HỒ CHÍ MINH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 7 34 02 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS.. Đ
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày 28/07/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với hai công ty niêm yết gồm công ty cổ phần điện lạnh (REE) và công ty cổ phần SAM Holidings (SAM) Trong suốt hơn hai mươi năm hình thành và phát triển, số lƣợng và các loại hàng hóa trên TTCK đã vô cùng đa dạng và phong phú, cấu trúc thị trường hiện tại cũng đã tương đối hoàn thiện Vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối quý II/2023 trên cả 3 sàn giao dịch (HOSE, HNX và UPCoM) đạt 5.,78 triệu tỷ đồng tương đương 60,8% GDP Tính đến cuối tháng 6/2023 có 1.600 doanh nghiệp niêm yết giao dịch, trong đó sàn HOSE có 403 doanh nghiệp, sàn HNX có 332 doanh nghiệp và UPCoM là 865 doanh nghiệp (UBCKVN, 2023)
Sự thay đổi về các chính sách kinh tế cũng nhƣ biến động các yếu tố kinh tế vĩ mô xảy ra đột ngột thường gây ra các tác động mạnh đến TTCK và tâm lý các nhà đầu tƣ Thực tế cho thấy những thông tin liên quan đến sự thay đổi bất ngờ trong chính sách kinh tế mà đặc biệt là chính sách tiền tệ ảnh hưởng lớn đến biến động giá cổ phiếu, mặc dù sự ảnh hưởng này có thể khác nhau ở các nền kinh tế khác nhau (Li và cộng sự, 2010) Hiện nay mặc dù đã có nhiều bài viết, nghiên cứu tìm hiểu về tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK nhƣng trong mỗi thời gian và điều kiện khác nhau thì các nhân tố và mức độ tác động đến TTCK sẽ không giống nhau Các nghiên cứu về sự biến động của thị trường chứng khoán dưới tác động của yếu tố vĩ mô nói chung nhƣ: Đặng Thị Quỳnh Anh (2018) chỉ ra rằng việc điều chỉnh CSTT theo hướng mở rộng (thắt chặt) của NHNN có tác động làm gia tăng (sụt giảm) thanh khoản TTCK Việt Nam; nghiên cứu của Lê Thị Minh Hương và
Phan Minh Trung (2020) cho rằng lãi suất có tác động tiêu cực cả trong ngắn hạn và dài hạn tới chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác trên thế giới cũng đã đƣợc thực hiện để dự báo về những thay đổi của TTCK khi các yếu tố CSTT biến động nhƣ Suhaibu và cộng sự (2017), Belke và Beckmann (2015),… Nhìn chung, đa số nghiên cứu trước chủ yếu đánh giá tác động của chính sách đến TTCK sau khủng hoảng kinh tế 2008-2009 Tuy nhiên, việc nghiên cứu và đánh giá yếu tố tác động đến TTCK là vô cùng cần thiết, chủ đề này luôn nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm từ phía nhà đầu tƣ cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách kinh tế, đặc biệt là giai đoạn sau Covid-19 Vì vậy, khóa luận đƣợc thực hiện nhằm làm rõ sự tác động của chính sách tiền tệ đến TTCK Việt Nam sau giai đoạn NHNN ban hành luật mới và có yếu tố mới xuất hiện là dịch bệnh Covid-
Kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, tác giả sẽ tiến hành đánh giá tác động của CSTT đến TTCK Việt Nam giai đoạn 2012-2022 Trong mười năm trở lại đây tình hình kinh tế thế giới đã xảy ra nhiều biến động, chính phủ đã đƣa ra những chính sách kinh tế phù hợp, mà đặc biệt ở đây là vai trò của CSTT Từ đó có thể đƣa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện và góp phần ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam trước những biến động lớn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012–2022, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách và khuyến nghị góp phần ổn định và phát triển thị trường chứng khoán
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc mục tiêu tổng quát nêu trên, nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Xác định mức độ và chiều hướng tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2022
Đưa ra những kết luận và hàm ý chính sách đối với việc ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Chính sách tiền tệ tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam theo mức độ và chiều hướng như thế nào?
Hàm ý chính sách và khuyến nghị giúp thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định hơn?
