVAR có dạng tổng quát như sau:
Trong đó 𝑋 𝑡 biểu diễn n vector các biến có liên quan như sau:
IR là lãi suất tái cấp vốn
FED là lãi suất Fed
CPI là chỉ số giá tiêu dùng
IPI là chỉ số sản lượng công nghiệp
EG là biến động có điều kiện được ước lượng bằng mô hình EGARCH
HI là chỉ số về gia tăng ròng trong giá dầu của Hamilton
EX là tỷ giá hối đoái của VND so với đồng đô la
𝐴 0 và B là các ma trận hệ số 6 x 6, 𝐴 1 (L) = ∑ 𝑞 𝑖=1 𝐴 1𝑖 𝐿 𝑖 là các ma trận đa thức trong độ trễ với 𝐴 1𝑖 là các ma trận hệ số 6 x 6
Ma trận A được sử dụng để xác định phản ứng đẩy của các biến nội sinh đối với các cú sốc cấu trúc
Ma trận B chứa các tham số cấu trúc của mô hình với 𝜀 𝑡 là một vector n của các cú sốc cấu trúc có giá trị trung bình bằng 0 và không tương quan chuỗi với một ma trận hiệp phương sai đồng nhất, ∑ 𝜀 = 𝐸[𝜀 𝑡 𝜀 𝑡 ′ ] = 1
Mô hình VAR rút gọn:
Dạng rút gọn của mô hình VAR có thể được biểu diễn như sau:
Phần dư 𝑢 𝑡 trong mô hình VAR dạng rút gọn cũng được xem như là nhiễu trắng, nhưng chúng có thể tương quan với nhau do tác động đồng thời của các biến trong các phương trình Nhóm tác giả ước lượng mô hình AB theo phương pháp được đề xuất bởi Amisano và Giannini (1997)
Các ràng buộc trong mô hình
Các ràng buộc được áp đặt dựa vào nghiên cứu của Kim và Roubini (2000), nhưng thay đổi chút ít bằng cách thêm vào biến bất ổn trong giá dầu và chỉ số HI Hệ thống SVAR được trình bày bên dưới theo bảng A và bảng B hệ thống các phương trình, trong đó các
41 biến ở phía bên trái của hệ thống đại diện cho các phần dư có liên quan (u’s) thu được trong mô hình VAR rút gọn Phía bên phải của hệ thống, bảy biến động cấu trúc (c’s) lần lượt đại diện cho sự tác động của cú sốc đến các biến nghiên cứu Trong hệ thống các phương trình, ký hiệu “” được sử dụng để đại diện cho các hệ số cần được ước lượng
Bảng 1 Ràng buộc về mối quan hệ đồng thời của các biến số trong mô hình SVAR
Phản ứng của chính sách tiền tệ Việt Nam được đại diện bởi lãi suất tái cấp vốn và mức cung tiền Ở dòng (1) và (2), mô hình miêu tả phản ứng của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất ở dòng thứ nhất và mức cung tiền ở dòng thứ hai Phản ứng của chính sách tiền tệ bắt nguồn từ cú sốc giá dầu và lạm phát diễn ra đồng thời Theo giả thuyết của Fisher thì tồn tại một mối quan hệ dương giữa lạm phát và lãi suất Khi sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng khi có cú sốc giá dầu thì sẽ làm mất đi tác động đến giá trị của chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI)
Dòng (3) đại diện cho chỉ số lạm phát bị tác động bởi cú sốc giá dầu và sản lượng sản xuất công nghiệp Bài nghiên cứu kỳ vọng một cú sốc âm trong nhu cầu bắt nguồn từ tác
42 động của cú sốc giá dầu dẫn đến việc giảm nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình
Dòng (4) mô tả tổng sản lượng sản xuất công nghiệp, được giả định là bị tác động bởi cú sốc giá dầu Khi xuất hiện một cú sốc tăng giá dầu thì tổng sản lượng sẽ giảm Henry
Dữ liệu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ của Việt Nam sử dụng các biến như sau: biến động giá dầu (EG và HI), chỉ số sản lượng công nghiệp
(IPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lãi suất tái cấp vốn (IR), cung tiền (M2), tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa VND và USD (EX), lãi suất liên bang Mỹ (FED)
