1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Tác giả Huỳnh Kim Lan Thanh
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Sơn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 7,85 MB

Cấu trúc

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (23)
  • 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN NGHÈO (24)
    • 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước (24)
  • 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (31)
    • 3.1. Mục tiêu chung (31)
    • 3.2. Mục tiêu cụ thể (31)
  • 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT (32)
  • 5. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI (32)
  • 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 6.1. Thu thập số liệu thứ cấp (32)
    • 6.2. Thu thập số liệu sơ cấp (32)
  • 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (35)
  • 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN (35)
  • Chương 1 (36)
    • 1.1. Tổng quan về đói nghèo (36)
      • 1.1.1 Khái niệm (36)
      • 1.1.2. Đo lường nghèo (38)
      • 1.1.3. Chuẩn nghèo của Việt Nam (41)
    • 1.2. Các chính sách giảm nghèo (48)
      • 1.2.1. Chính sách trợ giúp xã hội (50)
      • 1.2.2. Chính sách hỗ trợ việc làm,đào tạo nghề đối với người nghèo (51)
      • 1.2.3. Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng (52)
      • 1.2.4. Chính sách hỗ trợ y tế (53)
      • 1.2.5. Chính sách hỗ trợ giáo dục (54)
      • 1.2.6. Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở (55)
      • 1.2.7. Chính sách hỗ trợ tiền điện (56)
  • Chương 2 (58)
    • 2.1. Khái quát về thành phố cao lãnh (58)
      • 2.1.1. Đặc điểm lịch sử, địa lý (58)
      • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế (60)
      • 2.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội (61)
    • 2.2. Công tác triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo trên địa bàn thành phố cao lãnh giai đoạn 2019 - 2021 (62)
      • 2.2.1. Công tác ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc triển khai chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo (62)
      • 2.2.2. Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp Thành phố (63)
      • 2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách giảm nghèo (63)
    • 2.3. Kết quả triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo trên địa bàn thành phố cao lãnh giai đoạn 2019 - 2021 (65)
      • 2.3.1. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo ............................................... 43 2.3.2. Kết quả huy động vốn và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình 45 (65)
      • 2.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình (70)
        • 2.3.3.3. Hỗ trợ, trợ giúp giảm nghèo khác (78)
    • 2.4. Đánh giá của người nghèo về các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh giai đoạn 2019 – 2021 (80)
      • 2.4.1. Thông tin chung nông hộ (80)
      • 2.4.2. Thu nhập của hộ nghèo (82)
      • 2.4.3. Nguyên nhân nghèo (85)
  • CHƯƠNG 3 (35)
    • 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (89)
      • 3.1.1. Phân tích các nhân tố tác động đến công tác giảm nghèo thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (89)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (95)
      • 3.2.1. Đề xuất từ người nghèo (95)
      • 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững (96)
      • 3.2.3. Chỉ đạo, điều hành, phối hợp tổ chức nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình (97)
      • 3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và công chức thực hiện chính sách giảm nghèo (98)
      • 3.2.5. Đẩy mạnh công tác huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính (99)
      • 3.2.6. Quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo đa chiều bền vững (101)
      • 3.2.7. Thanh tra, kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững (102)
      • 3.2.9. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo (104)
      • 3.2.10. Thường xuyên theo dõi, đánh giá việc xây dựng triển khai thực hiện Dự án, Kế hoạch giảm nghèo trên địa bàn Thành phố (105)
      • 3.2.11. Tổ chức triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu Dự án, chính sách giảm nghèo thường xuyên, tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo (106)
      • 3.2.12. Các giải pháp khác (107)
    • 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị (107)
      • 3.3.1. Đối với các cơ quan Trung ương (107)
      • 3.3.2. Đối với tỉnh Đồng Tháp (108)

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ HUỲNH KIM LAN THANH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH,

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN NGHÈO

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Xiaoxue Li (2009), nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên có thu nhập thấp ở Trung Quốc, sử dụng phương pháp hồi quy Logistic Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: hiện nay những người trẻ tuổi có học thức nhưng họ đang ở trong tình trạng thiếu việc làm mà các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên là giới tính, tuổi, khu vực sinh sống, tình trạng chính trị, nghề nghiệp chính và trình độ học vấn

Nghiên cứu về giảm nghèo theo hướng nhận diện, phân tích các chiều thiếu hụt để có sự tập trung chính sách, tác động vào cải thiện tình trạng nghèo có thể kể đến như:

Wagle (2005), nghiên cứu các cách tiếp cận hiện đại, thu nhập và tiêu dùng để định nghĩa và đo lường nghèo, vốn mang tính đơn chiều về bản chất, không thể nắm bắt được nhiều khía cạnh của nghèo đói Cách tiếp cận đa chiều được vận dụng ở đây trong khuôn khổ phương trình cấu trúc cho thấy rằng tính đa chiều của giả thuyết nghèo đói đúng với người dân ở Kathmandu, Nepal, bao gồm phúc lợi kinh tế, năng lực và hòa nhập xã hội Mặc dù tất cả các khía cạnh này đều không thể thiếu, nhưng khía cạnh năng lực dường như có ảnh hưởng lớn, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh nghèo đói khác Bài viết này xác định các chỉ số phù hợp để đo lường các khía cạnh nghèo khác nhau và mặc dù cách tiếp cận đa chiều đòi hỏi phải nỗ lực hơn nữa để áp dụng đơn giản hơn và phù hợp với chính sách hơn, nhưng các phương pháp thay thế cũng được khám phá với ý nghĩa thực tiễn của chúng

Vijaya, Lahoti và Swaminathan (2014), nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ Khảo sát tài sản hộ gia đình Karnataka để xây dựng thước đo nghèo đa chiều ở cấp độ cá nhân cho Karnataka, Ấn Độ Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng các thước đo ở cấp độ cá nhân có thể xác định những khác biệt đáng kể về giới trong tình trạng nghèo đói được che giấu khi sử dụng các thước đo hộ gia đình Do đó, dữ liệu và phân tích được phân tách theo giới có thể cung cấp sự bổ sung hữu ích cho các thước đo nghèo ở cấp hộ gia đình

Zahra và Zafar (2015), nghiên cứu về tình trạng cận biên và nghèo đa chiều: Một nghiên cứu điển hình về Cộng đồng Kitô giáo ở Lahore, Pakistan Nghiên cứu này cố gắng tìm ra mức độ nghèo đa chiều và các yếu tố quyết định của nó trong cộng đồng Kitô giáo sống tại các khu ổ chuột của thành phố Lahore của Pakistan, sau khi xem xét chúng ở bên lề của các hệ thống kinh tế xã hội do một số phức hợp nhân quả loại trừ chúng khỏi triển vọng tăng trưởng

Các nghiên cứu về giảm nghèo đa chiều theo hướng tiếp cận nhận diện các yếu tố ảnh hưởng, từ đó khuyến nghị chính sách liên quan các yếu tố được cho là có tác động đến tình trạng nghèo đa chiều Thời gian qua có nhiều nghiên cứu nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo và cũng có nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra ít có

4 sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đơn chiều và nghèo đa chiều (Betti, D’Agostino, và Neri (2002); Deutsch và Silber (2005); Zahra và Zafar (2015)); Forgeto, Abera, và Mekonen (2021))

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Để tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài tác giả đã tham khảo các nguồn tài liệu có liên quan đến việc phân tích tác động của chương trình giảm nghèo đến thu nhập của người dân

- UNDP (1995): “Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”, đây là công trình nghiên cứu khá lớn, đã làm rõ những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở Việt Nam và phân tích tác động ảnh hưởng đến nghèo đói đồng thời dẫn ra các giải pháp giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta thông qua các chính sách trực tiếp của Chính phủ (UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, 1995)

- Trần Thanh Tâm (2018) về nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 Đề tài nghiên cứu Công tác giảm nghèo bền vững dưới góc độ kinh tế chính trị và các hộ nghèo trên địa bàn quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

- Nguyễn Tấn Anh (2017) về các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Đề tài tập trung nghiên cứu nghèo của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Mỹ thông qua việc thu thập dữ liệu từ bảng hỏi Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp điều tra chọn mẫu 192 hộ Trong đó, 96 hộ thuộc diện hộ nghèo lấy ngẫu nhiên từ trong danh sách hộ nghèo đang quản lý tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, 96 hộ không nghèo lấy ngẫu nhiên từ các địa phương Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình Mục tiêu là lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố khác nhau đến tình trạng nghèo Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để phân tích dữ liệu Bằng việc áp dụng phương pháp thống kê và mô hình kinh tế lượng, nghiên cứu sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo tại huyện Phù

