Nay tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp với chủ đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS.. Xu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
HỒ THỊ MINH HUYỀN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI
VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 7 34 02 01
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên: HỒ THỊ MINH HUYỀN
Mã số sinh viên: 030136200852 Lớp sinh hoạt: DH36TC06
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI
VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 7 34 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ThS TRẦN NGUYÊN SA
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 3TÓM TẮT Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam
Tóm tắt:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Kết quả phân tích là cơ sở để tác giả kiến nghị một số chính sách giúp hạn chế rủi ro thanh khoản trong ngân hàng Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 26 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn 2011 – 2022 Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để phân tích mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc đo lường rủi ro thanh khoản là khe hở tài trợ (FGAP) Trong đó, các biến độc lập được chia thành hai nhóm
là nhóm các nhân tố nội tại của ngân hàng và nhóm các nhân tố vĩ mô Kết quả nghiên cứu cho thấy Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản; Tỷ lệ cho vay trên huy động và Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản Ngoài ra, bài nghiên cứu chưa tìm thấy mối quan hệ của các biến còn lại như Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ
lệ vốn chủ sở hữu và Tốc độ tăng trưởng kinh tế đến rủi ro thanh khoản Dựa trên cơ
sở lý thuyết, lược khảo nghiên cứu thực nghiệm và kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
Trang 4ABSTRACT Title: Factors affecting liquidity risk of joint stock commercial banks in
Vietnam
Abstract:
The purpose of the study was to identify and evaluate the influence of factors
on the liquidity risk of commercial banks in Vietnam The author utilizes the study results as a foundation to suggest a few policies to limit liquidity risk in the bank The research dataset included 26 Vietnamese commercial banks listed on the stock exchange in the period 2011 - 2022 The study used the table data regression method
to examine the influence of independent variables on liquidity risk measurement variables, namely funding gaps (FGAP) The independent variables in this study are divided into two groups: internal banking factors and macro-factors The analysis reveals that there is a negative correlation between Return on Asset and liquidity risk; both the Loan to Deposit Ratio and the Inflation Rate have a comparable impact on liquidity risk In addition, the study has not found the correlation between other factors, such as Bank’s Size, Loan Loss Provision Ratio, Non-Performing Loan, Equity to Total Assets Ratio and Economic Growth Rate to Liquidity Risk Based on the theoretical foundations, empirical analysis, and the result of this research, the author suggested several policy implications to deduct liquidity risk for commercial banks in Vietnam
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Hồ Thị Minh Huyền, hiện là sinh viên trường Đại học Ngân hàng
thành phố Hồ Chí Minh Nay tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp với chủ đề “Các nhân
tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Trần Nguyên Sa
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình
Tác giả
Hồ Thị Minh Huyền
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, trước tiên tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến toàn thể Quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu đến sinh viên, cùng Ban giám hiệu trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã tạo ra một môi trường học tập lý tưởng để tác giả thực hiện bài nghiên cứu này
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp là ThS Trần Nguyên Sa Cô đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức, giúp tác giả có thể hoàn thiện luận văn một cách chỉn chu nhất
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn động viên, ủng hộ và hỗ trợ trong quá trình làm luận để tác giả có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất
Tuy nhiên, do kiến thức cũng như kinh nghiệm của tác giả còn nhiều hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi các thiếu sót Vì thế, tác giả rất mong nhận được những góp ý từ Quý thầy cô để tác giả hoàn thiện bài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh
và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Hồ Thị Minh Huyền
Trang 7MỤC LỤC
TÓM TẮT i
ABSTRACT ii
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC PHỤ LỤC x
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Thu thập dữ liệu 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu 5
1.7 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 5
1.7.1 Về mặt lý luận 5
1.7.2 Về mặt thực tiễn 5
1.8 Bố cục bài nghiên cứu 6
Trang 8CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU VỀ CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN 8
2.1 Rủi ro thanh khoản 8
2.1.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản 8
2.1.2 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản 9
2.2 Lược khảo lý thuyết về thanh khoản của ngân hàng 10
2.2.1 Lý thuyết cho vay thương mại và thanh khoản (Commercial Loan Theory and Liquidity) 10
2.2.2 Lý thuyết về lợi tức dự tính (Anticipated Income Theory) 11
2.2.3 Lý thuyết khả năng thay đổi (The Shiftability Theory) 11
2.3 Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản 12
2.3.1 Hệ số thanh khoản 12
2.3.2 Khe hở tài trợ 13
2.4 Lược khảo nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản 15
2.4.1 Các nhân tố nội tại 16
2.4.2 Các nhân tố vĩ mô 18
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 31
3.2 Dữ liệu nghiên cứu 32
3.3 Mô hình nghiên cứu 32
3.4 Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu 34
3.4.1 Biến phụ thuộc 34
3.4.2 Các biến độc lập 34
3.5 Phương pháp nghiên cứu 41
Trang 9CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
4.1 Thống kê mô tả 45
4.2 Phân tích sự tương quan 47