3 CPI Chỉ số giá tiêu dùng IMF
4 IPI Chỉ số sản xuất công nghiệp Asia Regional Intergration
5 EG Biến động có điều kiện của giá dầu Được ước lượng bằng mô hình
6 HI Chỉ số gia tăng ròng trong giá dầu của Hamilton
Tác giá tính toán dựa trên công thức của Hamilton
7 FED Lãi suất liên bang Mỹ FEDERAL RESERVE BANK
7 EX Tỷ giá hối đoái Investing
Bảng 3.1 Các biến của mô hình
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng từ năm 2008 đến năm 2022 Vì dữ liệu không thuộc phân phối chuẩn nên tác bài nghiên cứu dùng logarit nên tất cả các biến ngoại trừ biến lãi suất (IPI) và biến biến động giá dầu (EG và HI) để đáp ứng yêu cầu của mô hình SVAR Ngoài ra, biến IPI bị hiện tượng tính mùa vụ nên bài nghiên cứu sử dụng biến giả lập để loại bỏ tính mùa vụ ra khỏi biến IPI Bài nghiên cứu ước lượng cú sốc giá dầu thông qua mô hình EGARCH (EG) và phương pháp Hamilton (HI) dựa trên biến giá dầu thô WTI (West Texas Intermediate) theo dữ liệu hàng tháng được thu thập từ Investing
Từ cơ sở lý thuyết và hệ thống hóa các hướng tiếp cận liên quan đến đề tài, khóa luận đã chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp với thực tế tại Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu đã đưa ra Mô hình được sử dụng để đánh giá tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ tại Việt Nam là mô hình tự hồi quy vector cấu trúc (SVAR)
Bài nghiên cứu xây dựng các giả thuyết dựa trên cơ sở lý thuyết về các kênh truyền dẫn của tác động cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế vĩ mô Từ đó, lựa chọn được phương pháp nghiên cứu thích hớp để phân tích các tác động đó
Với dữ liệu nghiên cứu được lấy từ các nguồn uy tín như IMF, Asia Regional Intergration Center, FEDERAL RESERVE BANK OF ST.LOUIS và Investing Các mô hình được ước lượng bằng phần mềm STATA 17 và được thực hiện các kiểm định nhằm đảm bảo tính ổn định và độ tin cậy để sử dụng cho việc phân tích
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về thị trường dầu thô, các hoạt động kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2008-2022
4.1.1 Tổng quan về thị trường dầu thô thế giới giai đoạn 2008-2022
Từ 2009 tới nay, giá dầu đã trải qua 02 chu kỳ (mỗi chu kỳ dài ~04 – 06 năm) và đang ở cuối giai đoạn tăng của chu kỳ thứ 03
Hình 4.1 Diễn biến giá dầu Brent 2009 - 2022
Nguồn: EIA, FPTS tổng hợp Chu kỳ 1: Giai đoạn 2009 – 2015: Giá dầu thô bắt đầu tăng vào đầu năm 2009 khi OPEC cắt giảm thêm 2,2 triệu thùng dầu/ngày, đạt đỉnh và giao dịch ở mức 110 – 120 USD/thùng trong giai đoạn 2011 – 2014 và giảm về mức 35 USD/thùng vào Q2.2016 do nguồn cung dư thừa khi OPEC và Mỹ đẩy mạnh sản lượng khai thác Trong chu kỳ này, giá dầu thô đạt trung bình khoảng 89,1 USD/thùng và biến động ổn định tại mức cao (trên
90 USD/thùng) trong khoảng 46 tháng
Chu kỳ 2: Giai đoạn 2016 – 2020: Giá dầu thô trong giai đoạn này bắt đầu hồi phục vào T11/2016 khi OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng cho đến khi giá dầu chạm đáy vào T3/2020 do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid19 Giai đoạn này, giá dầu thô đạt trung