Mỹ Kết quả nghiên cứu sẽ giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tình trạng nghèo, từ đó đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để giảm nghèo ở khu vực này

- Nguyễn Thị Minh Hoà (2012) về nguồn vốn ODA với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình Đề tài đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA và vai trò của nó đến vấn đề xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất những quan điểm, định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của nguồn vốn ODA trong việc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp điều tra khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp để giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài Các phương pháp đó được kết hợp chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các quan điểm, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách Sử dụng nguồn vốn ODA của Đảng và Nhà nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng Nguồn tư liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu chủ yếu được lấy từ các báo cáo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình, Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình, Niên giám thống kê, các bài báo, tạp chí và thông tin từ mạng Internet…

- Lê Thanh Bình (2018) về giải pháp giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra bằng bảng hỏi 90 hộ gia đình tại 3 xã nêu ở trên Mỗi xã chọn 30 hộ, trong đó có 20 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mầu ngẫu nhiên phân tầng; Nhóm hộ điều tra gồm: Nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ nghèo theo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo năm 2016 và là hộ dân tộc thiểu số Mẫu cho từng dân tộc được tính toán tương ứng với cơ cấu hộ nghèo của nhóm các dân tộc thiểu số Hộ nghèo được đánh giá theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 Các chỉ số đánh giá được thực hiện trên 2 tiêu chí là thu nhập và mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản Ngoài ra,đề tài còn tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc 15 mẫu là cán bộ quản lý cấp huyện, cấp xã liên quan đến công tác giảm nghèo tại địa phương Số liệu được phân tổ và xử lý, tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel Đề tài đánh giá thực trạng nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên Đề

6 xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đến năm 2025

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo, những kết quả đã đạt được của chương trình giảm nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và đề ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2019 - 2021

- Phân tích kết quả thực hiện công tác giảm nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2019 - 2021

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tiếp theo

PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các nội dung liên quan đến công tác giảm nghèo, các xã được lựa chọn, bao gồm số hộ và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và đề xuất hàm ý chính sách giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

- Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu các số liệu liên quan với đề tài trong giai đoạn 2019 - 2021.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được khai thác từ các nguồn: Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Nhà nước, các Bộ, các Ngành của Trung ương, những văn kiện của Đảng; Các tài liệu về xóa đói, giảm nghèo, các chế độ chính sách thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo; Số liệu từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Đồng Tháp, Phòng LĐ-TB&XH Thành phố Cao Lãnh, các phòng, ban tại Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp liên quan đến nội dung cần nghiên cứu của đề tài, tài liệu, giáo trình và các công trình nghiên cứu có liên quan để nghiên cứu.

Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp được sử dụng chính trong quá trình thu thập số liệu là các cuộc đối thoại trực tiếp với hộ dân với các nội dung chủ yếu người dân quan tâm: vay vốn mua bán, phát triển sản xuất, cất nhà, sửa chữa nhà nước sạch, xây nhà vệ sinh….Mỗi đại diện hộ tham dự sẽ được phát một phiếu đặt câu hỏi bao gồm: thông tin cá nhân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú hiện nay, số điện thoại, nghề nghiệp, ngày nhận phiếu yêu cầu đối thoại, trình bày nội dung, sự việc

Thành phần tham dự là đại diện hộ nghèo cư trú trong thành phố Cao Lãnh, tổ công tác đối thoại cấp thành phố; Ban Chỉ đạo giảm nghèo các xã, phường Thông qua đây tác giả có sự so sánh và đánh giá trình độ phát triển, trình độ nhận thức, ý thức của các hộ dân trong công tác giảm nghèo Đối thoại được thực hiện thông qua hình thức trao đổi trực tiếp giữa người dân và đại diện các cấp chính quyền về chính sách giảm nghèo tập trung vào các vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, tiến độ và kết quả triển khai thực hiện, mức độ tham gia và hưởng lợi của người dân từ các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững Các chương trình, chính sách giảm nghèo có liên quan (về y tế, giáo dục, nước sạch vệ sinh môi trường, tiếp cận tín dụng…)

Trên địa bàn Thành phố có 15 xã phường , tổ chức 15 cuộc đối thoại chính sách giảm nghèo với sự tham gia của 673 người bao gồm hộ nghèo và hộ cận nghèo trong thành phố Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý

- Phương pháp chọn mẫu điều tra: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 90 hộ dân nghèo để phỏng vấn Đối tượng điều tra bao gồm những hộ gia đình thuộc hộ nghèo, các hộ thiếu hụt về nhu cầu xã hội cơ bản trong thành phố Cao Lãnh Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách hộ của xã Việc lựa chọn cả hộ nghèo và không nghèo để nghiên cứu nhằm đảm bảo được so sánh và đánh giá khách quan trình độ phát triển của hộ nghèo và các hộ không thuộc hộ nghèo Việc lựa chọn hộ hoàn toàn ngẫu nhiên, trên cơ sở tính toán thu nhập bình quân của hộ mới chia thành nhóm hộ nghèo và không nghèo

+ Thu thập tình hình của hộ bằng phiếu khảo sát xây dựng trước Qua phiếu khảo sát này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định lượng về vấn đề liên quan đến sản xuất và nguyên nhân nghèo đói của hộ

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng công cụ PRA với phương pháp phỏng vấn KIP phỏng vấn người am hiểu về tình trạng nghèo trên địa bàn nghiên cứu, bao gồm 4 cán bộ, 2 cán bộ của thành phố Cao Lãnh, 2 cán bộ của xã phường

- Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu điều tra

12 Đề tài phỏng vấn 90 hộ nghèo tại các phường xã như sau:

+ Phường 6: là phường có số dân nghèo cao nhất thành phố Cao Lãnh, đại diện khu vực thành thị

+ Phường 4: Một trong những xã phường có tỷ lệ giảm nghèo, và có số hộ giảm nghèo cao trên địa bàn nghiên cứu

+ Xã Tịnh Thới: xã nông thôn có số hộ nghèo cao

+ Xã Tân Thuận Đông: xã số hộ thoát nghèo cao giai đoạn 2019-2021

Bảng 1.1 Số hộ nghèo từng xã, phường trong thành phố Cao Lãnh từ năm 2019-2021

Tổng số hộ Hộ nghèo

Tổng số hộ Hộ nghèo

(Nguồn: Báo cáo Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021)

Bảng 1.2 Số hộ nghèo và tỉ trọng hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu điều tra

Xã, phường Số hộ Tỷ trọng (%)

-Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng Biểu đồ

- Đối với thông tin sơ cấp : Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý

Căn cứ vào thông tin, số liệu từ nguồn đáng tin cậy, thu thập từ bảng hỏi điều tra hộ và phân tích các đặc điểm của hộ Từ đó có thể xác định được tình trạng nghèo của hộ và đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách GNBV.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

Cập nhật và khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến giảm nghèo, hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và gắn chặt với đó là thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững trong tình hình hiện nay Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội đối với địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Tác giả hy vọng rằng những giải pháp mà đề tài luận văn đề xuất sẽ được chính quyền địa phương thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và các địa phương khác có điều kiện tương tự có thể tham khảo, vận dụng, áp dụng vào thực tiễn chỉ đạo để phát triển kinh tế xã hội giảm nghèo bền vững, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn kết cấu gồm có 3 Chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giảm nghèo

Chương 2: Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Tổng quan về đói nghèo

1.1.1 Khái niệm Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia Ở Việt Nam, để xác định đói nghèo thì tiêu chí chung nhất ở khái niệm vẫn là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con người Nếu người có thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo Người nghèo thường không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như việc làm, ăn uống, sinh sống, đồ mặc, đi lại, khám chữa bệnh, học tập kiến thức và văn hoá, v.v… Các khái niệm, có sự khác nhau về mức đo lường thoả mãn, mà sự phát triển KTXH lại quyết định mức đó cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia

Theo Liên hiệp quốc (UN) (2008), “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu, để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp, để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”

Việt Nam đã thừa nhận quan điểm về đói nghèo được đề xuất tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương ( ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9/1993 Khái niệm đói nghèo được định nghĩa như sau:

“Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà các nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương” Đối với việc đánh giá mức độ đói hay nghèo của một quốc gia, cần xem xét sự khác biệt giữa các vùng và các điều kiện lịch sử cụ thể ảnh hưởng đến trình độ phát triển Mức đói hay nghèo được xác định dựa trên việc con người không đủ điều kiện để đáp