4.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 48
4.4 Kết quả phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu 49
4.5 Kiểm định lựa chọn mô hình 51
4.5.1 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình FEM 51
4.5.2 Kiểm định sự phù hợp giữa mô hình FEM và REM 51
4.6 Kiểm định các khuyết tật của mô hình 52
4.6.1 Kiểm định phương sai thay đổi 52
4.6.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 53
4.7 Khắc phục các khuyết tật của mô hình được lựa chọn 54
4.8 Thảo luận về kết quả nghiên cứu 55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 59
5.1 Kết luận của đề tài 59
5.2 Khuyến nghị 60
5.3 Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 62
5.3.1 Hạn chế của đề tài 62
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 69
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1 Tóm tắt các phương pháp đo lường RRTK 14
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp nghiên cứu trong và ngoài nước 20
Bảng 3.1 Bảng tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu 40
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả 45
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan 48
Bảng 4.3 Bảng kết quả kiểm định đa cộng tuyến 49
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy với ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM 49
Bảng 4.5 Kết quả của kiểm định F - test 51
Bảng 4.6 Kết quả của kiểm định Hausman 52
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian 53
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Woolridge 53
Bảng 4.9 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS 54
Bảng 4.10 Tóm tắt các giả thuyết và kết quả nghiên cứu 55
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Danh sách 26 NHTMCP tại Việt Nam 69
Phụ lục 2 Thống kê mô tả 70
Phụ lục 3 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập 70
Phụ lục 4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 71
Phụ lục 5 Kiểm định mô hình Pooled OLS 71
Phụ lục 6 Kiểm định mô hình FEM 72
Phụ lục 7 Kiểm định mô hình REM 73
Phụ lục 8 Kiểm định Hausman 74
Phụ lục 9 Kiểm định phương sai thay đổi 74
Phụ lục 10 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 75
Phụ lục 11 Mô hình hồi quy theo phương pháp FGLS 75
Phụ lục 12 Dữ liệu nghiên cứu 26 NHTMCP giai đoạn 2011 - 2022 76
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống tài chính hay cụ thể là các ngân hàng thương mại đóng vai trò là
“huyết mạch” của toàn bộ nền kinh tế ở mỗi quốc gia Theo Arif và Anees (2012), sức mạnh của hệ thống ngân hàng thì rất cần thiết để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng không thể tránh khỏi những rủi ro Một trong những rủi ro cần chú ý
là rủi ro thanh khoản vì nó là yếu tố quyết định đến sự phát triển ổn định hay vị thế của ngân hàng đó trên thị trường (Basel, 2008) Nếu một ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản và đối diện với nguy cơ trên bờ vực phá sản, các ngân hàng khác cũng
sẽ chịu ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào quy mô của giao dịch giữa các ngân hàng Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng “domino” làm ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng khác (Tran và cộng sự, 2019)
Trong khoảng thời gian 2007 – 2009, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra với quy mô toàn cầu, có rất nhiều ngân hàng lớn và lâu năm lâm vào tình trạng khó khăn, dẫn đến phá sản trong giai đoạn này Theo nhận định của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2008) đã chỉ ra nguyên nhân chính yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng này là
do các vấn đề liên quan đến quản lý thanh khoản của ngân hàng Điều này gián tiếp gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có
cả Việt Nam Theo Cucinelli (2013) nhận định rằng sau khi rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà quản trị NHTM đã bắt đầu quan tâm đến các vấn đề về thanh khoản để đảm bảo sự sống còn cho ngân hàng
Nghiên cứu thực nghiệm của Mai Thị Phương Thúy và Bùi Thị Điệp (2018) chỉ ra rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về cả số lượng
và chất lượng trong hơn hai thập kỷ qua, tuy nhiên các vấn đề về RRTK vẫn chưa được quan tâm đúng mức Điển hình từ đầu năm 2012, hệ thống NHTM bắt đầu tái cấu trúc để xử lý các ngân hàng yếu kém nhằm giữ sự ổn định cho toàn bộ hệ thống
Trang 14cũng như nền kinh tế Theo báo cáo thường niên của NHNN năm 2015, ba ngân hàng
có hoạt động yếu kém bao gồm Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GB Bank) và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) đã được NHNN mua lại với giá 0 đồng
Trong khoảng thời gian từ năm 2020 - 2021, trên thế giới cũng như Việt Nam phải đối mặt với ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 và những biến thể nguy hiểm hơn của đợt dịch ở năm 2021, khiến cho nhiều lĩnh vực kinh tế bị suy giảm, làm gián đoạn chuỗi sản xuất kinh doanh và gia tăng rủi ro của các tổ chức, doanh nghiệp Theo báo cáo của Bộ tài chính tại Việt Nam, trong năm 2022 Chính phủ đã ban hành các chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức phục hồi sau đại dịch Đặc biệt, NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ đại dịch Từ đó có thể thấy, Chính phủ
và hệ thống ngân hàng luôn luôn quan tâm đến vấn đề thanh khoản nhằm giữ vững
ổn định nền kinh tế
Với những lý do trên, để đảm bảo ngân hàng có thể hoạt động tốt và ứng phó kịp thời với những biến động trên thị trường, các nhà quản trị ngân hàng cần tập trung vào việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề và đang phục hồi sau đại dịch Covid-19, trong đó có cả Việt Nam Xuất phát từ những điều trên, tác giả đã chọn đề
tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng thương
mại cổ phần tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2022, từ đó khóa luận đề xuất một số khuyến nghị, hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu RRTK cho hệ thống ngân hàng, đảm bảo ổn định nền kinh tế
Trang 15Thứ ba: Luận văn đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế RRTK của
các NHTMCP tại Việt Nam trên cơ sở kết quả nghiên cứu của mô hình
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Tiếp theo, nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, khóa luận cần trả lời ba câu hỏi dưới đây, bao gồm:
Một là, các nhân tố nào có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTMCP
tại Việt Nam?
Hai là, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản của các
NHTMCP là như thế nào?
Ba là, kết quả của nghiên cứu đã đưa ra những hàm ý chính sách gì để hạn chế
rủi ro thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam, vì vậy sẽ tập trung vào:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTMCP tại Việt Nam
Trang 161.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2022, đây là khoảng thời
gian sau ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu, trong đó nền kinh tế Việt Nam đang bắt đầu khôi phục lại Ngoài ra, khoảng thời gian này là thời điểm có thể thu thập đầy đủ dữ liệu nghiên cứu và tránh độ biến động mạnh của dữ liệu Bên cạnh
đó, trong ba năm 2019 – 2021, nền kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng của đại dịch Covid-19, các NHTMCP tại Việt Nam đang gặp một số vấn đề về thanh khoản Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu ở mốc thời gian 2011 – 2022 sẽ phản ánh đầy đủ những nhân tố có sự ảnh hưởng nhất định đến RRTK của các ngân hàng
Phạm vi không gian: Theo báo cáo của NHNN, hiện nay có 31 NHTMCP đang
hoạt động tại Việt Nam Trong đó có 27 NHTM đã được niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam Tuy nhiên, khi thu thập dữ liệu từ Fiinpro thì chỉ có 26 NHTM
có đầy đủ dữ liệu từ năm 2011 – 2022 để phục vụ cho mô hình nghiên cứu đề xuất
Vì vậy, khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu 26 NHTMCP đang được niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam và số lượng ngân hàng được tác giả lựa chọn vẫn đảm bảo tính đại diện cho tổng thể (chiếm 83.9% trong tổng số 31 NHTMCP), đồng thời các ngân hàng được lựa chọn công bố thông tin khá đầy đủ và minh bạch
1.5 Thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu thống kê của ngân hàng được thu thập từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trên kho cơ sở dữ liệu Fiinpro của các ngân hàng trong giai đoạn từ
2011 – 2022 Ngoài ra, bài nghiên cứu thu thập và sử dụng một số dữ liệu vĩ mô lấy
từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) và tham khảo các tài liệu, bài báo, tạp chí, công trình nghiên cứu liên quan đến RRTK của các NHTM
Trang 171.6 Phương pháp nghiên cứu
Vì dữ liệu được thu thập phục vụ cho bài nghiên cứu là nguồn dữ liệu thứ cấp, đồng thời thuộc cả thời gian và không gian, vì thế tác giả quyết định sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu
bảng thông qua mẫu quan sát gồm 26 NHTMCP được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2022 Tác giả sử dụng phương pháp định tính
để tập trung lựa chọn, mô tả nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất Tiếp đến là
sử dụng phương pháp định lượng cho bài luận để thực hiện phân tích hồi quy đa biến dựa trên cơ sở dữ liệu bảng cân đối (balanced panel data) nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất đến RRTK của các NHTMCP tại Việt Nam
1.7 Đóng góp của đề tài nghiên cứu
1.7.1 Về mặt lý luận
Đề tài nghiên cứu này được tác giả thực hiện nhằm góp phần xác định những nhân tố và đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố đó đến RRTK của các NHTMCP trong giai đoạn 2011 – 2022 Kết quả của bài nghiên cứu mang tính cập nhật vì dữ liệu được tác giả thu thập đến năm 2022, đây là thời điểm gần nhất mà tác giả thực hiện đề tài, đồng thời bài luận không đưa ra lý thuyết mới mà dựa trên các
cơ sở lý thuyết trước để thực hiện khóa luận Cuối cùng, tác giả đưa ra kết quả nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam
1.7.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả của luận văn đã xác định được các nhân tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến RRTK của ngân hàng Dựa trên cơ sở phân tích từng nhân tố đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm giúp các nhà quản trị ngân hàng có cái nhìn tổng quan và xây dựng được những biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp, từ đó nâng cao khả năng phòng ngừa RRTK trong tương lai của các NHTMCP tại Việt Nam
Trang 181.8 Bố cục bài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTMCP tại Việt Nam có tổng cộng là 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Ở chương đầu tiên, tác giả trình bày khái quát các nội dung cốt lõi như lý do thực hiện đề tài, mục tiêu và đưa ra các câu hỏi nhằm trả lời cho mục tiêu, các giới hạn về phạm vi và đối tượng được nghiên cứu, phương pháp được sử dụng, cách thu thập dữ liệu, đóng góp của nghiên cứu, cấu trúc của đề tài nghiên cứu Chương này
đã cho người đọc cái nhìn tổng quát về đề tài được nghiên cứu, qua đó làm bước đệm
để tìm hiểu sâu hơn về những chương sau
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khảo lược nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản
Chương này giới thiệu ngắn gọn các lý thuyết nền liên quan đến RRTK, bên cạnh đó tác giả còn trình bày sơ lược về các nguyên nhân cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Ngoài ra, tác giả còn lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây để có cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu trong chương 3
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nền tảng lý thuyết và mô hình nghiên cứu trước đó, ở chương 3, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết, cũng như dự kiến về tác động của các yếu tố nội tại của ngân hàng và yếu tố vĩ mô đối với RRTK của các NHTMCP Bên cạnh đó chương 3 còn đề cập đến dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Từ mô hình nghiên cứu đề xuất và dữ liệu của 26 NHTM tại Việt Nam, tác giả giải thích các biến trong mô hình, phân tích sự tương quan, đa cộng tuyến giữa các
Trang 19biến và thực hiện các kiểm định trong mô hình thông qua phần mềm Stata 17 Sau khi có được kết quả nghiên cứu, khóa luận phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng đến RRTK của các NHTM, sau đó tác giả tiến hành thảo luận về kết quả nghiên cứu dựa trên nền tảng các lý thuyết và đưa ra những kết luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Dựa vào kết quả của bài nghiên cứu ở chương 4, trong chương cuối, khóa luận
sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách và các khuyến nghị nhằm giảm thiểu RRTK ở các NHTMCP tại Việt Nam Ngoài ra, trong chương này tác giả cũng trình bày một số hạn chế của khóa luận và đề xuất một vài hướng nghiên cứu kế tiếp
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày khái quát về lý do chọn đề tài cũng như tính cấp thiết về đề tài được lựa chọn Điều này giúp người đọc dễ dàng nắm bắt những điểm trọng tâm và có cái nhìn tổng quan đến bài luận Đồng thời, tác giả cũng nêu ra những vấn đề cốt lõi bao gồm mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu để giải quyết các vấn đề trong mục tiêu Bên cạnh đó, tác giả xác định đối tượng, các giới hạn về không gian và thời gian của dữ liệu, cách thu thập dữ liệu và phương pháp được thực hiện ở bài luận Như vậy, có thể xem đây là chương đặt nền móng cho những chương tiếp theo của khóa luận
Trang 20CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN
2.1 Rủi ro thanh khoản
2.1.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản
Puspitasari và cộng sự (2021) chỉ ra rằng có 4 rủi ro chính đe dọa sự bền vững của ngân hàng, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro thanh khoản Hiện nay, trên phạm vi thế giới đã có rất nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau về rủi ro thanh khoản, có thể kể đến một vài quan điểm được công nhận
và sử dụng rộng rãi như sau:
Gonidakis và cộng sự (2020) cho rằng RRTK là mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp và tổ chức tài chính Nó đề cập đến nguy cơ không thể đáp ứng được các nghĩa vụ ngắn hạn do thiếu tài sản lưu động hoặc không có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền và các khoản tương đương tiền kịp thời mà vẫn đảm bảo giá trị thực của chúng
Casu và cộng sự (2006) cho rằng RRTK là rủi ro mà ngân hàng không nắm giữ đủ tài sản có tính thanh khoản ở trên bảng cân đối kế toán nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán và không thể chuyển đổi tài sản nhanh chóng với mức chi phí thấp
Duttweiler (2009) nhận định rằng RRTK là tình trạng ngân hàng không thể thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn Ở trường hợp này, ngân hàng có thể buộc phải chấp nhận huy động vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc có thể phải đối mặt với khả năng mất thanh khoản do một số nguyên nhân chủ quan khác, điều này có thể dẫn đến các hậu quả không mong muốn, thậm chí là tình trạng phá sản
Dựa trên quy định của NHNN tại khoản 14 Điều 3 Thông tư 27/VBHN-NHNN định nghĩa RRTK là rủi ro xảy ra ở các NHTM, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khá năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn hoặc có khả năng thực hiên
Trang 21nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả với chi phí cao hơn mức chi phí bình quân của thị trường theo quy định nội bộ của NHTM
Một cách tổng quát, RRTK là rủi ro mà các NHTM không chuyển đổi nhanh chóng các loại tài sản ra tiền và các khoản tương đương tiền với giá trị gần bằng giá trị thực của chúng Mặt khác, RRTK là rủi ro ngân hàng không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nhất định, hoặc phải chấp nhận huy động các nguồn vốn khác với mức chi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu thanh toán phát sinh; ngoài ra còn có thể
do một số nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng, việc này sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn, làm gia tăng RRTK ngân hàng và có thể đối diện với nguy cơ trên bờ vực phá sản Vì vậy, các chiến lược để ứng phó với rủi ro là rất quan trọng và cần thiết để quản lý RRTK, đồng thời đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế
2.1.2 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ cả hai phía là tài sản nợ và tài sản có, hoặc có thể phát sinh từ các hoạt động kinh doanh ngoại bảng cũng như từ các vấn
đề trong hệ thống thanh toán (Casu và cộng sự, 2006) Theo Nguyễn Hải Long (2017), nguyên nhân xảy ra RRTK có thể xuất phát từ nhiều khía cạnh, tuy nhiên có hai nguyên nhân nên được chú trọng là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến RRTK bao gồm: sự không cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có; sự bất cân đối của cơ cấu tài sản; cơ cấu tín dụng khách hàng không hợp lý; chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận mà không quan tâm đến rủi ro; năng lực tài chính của ngân hàng còn hạn chế; RRTK là hệ quả dẫn tới những rủi ro khác (Nguyễn Hải Long, 2017) Theo Duttweiler (2009), các ngân hàng huy động và tài trợ ngắn hạn, trong khi lại cấp tín dụng khách hàng trong dài hạn Sự mất cân đối giữa thời gian đáo hạn của tài sản và các khoản nợ dẫn đến mất sự cân bằng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, điều này gây ra RRTK cho ngân hàng
Trang 22Những nguyên nhân khách quan dẫn đến RRTK bao gồm: chính sách tiền tệ của NHNN; sự nhạy cảm với biến động lãi suất của các tài sản tài chính; chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp; các biến động xấu của nền kinh tế; tin đồn thất thiệt (Nguyễn Hải Long, 2017) Khi lãi suất thay đổi, người dân có xu hướng rút tiền gửi ở ngân hàng có lãi suất thấp sang gửi ngân hàng có lãi suất tốt hơn Trong khi đó, người dân
có nhu cầu vay tiền có xu hướng trì hoãn hoặc kéo dài việc thanh toán các khoản nợ
ở ngân hàng có lãi suất cao và vay thêm tiền ở ngân hàng có lãi suất thấp Điều này
có thể làm tăng rủi ro thanh khoản ngân hàng
2.2 Lược khảo lý thuyết về thanh khoản của ngân hàng
2.2.1 Lý thuyết cho vay thương mại và thanh khoản (Commercial Loan Theory
and Liquidity)
Smith (1776) chỉ ra rằng các khoản vay thương mại chủ yếu là ngắn hạn Với giả định này, ngân hàng chắc chắn sẽ gặp rủi ro trong cuộc khủng hoảng tài chính ngay cả khi danh mục cho vay đã tuân thủ theo lý thuyết, vì trong hầu hết các giao dịch thương mại đều phụ thuộc rất lớn vào tín dụng ngân hàng Do đó, nếu ngân hàng không có sẵn nguồn tiền dự trữ, thậm chí cả các khoản vay ngắn hạn cũng sẽ trở nên kém thanh khoản Trong thực tế, có nhiều khoản tiền gửi đến hạn nhưng khách hàng không rút ra mà tiếp tục gia hạn mới, những nguồn tiền như thế được ngân hàng sử dụng tiếp tục cho vay trung và dài hạn, điều này làm gia tăng RRTK Do đó, lý thuyết này hàm ý rằng các ngân hàng sẽ có nguy cơ gặp rủi ro cao, đặc biệt là RRTK Việc ngân hàng gia tăng các khoản vay sẽ làm RRTK cũng tăng theo