46 bình khoảng 55,1 USD/thùng - thấp hơn 38% so với trung bình giá dầu của chu kỳ trước Diễn biến giá dầu trong chu kỳ 2016 - 2020 ko ổn định và luôn đối mặt với nguy cơ sụt giảm mạnh do tăng trưởng kinh tế chậm lại và Mỹ luôn muốn tăng công suất dầu đá phiến khi giá dầu hồi phục trên 80 USD/thùng
Hiện tại diễn biến giá dầu đang ở cuối pha tăng của chu kỳ giá mới bắt đầu vào tháng 4/2022 nhờ OPEC+ đạt được thỏa thuận cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày Giá dầu đạt đỉnh vào tháng 3/2022 tại mức 130 USD/thùng khi cuộc chiến Nga – Ukraine diễn ra Cuối năm
2022, giá dầu đang giảm về mức 75 USD/thùng (-34,6% so với mức đỉnh) do những lo ngại về nhu cầu thiếu hụt khi FED thắt chặt CSTT và chính sách Zero Covid tại Trung Quốc
4.1.2 Mối quan hệ giữa biến động thị trường dầu thế giới và nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam
Biến động thị trường dầu thế giới có thể có tác động đáng kể đến nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam Việt Nam là một quốc gia nhập khẩu dầu mỏ nhiều, do đó, thay đổi giá cả và sự không chắc chắn trong thị trường dầu có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của đất nước Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thùy (2016), biến động trong thị trường dầu có thể ảnh hưởng đến nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam, bao gồm lạm phát, tỷ giá và tăng trưởng kinh tế chung Khi giá dầu tăng, Việt Nam phải trả nhiều hơn cho việc nhập khẩu dầu mỏ, gây ra áp lực lạm phát Điều này có thể ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và tăng chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp Ngoài ra, tăng giá dầu cũng có thể làm tăng giá trị của đồng tiền và ảnh hưởng xấu đến sự cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, giảm giá dầu cũng có thể mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam Giá dầu thấp có thể giảm chi phí nhập khẩu dầu mỏ, giúp tiết kiệm tiền cho đất nước Điều này có thể tác động tích cực đến cân đối thương mại và giảm áp lực lạm phát Hơn nữa, giá dầu thấp cũng có thể làm giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh tế và khuyến khích đầu tư
Tuy nhiên, tác động của biến động thị trường dầu lên nền kinh tế Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào thay đổi giá cả Sự không chắc chắn trong thị trường dầu cũng có thể tạo
47 ra thách thức đối với các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và ra quyết định đầu tư Huỳnh Thanh Nhân (2016) đã chỉ ra, sự không chắc chắn về giá dầu có thể mang lại rủi ro và làm cho quyết định đầu tư dài hạn khó khăn, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp nhạy cảm với chi phí năng lượng Sự không chắc chắn này có thể dẫn đến hành vi thận trọng của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến mức độ đầu tư và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
4.1.3 Chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2008-2022
Giai đoạn tháng 10/2008 - 10/2010, chính sách tiền tệ mở rộng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế
Ngân hàng Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2008 – 2010 Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13% đến 6% tính đến những tháng cuối của năm 2010 Tuy nhiên, vì lý do kiểm soát lạm phát ở cuối năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt giúp ổn định kinh tế vĩ mô đến tháng 3/2012 thông qua các công cụ như: Tăng lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, …
Giai đoạn tháng 3/2012 - 6/2016, từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát
Trong giai đoạn này, chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khi kiểm soát được lạm phát diễn ra trước đó Tính đến đầu năm 2014, Ngân hàng nhà nước đã giảm lãi suất đến 9 lần và lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh giảm đã phần nào giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí vay vốn
Bước sang hai năm 2020, 2021 , để ứng phó với dịch bệnh và kích cầu tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp trong tháng 3, tháng 5 và tháng 10/2020 từ 6,25% xuống còn 4% và duy trì nền lãi suất thấp, đồng thời giảm lãi suất cho vay, giãn nợ, cơ cấu lại nợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Thống kê mô tả biến
Bảng 4.1 thống kê mô tả số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của các biến trong mẫu nghiên cứu
Variable Obs Mean Std dev Min Max
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình SVAR
Nguồn: trích xuất từ phần mềm Stata 17
Bảng kết quả thống kê mô tả các biến số trong mô hình mang đến cái nhìn tổng quan về tính chất và phân phối của từng biến trong nghiên cứu Điều này có vai trò quan trọng trong việc hiểu sâu hơn về dữ liệu và tác động của chúng đối với mô hình
Từ kết quả hiển thị trên Bảng 4.1, có tất cả 180 quan sát trong khoảng từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2022 cho từng biến Ngoài ra, có thể thấy độ lệch chuẩn của các biến định lượng khá cao, nghĩa là các đối tượng nghiên cứu có sự biến động tương đối cao trong giai đoạn nghiên cứu Sự biến động của dữ liệu phù hợp với tình hình vĩ mô trong những năm gần đây.
Kết quả nghiên cứu
Phương pháp kiểm tra tính dừng được áp dụng là Augmented Dickey–Fuller (ADF) và Phillips–Perron (PP) Tác giả sử dụng hai kiểm định này nhằm mục đích kiểm tra chéo lẫn nhau
Với kiểm định ADF giả thuyết:
Và kiểm định PP giả thuyết:
Kết quả từ hai kiểm định hoàn toàn thống nhất với nhau Theo đó, các biến số bao gồm biến mức giá (aLnCPI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI), biến động giá dầu theo mô hình EGARCH (EG), biến động giá dầu theo chỉ số Hamilton (LnHI), lãi suất liên bang
Mỹ (aLnFED), lãi suất chính sách (aLnIR), cung tiền M2 (aLnM2) và tỷ giá hối đoái (aLnEX) đều dừng ở bậc level
Các biến trong mô hình dừng ở bậc level, nên việc lựa chọn mô hình SVAR để phân tích mối quan hệ giữa các biến là hoàn toàn phù hợp
Lãi suất chinh sách (LnIR) -3.264 -3.051 -5.995 -11.134
Chỉ số sản xuất công nghiệp (aIPI) -8.352 -9.324
Biến động có điều kiện của giá dầu (EG) -6.006 -7.058
Biến động giá dầu đo lường bởi HI (HI) -3.886 -4.238
Lãi suất liên bang Mỹ (LnFED) -2.342 -2.281 -6.619 -8.869
Tỷ số hối đoái VND/USD (LnEX) -3.062 -2.717 -8.466 -12.328
Bảng 4.2 Các biến trong mô hình
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 17
4.3.2 Ước lượng mô hình EGARCH
Mô hình EGARCH được giới thiệu bởi Nelson (1991) Tỷ lệ sử dụng mô hình EGARCH so với mô hình GARCH thì gần gấp đôi Mô hình EGARCH có những ưu điểm sau Thứ nhất, mô hình EGARCH dựa trên GARCH với giải định là phần sai số âm và dương có một tác động đối xứng lên biến động Nói cách khác, các tin tức tốt và tin tức
50 xấu tại tác động giống nhau lên biến động của mô hình Thứ hai, EGARCH được thể hiện trong dạng log, vì vậy không có ràng buộc tham số được đưa vào để đảm bảo các biến động có điều kiện là không âm Dạng hàm EGARCH được trình bày như sau:
Bảng 4.3 Ước lượng mô hình EGARCH
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata 17
Hình 3 cho thấy với cả tham số của EARCH và EGARCH đều có ý nghĩa thống kê Nên mô hình khá tốt và phù hợp cho việc ước lượng
Sau khi ước lượng xong mô hình EGARCH của Nelson thì tiến hành tạo ra biến phần dư chuẩn hóa có dạng 𝜇 𝑡 /𝜎 𝑡 để làm đại diện cho cú sốc của giá dầu với tên gọi là EG Mặc khác, sử dụng EG để kiểm định chẩn đoán lỗi cho mô hình EGARCH để xem mô hình có tốt thật hay không
Kiểm định phân phối chuẩn
Kết quả kiểm định cho ra kết quả p-value là 0.0478 nhỏ hơn 0.05 nên EG không phải phân phối chuẩn Nhưng lỗi này không quá nghiêm trọng vì P-value bằng 0.0478 tiệm cận với 0.05 nên có thể chấp nhận được
Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Kết quả kiểm định cho ra P-value là 0.0784 lớn hơn 0.05 nên chấp nhận giả thuyết
𝐻 0 không có hiện tượng tự tương quan
Kiểm định hiện tượng đồng phương sai (Homoscedasticity)
Kết quả kiểm định cho ra P-value là 0.7480 lớn hơn 0.05, chấp nhận giả thuyết 𝐻 0 không có hiện tượng đồng phương sai
Sau khi kiểm định các lỗi trong mô hình EGARCH thì có thể thấy mô hình tương đối tốt và có thể sử dụng biến EG để đại diện cho cú sốc giá dầu làm nghiên cứu
4.3.3 Lựa chọn độ trễ tối ưu
Các tiêu chuẩn thông tin, như AIC, BSC, HQ, LR, FPE (Lütkepohl, 2005), được sử dụng để đánh giá và lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình Điều này dựa trên tiêu chí rằng một mô hình có sai số thấp hơn sẽ được xem là phù hợp hơn Độ trễ LL LR df p FPE AIC HQIC SBIC
Bảng 4.4 Độ trễ tối ưu trong mô hình SVAR với biến EG
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 17 Độ trễ LL LR df p FPE AIC HQIC SBIC
Bảng 4.5 Độ trễ tối ưu trong mô hình SVAR với biến HI
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 17
Theo các chỉ báo AIC, HQIC, SBIC thì cả hai mô hình SVAR đều có độ trễ tối ưu là
1 Tuy nhiên, khi kiểm tra hiện tượng tự tương quan bằng công cụ LM test thì thấy cả hai mô hình đều có hiện tượng tự tương quan với độ trễ bậc 1 Vì vậy, mô hình nghiên cứu được tiến hành nâng độ trễ lên và thấy ở độ trễ bậc 7 thì cả hai mô hình không có hiện tượng tự tương quan Do đó, bài nghiên cứu tiến hành ước lượng mô hình SVAR với độ trễ bậc 7 Độ trễ Thống kê LM df P-value
Bảng 4.6 Hiện tượng tự tương quan trong phần dư của mô hình SVAR_EG
Nguồn: trích xuất từ phần mềm STATA 17 Độ trễ Thống kê LM df P-value
Bảng 4.7 Hiện tượng tự tương quan trong phần dư của mô hình SVAR_HI
Nguồn: trích xuất từ phần mềm STATA 17
4.3.4 Kiểm định tính ổn định của mô hình SVAR
Hình 4.2 Kiểm định tính ổn định mô hình SVAR_EG
Nguồn: trích xuất từ phần mềm STATA 17
Kết quả kiểm định tính ổn định trong Hình 4.2 cho thấy rằng tất cả các giá trị nghiệm đều nhỏ hơn 1 và nằm trong vòng tròn đơn vị Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng mô hình SVAR thứ nhất (EG) là ổn định về mặt thống kê và có thể được chấp nhận và sử dụng trong nghiên cứu