15 ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống Quan niệm về nghèo xuất phát từ việc bảo đảm đáp ứng các nhu cầu tối thiểu như ăn uống, sinh sống, ăn mặc, đi lại, chăm sóc sức khỏe, học tập và tiếp cận văn hoá Sự thiếu hụt một hoặc một số trong các nhu cầu này được xem là tình trạng nghèo Ở nước ta, nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối “Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư, thuộc diện nghèo không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn, mặc, nhà ở, nước uống, vệ sinh, y tế, giáo dục và sự tham gia vào các quyết định của cộng đồng”

(Bùi Thế Cường và cộng sự, 2010) “Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xem xét” (Bùi Thế Cường và cộng sự, 2010)

Cho nên, việc xóa dần nghèo tuyệt đối là việc có khả năng làm được, tuy nhiên, để giảm thiểu sự chênh lệch giàu nghèo và hạn chế tỷ lệ nghèo tương đối, cần phải quan tâm hơn đến vấn đề này Trong xã hội, nghèo tương đối là một hiện tượng phổ biến Khái niệm về nghèo đói ngày càng mở rộng, đồng thời, sự phát triển xã hội không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất như ăn uống và mặc áo, mà còn đảm bảo quyền con người, quyền làm việc và tiếp cận các dịch vụ cần thiết do đó, xuất hiện quan niệm về "nghèo đa chiều"

“Nghèo đa chiều có thể hiểu là phương pháp tiếp cận nghèo đói trên cơ sở quyền lợi của con người về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và dân sinh Con người có quyền có một cuộc sống không bị đói khổ và bị đe dọa do bạo lực, chống đối và bị tổn thương, mọi người có quyền tham gia, hưởng thụ và chia sẻ thành quả của sự phát triển xã hội, phải được tôn trọng bao gồm cả niềm tin, văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo”

(Bùi Thế Cường và cộng sự, 2010)

Những nhu cầu cơ bản đảm bảo về vật chất khi được quan tâm nhiều hơn thì đói nghèo được nhìn nhận đa chiều hơn Ở nước ta hiện nay, để đánh giá được một cách bao quát, sâu sắc hơn về hiệu quả giảm nghèo thì cần quan tâm đo lường theo quan niệm này cho từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung, dựa vào đó để đề ra các chính sách giảm nghèo phù hợp và khả thi đối với từng nhóm đối tượng, cũng như phân bổ ngân sách hợp lý, tránh thất thoát

“Chỉ số nghèo đa chiều, đánh giá một loạt các yếu tố từ giáo dục đến những tác động về sức khỏe, tài sản và các dịch vụ khác.”Theo UNDP, “những chỉ số này

16 cung cấp đầy đủ, sâu sắc hơn bức tranh về sự nghèo khổ so với các về thu nhập giản đơn, biểu lộ cả tính tự nhiên và quy mô của sự nghèo khổ ở các cấp độ khác nhau, từ cấp độ gia đình đến cấp độ khu vực, quốc gia và quốc tế” Ở nhiều nước trên thế giới, đã và đang cân nhắc về cách tiếp cận đa chiều mới này

Từ sự phân tích trên tác giả có thể thống nhất sử dụng khái niệm nghèo đói dựa trên khái quát trên một số khía cạnh sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có hoặc ít được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu của cuộc sống con người, mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư ở địa phương, thiếu hoặc không có cơ hội lựa chọn để tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”

Trong thời gian qua, ở nước ta việc đánh giá nghèo đói hoàn toàn dựa vào các tiêu chí thu nhập, trong đó chuẩn nghèo được xác định theo phương pháp “chi phí cho các nhu cầu cơ bản” Các nhu cầu cơ bản bao gồm chi cho nhu cầu tối thiểu về lương thực/thực phẩm và chi cho những nhu cầu phi lương thực/thực phẩm thiết yếu (giáo dục, y tế, nhà ở ) Cách tiếp cận theo thu nhập này không phù hợp với tính đa chiều của nghèo đói Bời vì, trong đánh giá một số chỉ tiêu về nhu cầu cơ bản của con người không thể lượng hóa được bằng tiền như (như tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội, v.v ) hoặc không thể mua được bằng tiền (tiếp cận giao thông, thị trường, đường xá và các loại cơ sở hạ tầng khác, an ninh, môi trường, một số dịch vụ y tế/giáo dục công v.v )” mặt khác với các hộ có có thu nhập trên chuẩn nghèo thì trong một số trường hợp thu nhập đó sẽ không được chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu; vì những lý do như không tiếp cận được dịch vụ tại nơi sinh sống, hoặc thay vì chi tiêu cho giáo dục hoặc y tế, thu nhập có thể bị chi cho thuốc lá, bia rượu và các mục đích khác Do đó, việc áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều sẽ khắc phục được những nhược điểm trong phương pháp tiếp cận cũ, đồng thời giải quyết nhu cầu thực tế mà người nghèo, cận nghèo cần trợ giúp thực sự

Phương pháp luận đo lường nghèo đa chiều của Việt Nam áp dụng phương pháp Alkire&Foster do Tổ chức Sáng kiến phát triển con người và chống nghèo đói Oxford (OPHI) xây dựng Phương pháp này đã được sử dụng để tính Chỉ số nghèo đa chiều (MPI) trong Báo cáo Phát triển Con người của Liên hợp quốc từ năm 2010 Đây

17 cũng là phương pháp đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đo lường và giám sát nghèo, xác định đối tượng nghèo, đánh giá và xây dựng các chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội Theo phương pháp này, để xác định mức độ nghèo đa chiều tại Việt Nam, cần định rõ khái niệm nghèo đa chiều, đơn vị đo lường ( hộ gia đình hay cá nhân), các chiều thiếu hụt, chỉ số đo lường và ngưỡng thiếu hụt cho từng chiều, cách tính mức độ thiếu hụt và quy định tiêu chuẩn nghèo đa chiều Như vậy, khái niệm nghèo đa chiều của Việt Nam được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống ” Chuẩn nghèo sẽ quy định nếu ở mức độ nào đó không được đáp ứng một số nhu cầu xã hội cơ bản thì một hộ gia đình sẽ bị coi là nghèo đa chiều Các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống được quy định trong Hiến pháp 2013, Nghị quyết 15-NQ/TW, và Nghị quyết 76/2014/QH13 bao gồm nhu cầu y tế, giáo dục, việc làm, nhà ở và thông tin, và an sinh xã hội Về đơn vị phân tích, Nghèo đa chiều sẽ được đo lường ở cấp hộ do một số lý do sau: Văn hoá gắn kết hộ gia đình ở Việt Nam rất chặt chẽ: các thành viên hộ gia đình chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau khi khó khăn Đo lường nghèo thu nhập ở Việt Nam cũng tập trung vào cấp hộ gia đình, như tỷ lệ hộ nghèo theo thu nhập; mặt khác, đo lường nghèo đa chiều cấp hộ sẽ có tính so sánh với các thước đo nghèo khác Một số chỉ số đo lường nghèo đa chiều là chỉ số chỉ có thể đo lường ở cấp hộ mà không có ở cấp cá nhân, ví dụ các chỉ số thể hiện điều kiện nhà ở, điện, nước, vệ sinh, tài sản, v.v Tuy nhiên, số liệu vẫn cần thu thập ở cấp cá nhân đối với một số chỉ số thiếu hụt để xác định chính sách phù hợp cho cấp cá nhân (ví dụ các chính sách y tế, giáo dục, ) Bên cạnh đó, có thể tổng hợp thông tin hộ thành thông tin của nhóm dân cư hay đơn vị hành chính để xác định những chính sách phù hợp ở cấp cộng đồng (ví dụ các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng trường học, cơ sở y tế cho cấp quận/huyện, tỉnh/thành phố, v.v )

Các chính sách giảm nghèo

Trong những năm qua, chủ trương giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức thực hiện Giảm nghèo bền vững đã trở thành chính sách nền tảng, xuyên suốt, luôn được cập nhật, bổ sung trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương bố trí ngân sách thực hiện các chương trình, cơ chế, chính sách giảm nghèo cho người dân Hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo ngày

27 càng được bổ sung, hoàn thiện, tạo điều kiện cho những người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản

Chính sách giảm nghèo bền vững là hệ thống chính sách được tích hợp trong nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật khác nhau ở Trung ương và địa phương nhưng tập trung nhất trong 02 Chương trình mục tiêu quốc gia đó là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã được thực hiện bởi hai giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020

Năm 2011, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 09/11/2011 về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015, trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững được ưu tiên hàng đầu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và Thủ tướng phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2012-2015 Đối tượng của Chương trình là người nghèo và các huyện, xã nghèo

Năm 2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 Thủ tướng ban hành Quết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2020 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 gồm các nội dung: i) Hỗ trợ các huyện, xã nghèo, bao gồm: “Đầu tư vào kết cấu hạ tầng sản xuất và sinh hoạt; hỗ trợ sản xuất và đa dạng hóa sinh kế của người nghèo ở huyện xã nghèo; nâng cao chất lượng nhân lực ở huyện, xã nghèo tham gia xuất khẩu lao động nhằm nâng cao thu nhập và giảm nghèo.” ii) Hỗ trợ các xã nghèo miền núi biên giới bao gồm: đầu tư vào kết cấu hạ tầng; hỗ trợ sản xuất và đa dạng hóa sinh kế; nâng cao năng lực cán bộ cấp cơ sở iii) Hỗ trợ sản xuất, đa dạng sinh kế ở những xã không thuộc dự án 30A và

135 iv) Truyền thông về giảm nghèo và tiếp cận thông tin của người nghèo v) Nâng cao năng lực của Chính phủ giám sát chương trình

Từ năm 2016, Chuẩn nghèo mới, tiếp cận đa chiều được áp dụng để đo lường tình trạng nghèo của hộ gia đình một cách đầy đủ và tổng thể Bên cạnh yếu tố thu

28 nhập, sự thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường và tiếp cận thông tin truyền thông) được đưa vào đánh giá tình trạng hộ nghèo Các chính sách giảm nghèo đã từng bước được điều chỉnh theo hướng ưu tiên cả cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; ngoài các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo Giảm nghèo đã gắn kết với tạo sinh kế, việc làm, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động

1.2.1 Chính sách trợ giúp xã hội

Trong bối cảnh xã hội đang ngày một phát triển, vai trò của hệ thống trợ giúp xã hội góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo mang tính chất quy luật của nền kinh tế thị trường Chính vì vậy các chính sách về trợ giúp xã hội là một điều vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay

Chính sách trợ giúp xã hội là sự đảm bảo của Nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng về thu nhập và các điều kiện sống thiết yếu bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các thành viên trong xã hội khi họ rơi vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống mà bản thân họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức tối thiểu

Trợ giúp xã hội có những nội dung và hình thức ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính chất khó khăn nhiều hay ít, tạm thời hay lâu dài, hoàn cảnh bản thân và gia đình họ gia nhập quan hệ nào của trợ giúp xã hội Bên cạnh trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội còn một số khái niệm liên quan như: cứu tế xã hội, cứu trợ khẩn cấp, tế bần xã hội, tương tế xã hội và hội ái hữu

- Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó:

- Chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên cho trẻ em mồ côi, người cao tuổi cô đơn, người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo

- Chính sách trợ giúp đột xuất: Những hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra

29 Để thực hiện thành công vai trò của trợ giúp xã hội và bảo đảm những mục tiêu an sinh xã hội, đòi hỏi công tác trợ giúp xã hội phải sớm có những đổi mới mạnh mẽ, khắc phục triệt để những khuyết thiếu trong cơ chế, chính sách, làm thay đổi nhận thức, dần hướng đến tính chuyên nghiệp góp phần hồ trợ người dân vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên phấn đấu, thành công hơn trong cuộc sống

1.2.2 Chính sách hỗ trợ việc làm,đào tạo nghề đối với người nghèo

Vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại Việt Nam Các gia đình nghèo thường gặp phải vấn đề thiếu việc làm, thiếu vốn và thiếu kiến thức để phát triển sản xuất Vì vậy, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp người lao động thuộc hộ nghèo có cơ hội học nghề và tìm được việc làm

Luật Việc làm năm 2013 đã quy định chi tiết về chính sách hỗ trợ việc làm Hai nghị định quan trọng được ban hành để thực hiện chính sách này bao gồm: Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ Các nghị định này quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

Nhờ những chính sách này, người lao động thuộc hộ nghèo đã có nhiều cơ hội được học nghề và tìm kiếm công việc Điều này góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt hơn, cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ nghề nghiệp và việc làm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình nghèo có thể tiếp cận vốn và kiến thức cần thiết để phát triển sản xuất

Sự thiếu hiểu biết và trình độ văn hoá thấp, đặc biệt là ở nhóm nông thôn, dẫn đến việc khó tiếp cận kiến thức khoa học công nghệ và thiếu ý thức học hỏi Do đó, năng lực sản xuất kém dẫn đến tình trạng nghèo Hầu hết các gia đình nghèo ở vùng nông thôn sống chủ yếu bằng hoạt động nông lâm, đó là nguồn sinh kế chính và quan trọng nhất Đất đai, là tài nguyên thiên nhiên quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của các hộ nghèo Tuy nhiên, sản xuất trong nông nghiệp vẫn chưa cao do trình độ tay nghề và kỹ thuật canh tác của người nông dân còn yếu kém và lạc hậu Việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn và những người thuộc hộ nghèo là rất cần thiết và ưu tiên Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao

30 động nông thôn đến năm 2020" thông qua Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 để đáp ứng yêu cầu này

1.2.3 Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng

Khái quát về thành phố cao lãnh

2.1.1 Đặc điểm lịch sử, địa lý

- Khái quát về quá trình lịch sử hình thành và phát triển thành phố Cao Lãnh

Năm 1976, tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong, khu thị tứ Mỹ Trà - Cao Lãnh trở thành thị trấn của huyện Cao Lãnh Năm 1983, do yêu cầu khai thác vùng Đồng Tháp Mười, thị xã Cao Lãnh được thành lập và đến năm 1989 trở thành thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp Năm 2005, thị xã Cao Lãnh được Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III

Ngày 16 tháng 01 năm 2007, thị xã Cao Lãnh được Chính phủ công nhận là thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp, với 15 đơn vị hành chính, gồm 08 phường và 07 xã

Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố Cao Lãnh là 10.726,6 ha Trong đó, diện tích nội thị là 3.013,7 ha, chiếm 28,10%, khu vực ngoại thị là 7.712,9 ha, chiếm 71,90%

Thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II thuộc tỉnh, nằm ở tả ngạn sông Tiền, cách thành phố Cần Thơ gần 80 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 154 km, cách biên giới Việt Nam - Campuchia hơn 54 km về hướng Bắc; có tổng diện tích tự nhiên là 10.726,6 ha, chiếm 3,18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đồng Tháp; trong đó diện tích nội thị là 3.013,7 ha, chiếm 28,10%, khu vực ngoại thị là 7.712,90 ha, chiếm 71,90%; tổng dân số trên địa bàn là 213.945 người, trong đó nội thị 121.190 người, ngoại thị 92.755 người; có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 08 phường và 07 xã Thành phố Cao Lãnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh của Tỉnh, là một trong ba đô thị lớn của tỉnh Đồng Tháp; các cơ quan lãnh đạo của Tỉnh và hầu hết các đơn vị tài chính, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Tỉnh và Trung ương đều đóng trên địa bàn Thành phố

Thành phố Cao Lãnh có vị trí địa lý:

- Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh

- Phía Nam giáp huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, qua sông Tiền

- Phía Tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, qua sông Tiền

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí thành phố Cao Lãnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thành phố Cao Lãnh được thành lập theo Nghị định số 10/2007/NĐ-CP ngày 16/01/2007 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của Thị xã Cao Lãnh trước đây Thành phố Cao Lãnh có tọa độ địa lý sau: từ 10040’63’’- 10051’32’’ vĩ độ Bắc và 105055’73’’-105069’09’’ kinh độ Đông Là trung tâm kinh tế - văn hóa của Tỉnh, trên địa bàn thành phố có nhiều loại hình dịch vụ cao cấp khác như: hệ thống tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục…

Thành phố Cao Lãnh là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp Đây là trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, là thành phố chăm sóc sức khỏe và là cơ sở hậu cần cho sự phát triển bền vững của một trong sáu vùng kinh tế lớn của đồng bằng sông Cửu Long

Là đô thị trung tâm kinh tế phát triển hạt nhân vùng trọng điểm của tỉnh, phát triển mạnh thương mại - dịch vụ với chức năng là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Điều kiện tự nhiên cũng là một lợi thế của thành phố Cao Lãnh Địa chất hình thành từ trầm tích phù sa sông, giàu hữu cơ và dinh dưỡng, thích hợp cho trồng trọt Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên hấp dẫn tạo nên đặc trưng của một đô thị sông nước, là cơ hội cho việc phát triển các khu dịch vụ nghĩ dưỡng tái tạo sức khỏe

Là trung tâm công nghiệp của tỉnh, có vị trí quốc phòng quan trọng, nơi tập trung đông dân cư, nơi trực tiếp đón nhận và chuyển giao công nghệ cho các khu vực trong vùng, là nơi trung chuyển và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm hàng hóa với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy sự phát triển tỉnh Đồng tháp và các tỉnh trong vùng

Là trung tâm kinh tế của khu vực: huyện Lấp Vò, huyện Cao Lãnh, thành phố

Sa Đéc, là vùng tiêu biểu về phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Là cầu nối với thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên và các tỉnh lân cận Hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi cho việc giao thương, mua bán (Cổng thông tin điện tử thành phố Cao Lãnh)

Cơ cấu kinh tế thành phố Cao Lãnh trong các năm chuyển dịch mạnh ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ và lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng lĩnh vực nông - lâm - thủy sản Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân trong 3 năm giai đoạn

Trong năm 2020, Cao Lãnh - thủ phủ đất sen hồng cũng như cả nước chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 Nhiều công việc bị đình trệ vì giãn cách xã hội, phát triển kinh tế trong điều kiện phải đảm bảo phòng, chống dịch Nhưng với sự đồng lòng chung sức, sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, Thành phố đã đạt được nhiều kết quả khả quan

Tổng giá trị sản xuất năm 2020 của Cao Lãnh tăng 5,1% so với năm 2019 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 7,1% so với năm 2019, là một trong những địa phương dẫn đầu về thực hiện mục tiêu kép của tỉnh là vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch có hiệu quả

Năm 2021, tuy gặp nhiều khó khăn do Covid-19, nhưng Cao Lãnh vẫn đạt và vượt 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

2.1.3 Đặc điểm văn hóa, xã hội

Một trong những điểm mạnh của Thành phố là du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái, đến thành phố Cao Lãnh, sẽ được viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, là một trong những điểm tham quan trọng tâm trong tuyến du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái của tỉnh như:

• Vườn Quốc gia Tràm Chim

• Khu căn cứ địa cách mạng Xẻo Quýt

• Rừng tràm sinh thái Gáo Giồng

• Bia tưởng niệm Tiền Hiền Nguyễn Tú

• Di tích lịch sử cách mạng Hòa An

• Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của

• Khu công viên Văn Miếu và các điểm du lịch miệt vườn

• Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường

• Làng du lịch Tân Thuận

• Vườn chôm chôm Tịnh Thới

• Vườn xoài Tân Thuận Tây

Ngoài ra thành phố còn có sân vận động quy mô 18.000 chỗ, nhà thi đấu đa năng, toàn bộ 15 xã, phường đã được phủ sóng phát thanh và truyền hình tạo điều kiện cho người dân có thể sinh hoạt, vui chơi đầy đủ, tiện nghi

Thành phố Cao Lãnh là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo lớn của tỉnh với hệ thống giáo dục hoàn chỉnh với 26 điểm trường Tiểu học, 11 điểm trường THCS,

05 điểm trường THPT (trong đó có 01 trường chuyên) và các trường đại học, trường cao đẳng Chất lượng dạy và học của Thành phố trong những năm qua đã tăng lên

40 đáng kể, góp phần vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững

Thành phố Cao Lãnh có tổng số 22 cơ sở y tế, gồm 4 bệnh viện đa khoa là Đa khoa Đồng Tháp, Tâm Trí, Thái Hoà, Quân Dân Y, 01 bệnh viện y học dân tộc;

Công tác triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo trên địa bàn thành phố cao lãnh giai đoạn 2019 - 2021

2.2.1 Công tác ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc triển khai chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo Để thực hiện công tác giảm nghèo có hiệu quả và đạt chất lượng, Phòng LĐ-TB&XH thành phố Cao Lãnh đã kịp thời tham mưu Thành ủy, Hội đồng nhân dân và UBND Thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành CTMTQGGN giai đoạn 2016 - 2020 (xem chi tiết văn bản tại phần Tài liệu tham khảo), triển khai đến các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường thực hiện

Hằng năm Thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo và

Kế hoạch điều tra, rà soát đánh giá biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ sống bằng nghề nông có mức sống trung bình trên địa bàn, trong đó, có phân công thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách địa bàn, kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện

2.2.2 Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp Thành phố Đã ban hành Quyết định số 122/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình việc làm và giảm nghèo thành phố Cao Lãnh, Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 08/11/2019 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình việc làm và giảm nghèo thành phố Cao Lãnh

Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình việc làm và giảm nghèo Thành phố đã được kiện toàn theo Quyết định số 23/QĐ-UBND-TL ngày 14/3/2019 của UBND Tỉnh và hướng dẫn cho UBND các xã, phường kiện toàn Ban giảm nghèo cấp xã đúng theo quy định Đồng thời xây dựng quy chế và phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện

Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình việc làm và giảm nghèo thành phố đã ban hành quy chế hoạt động tại Quyết định số 10/QĐ-BCĐCTVLGN ngày 12/11/2019; đồng thời phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo tại Quyết định số 124/QĐ-BCĐCTVLGN ngày 12/11/2019

2.2.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách giảm nghèo

Uỷ ban nhân dân Thành phố Cao Lãnh Chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH tham mưu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách giảm nghèo trên hệ thống truyền thanh Thành phố và Trạm truyền thanh xã, phường với tổng số 25 tin, bài; tổ chức đối thoại hằng năm với công dân về chính sách giảm nghèo tại 15/15 xã, thu hút hàng ngàn lượt người tham dự

Thông tin tuyên truyền cả chiều rộng lẫn chiều sâu như: tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh Thành phố và Trạm truyền thanh xã, phường; lồng ghép vào các cuộc họp dân ở xã, phường, khóm, ấp về các chủ trương, chính sách thực hiện

42 công tác giảm nghèo Đồng thời, thông qua các buổi đối thoại chính sách giảm nghèo hằng năm để tuyên truyền cho người nghèo và công dân biết để thực hiện

Nhằm góp phần nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo của Thành phố và xã, phường, Phòng LĐ-TB&XH thành phố đã tổ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ với 294 lượt người tham dự và cử 161 lượt cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn chính sách giảm nghèo do Sở LĐ-TB&XH tổ chức

Các hoạt động truyền thông, đối thoại được tổ chức giai đoạn 2019 - 2021

- Năm 2019: lồng ghép vào các cuộc hội nghị để triển khai và đã tổ chức đối thoại với công dân về lĩnh vực chính sách người có công, lao động việc làm, giảm nghèo và bảo trợ xã hội tại 15/15 xã, phường được 15 cuộc, số lượng 673 người tham gia, người nghèo là 249 người, người cận nghèo là 245 người, đối tượng khác là 179 người

- Năm 2020: tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo trên địa bàn Thành phố được 15 cuộc, với 1.220 người tham gia, trong đó người nghèo là 597 người, người cận nghèo là 623 người

- Năm 2021: do tình hình dịch Covid-19 bùng phát mạnh nên tất cả các hoạt động truyền thông, đối thoại với công dân được tạm dừng, chỉ tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định

Trong giai đoạn 2019 - 2021, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố duy trì phát triển ổn định, các chính sách về an sinh xã hội, giảm nghèo được quan tâm triển khai thực hiện tốt, người nghèo, những người yếu thế trong xã hội được quan tâm hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và thoát nghèo bền vững Từ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm

Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố Cao Lãnh cùng với ủy ban nhân dân các xã và phường, hàng năm đều xây dựng và triển khai các kế hoạch nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững Điều này được thực hiện thông qua việc tổ chức các buổi đối thoại chính sách giảm nghèo và các cuộc họp giữa các đơn vị liên quan Kế hoạch này được xây dựng dựa trên dữ liệu từ việc điều tra và rà soát cuối năm về tình hình nghèo đóng vai trò là cơ sở để phân tích nguyên nhân gây nghèo và đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng hộ gia đình

Kết hợp với công tác tuyên truyền cơ sở, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là người nghèo thay đổi nhận thức, khích lệ tinh thần chủ động, tiến lên, và tận dụng hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước và cộng đồng để thoát khỏi tình trạng nghèo đói một cách bền vững.

Kết quả triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo trên địa bàn thành phố cao lãnh giai đoạn 2019 - 2021

2.3.1 Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo Đầu giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ hộ nghèo Thành phố là 4,88% (tương ứng 2.099 hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo là 3,42% (tương ứng 1.472 hộ), là đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong tỉnh

Bảng 2.1: Chỉ tiêu hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016-2021

Chỉ tiêu Đơn vị tính Đầu giai đoạn

(Nguồn: Báo cáo Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021)

Thực hiện Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 26/7/2016 của UBND thành phố về thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo thành phố Cao Lãnh giai đoạn 2016 - 2020, đến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo Thành phố còn 1,06% (tương ứng 501 hộ) và tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,49% (tương ứng 1.176 hộ)

Bảng 2.2: Diễn biến hộ nghèo, hộ cận nghèo của Thành phố giai đoạn 2019 - 2021

Diễn biến nghèo theo xã, phường Đơn vị tính Đầu giai đoạn

(Nguồn: Báo cáo Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021)

Qua 03 năm (giai đoạn 2019 - 2021) thực hiện Chương trình, Thành phố đã giảm được 278 hộ nghèo (tương ứng giảm 0,71%), giảm 225 hộ cận nghèo (tương ứng giảm 0,69%).

Bảng 2.3: Diễn biến hộ cận nghèo của các xã, phường giai đoạn 2019 - 2021

Diễn biến cận nghèo theo xã, phường Đơn vị tính Đầu giai đoạn

Hộ cận nghèo Thành phố % 3,42 3,18 2,66 2,49

(Nguồn: Báo cáo Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021) 2.3.2 Kết quả huy động vốn và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình

Thành phố Cao Lãnh được sự quan tâm hỗ trợ của Tỉnh về phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng Thành phố được đầu tư xây dựng đồng bộ và tạo điều kiện phát triển nhanh nhằm tạo tiền đề phấn đấu xây dựng thành phố Cao Lãnh “Năng động - Văn minh - An toàn - Thân thiện” gắn với xây dựng Nông thôn mới và Văn minh đô thị

46 tiến tới hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn vào năm 2019 và đạt đô thị loại II vào đầu năm 2020 Trên cơ sở đó, chính quyền Thành phố đã tích cực huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ theo hướng phát triển bền vững, xứng tầm là đô thị trung tâm của Tỉnh Thành phố còn tập trung phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch gắn với bảo tồn truyền thống lịch sử, văn hóa với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo và xây dựng chính quyền thân thiện, đẩy mạnh cải cách hành chính

Tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2019 - 2021: 31.119.017.200 đồng (không tính vốn tín dụng), Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 15.578.361.430 đồng

- Ngân sách địa phương: 5.494.400.610 đồng

- Huy động cộng đồng: 10.046.255.160 đồng

Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình CTMTQGGN gia đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: đồng

STT Chỉ tiêu Tổng cộng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

I Tổng kinh phí thực hiện CTMTQGGN 31.119.017.200 9.368.969.500 11.421.520.250 10.328.527.450

Kinh phí thực hiện các dự án, nội dung thuộc CTMTQGGN

II.1 Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo 392.100.000 392.100.000 0 0

STT Chỉ tiêu Tổng cộng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

II.2 Đối thoại chính sách giảm nghèo 102.940.000 36.540.000 66.400.000 0

II.3 Giám sát, đánh giá

II.4 Điều tra, rà soát đánh giá biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo

Kinh phí thực hiện các chính sách thuộc

4 Vốn vay ưu đãi (doanh số) 198.729.500.000 34.595.000.000 131.436.000.000 32.698.500.000

Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên)

III.2 Hỗ trợ y tế (BHYT) 16.440.689.700 4.932.630.000 7.818.365.250 3.689.694.450

Hỗ trợ giáo dục (miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập)

STT Chỉ tiêu Tổng cộng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

III.5 Hỗ trợ tiền điện 894.264.000 358.344.000 291.720.000 244.200.000

IV Kinh phí hỗ trợ, trợ giúp giảm nghèo khác 4.618.350.000 389.500.000 300.500.000 3.928.350.000

IV.1 Hỗ trợ quà, tết 940.500.000 389.500.000 300.500.000 250.500.000

IV.2 Trợ giúp khó khăn

IV.3 Hỗ trợ gạo (covid-19) 2.548.350.000 0 0 2.548.350.000

( Nguồn Phân bổ kinh phí từ Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp)

2.3.3 Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình

Các hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách do nhà nước quy định Ngoài ra Thành phố còn vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp ủng hộ tiền, quà cho hộ nghèo nhân dịp lễ, tết và giúp điều trị bệnh hiểm nghèo, học sinh có điều kiện cắp sách đến trường, hạn chế học sinh bỏ học

Chỉ đạo các ngành và Ủy ban nhân dân xã, phường đăng ký nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thường xuyên huy động lao động trên địa bàn Thành phố tham gia sàn giao dịch việc làm định kỳ tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Tháp

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành thực hiện CTMTQGGN của trung ương và của tỉnh, Ban Chỉ đạo việc làm - giảm nghèo Thành phố đã cụ thể hóa để chỉ đạo cho các ban, ngành Thành phố và Ban giảm nghèo xã, phường tập trung thực hiện tốt các nội dung hướng dẫn và thực hiện đúng quy trình điều tra, rà soát đánh giá biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo Qua 03 năm thực hiện, nhìn chung về cơ bản thành phố Cao Lãnh đạt được kết quả khả quan Để thực hiện tốt CTMTQGGN, Ủy ban nhân dân Thành phố còn phân công từng thành viên Ban Chỉ đạo việc làm - giảm nghèo Thành phố phụ trách địa bàn để hướng dẫn xã, phường triển khai kế hoạch thực hiện CTMTQGGN đúng theo quy định, tránh bỏ sót đối tượng Đồng thời tuyên truyền vận động cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân hiểu về chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong việc thực hiện CTMTQGGN của địa phương

2.3.3.1 Thực hiện chính sách, dự án thuộc CTMTQGGN

2.3.3.1.1 Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo

Thành phố đang vận hành và thực hiện có hiệu quả Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo tại xã Tân Thuận Tây, cụ thể như sau:

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo tại xã Tân Thuận Tây, được xây dựng với tổng vốn 392.100.000 đồng, trong đó:

- Tổng vốn đầu tư cho hộ nghèo là 200.000.000 đồng;

- Vốn đối ứng của hộ tham gia Dự án là 192.100.000 đồng

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững triển khai thực hiện từ năm

2014 - 2016 ở xã Hòa An, sau khi kết thúc, xã Hòa An không có nhu cầu vay nên giai đoạn 2016 - 2019 Thành phố chuyển Dự án sang đơn vị xã Tân Thuận Tây triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ cho 10 hộ nghèo làm kinh tế, sản xuất kinh doanh Sau khi kết thúc, lãi thu được trừ chi phí đạt 230.000.000 đồng, bình quân mỗi hộ lãi 23.000.000 đồng Đến nay, 10 hộ tham gia dự án đã thoát nghèo, đạt 100% kế hoạch đề ra

2.3.3.1.2 Đối thoại chính sách giảm nghèo

Phòng LĐ-TB&XH tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch đối thoại chính sách giảm nghèo và ra Quyết định thành lập Tổ công tác đối thoại chính

50 sách giảm nghèo, UBND xã, phường tổ chức Hội nghị triển khai ở xã, phường, Phó Chủ tịch chủ trì và mời các thành viên trong Tổ công tác của huyện được phân công theo dõi đối thoại chính sách giảm nghèo tham dự và chỉ đạo Hội nghị Đối thoại được thực hiện thông qua hình thức trao đổi trực tiếp, thẳng thắng, dân chủ giữa người dân và đại diện các cấp chính quyền, các cơ quan chủ chương trình, cơ quan chủ trì và thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động thuộc CTMTQGGN và một số chương trình, chính sách liên quan khác, tìm ra những giải pháp cụ thể để giải quyết những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, góp phần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện các nguồn lực giảm nghèo

Các buổi đối thoại đã tổ chức giai đoạn 2019 - 2021:

- Năm 2019: lồng ghép vào các cuộc hội nghị để triển khai và đã tổ chức đối thoại với công dân về lĩnh vực chính sách người có công, lao động việc làm, giảm nghèo và bảo trợ xã hội tại 15/15 xã, phường được 15 cuộc, số lượng 673 người tham gia, người nghèo là 249 người, người cận nghèo là 245 người, đối tượng khác là 179 người

- Năm 2020: tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo trên địa bàn Thành phố được 15 cuộc, với 1.220 người tham gia, trong đó người nghèo là 597 người, người cận nghèo là 623 người

- Năm 2021: do tình hình dịch Covid-19 bùng phát mạnh nên tất cả các hoạt động truyền thông, đối thoại với công dân được tạm dừng, chỉ tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định

Thông qua kết quả các buổi đối thoại chính sách giảm nghèo, Phòng LĐ- TB&XH thành phố và UBND các xã, phường đã tham mưu ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời căn cứ dữ liệu kết quả điều tra, rà soát cuối năm để làm cơ sở phân tích nguyên nhân nghèo và tìm ra các giải pháp cụ thể cho từng hộ gia đình

Cơ sở đề xuất giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

3.1.1 Phân tích các nhân tố tác động đến công tác giảm nghèo thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở các cấp, các ngành ngày càng được quan tâm, thực hiện thường xuyên; công tác đào tạo cán bộ được chú trọng, nhất là cán bộ trực tiếp thực hiện công tác giảm nghèo ở cấp xã, thường xuyên được bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức chuyên môn; việc kiểm tra, giám sát đánh giá được thực hiện thường xuyên

- Bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, tình hình an ninh quốc phòng được đảm bảo, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn, 90% ấp có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn, 98% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 100% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm

- Nhiều dự án giảm nghèo tại địa phương đã được đông đảo người dân đón nhận và tham gia như: đóng góp tiền, ngày công lao động hoặc thành lập các Tổ giám sát để giám sát các công trình xây dựng tại địa phương, trong quá trình thực hiện có sự bàn bạc, công khai minh bạch…

- Nguồn vốn phân bổ thực hiện Chương trình cũng như các hạng mục dự án triển khai trong năm giải ngân đúng theo tiến độ

- Người nghèo tiếp cận tốt các chính sách, hỗ trợ của Nhà nước, nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản, đời sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt

- Các dự án mô hình được xây dựng dựa trên thế mạnh, đặc thù của từng địa phương nên dễ triển khai, phù hợp với thực tế, từ đó kết quả quả luôn đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra, các hộ tham gia dự án đã có việc làm và thu nhập tương đối ổn định, đời sống từng bước nâng cao Bên cạnh đó, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội cũng đã được phát huy, tạo được uy tín và lòng tin ở đoàn viên, hội viên và nhân dân, giúp mối quan hệ ngày thêm gắn bó, góp phần thay đổi tư duy nhận thức của người dân, thay đổi phương thức sản xuất, tạo việc làm cho người lao động nhất là lao động nhàn rỗi ở nông thôn

- Nhu cầu của hộ nghèo thường lớn hơn mức hỗ trợ của dự án, nguồn lực huy động của người dân còn hạn chế Việc lồng ghép kinh phí từ các chương trình, dự án trên địa bàn xã chưa nhiều, nguồn vốn phân bổ còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của hộ để phát triển sản xuất Do Thành phố Cao Lãnh số hộ nghèo, cận nghèo thấp, nhu cầu vay vốn không nhiều, nên thực hiện Dự án gắp nhiều khó khăn

- Một số hộ chưa có kinh nghiệm tiếp thu chậm trong việc chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, nhất là khâu chọn lựa con giống nên trong quá trình nuôi bị chết hoặc phát triển chậm, giá con giống lúc mua ở mức cao đến khi bán ra giá lại không cao như dự tính, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận 6 Địa phương chưa tìm được hướng liên kết cho đầu ra của sản phẩm, còn lệ thuộc vào thương lái, nên đôi khi còn bị ép giá (trúng mùa nhưng mất giá) Kiến thức của người dân còn hạn chế trong việc áp dụng khoa học vào sản xuất

- Công tác giảm nghèo tại các địa phương còn nhiều khó khăn, do đa phần người dân thuộc xã Chương trình 135 chưa qua đào tạo chuyên môn nghề, thiếu tư liệu sản xuất để phát triển trồng trọt và chăn nuôi, chưa có nhiều mô hình, dự án để thu hút việc làm tại chỗ Các dự án do mới thành lập, kinh phí hạn chế nên số lượng hộ tham gia ít, thu nhập tăng thêm chưa nhiều

- Đời sống người dân còn khó khăn, do thiếu việc làm phải đi làm thuê ở các khu công nghiệp trong và ngoài Tỉnh; trình độ tay nghề lao động thấp, chủ yếu

69 là lao động phổ thông Tỷ lệ hộ nghèo cao, đa số các hộ thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm thường xuyên (chủ yếu có việc làm theo mùa vụ)

- Nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, khả năng huy động nguồn vốn xã hội hóa trong bối cảnh hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn dẫn đến việc huy động nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng và các doanh nghiệp chưa được như kỳ vọng

- Công tác hỗ trợ đào tạo nghề, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và giáo dục định hướng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã Chương trình 135, tuy đạt được một số kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội các cấp cần phải quán triệt sâu rộng trong hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân, đề xuất giải pháp căn cơ để tạo chuyển biến nhận thức của hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo về định hướng học nghề và giải quyết việc làm, tạo sinh kế

- Ý thức tự lực vươn lên trong cuộc sống của một số bộ phận hộ nghèo chưa cao, vẫn còn tồn tại một số suy nghĩ không muốn thoát nghèo để hưởng cơ chế, chính sách của Nhà nước Còn một bộ phận hộ nghèo không chí thú làm ăn, không chịu lao động nên khả năng thoát nghèo rất khó Lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề, đa số tự tìm việc làm tại địa phương, làm theo thời vụ, chất lượng thực sự của nguồn lao động qua đào tạo còn thấp nên chưa tạo được thu nhập ổn định

Kết quả phỏng vấn KIP các lãnh đạo về tình hình giải pháp thoát nghèo cho người dân, được biết, trong quá trình thực hiện có những thuận lợi và khó khăn

Các hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách do nhà nước quy định Ngoài ra Thành phố còn vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp ủng hộ tiền, quà cho hộ nghèo nhân dịp lễ, tết và giúp điều trị bệnh hiểm nghèo, học sinh có điều kiện cắp sách đến trường, hạn chế học sinh bỏ học,

Trong quá trình thực hiện, Trung ương và tỉnh cũng có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm

Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

3.2.1 Đề xuất từ người nghèo

Theo ý kiến của các hộ nghèo được phỏng vấn, để góp phần giúp họ vươn lên thoát nghèo, họ cần được hỗ trợ các mặt về dễ tiếp cận vay vốn (37,78%) Mặt dù chương trình hỗ trợ vốn vay cho dân nghèo đã và đang được thực hiện, nhưng theo ý kiến người dân thì cần được hướng dẫn rõ ràng hơn, chi tiết hơn, vì người dân không đủ trình độ, kiến thức thức hoàn thành hồ sơ… do đó còn rất khó khăn trong quá trình vay vốn

Hỗ trợ trong sản xuất có 68,88% ý kiến quan tâm Do người dân nghèo còn thiếu các điều kiện sản xuất kinh doanh như dụng cụ sản xuất và tay nghề, do đó cần có những chương trình hỗ trợ các thiết bị và chương trình tập huấn tay nghề phục vụ sản xuất cũng như tay nghề lao động trong các công ty xí nghiệp

Cần triển khai các mô hình phát triển kinh tế hộ rất được người dân đồng tình (92,22%) Các hộ mong muốn có những chương trình phát triển kinh tế hộ như mô hình trồng cây, mô hình chăn nuôi hoặc kinh doanh…

Bảng 3.1: Các đề xuất thoát nghèo

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 90 hộ nghèo tại Thành phố Cao Lãnh năm 2021)

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự phối hợp của Mặt trận các đoàn thể nhằm nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả cho người dân

- Thường xuyên tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành, các cấp về khoa học kỹ thuật, các mô hình liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm

Các đề xuất thoát nghèo Số hộ %

Dễ tiếp cận vốn vay 44 37,78

Hỗ trợ trong sản xuất 62 68,88

Các mô hình phát triển kinh tế hộ 83 92,22

- Ý thức vươn lên của người dân, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước IV, Giải pháp nhân rộng mô hình:

- Mô hình cần được triển khai, nhân rộng tại các nơi có nhiều hộ nghèo, cận nghèo có nhu cần vay vốn để phát triển kinh tế gia đình mà người dân thật sự cần thiết

- Mô hình phải được đông đảo người tham gia, có thể xây dựng tổ hợp tác làm trung tâm, làm đầu mối thu mua sản phẩm

Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình việc làm và giảm nghèo Thành phố và Ban giảm nghèo xã, phường luôn quan tâm triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người nghèo, tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững không chỉ là mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ công bằng xã hội mà còn là một giá trị cốt lõi của nhân loại trong thời đại ngày nay Giảm nghèo phải luôn là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền Thành phố với sự chỉ đạo quyết liệt, không ngừng nghỉ của Thành ủy nhằm triển khai và thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo Cùng với đó là sự nổ lực phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể và chính quyền của các xã, phường, trên cơ sở kế hoạch giai đoạn của Thành phố các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các nội dung thuộc Chương trình, chính sách giảm nghèo chung của Trung ương, Tỉnh và Thành phố Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo các cấp theo quy định, đồng thời ban hành Quy chế và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ phối hợp công tác của Ban Chỉ đạo và các thành viên trong Ban Chỉ đạo

Thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua Dự án (hạn chế cho không), kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch sản xuất của địa phương; hỗ trợ cho hộ nghèo,

75 hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự nguyện đăng ký tham gia Dự án thông qua nhóm hộ, cộng đồng; hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay ưu đãi, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình, phù hợp với từng Dự án và điều kiện cụ thể của từng đối tượng được hỗ trợ nhằm nhân rộng

Dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tham gia

Xây dựng chính sách khuyến khích thoát nghèo trên cơ sở làm tốt công tác điều tra xác định hộ nghèo, hộ thoát nghèo bền vững và công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục để hộ nghèo tự nguyện đăng ký tham gia và tự lực, khắc phục khó khăn vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ trong thực hiện chính sách giảm nghèo đối với hộ nghèo nhằm khắc phục tình trạng một bộ phận hộ nghèo không muốn thoát nghèo nhiều năm liền để hưởng chính sách, đồng thời xây dựng cơ chế thực hiện mô hình thoát nghèo gắn kết với cộng đồng dân cư trên địa bàn; ưu tiên đầu tư cho các hộ đăng ký phấn đấu thoát nghèo để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo

- Sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, đầu tư có trọng điểm, không dàn trải, tập trung hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao nhận thức, thay đổi cách làm ăn cùng với dạy nghề, truyền nghề, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả

3.2.3 Chỉ đạo, điều hành, phối hợp tổ chức nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình

Thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở; tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình Khuyến khích và mở rộng hoạt động tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các Dự án, Tiểu Dự án thuộc Chương trình, nhất là các Dự án đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo và Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, các dự án liên quan đến người nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo vốn sản xuất, nhà ở, hỗ trợ

76 dạy nghề, tạo việc làm để người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; triển khai thực hiện các mô hình giảm nghèo bền vững tại các địa phương, hàng năm đánh giá nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả Tập trung, ưu tiên nguồn lực theo hướng ưu tiên các Chương trình, Dự án mang lại hiệu quả cao như tạo việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế nhân rộng mô hình giảm nghèo,… lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ Quan tâm bố trí bổ sung nguồn vốn cho vay nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác

Thực hiện quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nêu cao tầm quan trọng của việc thực hiện các chính sách giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; nêu gương điển hình tiên tiến vươn lên thoát nghèo nhằm thay đổi nhận thức trong nhân dân, khắc phục tư tưởng lệch lạc không muốn thoát nghèo để được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhất là đối với lực lượng lao động trẻ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chủ trì và phối hợp với các ban, ngành chức năng liên quan tích cực tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên trong tổ chức mình thực hiện tốt chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước nêu ra; tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, người thân phấn đấu vươn lên thoát nghèo

3.2.4 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và công chức thực hiện chính sách giảm nghèo

Một số đề xuất, kiến nghị

3.3.1 Đối với các cơ quan Trung ương

Lựa chọn ưu tiên, tập trung phân bổ vốn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ dân sinh, sớm đưa các hạng mục vào sử dụng phát huy hiệu quả giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, tránh tình trạng phân bổ bình quân, dàn trải, công trình dở dang, kém hiệu quả

Bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí theo đúng các Chương trình, Dự án đã được duyệt; đảm bảo ngân sách hàng năm cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo nói chung và Thành phố nghèo nói riêng Tăng nguồn vốn sự nghiệp bố trí hàng năm để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế khuyến khích, huy động nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong thực hiện công tác giảm nghèo và tiếp tục có cơ chế chính sách, bổ sung nguồn lực theo hướng tập trung dựa trên thế mạnh của địa phương trong thực hiện công tác giảm nghèo trong thời gian tới, nhất là các Chương trình, Dự án mang tính khả thi, có khả năng nhân rộng và áp dụng đại trà có sự đồng thuận của cộng đồng, xã hội Ủy ban Trung ương Mặt Trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần tiếp tục quan tâm tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân ở địa phương ủng hộ đóng góp nguồn lực cho công cuộc giảm nghèo; tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối với người dân nói chung, người nghèo nói riêng để chính sách thực sự đi vào cuộc sống

3.3.2 Đối với tỉnh Đồng Tháp

Cấp ủy Đảng quan tâm nhiều hơn nữa cho công tác giảm nghèo nói chung, nhất là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2025

Kịp thời điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội của lao động nông thôn kết hợp với giải quyết đầu ra cho người dân khi tham gia thụ hưởng các chính sách

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, làm tốt công tác tư tưởng để hộ nghèo chia sẽ với Nhà nước trong thực hiện chương trình giảm nghèo

Các đoàn thể ủy thác, nhất là hội Liên hiệp Phụ nữ có chương trình, dự án ưu tiên xét cho vay tín dụng đối với hộ nghèo nữ là chủ hộ phù hợp với kết quả sản xuất chăn nuôi gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

UBND xã, phường chú ý quan tâm tổ chức lực lượng điều tra chuyên nghiệp (là những cán bộ đoàn cấp xã, công tác viên có độ tuổi dưới 45) tham gia điều tra biến động hộ nghèo/cận nghèo hay lực lượng sinh viên năm 3-4 ở Trường Đại học Đồng Tháp (Khoa công tác xã hội) được tập huấn bài bản, chuyên sâu làm hết giai đoạn từ 2022-2025, để công tác điều tra tốt hơn và ít tốn kém chi phí hơn so với giao cho ĐTV khóm/ấp Đây cũng là hướng mở để áp dụng việc điều tra tổng hợp quá nhiều nội dung sau này và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều tra trong xu thế 4.0

Kết quả giảm nghèo ở một số địa phương trong địa bàn thành phố Cao Lãnh chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo có thể gia tăng khi có biến cố xảy ra như: thiên tai, dịch bệnh, đau ốm Nguồn vốn dành cho Chương trình giảm nghèo chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, ở một số xã, nợ quá hạn và nợ khó đòi còn cao nên trong khâu xét cho vay vẫn còn ngán ngại Ý thức quyết tâm vươn lên thoát nghèo của một số hộ nghèo còn thấp, nhiều hộ nghèo được hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế, làm nhà ở… đến nay cuộc sống đã khá hơn nhưng vẫn không muốn thoát nghèo, còn muốn nghèo để tiếp tục được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước Việc nhân rộng mô hình giảm nghèo đối với các hộ nghèo, cận nghèo chưa được nhiều

Tiếp tục thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa chính quyền và người dân trong việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, thực hiện tốt công tác quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội Phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm tra, giám sát để đảm bảo hoạt động cho vay hiệu quả, hạn chế nợ quá hạn; tăng cường tuyên truyền huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân; tranh thủ nguồn vốn ủy thác từ địa phương cũng như từ các tổ chức, cá nhân để bổ sung nguồn vốn cho vay; tạo mọi điều kiện để hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận với nguồn vốn của Chính phủ

Thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch sản xuất của địa phương; hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự nguyện đăng ký tham gia dự án thông qua nhóm hộ, cộng đồng; hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình, phù hợp với từng dự án và điều kiện cụ thể của từng đối tượng được hỗ trợ nhằm nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tham gia

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, cận nghèo của thành phố Cao Lãnh như: chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, về giáo dục, về y tế, đạo tạo nghề và hưởng thụ

88 văn hóa thông tin đã góp phần vào việc nâng cao đời sống của người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố Tuy nhiên kết quả giảm nghèo chưa thật sự vững chắc, còn chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa nhóm dân cư; nguồn lực thực hiện chính sách vẫn còn dàn trải, chưa tập trung hỗ trợ để tác động làm chuyển biến thực sự đời sống người nghèo trong khi việc huy động nguồn lực tại chổ để giảm nghèo ở địa phương còn khó khăn

Luận văn “ Đánh giá công tác giảm nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” đã phân tích cơ sở lý luận những kết quả đạt được ,trên cơ sở đó làm rõ thực trạng giảm nghèo bền vững thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua; xác định nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan sau đó đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản như cách thức, thủ tục tiếp cận vốn vay, hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh, nhân rộng các mô hình thoát nghèo hiệu quả và một số giải pháp kiến nghị đối với trung ương và địa phương giúp hộ nghèo trong thành phố có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững Từ kết quả đạt được từ lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm giúp người dân thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thoát nghèo bền vững trong tương lai

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

- Nguyễn Thị Ánh và Nguyễn Thị Nghĩa (2014) Thực trạng, giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Khoa học

Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 30(2014): 84-91.

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w