Wilson và cộng sự (2010) cho rằng khi thị trường tài chính chưa phát triển, việc cho vay đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, vì vậy nếu ngân hàng muốn duy trì tính thanh khoản ổn định thì cần phải nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản và các khoản cho vay thương mại Dựa trên nguyên tắc khi ngân hàng huy động phần lớn là các nguồn ngắn hạn thì việc cho vay thương mại cũng phải là ngắn hạn, cụ thể tài trợ ngắn hạn tài sản lưu động cho các doanh nghiệp phải đảm bảo sự phù hợp về
kỳ hạn nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng Như vậy, đây là lý thuyết về
Trang 23quản lý tài sản có chú trọng đến tính thanh khoản, các ngân hàng phải duy trì tính thanh khoản cần thiết để đáp ứng các giao dịch tài chính phát sinh
2.2.2 Lý thuyết về lợi tức dự tính (Anticipated Income Theory)
Prochnow (1949) đã thể hiện quan điểm rằng khoản thu nhập từ tài sản không chỉ xảy ra khi tài sản đến hạn mà còn có thể mang đến thu nhập vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt thời hạn của tài sản, cụ thể là hoạt động cho vay của ngân hàng
Ví dụ như nếu ngân hàng cho vay trung dài hạn, ngân hàng sẽ thực hiện thu nợ và lãi theo nhiều kỳ hạn của khoản vay thì khoản lợi nhuận dự tính sẽ làm tăng tính thanh khoản của tài sản Vì vậy, việc lập kế hoạch thu nợ gốc và lãi dựa vào khoản lợi nhuận
dự tính của tài sản giúp đảm bảo tính thanh khoản của tài sản Hơn nữa, lý thuyết này
đã đặt nền tảng quan trọng trong việc nghiên cứu cấu trúc kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, điều này được xem như là một biện pháp đảm bảo tính thanh khoản cho tài sản
Lý thuyết này đã đáp ứng được ba mục tiêu là tính thanh khoản, an toàn và đảm bảo lợi nhuận Cụ thể là tính thanh khoản và an toàn được đảm bảo bởi kế hoạch thu nợ của ngân hàng phù hợp với khả năng chi trả của người vay, dẫn đến lợi nhuận từ khoản vay đều nằm trong kế hoạch của ngân hàng, từ đó có thể kiểm soát được vấn
đề về thanh khoản của tài sản
2.2.3 Lý thuyết khả năng thay đổi (The Shiftability Theory)
Moulton (1918) đã phát triển lý thuyết khả năng thay đổi (thay thế lý thuyết cho vay thương mại và được bổ sung bởi lý thuyết về lợi tức dự tính) Lý thuyết chỉ
ra rằng các NHTM có thể phòng ngừa và hạn chế RRTK thông qua việc nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản tốt, các công cụ tài chính dễ dàng chuyển đổi ở thị trường thứ cấp, và được xem như một hình thức dự trữ thanh khoản Tuy nhiên, lý thuyết chỉ đúng trong phạm vi không gian là một ngân hàng nhưng chưa đúng với phạm vi không gian rộng hơn Vì thế, từ năm 1929 đến năm 1933 đã xuất hiện nhược điểm của lý thuyết này đó là tất cả ngân hàng đều muốn chuyển đổi tài sản của mình thành tiền mặt, trong khi đó không có ai đáp ứng được điều này Điều cấp bách lúc bấy giờ là cần có một cơ quan thứ ba giúp bơm thanh khoản vào các ngân hàng bằng
Trang 24cách mua tài sản họ đang bán ra Như vậy, lý thuyết này cho thấy an toàn thanh khoản
là khả năng có thể tạo ra thu nhập, dự trữ nguồn vốn của ngân hàng và khả năng có thể chuyển đổi của tài sản
Casu và cộng sự (2006) cho thấy một khuyết điểm lớn ở lý thuyết này là trong thời kỳ khủng hoảng chung, mức độ hiệu quả của các tài sản dự trữ thứ cấp được xem như là một nguồn thanh khoản không thể thực hiện được vì thiếu thị trường Lý thuyết khả năng thay đổi chứng minh yếu tố để đảm bảo an toàn thanh khoản là khả năng có thể tạo ra lợi nhuận, dự trữ vốn và khả năng chuyển đôi các tài sản của ngân hàng Các danh mục cho vay tiềm ẩn nhiều RRTK, vì thế việc duy trì các tài sản có chất lượng tốt là điều quan trọng
2.3 Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản
Nhiều bằng chứng thực nghiệm liên quan đến đề tài trước đây đã sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đo lường RRTK ngân hàng Trong đó, hai phương pháp tương đối phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu là hệ số thanh khoản và khe hở tài trợ, cụ thể như sau:
2.3.1 Hệ số thanh khoản
Các hệ số thanh khoản được sử dụng để đánh giá sự linh hoạt tài chính của ngân hàng và mức độ có thể chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng với chi phí thấp Phương pháp này được tính dựa trên các chỉ số tài chính hay các chỉ
số thanh khoản của ngân hàng Để đánh giá chất lượng dự trữ thanh khoản của ngân hàng, một số nghiên cứu thực nghiệm đã tập trung vào các tỷ số thanh khoản sau để đánh giá chất lượng dự trữ thanh khoản của ngân hàng:
L1 = Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản
Hệ số thanh khoản L1 tượng trưng cho tỷ trọng tài sản thanh khoản so với tổng
tài sản của ngân hàng Các nghiên cứu của tác giả như Vodova (2011), Delechat và
cộng sự (2012), Tesfaye (2012) cho rằng tỷ số L1 càng cao thì chứng tỏ tính thanh
khoản của ngân hàng càng tốt, dẫn đến RRTK thấp Tuy nhiên, việc giữ quá nhiều
Trang 25tiền mặt cũng có thể gây lãng phí tài nguyên của ngân hàng, do đó, việc duy trì một
sự cân nhắc hợp lý giữa tiền mặt và các khoản đầu tư khác là rất quan trọng
L2 = Tài sản thanh khoản/ (Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn)
Một số nghiên cứu được thực hiện bởi các tác giả như Vodova (2011), Munteanu (2012), Tesfaye (2012), Mazreku và cộng sự (2019) đã sử dụng hệ số thanh
khoản L2 nhằm đánh giá chất lượng dự trữ ngân hàng Nếu tỷ số L2 càng cao thể hiện
khả năng của ngân hàng để sử dụng tiền mặt để trả nợ một cách dễ dàng và linh hoạt, làm giảm RRTK Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến sự không hiệu quả tài chính, do tiền mặt không tạo ra lãi suất hoặc lợi nhuận Do đó, việc duy trì một sự cân nhắc hợp lý giữa tiền mặt và các khoản đầu tư khác là rất quan trọng
L3 = Dư nợ cho vay/ Tổng tài sản
Tỷ số L3 thể hiện mức độ sử dụng nguồn vốn của ngân hàng để cung cấp các
khoản vay Các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bởi tác giả Vodova (2011),
Munteanu (2012), Bhati và cộng sự (2015) cho thấy rằng nếu tỷ số L3 cao, tức là ngân
hàng đang sử dụng một phần lớn tài sản của họ cho việc cho vay, điều này có thể đồng nghĩa với mức độ RRTK cao trong trường hợp các khoản vay không trả nợ Ngược lại, nếu tỷ số này thấp, ngân hàng có sự đa dạng hóa trong cơ cấu danh mục tài sản của họ làm giảm RRTK