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012–2022 với biến đại diện cho TTCK là chỉ số VN-Index
Không gian: Thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể các số liệu được lấy thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Lý do lựa chọn HOSE làm đại diện cho TTCK Việt Nam là bởi trong số ba sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam hiện nay (HOSE, HNX và UPCoM), đây là sàn giao dịch đƣợc thành lập đầu tiên và có khối lượng giao dịch cũng như vốn hóa thị trường cao nhất Bên cạnh đó chỉ số VN-Index cũng là chỉ số đƣợc sử dụng và trích dẫn nhiều nhất trong các nghiên cứu khoa học và báo chí quốc tế nhắc đến khi nói đến TTCK Việt Nam
Thời gian: tháng 05/2012 đến tháng 12/2022 Quyết định lựa chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2022 là do Luật NHNN mới đƣợc Quốc hội ban hành năm 2010 và có hiệu lực từ đầu năm 2011, từ đó hạn chế tác động từ những thay đổi mới trong bộ luật ban hành này Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong giai đoạn 2019-2021 đến nền kinh tế thế giới nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng cũng là một trong những yếu tố đƣợc xem xét khi lựa chọn mốc thời gian nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đánh giá tác động của CSTT đến TTCK Việt Nam bằng phương pháp định lƣợng, dựa trên mô hình vector tự hồi quy VAR, một mô hình đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về tác động của các yếu tố CSTT đến TTCK
Về thực tiễn, khóa luận sử dụng kết quả phân tích của các văn bản luật NHNN, VSD,… cùng với kết quả điều hành CSTT và hoạt động của TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2012-2022 để đánh giá tác động của CSTT đến TTCK.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Kế thừa các kết quả từ các nghiên cứu trước đây, khóa luận sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các yếu tố đến TTCK Việt Nam mà trọng tâm là sự ảnh hưởng của CSTT và yếu tố ngoại sinh trong giai đoạn 2012-2022
Bên cạnh đó khóa luận sẽ bao gồm kết quả và cơ sở để các nhà hoạch định chính sách kinh tế đưa ra những quyết định phù hợp trong tương lai Với mốc thời gian đƣợc lựa chọn là 2012-2022, khóa luận cũng sẽ góp phần mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các nghiên cứu cùng chủ đề.
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Khóa luận bao gồm cấu trúc 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Nội dung chương 1 chủ yếu tập trung về giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tổng quát kết cấu của bài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu có liên quan
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết và giải thích các biến sẽ được sử dụng trong mô hình phân tích Đồng thời trình bày các cơ sở lý thuyết về chính sách tiền tệ, thị trường chứng khoán,… và giới thiệu một số công trình nghiên cứu có liên quan làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu phương pháp nghiên cứu, mô hình và quy trình tiến hành nghiên cứu định lƣợng tác động của CSTT đến TTCK Việt Nam
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4 sẽ trình bày về kết quả thu được từ mô hình nghiên cứu và tiến hành phân tích để làm rõ mục tiêu đã đặt ra Đồng thời xem xét từ kết quả nghiên cứu để kiểm tra những giả thuyết đặt ra có phù hợp hay không
Chương 5: Kết luận và kiến nghị chính sách
Chương cuối cùng sẽ tiến hành tổng kết và lý giải, so sánh kết quả nghiên cứu có điểm tương đồng hoặc khác biệt so với những nghiên cứu trước đây không Bên cạnh đó đề xuất kiến nghị góp phần ổn định, phát triển TTCK và đề xuất mô hình cho những nghiên cứu sau
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Đề tài “Tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán Việt Nam” sẽ góp phần đƣa ra bằng chứng thực nghiệm giúp xác định mức độ biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của chính sách tiền tệ
Chương 1 đã nêu ra được tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, những vấn đề cần đƣợc giải quyết và những đóng góp mà nghiên cứu mang lại Trong chương 2 tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết phục vụ cho đề tài nghiên cứu và những công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm cơ sở phát triển mô hình nghiên cứu của khóa luận.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ
Luật NHNN (2010) quy định chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra Nhƣ vậy có thể thấy, CSTT đƣợc thực thi nhằm mục tiêu chính là ổn định giá cả và lạm phát
Theo Lê Văn Tề (2011) chính sách tiền tệ là một trong bốn chính sách vĩ mô quan trọng của quốc gia, là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách kinh tế tài chính và là trung tâm gắn kết nhiều chính sách với nhau CSTT đƣợc NHNN đề ra và vận hành trong thực tế nhằm mục tiêu ổn định tiền tệ và nâng cao sức mua đồng tiền trong nước
Có thể thấy rằng CSTT đƣợc quan niệm thống nhất là quá trình NHNN điều hành hệ thống tiền tệ thông qua việc điều chỉnh khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông và lượng tiền tệ có sẵn trong lưu thông sao cho phù hợp với việc mở rộng hoặc thu hẹp thị trường hàng hóa dịch vụ, cân bằng tổng cung và tổng cầu tiền tệ nhằm ổn định lãi suất cũng nhƣ kiềm chế lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp Định hướng vận hành của CSTT có thể được xác định tùy thuộc vào một khoảng thời gian cụ thể của từng quốc gia và thông qua nhiều loại công cụ khác nhau theo một trong hai hướng là: mở rộng hoặc thắt chặt CSTT mở rộng được thực thi với mục tiêu khuyến khích đầu tƣ và mở rộng sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp thông qua việc tăng mức cung tiền trong nền kinh tế bằng cách hạ lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc,… và đƣợc áp dụng trong giai đoạn suy thoái kinh tế nhằm cân bằng lại nền kinh tế Trái với CSTT mở rộng là CSTT thắt chặt đƣợc áp dụng thông qua việc kiểm soát lƣợng tiền cung ứng vào nền kinh tế, giảm mức cung tiền nhằm hạn chế đầu tƣ, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế nhằm mục tiêu kiềm chế tỷ lệ lạm phát Có thể nói rằng CSTT mở rộng hay thắt chặt đều hướng tới mục tiêu chung là cung ứng đủ tiền cho nền kinh tế và ổn định giá trị đồng tiền cũng nhƣ đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế trong từng thời kì của đất nước
2.1.1.2 Hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ
Khi nhắc đến hệ thống mục tiêu của CSTT, thường được chia thành ba loại: mục tiêu cơ bản, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng Mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động được biết đến như là các định hướng điều hành để có thể đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng và đƣợc áp dụng xuyên suốt tùy thuộc vào đặc điểm của nền kinh tế ở từng thời ky
Công cụ Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu trung gian Mục tiêu cuối cùng
Nghiệp vụ thị trường mở
Lãi suất (ngắn hạn và dài hạn)
Tạo việc làm Tăng trưởng kinh tế Ổn định giá cả Ổn định lãi suất Ổn định thị trường tài chính Ổn định thị trường ngoại hối
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa công cụ và mục tiêu của CSTT
Mục tiêu cuối cùng của CSTT là mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách muốn đạt đƣợc khi thực hiện CSTT, bao gồm sáu mục tiêu cơ bản: duy trì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, ổn định sức mua đối ngoại của đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ được mức lãi suất ổn định
Duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên
Theo Mishkin (2001), tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu Về thất nghiệp cơ cấu, khi lực lƣợng lao động không thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu của việc làm dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp, mặc dù điều này là chuyện không mong muốn nhưng CSTT thường không thể ảnh hưởng quá nhiều đến việc giảm loại thất nghiệp này Chính vì thế, CSTT sẽ đƣợc thực hiện để mở rộng các hoạt động đầu tƣ, khuyến khích sản xuất, tập trung vào mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp và duy trì tỷ lệ này ở mức nhân dụng cao nhất
Mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu việc làm cao Dựa vào việc điều chỉnh khối lƣợng cung tiền vào nền kinh tế tác động đến sự biến động của lãi suất và nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của người tiêu dùng trên thị trường, khi khối lượng tiền tăng lãi suất tín dụng sẽ giảm xuống kích thích đầu tƣ, tăng sản lƣợng chung, tăng tổng cầu làm giảm hàng hóa tồn đọng và gia tăng sản xuất, nâng cao năng suất lao động Bên cạnh đó, CSTT còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và khuyến khích người dân tiết kiệm Mặc dù còn tồn tại tranh cãi về việc CSTT không hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế suy thoái nhưng các biện pháp kích thích đầu tƣ của doanh nghiệp và huy động tiết kiệm của công chúng vẫn có những đóng góp nhất định trong công cuộc khuấy động tăng trưởng kinh tế Ổn định giá cả
Mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của CSTT Việc ổn định giá cả vĩ mô là tiền đề cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đảm bảo đời sống của người lao động bởi sự gia tăng giá cả có thể tạo ra tính bất định trong nền kinh tế và tổn hại đến sự tăng trưởng kinh tế, dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chững lại Theo Mishkin (2001), khi một nền kinh tế có mức lạm phát quá cao sẽ có thể hủy hoại cơ cấu xã hội của đất nước đó, dẫn đến nảy sinh những xung đột giữa các tầng lớp trong xã hội, những cạnh tranh để duy trì phần thu nhập khi giá cả liên tục tăng đột biến Chính vì thế, CSTT sẽ điều chỉnh và thực thi theo hướng ổn định mức giá và kiềm chế tỷ lệ lạm phát biến động ở một mức độ cho phép Ổn định lãi suất
Việc ổn định lãi suất là một mục tiêu vô cùng cần thiết cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế, bởi khi lãi suất biến động mạnh có thể tác động đến tâm lý của người dân và khiến họ gặp khó khăn khi cần đưa ra những quyết định tiết kiệm cho tương lai Bên cạnh đó sự biến động của lãi suất cũng có thể gây ra nhiều bất cập cho NHNN trong việc điều hành và quản lý các ĐCTC trung gian, xu hướng tăng quá cao của lãi suất trong nền kinh tế cũng sẽ khiến NHTW xung đột với các nhóm lợi ích dẫn đến sự đấu tranh đòi quyền lợi và giảm bớt quyền lực của NHTW Ổn định thị trường tài chính
Thị trường tài chính là kênh luân chuyển vốn từ người thặng dư vốn sang người muốn có cơ hội đầu tư vào sản xuất, chính vì thế nếu tình trạng khủng hoảng tài chính xảy ra sẽ dẫn đến việc giảm quy mô các hoạt động kinh tế Việc này sẽ gây gián đoạn cá hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, dẫn đến nguy cơ tăng tỷ lệ lạm phát và tác động tiêu cực đến nền kinh tế Bởi vậy, việc xác định CSTT phù hợp với từng giai đoạn phù hợp với việc đảm bảo tính ổn định cho thị trường tài chính là mục tiêu vô cùng quan trọng của NHTW Ổn định thị trường ngoại hối Đi cùng với sự mở cửa của nền kinh tế và tầm quan trọng của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế quốc gia, giá trị của đồng nội tệ so với các đồng tiền trên thế giới đã trở thành mối quan tâm trọng yếu của các quốc gia song song với các mục tiêu khác của CSTT Bên cạnh đó, việc kiềm chế sự thay đổi lớn trong giá trị của đồng nội tệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước dễ dàng lập kế hoạch phát triển trong tương lai cũng như thúc đẩy cân bằng cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế Ở các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại quốc tế còn cao sẽ càng biến động nhiều hơn nếu thị trường hối đoái có những thay đổi bất ngờ, chính vì thế việc loại trừ những biến động tiêu cực trong giá trị đồng nội tệ, ổn định tiền tệ và kinh tế trong nước được xem là mục tiêu quan trọng của CSTT
NHTW không thể sử dụng các công cụ của CSTT để tác động trực tiếp đến các mục tiêu cuối cùng nhƣ: giá cả, tạo việc làm,… mà sẽ thông qua mục tiêu trung gian để phát tín hiệu và định hướng cho việc điều hành CSTT Mục tiêu trung gian đƣợc NHNN lựa chọn là tổng khối lƣợng tiền cung ứng (M1, M2, M3) và lãi suất thị trường (ngắn hạn và dài hạn), bằng cách theo dõi những chỉ tiêu này NHNN sẽ có thể kiểm soát và định hướng tác động của CSTT khi cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách Tuy nhiên, NHTW chỉ có thể lựa chọn một trong hai mục tiêu để thực hiện là tổng lƣợng tiền tệ hoặc lãi suất, không thể cùng lúc đạt đƣợc cả hai mục tiêu này, việc lựa chọn mục tiêu lãi suất sẽ dẫn đến sự biến động trong cung tiền cũng nhƣ tổng lƣợng dự trữ, và ngƣợc lại (Mishkin, 2015)
Tương tự, mục tiêu hoạt động của CSTT là các chỉ tiêu được lựa chọn để thực hiện mục tiêu trung gian và khác với mục tiêu trung gian sẽ có độ trễ nhất định thì các chỉ tiêu của mục tiêu hoạt động có sự phản ánh tức thời đối với những thay đổi trong sự điều chỉnh các công cụ của CSTT Trong hoạt động điều hành CSTT, mục tiêu hoạt động phải cung cấp những thông tin biến động hàng ngày của CSTT, chính vì thế các chỉ tiêu của mục tiêu tác nghiệp thường được lựa chọn là tăng trưởng tiền cơ sở MB và lãi suất Và việc lựa chọn mục tiêu hoạt động nên dựa vào mục tiêu trung gian để đảm bảo đƣợc các tiêu chuẩn là khả năng tính toán và khả năng kiểm soát của hai mục tiêu này (Mishkin, 2015)
2.1.1.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ Để điều chỉnh mức cung tiền và khối lượng tiền trong lưu thông cũng như lãi suất, NHTW có ba công cụ để thực thi CSTT là nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đạt đƣợc các mục tiêu của CSTT trong khoảng thời gian xác định
Nghiệp vụ thị trường mở
Theo Mishkin (2015), nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của CSTT bởi nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lãi suất và cơ số tiền tệ, là nguyên nhân chính dẫn đến những biến động trong cung tiền
Cùng chung quan điểm, Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng nghiệp vụ thị trường mở là công cụ CSTT quan trọng nhất, là cửa ngõ để NHTW thực hiện mua bán các loại giấy tờ có giá nhằm tác động đến sự biến đổi của cơ số tiền tệ trên thị trường
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
CSTT có vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét ảnh hưởng đối với nền kinh tế và thị trường tài chính bên cạnh các chính sách kinh tế khác, đặc biệt là trong ngắn hạn, thông qua các yếu tố nhƣ: cung tiền M2, tín dụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái,… CSTT sẽ tác động đến thị trường tiền tệ, hoạt động kinh tế và giá cả trong nền kinh tế
Theo mô hình chiết khấu cổ tức, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động đến dòng thu nhập từ đầu tƣ cổ phiếu Bên cạnh đó, sự thay đổi của CSTT thắt chặt (mở rộng) cũng sẽ tác động đến sự thay đổi của sản lượng, việc làm và giá cả trên thị trường Theo nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh (2018), hành vi của nhà đầu tƣ và cấu trúc tổ chức trên thị trường phụ thuộc vào cơ chế CSTT Khi NHTW thực hiện nới lỏng CSTT và giữ lãi suất thấp để khuấy động nền kinh tế, nhà đầu tƣ sẽ có xu hướng tìm kiếm những kênh đầu tư có lợi nhuận cao hơn như cổ phiếu hay trái phiếu, thay vì gửi tiền vào ngân hàng Điều này cũng có thể khiến các quỹ đầu tƣ thay đổi danh mục đầu tư, tăng cường đầu tư vào thị trường cổ phiếu
Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Cảnh (2014) cho thấy CSTT tác động mạnh đến TTCK Việt Nam thông qua lạm phát và cung tiền CSTT tác động đến giá tài sản tài chính bằng cách thay đổi lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, khi cung tiền tăng, dòng tiền đầu tƣ sẽ đổ vào các loại tài sản tài chính và làm thay đổi giá tài sản tài chính Ngoài ra, lạm phát cũng gây ảnh hưởng lớn đến giá tài sản tài chính, khiến tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của nhà đầu tƣ tăng cao khiến giá chứng khoán giảm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Để đánh giá tác động của CSTT đến TTCK, nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy vector VAR Có thể thấy, mô hình VAR đƣợc xem xét là một trong những mô hình cho kết quả dự báo chính xác hơn so với các mô hình cấu trúc truyền thống, nghiên cứu của giáo sƣ Christopher Sims vào năm 1980 chỉ ra rằng, mô hình cấu trúc quy mô lớn có thể cho ra kết quả dự báo ngoài mẫu không cao do nhiều ràng buộc đặt ra để nhận dạng đƣợc mô hình Mô hình VAR cho phép xem xét tác động qua lại giữa các biến nội sinh trong mô hình, tuy nhiên mô hình VAR chỉ có thể xem xét tác động của biến này lên biến kia mà không cho phép xem xét tác động của các biến tại cùng thời điểm (Phạm Thị Tuyết Trinh, 2016)
Mô hình VAR dạng tổng quát có dạng:
𝑌 𝑡 : Vecto (1𝑥𝑔) của n biến nội sinh
𝑌 𝑡−1 : Ma trận (𝑔𝑥𝑔) các biến nội sinh trễ
𝐴 0 : Vecto (1𝑥𝑔) của hệ số chặn
𝐴 𝑖 (𝑖 = 1, 2, … , 𝑝): Ma trận (𝑔𝑥𝑔) hệ số tác động các biến nội sinh trễ
CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU
3.2.1 Biến đại diện chính sách tiền tệ
Kế thừa kết quả từ các nghiên cứu trước đây, CSTT đóng vai trò quan trọng đối với những biến động trên TTCK Tại Việt Nam, mục tiêu của chính sách tiền tệ là tăng trưởng cung tiền và ổn định lãi suất Thông qua các công cụ của CSTT, nghiên cứu sử dụng các biến chỉ số kinh tế: lạm phát (CPI), cung tiền (M2) và tỷ giá hối đoái (EX)
Cung tiền ở đây đƣợc chọn là cung tiền M2 gồm cung tiền cơ sở và tiền gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng, biến cung tiền M2 đại diện cho mục tiêu trung gian của CSTT và đƣợc sử dụng trong nhiều mô hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới Lãi suất là một công cụ quan trọng của CSTT và luôn đƣợc sử dụng khi tính toán các chỉ số nhƣ đầu tƣ, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp Các NHTW của các nước nói chung có xu hướng giảm lãi suất khi muốn tăng đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế của đất nước Số liệu về lãi suất khóa luận sử dụng được tính theo tỷ lệ lãi suất tái cấp vốn do Nhà nước quy định
Nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào tỷ giá hối đoái, nhất là trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, đây là một trong những công cụ được sử dụng như một thước đo sức mua dựa trên cung cầu của một đất nước và là yếu tố quyết định trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cân bằng thị trường Chính vì vậy, bài nghiên cứu sẽ sử dụng tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam
3.2.2 Biến đại diện thị trường chứng khoán
Với quy mô vốn hóa, thời gian hoạt động, số công ty niêm yết cũng nhƣ một số lƣợng lớn số lƣợng nhà đầu tƣ tham gia nên VNI mang tính đại diện cao hơn các chỉ số khác nhƣ HNX, VN30, SSI, Hầu hết các công ty có cổ phiếu niêm yết trên HOSE đều là những công ty có nguồn vốn lớn, lành mạnh, tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh hiệu quả, minh bạch và công khai đầy đủ thông tin theo quy định Bên cạnh đó, định kỳ HOSE sẽ tiến hành thủ tục hủy niêm yết đối với một số công ty trên sàn không đạt tiêu chuẩn Đó là những yếu tố cho thấy VNI có khả năng đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam
3.2.3 Biến đại diện cú sốc ngoại sinh
Chỉ số VIX (CBOE Volatility Index) phản ánh mối tương quan mạnh mẽ giữa biến động thị trường và các sự kiện toàn cầu như khủng bố, khủng hoảng tài chính và dịch bệnh,… cung cấp cho nhà đầu tư thông tin khái quát về thị trường để đưa ra những quyết định phù hợp Chỉ số VIX không chỉ đo lường mức độ biến động của thị trường mà còn phản ánh tâm lý của nhà đầu tư và những yếu tố bất định đang diễn ra trong nền kinh tế và thế giới Vì vậy, nghiên cứu sử dụng chỉ số này để đại diện cho cú sốc ngoại sinh đến TTCK
3.2.4 Biến kinh tế vĩ mô
Sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến TTCK của quốc gia đó Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và các công ty làm ăn hiệu quả, gia tăng lợi nhuận sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tái đầu tƣ thông qua việc thu hút các nguồn vốn xã hội
Nghiên cứu sử dụng chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI), chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp đƣợc sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định, là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển công nghiệp của một quốc gia Đối với TTCK, khi lạm phát gia tăng sẽ làm mức lãi suất tăng theo để đảm bảo lãi suất thực dương và dân đến kênh TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tƣ khác từ đó làm lƣợng cung lớn hơn lƣợng cầu cổ phiếu và gây ra tình trạng cổ phiếu mất giá Thêm vào đó, khi lạm phát gia tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cũng như gián tiếp khiến cổ phiếu bị giảm giá Vì vậy, nghiên cứu sử dụng chỉ số giá hàng tiêu dùng để đại diện cho biến số lạm phát, đây cũng là cách đo lường lạm phát phổ biến trên thế giới.
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tần suất tháng trong giai đoạn 05/2012 – 12/2022 Các biến số đƣợc tổng hợp nhƣ sau:
Cung tiền M2: đƣợc thu thập từ website thống kê tài chính của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IFS) và tham khảo các website khác nhƣ NHNN, Ngân hàng Thế giới,…
Biến đại diện cho cú sốc ngoại sinh là chỉ số VIX đƣợc xác định bằng tỷ lệ tăng trưởng theo tần suất tháng thu thập từ CBOE, đơn vị %
Tỷ lệ lạm phát đại diện bằng tỷ lệ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo tần suất tháng, đƣợc tổng hợp từ bộ dữ liệu của IMF-IFS, đơn vị %
Chỉ số VN-Index là đại diện của giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, đƣợc tính bằng trung bình của chỉ số VNI đóng cửa cuối mỗi ngày giao dịch trong tháng, dữ liệu thu thập từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh
Lãi suất tái cấp vốn (IR): đo lường mức độ sinh lời khi NHNN tái cấp vốn (cho vay) nhằm cung ứng nguồn vốn ngắn hạn cho các TCTD, đƣợc thu thập từ bộ dữ liệu IMF-IFS, đơn vị %
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI): được xác định dựa trên mức tăng trưởng từng tháng, dữ liệu đƣợc tổng hợp từ Fiinpro, đơn vị %