Hình 4.3 Kiểm định tính ổn định của mô hình SVAR_HI
Nguồn: trích xuất từ phần mềm STATA 17
Tương tự như mô hình SVAR thứ nhất, kết quả cho thấy mô hình SVAR thứ hai cũng có các giá trị nghiệm đều nhỏ hơn 1 và nằm trong vòng tròn đơn vị Điều này cho thấy rằng mô hình SVAR thứ hai cũng đạt được sự ổn định về mặt thống kê Do đó, chúng ta có thể chấp nhận và sử dụng mô hình SVAR thứ hai trong nghiên cứu một cách tin cậy
4.3.5 Kiểm định nhân quả Granger
Kiểm định nhân quả Granger được sử dụng để kiểm chứng chiều hướng tác động của các cặp biến Kết quả kiểm định nhân quả Granger được trình bày như sau:
Mô hình Biến loại trừ chi2 df P-value
Aipi EG 13.185 7 0.068 dLnCPI EG 37.163 7 0 dLnEX EG 13.251 7 0.066 dLnM2 EG 13.908 7 0.053
Bảng 4.8 Kiểm định nhân quả Granger của các biến trong mô hình SVAR_EG
Nguồn: trích xuất từ phần mềm STATA 17 Đối với cú sốc giá dầu được ước lượng bằng mô hình EGARCH, ngoại trừ lãi xuất tái cấp vốn thì các biến số còn lại đều không ảnh hưởng đến cú sốc giá dầu Nguyên nhân của điều này là vì các biến số vĩ mô cụ thể như lạm phát (CPI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) hay tỷ giá hối đoái của Việt Nam (EX), các biến số đại diện cho chính sách tiền tệ như lãi suất tái cấp vốn (IR), mức cung tiền (M2) đều là các biến số được lấy từ dữ liệu trong nước Việt Nam Chính vì vậy, những biến này không tác động đến biến số mang tính quốc tế là cú sốc giá dầu (EG) Hơn thế nữa, cú sốc giá dầu (EG) có thể xảy ra do nhiều yếu tố như thay đổi cung cầu dầu, biến động trong tình hình kinh tế toàn cầu, xung đột chính trị hoặc các yếu tố khác giống như đã thảo luận trước đó Những yếu tố này không phụ thuộc vào lãi suất của FED nói riêng và các biến số khác nói chung Chính vì vậy, thay đổi lãi suất của FED có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và đầu tư, nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra cú sốc giá dầu Theo như lý thuyết, lãi suất tái cấp vốn không ảnh hưởng đến cú sốc giá dầu được, nhưng kết quả của kiểm định thì hoàn toàn ngược lại Nguyên nhân của điều này có thể là vì lãi suất tái cấp vốn có thể tác động đến cú sốc giá dầu thông qua các cơ chế gián tiếp Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất tái cấp vốn, nó có thể làm tăng chi phí vay vốn cho các công ty hoạt động trong ngành dầu
57 mỏ Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và sản xuất dầu, và từ đó tác động đến cung cầu dầu và giá dầu dẫn đến ảnh hưởng tới cú sốc giá dầu
Ngược lại, cú sốc giá dầu lại tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ Điều này khá trùng khớp với lý thuyết về kênh truyền dẫn của biến động giá dầu lên các hoạt động kinh tế vĩ mô và phản ứng của chính sách tiền tệ cùng các nghiên cứu trước Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy cú sốc giá dầu (EG) lại không ảnh hưởng đến lãi suất Fed (FED) Điều này khá chính xác bởi vì lãi suất Fed là một công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng để điều chỉnh hoạt động tín dụng, ổn định lạm phát và thúc đẩy hoạt động kinh tế Quyết định về lãi suất của FED được đưa ra dựa trên việc đánh giá tình hình kinh tế và tiên đoán về lạm phát Nên cú sốc giá dầu (EG) có thể không tác động đến FED