L4 = Dư nợ cho vay/ (Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn)
Tỷ số L4 cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của Vodova (2011), Bhati
và cộng sự (2015), dùng để đánh giá năng lực cho vay của ngân hàng và cũng tương
tự như tỷ số L3, tức là nếu tỷ số này cao, dẫn đến RRTK tăng và ngược lại
2.3.2 Khe hở tài trợ
Khe hở tài trợ (Financing Gap - FGAP) là phương pháp được sử dụng để đo
lường RRTK, ở những bài nghiên cứu thực nghiệm của Đặng Văn Dân (2015), Incekara và Cetinkaya (2019), Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019) Vodova
Trang 26(2011) nhận định rằng khe hở tài trợ là sự chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn ở thời điểm hiện tại và tương lai
FGAP = (Dư nợ cho vay - Tiền gửi khách hàng)/ Tổng tài sản
Nếu tỷ lệ này cao, điều này có thể đồng nghĩa với việc ngân hàng đang sử dụng một lượng lớn tiền gửi của khách hàng để đáp ứng cho các khoản vay, độ chênh lệch lớn giữa dư nợ cho vay và tiền gửi khách hàng Khi đó ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn bổ sung từ các nguồn khác nhau như vay mượn từ thị trường tài chính hoặc từ nguồn vốn cố định, dẫn đến gia tăng RRTK
Bảng 2.1 Tóm tắt các phương pháp đo lường RRTK
Hệ số thanh
khoản L2
Tài sản thanh khoản/
(Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn)
Đo lường khả năng chuyển đổi các tài sản ngắn hạn thành tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt so với nguồn vốn ngắn hạn mà ngân hàng sử dụng để cung cấp vốn
Hệ số thanh
khoản L4
Dư nợ cho vay/ (Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn)
Đo lường mức độ sử dụng tài sản để cấp vốn cho các hoạt động tín dụng so với nguồn vốn ngắn hạn mà ngân hàng sử dụng để cung cấp vốn
Trang 27Khe hở tài
trợ (FGAP)
(Dư nợ cho vay - Tiền gửi khách hàng)/ Tổng tài sản
Đo lường mức độ ngân hàng sử dụng các nguồn tài trợ của cổ đông cho các hoạt động kinh doanh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Theo Vodova (2013), phương pháp đo lường RRTK bằng các chỉ số thanh khoản khá đơn giản, dễ dàng tính toán dựa trên số liệu từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng đã được kiểm toán đầy đủ Đồng thời, phương pháp này được sử dụng khá phổ biến ở các nghiên cứu trên thế giới Tuy nhiên, phương pháp này còn một số hạn chế là chỉ xét đến một số yếu tố tác động đến RRTK, chưa xác định được toàn bộ các yếu tố còn lại Theo Poorman và Blake (2005) nhận định rằng nếu chỉ đo lường RRTK bằng các hệ số thanh khoản trên là chưa đủ và không thể xử lý RRTK xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Với những lý do trên, việc sử dụng phương pháp khe hở tài trợ để đo lường RRTK ngân hàng sẽ có ưu thế hơn so với phương pháp hệ
số thanh khoản Tỷ số này phản ánh một cách chính xác những RRTK mà ngân hàng
sẽ phải đối mặt vì tỷ lệ này càng cao thì mức độ chênh lệch giữa dư nợ cho vay và
tiền gửi càng lớn Do đó, khóa luận lựa chọn phương pháp khe hở tài trợ (FGAP) để
đo lường RRTK
2.4 Lược khảo nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản
Theo Cucinelli (2013), RRTK đang được rất nhiều chuyên gia hay các nhà quản trị của ngân hàng đặc biệt quan tâm, cụ thể là sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Nếu ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh hàng ngày cũng gặp khó khăn, có thể đối mặt với nguy cơ đứng trước bờ vực phá sản (Effendi và Disman, 2017) Vì vậy, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK để tìm ra nguyên nhân cũng như mức độ tác động của các nhân tố đó đến RRTK Các nghiên cứu của Vodova (2011), Cucinelli (2013), Chagwiza (2014), Đặng Văn Dân (2015), Bhati và cộng sự (2015), Gogo và Arundina (2021), Addou và Bensghir (2021) đã phân ra hai nhóm cụ thể để
Trang 28phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, phần lớn tập trung vào các nhóm nhân tố như sau:
Nhóm nhân tố nội tại (nhân tố thuộc về các NHTM) bao gồm: quy mô ngân
hàng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên huy động, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, số năm hoạt động của các ngân hàng
Nhóm nhân tố vĩ mô (nhân tố bên ngoài NHTM) bao gồm: tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ
tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, khủng hoảng tài chính
2.4.1 Các nhân tố nội tại
Quy mô của ngân hàng (SIZE)
Trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của quy mô ngân hàng đến RRTK Trong nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Vodova (2011) cho thấy quy mô ngân hàng tương quan phi tuyến tính với RRTK Trong khi
đó các nghiên cứu của Delechat và cộng sự (2012), Tesfaye (2012), Chagwiza (2014), Đặng Văn Dân (2015), Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019) cho rằng quy mô của ngân hàng có mối tương quan ngược chiều đến RRTK Mặt khác, Singh và Sharma (2016), Ahmad và Rasool (2017) đã tìm ra minh chứng rằng quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến RRTK ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loan – NPL)
Các minh chứng thực nghiệm của các tác giả như Tesfaye (2012), Bhati và cộng sự (2015), Addou và Bensghir (2021) cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa
NPL và RRTK ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu khác của Ahmad và Rasool (2017),
Mazreku và cộng sự (2019), Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018), Incekara
và Cetinkaya (2019) tìm thấy rằng có sự tương quan ngược chiều giữa NPL và RRTK
ngân hàng Tuy nhiên, Vodova (2013) lại chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu tương quan phi tuyến tính đến RRTK
Trang 29Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (Return On Asset - ROA)
Một số nghiên cứu của các tác giả như Mazreku và cộng sự (2019), Incekara
và Cetinkaya (2019) cho thấy kết quả là ROA không có tác động đáng kể đến RRTK
ngân hàng Trong khi đó, Muharam (2012) , Singh và Sharma (2016) tìm thấy tác
động ngược chiều giữa ROA và RRTK Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản càng
cao thì RRTK ngân hàng giảm Mặt khác nghiên cứu của Anam và cộng sự (2012),
Addou và Bensghir (2021) đã chỉ ra ROA có mối tương quan thuận chiều đến RRTK
của ngân hàng
Tỷ lệ cho vay trên huy động (Loan to Deposit Ratio – LDR)