Tỷ giá hối đoái (EX) là tỷ giá VND/USD ngày cuối cùng trong tháng, tổng hợp từ bộ dữ liệu IFS của IMF
Bảng 3.1 Tổng hợp các biến số trong mô hình nghiên cứu Biến nghiên cứu Ký hiệu Giải thích biến Nguồn dữ liệu
Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI % thay đổi sản lƣợng công nghiệp từng tháng Fiinpro
Chỉ số giá chứng khoán VNI
Trung bình của chỉ số VN- Index đóng cửa cuối mỗi ngày giao dịch trong tháng
Lạm phát CPI % thay đổi chỉ số giá tiêu dùng IMF
Lãi suất chính sách IR Lãi suất tái cấp vốn IMF
Cung tiền M2 % tăng trưởng cung tiền M2 IMF
Biến động thế giới VIX % thay đổi từng tháng CBOE
Tỷ giá hối đoái EX Tỷ giá VND/USD ngày cuối cùng trong tháng IMF
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng là mô hình vector tự hồi quy VAR (vector Autoregression), đây là mô hình đƣợc áp dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu đa biến có liên quan đến yếu tố thời gian và tác động từ biến trễ của chính nó Đồng thời tần suất dữ liệu được yêu cầu trong mô hình VAR khá phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó nghiên cứu sử dụng mô hình này để ƣớc lƣợng biến động của TTCK Việt Nam.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
4.1.1 Diễn biến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn 2012-2022
Kinh tế thế giới nói chung giai đoạn sau 2010 đang trong thời kỳ hồi phục sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008-2009, trong bối cảnh lạm phát hai con số, NHNN đã sử dụng các công cụ chính sách để khắc phục tình trạng này Mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực, nhƣng nền kinh tế lúc này vẫn chƣa ổn định hoàn toàn
Trong 05 năm từ 2011 đến 2016, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề chưa được giải quyết trong nền kinh tế Một trong những thách thức lớn nhất là mức lạm phát tăng vọt lên hai chữ số (từ 11,8% năm 2010 lên 18,13% năm 2011) Ngoài ra, thị trường ngoại hối, thị trường vàng và đặc biệt là lãi suất cho vay cũng tăng lên đến 20%/năm, làm cho các TCTD thiếu thanh khoản và có nguy cơ sụp đổ Để kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả và hỗ trợ nền kinh tế hồi phục, NHNN đã áp dụng CSTT một cách chủ động, sáng tạo, dẫn dắt thị trường, linh hoạt điều chỉnh lãi suất, hạ mặt bằng lãi suất cho vay và thực hiện nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, nhất là cho các lĩnh vực ƣu tiên Trong giai đoạn này, các công tác điều hành của NHNN đã đạt đƣợc hiệu quả đáng kể, nền kinh tế dần đi vào quỹ đạo ổn định Có thể thấy ở hình 4.1 tỷ lệ lạm phát từ đỉnh 18,13% năm 2011 giảm xuống 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013 và dưới 2% giai đoạn 2014-2015, đặc biệt ở năm 2015, tỷ lệ này đạt mức 0,63% là mức thấp nhất trong những năm trở lại đây Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất giai đoạn này cũng dần ổn định khi từ mốc 20-25%/năm đã giảm xuống mức 6-9% năm, nhờ đó thanh khoản của các ngân hàng và TCTD đƣợc cải thiện, tình trạng vay mượn với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng đã được giảm đáng kể
Hình 4.1 Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2011-2022
Trong giai đoạn 2016-2021, nền kinh tế Việt Nam phải đối mắt với rất nhiều thách thức do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, năng suất lao động giảm, tình hình căng thẳng của thiên tai và dịch bệnh, căng thẳng kinh tế giữa các nước,… Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến hầu hết hoạt động kinh tế của các quốc gia, tuy nhiên NHNN đã có những giải pháp thích ứng kịp thời, điều hành linh hoạt, bảo đảm thanh khoản cho thị trường và kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế Việc quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành kết hợp với các chính sách giải pháp tiền tệ trong giai đoạn này của NHNN đã góp phần giải quyết khó khăn cho nền kinh tế, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm, đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các TCTD Ngoài ra, CSTT cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam luôn dưới mức 4%, tỷ giá ổn định trong khoảng thời gian từ 2012-2020 trong khi dự trữ ngoại hối tăng cao Cùng với CSTT, các chính sách bảo đảm an toàn hệ thống cũng đƣợc liên tục cải tiến theo
Lạm phát tại Việt Nam qua các năm các tiêu chuẩn quốc tế Điều này giúp tăng cường sức mạnh ngành ngân hàng, giảm nợ xấu, nâng cao sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào sự ổn định và triển vọng phát triển của Việt Nam Ở năm 2022, đối mặt với việc FED liên tục tăng lãi suất và khủng hoảng thanh khoản của các ngân hàng thương mại dẫn đến lãi suất huy động tăng cao, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhƣng việc điều hành CSTT đƣợc các nhà kinh tế đánh giá là khá hiệu quả, bám sát với diễn biến của thị trường và mang lại hiệu quả nhất định
4.1.2 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2022
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã ngày càng vững mạnh và là một trong những kênh huy động vốn quan trọng nhất cho nền kinh tế quốc gia, đồng thời cũng là nguồn thu hút vốn đầu tư nước ngoài Theo đánh giá của MSCI và FTSE Russell, TTCK Việt Nam là một trong những thị trường có tiềm năng phát triển cao và có khả năng được xem xét nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi
Trải qua phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 chỉ với hai mã cổ phiếu, chỉ sau năm năm hoạt động số lƣợng cổ phiếu đã tăng lên 41 mã, vốn hóa thị trường chiếm 1,11% GDP Giai đoạn 2006-2007, TTCK có sự tăng trưởng vượt bậc, tỷ lệ vốn hóa thị trường từ 1,11% GDP năm 2005 tăng mạnh 22,7% GDP năm 2006 và 43,3% GDP cuối năm 2007 Giai đoạn 2008-2009, mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, TTCK Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng với sự ra đời của thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng UPCoM vào ngày 24/06/2009 Có thể thấy TTCK Việt Nam liên tục phát triển không ngừng về quy mô và hệ thống giao dịch, số lượng nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tăng, TTCK dần hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và toàn cầu
Số lƣợng tài khoản nhà đầu tƣ
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ VSD
Trong những năm trở lại đây, số lƣợng doanh nghiệp niêm yết tăng mạnh, từ chỉ có một doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD, cuối năm 2020 đã có hơn 30 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD trên hai SGDCK Bên cạnh việc tăng số lượng công ty niêm yết, TTCK cũng chú trọng phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ (thị trường niêm yết, thị trường chưa niêm yết) như: đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về điều kiện tài chính cho doanh nghiệp niêm yết Năm 2020 là một năm đầy thách thức khi TTCK phải đối mặt với đại dịch Covid-19 gây ra khủng hoảng y tế toàn cầu và tình hình suy thoái kinh tế Cuối tháng 3/2020, khi dịch bệnh lan rộng, VN-Index giảm xuống dưới 660 điểm Sau đó, giai đoạn dịch tái phát ở Đà Nẵng vào tháng 8/2020 cũng khiến thị trường dao động Tuy nhiên, nhờ vào việc thực hiện hiệu quả các chính sách kinh tế của chính phủ, thị trường dần hồi phục từ
“điểm đáy” và vƣợt qua mốc 1.000 điểm vào thời điểm cuối năm 2020 (Tô Minh Thu, 2021)
Hình 4.2 Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước và nước ngoài giai đoạn
Nhƣ hình 4.3 có thể thấy, giá trị vốn hóa và số lƣợng cổ phiếu trên TTCK qua các năm đều có sự tăng trưởng khá ổn định Ở năm 2022, số mã chứng khoán đạt 1.691 mã, tương đương tăng 1,3 lần so với năm 2010 Trong giai đoạn từ 2010 đến
2022, giá trị vốn hóa cũng đạt mức tăng trưởng cao, từ mức 719 nghìn tỷ đồng lên 5.249 nghìn tỷ đồng, cho thấy sự phát triển vƣợt bậc của TTCK
Hình 4.3 Giá trị vốn hóa và số mã chứng khoán trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2010-2022
Ngoài cổ phiếu và trái phiếu truyền thống, chứng chỉ quỹ đầu tƣ cũng đã đƣợc niêm yết trên TTCK từ năm 2004 Đến năm 2012, số lƣợng chứng chỉ quỹ niêm yết đã tăng lên 6 chứng chỉ, đạt giá trị cao nhất là 30.011 tỷ đồng, chiếm 3,8% giá trị toàn thị trường Tuy nhiên, từ năm 2013, việc huy động vốn và thanh khoản trở nên khó khăn, dẫn đến việc nhiều quỹ đầu tư phải xin hủy niêm yết Hiện thị trường chỉ còn hai chứng chỉ quỹ là Quỹ đầu tư tăng trưởng ACB (ASIAGF) và Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife (MAFPF1) với tổng khối lượng niêm yết là 45 triệu chứng chỉ Mặc dù số lƣợng và khối lƣợng chứng khoán niêm yết liên tục tăng qua các năm, thị trường vẫn chủ yếu tập trung vào cổ phiếu phổ thông và trái phiếu chính phủ, chứng chỉ quỹ mặc dù đã đƣợc niêm yết và giao dịch nhƣng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên thị trường
Vốn hóa cuối kỳ Số mã CK
Vốn hóa và số mã chứng khoán 2010-2022