Theo Aspachs và cộng sự (2005), tỷ trọng cho vay của ngân hàng càng cao thì tính thanh khoản thấp hay RRTK càng tăng Trong khi đó, nghiên cứu của Tesfaye (2012) không tìm thấy tác động của tỷ lệ cho vay đến RRTK Tuy nhiên, nghiên cứu
của Chagwiza (2014) đã chứng minh được mối quan hệ ngược chiều giữa LDR và
RRTK ngân hàng Ngoài ra, Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018) cũng đã tìm ra có sự tác động cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay trên huy động và RRTK ngân hàng
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP)
Nghiên cứu thực nghiệm của Delechat và cộng sự (2012), Tesfaye (2012), Chagwiza (2014), Ahmad và Rasool (2017), Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp
(2018) cho thấy có tác động ngược chiều giữa CAP với RRTK Ngược lại, các nghiên
cứu của Vodova (2011), Bhati và cộng sự (2015), Mazreku và cộng sự (2019), Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019) đã tìm thấy bằng chứng chứng minh tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều tới RRTK Theo Berger và Bouwman (2009), vốn của ngân hàng có ảnh hưởng đến sự tạo thanh khoản của ngân hàng, nghĩa là vốn ngân hàng càng lớn thì khả năng hấp thụ rủi ro càng lớn
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
Trang 30Nghiên cứu thực nghiệm của Delechat và cộng sự (2012) đã cho thấy rằng ngân hàng có tỷ trọng cho vay cao thì có RRTK cao Nghiên cứu thực nghiệm của Phan Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2019) cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng không
có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu Trong khi đó, các nghiên cứu của Munteanu (2012), Cucinelli (2013), Gogo và Arundina (2021) đã chỉ ra rằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối tương quan âm với RRTK ngân hàng
2.4.2 Các nhân tố vĩ mô
Các nhân tố vĩ mô là những nhân tố có tác động lên hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế và vượt ngoài tầm kiểm soát của các NHTM Vì thế, nó vẫn có mức ảnh hưởng nhất định đến các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do đó, việc phân tích và đánh giá các nhân tố vĩ mô giúp ngân hàng chủ động có các biện pháp ứng phó với những thay đổi bên ngoài, đảm bảo sự an toàn cho hoạt động kinh doanh, từ đó giảm RRTK Các nhân tố vĩ mô gồm có: Tốc độ tăng trưởng nền kinh
tế, tỷ lệ lạm phát hàng năm, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất,…
Nghiên cứu thực nghiệm của Singh và Sharma (2016) cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm có tác động ngược chiều với thanh khoản ngân hàng, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều và tỷ lệ thất nghiệp không ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng Trong khi đó, các nghiên cứu của Tesfaye (2012), Cucinelli (2013), Đặng Văn Dân (2015), Incekara và Cetinkaya (2019) cho kết quả nghiên cứu là tốc
độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát không có mối tương quan với RRTK của ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu của Vodova (2013), Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019) có các biến vĩ mô là biến giả khủng hoảng trong mô hình nghiên cứu Kết quả thu được là chưa tìm thấy sự tương quan giữa các biến giả với RRTK ngân hàng và tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng GDP và RRTK ngân hàng
Như vậy, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu tìm thấy minh chứng về các nhân tố ảnh hường đến RRTK của ngân hàng cùng với nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau Dưới đây là bảng 2.2 nhằm tóm tắt các bằng chứng thực nghiệm, đồng
Trang 31thời là cơ sở để tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM cổ phần tại Việt Nam:
Trang 32Bảng 2.2 Bảng tổng hợp nghiên cứu trong và ngoài nước
2009
Hồi quy Pooled OLS
Biến phụ thuộc: TS thanh khoản/Tổng tài sản (L1), TS thanh khoản/(tiền gửi+các khoản vay ngắn hạn) (L2), Dư nợ cho vay/Tổng TS (L3), Dư nợ cho vay/(tiền gửi+các khoản vay ngắn hạn) (L4)
- L1: CAP(+), INF(-), IRL(+), NPL(+)
- L2: CAP(+), INF(-), IRL(+)
- L3: CAP(-), NPL(-), GDP(+)
- L4: CAP(-), IRL (-), IRB(-)
- Quy mô ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp, ROE, MIR có mối quan hệ phi tuyến tính đến thanh khoản
Biến độc lập: CAP, quy mô ngân hàng (TOA), ROE, NPL, GDP, INF, UNE, lãi suất tiền gửi (IRM), lãi suất liên ngân hàng (IRB), lãi suất cho vay (IRL), lãi suất chính sách tiền tệ (MIR), biến giả khủng hoảng tài chính
Trang 332 Munteanu
(2012)
27 ngân hàng tại Romania, giai đoạn 2002 -
2010
Hồi quy tuyến tính
dữ liệu bảng
Biến phụ thuộc: Dư nợ cho vay/Tổng
TS (L1), TS thanh khoản/(tiền gửi+các khoản vay ngắn hạn) (L2)
Nghiên cứu cho thấy biến CAR, tỷ
lệ thất nghiệp, dự phòng rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến thanh khoản
- INF có mối tương quan thuận chiều với thanh khoản trong giai đoạn 2002-2007 và ở giai đoạn 2008-2010 có tác động ngược chiều với thanh khoản
Biến độc lập: CAR, chất lượng tài sản, cho vay liên ngân hàng, chi phí huy động vốn, chỉ số thu nhập (CIR),
dự phòng rủi ro tín dụng, GDP, INF, UNE, lãi suất ROBOR
(2012)
8 NHTM tại Ethiopia, giai đoạn 2000 -
2011
Mô hình tác động cố định (FEM)
Biến phụ thuộc: TS thanh khoản/Tổng tài sản (L1), TS thanh khoản/(tiền gửi+các khoản vay ngắn hạn) (L2)
- CAP, quy mô ngân hàng có tương quan dương đến thanh khoản
- GDP, tăng trưởng tín dụng, biên lãi suất và INF không có tác động Biến độc lập: CAP, SIZE, tăng trưởng
tín dụng (LG), NPL, GDP, INF, lãi suất tiền gửi (IRM), biên lãi suất
(2012)
3 ngân hàng thông thường và
Hồi quy OLS
Biến phụ thuộc: Rủi ro thanh khoản (LR)
- ROE, CAR tác động ngược chiều đến RRTK trong ngân hàng thông
Trang 343 ngân hàng Hồi giáo, giai đoạn
2007 -2011
Biến độc lập: ROE, TS có rủi trên tổng tài sản (RLA), CAR, ROA, NIM, khe hở thanh khoản (LG)
4 ngân hàng Hồi giáo, giai đoạn 2006-2010
Hồi quy dữ liệu bảng
Biến phụ thuộc: Rủi ro thanh khoản (LR)
- ROA, SIZE, CAR tác động cùng chiều; NWC, ROE có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro thanh khoản
ở ngân hàng Hồi giáo
- ROA, NWC, CAR tác động cùng chiều; SIZE, ROE mối quan hệ ngược chiều với rủi ro thanh khoản
ở ngân hàng thông thường
Biến độc lập: Vốn lưu động thuần (NWC), SIZE, CAR, ROA, ROE
6 Delechat
và cộng sự
(2012)
100 ngân hàng ở Trung Mỹ, giai đoạn 2006-2010
Hồi quy Pooled OLS, mô hình FEM,
Biến phụ thuộc: TS thanh khoản/Tổng tài sản (L1), TS thanh khoản/(tiền gửi+các khoản vay ngắn hạn) (L2)
- SIZE, CAP có mối tương quan ngược chiều đến rủi ro thanh khoản
- Nền kinh tế bị đô la hóa một phần phải chịu rủi ro thanh khoản cao
Trang 35mô hình GMM
Biến độc lập: CAP, SIZE, NIM, NPL, GDP, INF, biên độ lãi suất, biến động tiền gửi, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, dự trữ ngoại hối, đô la hóa
hơn
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều với RRTK ngân hàng
7 Cucinelli
(2013)
1080 ngân hàng châu Âu, giai đoạn 2006-2010
Hồi quy OLS dựa trên dữ liệu bảng
Biến phụ thuộc: Hệ số thanh khoản (LCR), tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR)
- INF, các biến giả, GDP không có tác động đến chỉ số thanh khoản
- SIZE, cho vay trên tổng tài sản (SPEC) tác động ngược chiều đến NSFR
Biến độc lập: LLR, SIZE, CAP, cho vay trên tổng tài sản (SPEC), các biến giả của cuộc khủng hoảng, GDP, INF
(2013)
Các NHTM tại Hungary, giai đoạn 2001-2010
Hồi quy dữ liệu bảng, GMM
Biến phụ thuộc: TS thanh khoản/Tổng tài sản (L1), TS thanh khoản/(tiền gửi+các khoản vay ngắn hạn) (L2), Dư nợ cho vay/Tổng TS (L3)
- Tương quan dương: CAP, IRL,
Trang 36Biến độc lập: CAP, ROE, NPL, GDP, INF, UNE, quy mô tổng tài sản (TOA), lãi suất tiền gửi (IRM), lãi suất liên ngân hàng (IRB), lãi suất cho vay (IRL), lãi suất chính sách tiền tệ (MIR), biến giả khủng hoảng tài chính
của biên UNE, NPL, INF, biến giả khủng hoảng tài chính
(2014)
Các ngân hàng thương mại tại Zimbabwe, giai đoạn 2010-2011
Hồi quy OLS
Biến phụ thuộc: Tổng cho vay/ Tiền gửi (L1), Tổng cho vay/ Nợ phải trả (L2), Tổng cho vay/ Tổng tài sản (L3), Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản (L4), Tổng cho vay/ Tổng tiền gửi (L5)
- GDP, CAP, quy mô của ngân hàng,
tỷ lệ cho vay có tác động cùng chiều đến thanh khoản ngân hàng
- Tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng
Biến độc lập: CAP, quy mô ngân hàng, GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ cho vay, lãi suất ngân hàng, khoảng cách lãi suất
Trang 37Hồi quy Pooled OLS
Biến phụ thuộc: TS thanh khoản/Tổng tài sản (L1), TS thanh khoản/(tiền gửi+các khoản vay ngắn hạn) (L2), Dư nợ cho vay/Tổng TS (L3), Dư nợ cho vay/(tiền gửi+các khoản vay ngắn hạn) (L4)
- Tác động cùng chiều với L1: quy
mô của ngân hàng và tỷ lệ dự trữ tiền mặt; tác động ngược chiều với L1: CAP, GDP, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ
- Các biến có mối tương quan dương với L3: GDP, quy mô ngân hàng; tác động ngược chiều với L3 bao gồm:
tỷ lệ dự trữ tiền mặt, CAP, tỷ lệ nợ xấu
- Tác giả chưa tìm thấy sự tác động
rõ ràng của các biến độc lập đến L2
và L4
Biến độc lập: CAP, ROE, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ (NPA/Adv), quy mô ngân hàng, tỷ lệ dự trữ tiền mặt (CRR), tỷ
lệ vay ngắn hạn, tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, GDP
11 Đặng Văn
Dân (2015)
15 NHTM VN, giai đoạn 2007 –
2014
Hồi quy Pooled OLS, FEM, REM
Biến phụ thuộc: FGAP - TLA có tác động cùng chiều với
FGAP Quy mô của ngân hàng và FGAP có tác động ngược chiều
- GDP, INF tương quan phi tuyến tính với RRTK ngân hàng
Biến độc lập: tỷ lệ vốn tự có (ETA), SIZE, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA), ROE, GDP, INF
Trang 38Hồi quy Pooled OLS, FEM, REM
Biến phụ thuộc: Tài sản thanh khoản/
Tổng tài sản (LIQ)
- SIZE, GDP có mối tương quan ngược chiều với thanh khoản ngân hàng
- ROA, DEP, INF, CAR có mối tương quan cùng chiều đến thanh khoản
- UNEM và chi phí huy động vốn không có ảnh hưởng đáng kể trong
mô hình
Biến độc lập: chi phí huy động vốn, SIZE, CAR, ROA, tiền gửi/ tổng tài sản (DEP), tỷ lệ thất nghiệp (UNEM), GDP, INF
2016
Hồi quy Pooled OLS, FEM, REM
Biến phụ thuộc: Thanh khoản ngân hàng
- CAP, ROE, NPL đều có mối tương quan cùng chiều đến thanh khoản ngân hàng Trong khi đó, tỷ lệ LDR lại có mối tương quan nghịch với thanh khoản
Biến độc lập: CAP, ROE, SIZE, tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR), NPL,
tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
9 bang Balkan,
Hồi quy Pooled
Biến phụ thuộc: TS thanh khoản/(tiền gửi+các khoản vay ngắn hạn)
Trang 39Biến độc lập: CAP, tiền gửi khách hàng, NPL, ROA, GDP, INF, lãi suất tiền gửi (IRM), tỷ lệ thất nghiệp
- Nghiên cứu tìm thấy có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ nợ xấu
và thanh khoản của ngân hàng
- CAP, tiền gửi khách hàng, GDP, tỷ
lệ thất nghiệp, IRM có tác động cùng chiều đến RRTK của ngân hàng Nghiên cứu này chưa tìm thấy mối quan hệ giữa ROA và thanh khoản
truyền thống tại Thổ Nhĩ Kỳ, giai đoạn 2014 -
2018
Hồi quy dữ liệu bảng
Biến phụ thuộc: Rủi ro thanh khoản (LR)
- Ngân hàng Hồi giáo: NPL có tác động cùng chiều; tài sản thanh khoản, GDP, INF, tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản
- NPL có tác động ngược chiều; GDP, INF, CAR, SIZE, ROA có tác động không rõ ràng RRTK trong ngân hàng truyền thống
Biến độc lập: NPL, SIZE, CAR, ROA, ROE, tài sản thanh khoản, GDP, INF
Trang 402008 -2017
Hồi quy dữ liệu bảng, FEM, REM
Biến độc lập: CAP, SIZE, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LTA), dự phòng rủi ro tín dụng (LLPTL), ROE, phụ thuộc nguồn tài trợ bên ngoài (EFD), GDP, INF, biến giả khủng hoảng
- Tương quan dương với FGAP: CAP, LTA, ROE, EFD, INF, GDP
- Tương quan âm với FCAP: SIZE
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và biến giả khủng hoảng không có ý nghĩa trong mô hình
17 Addou và
Bensghir
(2021)
4 ngân hàng Hồi giáo ở UAE, giai đoạn 2014 -
2020
Hồi quy tuyến tính bội
Biến phụ thuộc: TS thanh khoản/Tổng tài sản (RL)
- CAR, ROE có mối tương quan dương đến thanh khoản ngân hàng
- ROA và NPL tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng
Biến độc lập: ROE, SIZE, CAR, ROA, NPL, khe hở thanh khoản
Arundina
(2021)
9 ngân hàng Hồi giáo ở Indonesia, giai đoạn 2013-
2019
Hồi quy OLS, FEM, REM
Biến phụ thuộc: TS thanh khoản/(tiền gửi+các khoản vay ngắn hạn)
- CAR, ROE có mối tương quan cùng chiều và ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản ngân hàng
- Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng
Biến độc lập: CAR, SIZE, ROE, GDP, tỷ lệ lạm phát, rủi ro tín dụng
Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài