Bên cạnh đó, không ít các trường hợp bị lừa đảo xin việc, xuất khẩu lao động dẫn đến tiền mất tật mang hoặc phải làm những việc trái với pháp luật, đạo đức của xã hội: buôn bán ma tuý, m
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH:QUẢN LÝ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM THỊ NGỌC HÀ
HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ,
TỈNH ĐỒNG THÁP
SKC008345
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM THỊ NGỌC HÀ
HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410 Người Hướng dẫn khoa học:
TS LÊ QUANG THÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023
Trang 3Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023
Trang 15TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thanh niên phát triển kinh tế là một vấn đề đang rất được sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là đối với thanh niên, người chủ tương lai của đất nước nhiều mô hình phát triển kinh tế, ý tưởng khởi nghiệp trong thời gian qua đã và đang triển khai thực hiện rộng rãi Tuy nhiên, chất lượng việc làm chưa cao, việc làm chưa ổn định, thiếu việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên, năng xuất lao động thấp… đặc biệt đối với thanh niên nông thôn không có nghề nghiệp, việc làm, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh đang là những vấn đề chính được xã hội quan tâm.những dự án khởi nghiệp từ thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế
Nghiên cứu luận văn ngoài việc đánh giá thực trạng tác giả cũng đã tiến hành thu thập các công trình nghiên cứu đã công bố và các văn bản chính sách về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế đã ban hành, các cơ sở lý luận và thực tiễn, các bài học kinh nghiệm từ các huyện, thị thành và các tỉnh khác Thu thập số liệu tại Thành đoàn Hồng Ngự, chi cục Thống Kê, Phòng Lao động Thương & xã hội, phòng Kinh
tế Thành phố nhằm phục vụ công tác phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở địa bàn thành phố Hồng Ngự Tác giả nhận thấy
có nhiều ý kiến cho rằng các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến việc thanh niên phát triển kinh tế các nguồn vốn do Đoàn Thanh niên quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn khởi nghiệp của thanh niên; thiếu cơ quan chuyên trách trực tiếp phụ trách chương trình khởi nghiệp tại địa phương để thanh niên liên hệ; Phong trào khởi nghiệp diễn ra mạnh
mẽ tuy nhiên chưa đồng đều; mô hình kinh tế thanh niên có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh đơn lẻ, manh mún, chậm khắc phục tình trạng khó khăn yếu kém…Kết quả thu thập tổng hợp là cơ sở để tác giả đề ra các giải pháp mang tính toàn diện và kiến nghị đến các cấp quản lý nhằm góp phần hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự tốt hơn trong thời gian tới
Trang 16ABSTRACT OF THE THESIS
Youth economic development is a matter of great concern of society, especially for young people, the future owners of the country Many economic development models, startup ideas in recent years have been widely implemented However, the quality of jobs is not high, jobs are not stable, lack of jobs or no regular jobs, low labor productivity Especially for rural youths without jobs, careers, lack of capital for production and business are the main issues of concern to society Start-up projects from young people still have many limitations
In addition to assessing the current status, the author has also collected published research works and policy documents on supporting youth's economic development which are issued, the theoretical and practical basis, lessons learned from districts, cities and other provinces Collect data at Hong Ngu Union, Statistics Department, Labour, Trade & Social Affairs Department, City Economic Department for analysing, assessing the current status of activities to support youths for economic development in Hong Ngu city The author finds that there are many opinions that young people's economic development has been greatly influenced by many factors: the capital sources managed by the Youth Union have not met the needs of young people for start-up loans; there has been the lack of a dedicated agency directly in charge of the local entrepreneurship program for young people to contact; the start-up movement was strong but uneven; The youth economic model
is small-scale, single production and business activities, fragmented, slow to overcome difficult and weak situations The collected results are the basis for the author to propose comprehensive solutions and make recommendations to management levels to contribute to supporting youth economic development in Hong Ngu city better in the future
Trang 17MỤC LỤC
Trang bìa Trang
Quyết định giao đề tài i
Biên bản chấm điểm luận văn ii
Lý lịch khoa học ix
Lời cam đoan x
Lời cảm ơn xi
Tóm tắt luận văn xii
MỞ ĐÂU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
4 Đối tượng nghiên cứu 5
5 Phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp luận văn 6
8 Bố cục luận văn 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 7
1.1 Các khái niệm 7
1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế 7
1.1.2 Thanh niên 7
1.2 Vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế 9
1.3 Đặc điểm của hoạt động thanh niên làm kinh tế 11
1.4 Các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế trong thanh niên 12
1.5 Thanh niên và phong trào phát triển kinh tế xã hội .13
1.5.1 Phog trào xung kích phát triển kinh tế xã hội 13
Trang 181.5.2 Phong trào xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ 16
1.5.3 Phong trào hỗ trợ thanh niên trong nghề nghiệp 19
1.5.4 Phong trào hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp .21
1.6 Kinh nghiệm về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế 24
1.6.1 Huyện Lấp Vò 24
1.6.2 Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 25
1.6.3 Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa 26
1.6.4 Bài học kinh nghiệm cho thanh phố Hồng Ngự 27
Chương 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2017 - 2022 29
2.1 Thông tin về lực lượng thanh niên thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 29
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 29
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 31
2.1.3 Thông tin về lực lượng thanh niên thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 34
2.2 Phân tích thực trạng về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 36
2.2.1 Các mô hình hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế 36
2.2.2 Các chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế 43
2.2.3 Thực trạng hỗ trợ thanh niên trên địa bàn thành phố Hồng Ngự 46
2.3 Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 55
2.3.1 Những hạn chế, yếu kém 55
2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 56
Chương 3: GIẢI PHÁP HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP 58
3.1 Định hướng về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự .58
3.1.1 Bối cảnh chung 58
3.1.2 Mục tiêu trong thời gian tới 59
3.1.3 Một số chỉ tiêu cụ thể 60
Trang 193.2 Cơ hội và thách thức về việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự 62 3.2.1 Về cơ hội .62 3.2.2 Về thách thức 62 3.3 Đề xuất giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự 63 3.3.1 Nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về các phong trào phát triển knh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự 63 3.3.2 Giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên 64 3.3.3 Duy trì và thành lập mới tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên về số lượng và chất lượng 66 3.3.4 Tổ chức cuộc thi tìm hiểu các đề tài, ý tưởng và dự án khởi nghiệp 66 3.3.5 Duy trì hoạt động câu lạc bộ khởi nghiệp thành phố Hồng Ngự và thành lập trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp 67 3.3.6 Lập sàn giao dịch ý tưởng khởi nghiệp online 68 3.3.7 Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện có của chính phủ, trung ương Đoàn, tỉnh và các chính sách của thành phố Hồng Ngự khuyến khích hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế 69 3.3.8 Biểu dương nhân rộng gương cá nhân tập thể điển hình tiên tiến tham gia phát triển kinh tế .71 3.4 Kiến nghị 72 3.4.1 Đối với Trung ương Đoàn 72 3.4.2 Đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh, Hội Liên hiệp thanh niên Tỉnh Đồng Tháp .72 3.4.3 Đối với Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồng Ngự 72 KẾT LUẬN .74
Trang 21DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2022 thành phố Hồng Ngự… 30 Bảng 2.2 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
Bảng 2.3 Phân tích SWOT khởi nghiệp Thành phố Hồng Ngự……… 48
Trang 22PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên Việt Nam luôn phát huy truyền thống của dân tộc, luôn nêu cao tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích đi đầu Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn và là lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quả tạo điều kiện, môi trường cho thanh niên tham gia một cách chủ động, sáng tạo, phát huy, cống hiến tài năng và sức trẻ của thanh niên
Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hiện nay cả nước hiện có 52,2 triệu người trong độ tuổi lao động; trong đó có hơn 22 triệu thanh niên lao động, chiếm 42,15% lực lượng lao động cả nước Phát triển nguồn nhân lực trẻ là tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là nhu cầu khách quan, nguyện vọng chính đáng của thanh niên mà Nhà nước phải có chính sách và chương trình dài hạn giải quyết
Nhìn chung thực trạng việc làm của thanh niên trong thời gian gần đây vẫn diễn biến khá phức tạp Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng; chất lượng việc làm chưa cao, việc làm chưa ổn định, thiếu việc làm hoặc không
có việc làm thường xuyên, năng xuất lao động thấp… đặc biệt đối với thanh niên nông thôn không có nghề nghiệp, việc làm, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh đang là những vấn đề chính được xã hội quan tâm Hiện nay theo thống kê cho thấy trên 50% số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề Do thiếu vốn và không có việc làm nên 2/3 số thanh niên nông thôn thường xuyên phải rời quê tìm việc làm ở nơi khác khiến cho làn sóng di cư tự phát của họ đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm việc làm ngày càng có xu hướng tăng lên… Đối với Thành phố Hồng Ngự nói riêng những năm qua đất nông nghiệp có xu hướng thu hẹp, nhiều diện tích đất bị thu hồi phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… mặc dù đã có chính sách tái định cư ổn định cuộc sống song người dân vẫn chưa quen với môi trường sống mới, đặc biệt thanh niên chưa biết định hướng công việc sẽ làm gì, có ý tưởng khởi nghiệp nhưng không biết bắt đầu từ đâu? hoặc có việc làm nhưng thu nhập không ổn định, đời sống
Trang 23bấp bênh Họ thực sự không có khả năng tìm kiếm công việc phù hợp nếu không được
hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp việc làm Thiếu việc làm là tất yếu một bộ phận thanh niên nông thôn sa vào các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút Bên cạnh đó, không ít các trường hợp bị lừa đảo xin việc, xuất khẩu lao động dẫn đến tiền mất tật mang hoặc phải làm những việc trái với pháp luật, đạo đức của xã hội: buôn bán ma tuý, mại dâm… Thực trạng trên gây lãng phí nguồn nhân lực thanh niên khá dồi dào của Thành phố, gây cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố, dẫn đến mất ổn định chính trị, xã hội nếu không được quan tâm và có các giải pháp cụ thể đẩy mạnh hơn nữa
Từ những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố hiện nay Vấn đề hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay là vấn đề bức thiết của xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm không những của các cấp bộ Đoàn thanh niên mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của toàn xã hội và của chính thanh niên
Do vậy, tác giả nghiên cứu “Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp” là một việc làm cấp thiết nhằm đồng hành cùng thanh niên Hồng Ngự trong quá trình lập nghiệp và góp phần phát triển kinh tế -
xã hội địa phương
2 Các công trình nghiên cứu liên quan
Tại Việt Nam, những công trình đã công bố chủ yếu tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên
Nguyễn Hữu Dũng (2005) với công trình nghiên cứu: Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, đã phân tích các nội dung có liên quan đến lý luận về thị trường lao động, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên và mối quan hệ với thị trường lao động; thực trạng thị trường lao động ở nước ta cũng như thực trạng định hướng nghề nghiệp cao thanh niên thời gian qua; dự báo cung cầu của thị trường lao động, định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nước ta
Trang 24Ngô Quỳnh An với đề tài: “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” (2012) đã phân tích và đánh giá thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang hội nhập quốc tế, đưa ra kết luận
là khả năng này ở thanh niên Việt Nam chưa cao, từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên
Đỗ Thị Hoa Liên và cộng sự (2019) với đề tài “nghiên cứu hệ thống giải pháp để xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre”, nhằm đánh giá ý định, cơ hội và các hoạt động khởi nghiệp của thanh niên, góp phần giúp các nhà giáo dục, các nhà quản lý, khơi dậy và khuyến khích tinh thần, sự tự tin khởi nghiệp, tu duy làm chủ, hướng tới tạo việc làm, sinh kế bền vững, phát triển doanh nghiệp trong thanh niên
Nguyễn Thu Thủy (2015) nghiên cứu về các nhân tố tác động tới tiềm năng khởi
sự kinh doanh của sinh viên đại học đã khẳng định sự tác động của các nhân tố môi trường tới tiềm năng khởi sự kinh doanh - khái niệm giống như ý định khởi nghiệp kinh doanh, đồng thời tác giả cho rằng các trải nghiệm cá nhân trong đó có các trải nghiệm được tiếp cận trong quá trình đại học có tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên; các hoạt động hướng khởi sự kinh doanh trong và ngoài chương trình đào tạo của trường đại học đều tác động tích cực tới hai khía cạnh là tự tin và mong muốn khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam Nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường cảm xúc kết hợp với các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng khởi sự kinh doanh
Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp với trường hợp sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ được khảo sát trên 233 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai thuộc khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh tại Đại học Cần Thơ Kết quả nghiên cứu xác định được thứ tự ảnh hưởng theo mức độ quan trọng giảm dần của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: Thái độ và sự hiệu quả, giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, nguồn vốn, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2015) nhằm xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại các
Trang 25Trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ Dữ liệu của nghiên cứu được thu từ 400 sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố Kết quả, có 4 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành quản trị trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bao gồm: thái độ và sự đam mê,
sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ quan, giáo dục Trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có ảnh hưởng mạnh đến ý định khởi nghiệp
Nguyễn Văn Đức (2017) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận gồm Năng lực khởi nghiệp, thái độ khởi nghiệp, đam mê khởi nghiệp, Ngồn vốn, Thị trường và Hỗ trợ khởi nghiệp với mẫu nghiên cứu gồm 192 thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên gồm Năng lực khởi nghiệp, Đam mê khởi nghiệp, Nguồn vốn và Hỗ trợ khởi nghiệp Trong đó, nhân
tố Năng lực khởi nghiệp có tác động mạnh nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận Chưa có bằng chứng khẳng định rằng có hay không ảnh hưởng của nhân tố Thái độ khởi nghiệp và Thị trường đến
ý định khởi nghiệp
Hoàng Thị Thương (2014) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Lao động Thương bình và xã hội Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến các ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm sáu yếu tố: chuẩn mực xã hội, cảm nhận sự khát khao, cảm nhận tính khả thi, cảm nhận môi trường giáo dục đại học, điều kiên thị trường và tài chính, tính cá nhân Thông qua phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn thử 30 sinh viên dùng để điều chỉnh thang do lien quan đến các khái niệm nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đem lại là cần chú trọng đến môi trường giáo dục, chất lượng các môn học cũng như xây dựng chương trình, khóa học để giáo dục tinh thần doanh nhân Các nhà quản
lý kinh tế, chính phủ, ngân hang cần tạo một thị trường cạnh tranh lành mạnh, xây dựng nguồn cung cấp vốn cho các doanh nghiệp sắp thành lập
Lê Vũ Trọng Bảo (2020) xác định các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp
Trang 26nhân tố khám phá rút trích được 6 yếu tố thái độ, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, giáo dục, kinh nghiệm làm việc và nguồn vốn Kết quả phân tích tương quan và hồi quy, tác giả thấy rằng có 6/6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của Thanh niên trên địa bàn huyện Châu Đức Trong đó, yếu tố thái độ có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của Thanh niên, yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động thứ hai, yếu tố giáo dục và yếu tố nguồn vốn có mức độ tác động tiếp theo và cuối cùng là yếu tố quy chuẩn chủ quan và yếu tố nguồn vốn; từ đó tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của thanh niên
Những kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng để luận văn kế thừa và phát triển nội dung
3 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết và hoạt động thực tế về công tác hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế; xác định và phân tích các vấn đề cần giải quyết trong công tác
hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp;
đề xuất một số giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự luôn là chủ trương lớn, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Đây là một trong những yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và nhu cầu cần thiết của nhân dân
4 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự
5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các chính sách, mô hình hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự
- Phạm vi về không gian: Trên địa phương thành phố Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp
- Phạm vi về thời gian: Đánh giá hiện trạng giai đoạn 2017 - 2022; Đề xuất giảiupháp hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập các công trình nghiên cứu đã công bố và các văn bản chính sách về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế đã ban hành
Trang 27để thiết kế cơ sở lý luận và thực tiễn, các bài học kinh nghiệm từ các huyện, thị thành
và các tỉnh khác Thu thập số liệu tại Thành đoàn Hồng Ngự, chi cục Thống Kê, Phòng Lao động Thương & xã hội, phòng Kinh tế Thành phố nhằm phục vụ công tác phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở địa bàn thành phố Hồng Ngự
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Trao đổi với cán bộ công tác đoàn, thảo luận nhóm với các thanh niên tham gia phát triển kinh tế nhằm hiểu rõ nhận thức, thái
độ của họ đối với thực trạng hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở thành phố Hồng Ngự
7 Đóng góp của Luận văn
Khái quát cơ sở lý luận, thực tiễn làm rõ thực trạng, những ưu điểm, tồn tại, hạn chế của các chính sách, mô hình hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự là tài liệu tham khảo cho các cấp
bộ Đoàn trong thành phố Hồng Ngự và các huyện, thị khác
Phân tích được thực trạng và các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế thành phố Hồng Ngự giai đoạn 2017 - 2022 Đề xuất các giải pháp để hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng ngự
8 Bố cục của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động hỗ trợ Thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự
Chương 2: Thực trạng hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng ngự tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2017 - 2022
Chương 3: Giải pháp hỗ trợ Thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Trang 28PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1 Các Khái niệm
1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế (economic development) là quá trình chuyển đổi kinh tế có liên quan đến việc chuyển biến cơ cấu của nền kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa, tăng tổng sản phẩm trong nước và thu nhập đầu người Nói chung, các nước đang phát triển được đặc trưng bởi nền sản xuất tự túc là chính, chủ yêu là nông nghiệp và mức thu nhập đầu người thấp Các nước phát triển được đặc trưng bởi ngành chế biến
và dịch vụ lớn, mức thu nhập đầu người cao.”
Đầu tư tư bản là yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi Đầu tư không những làm tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế và năng suất sử dụng nguồn lực, mà còn làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân thông qua tác dụng nhiều mặt của chúng Sự gia tăng thu nhập quốc dân làm tăng mức tiết kiệm, qua đó cung cấp tài nguyên chính cho quá trình tiếp tục tích lũy tư bản Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế xã hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng
1.1.2 Thanh niên
Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng lao động xã hội, nguồn bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực.”
Thanh niên là quá trình chuyển giao xã hội giữa thời kỳ trẻ còn lệ thuộc sang giai đoạn trưởng thành và độc lập” (Johanna Wyn và Rod White, 1997), hay cụ thể hơn thanh niên là một khái niệm kinh tế và xã hội, đề cập một giai đoạn riêng biệt trong vòng đời giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành,“là mộtunhóm xã hội nhân khẩu đặc thù, bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh chónguvề thểuchất, tâm lý, trí tuệ, sựutham giautrong mọiulĩnh vực hoạt động của xã
Trang 29hội và có mối quan hệ mậtuthiết với mọi tầng lớp khác trong xã hội, là lực lượng quan trọng trong quá trìnhuphát triển của các quốc gia (Ngô Quỳnh Anh, 2012)
Theo Luật Thanh niên (2020), qui định thanh niên là những người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với nhiều đặc điểm khác mà chúng ta cho thanh niên là những người trong độ tuổi 16 đến 30.”Tuy nhiên, cần phải phân biệt
rõ tuổi đoàn viên và tuổi thanh niên Theo Điều lệ Đoàn thì Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội của thanh niên, bao gồm những thanh niên ưu tú trong độ tuổi 15 đến 30 Đoàn viên theo quy định khi hết tuổi, đoàn viên có thể tựunguyện tiếp tụcusinh hoạt trong tổ chức đoàn hay tham gia vào Hội liên hiệp Thanh niên và các hoạt động khác của Đoàn và phong trào thanh niên đến năm 35 tuổi Với cách hiểu chung nhất về tuổi thanh niên như vậy nhưng do những điều kiện khách quan của công tác thống kê tập hợp số liệu nên trong đề tài này, tùy nội dung phân tích, khai thác và có chỗ phải sử dụng số liệu theo cách hiểu truyền thống, có chỗ phải sử dụng số liệu do các ngành cung cấp, hoặc có chỗ sử dụng số liệu tổng hợp của Đoàn, của Hội… nhưng tựu chung đều nhằm mục đích khắc họa được tình hình và diện mạo thanh niên hiện nay một cách kháchquan, khoa học
Đảng nhận định thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm
lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình
Trang 30Thực hiện vai trò tiên phong của tuổi trẻ trong lập thân lập nghiệp, xác định công tác hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 324/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2013, Các cấp bộ đoàn có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế, như: tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu, tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất kinh doanh tiêu biểu; xây dựng, duy trì và củng cố các mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên; phối hợp với ngành lao động - thương binh & xã hội tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, hướng dẫn thanh niên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh
Có thể khẳng định, trong thời gian qua các hoạt động hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế của các cấp bộ Đoàn rất thiết thực, hiệu quả Đặc biệt, là việc xây dựng và mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác phát triển kinh tế trong thanh niên nông thôn Các mô hình liên kết hợp tác trong thanh niên xuất hiện rất nhiều và đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa phương Các mô hình chất lượng ngày càng cao, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, thu nhập tại cho hàng triệu lao động nông thôn
1.2 Vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế
Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người Chăm lo, phát triển, thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội
Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh Xây dựng Đoàn vững mạnh chính là xây dựng Đảng trước một bước Đảng
đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho thanh niên hành động, xác định các chuẩn mực
Trang 31cho thanh niên phấn đấu; xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hoá đường lối, chủ truơng của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hoá trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng năm của các cấp, các ngành
Sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên thời kỳ mới Mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên là nội dung quan trọng của công tác đoàn để giáo dục, bồi dưỡng, động viên và phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
Vai trò của thanh niên trong hoạt động phát triển kinh tế đang được khẳng định nhiều với mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực, đặc biệt là phong trào thanh niên khởi nghiệp được tuổi trẻ cả nước hưởng ứng nhiệt tình và dần trở thành phong trào tiêu biểu của thanh niên Những người trẻ tuổi có xu hướng phát triển khởi nghiệp kinh doanh cao hơn so với các doanh nhân lớn tuổi, vì họ muốn doanh nghiệp
họ phát triển nhanh hơn và do đó tạo ra nhiều việc làm mới Điều quan trọng thanh niên phát triển kinh tế cũng như khởi nghiệp sẽ không lãng phí năng lượng trẻ và tiềm năng đổi mới vì những đặc điểm đó là cần thiết để tạo ra sự đột phá trong kinh doanh Các nền kinh tế theo định hướng đổi mới hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển không ngừng của ý tưởng mới Hoạt động đồng hành, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế của các bạn trẻ đang phát triển mạnh và lan tỏa, trở thành một trong những nội dung trọng tâm của chương trình xây dựng nông thôn mới Cùng với công tác đẩy mạnh phong trào thi đua thanh niên phát triển kinh tế nông thôn thì việc định hướng nghề nghiệp cho đoàn viên thanh niên khối trường học là một trong những hoạt động quan trọng Trong từng năm học, cần đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp nhằm định hướng nghề nghiệp cho đoàn viên thanh niên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tổ chức các hoạt động dạy nghề tin học, điện dân dụng, làm vườn cho đoàn viên thanh niên Với các hoạt động ấy đã góp phần tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi ra trường Với những giải pháp trên, thiết nghĩ sẽ thúc đẩy được việc phát huy vai trò của đoàn viên thanh niên trong phát triển kinh tế, đặc biệt là thanh niên nông thôn trong chương trình xoá đói giảm nghèo, giúp
Trang 32đoàn viên thanh niên vươn lên thoát nghèo và tạo dựng cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc
1.3 Đặc điểm của các hoạt động thanh niên làm kinh tế
Tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên toàn cầu đang gây ra hậu quả kinh tế xã hội, có thể ảnh hưởng không chỉ tình hình hiện tại mà cả sự phát triển trong tương lai Do đó, khởi nghiệp và phát triển kinh tế trong thanh niên là một trong những cách có thể là câu trả lời cho các vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên
Các thanh niên làm kinh tế và khởi nghiệp tạo ra việc làm cho chính họ và những nhân viên của họ, thúc đẩy sự đổi mới, thậm chí tạo ra xu hương mới cho thị trường, bằng cách sử dụng các cơ hội có sẵn Những người trẻ tuổi có xu hướng phát triển kinh
tế và khởi nghiệp kinh doanh cao hơn so với các doanh nhân lớn tuổi, vì họ muốn doanh nghiệp của họ phát triển nhanh hơn và do đó tạo ra nhiều việc làm mới (OECD, 2013) Điều quan trọng là thực hiện phát triển kinh tế và khởi nghiệp kinh doanh sẽ không lãng phí năng lượng của giới trẻ và tiềm năng đổi mới vì những đặc điểm đó là cần thiết để tạo ra sự đột phá trong kinh doanh Các nền kinh tế theo định hướng đổi mới hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển không ngừng của những ý tưởng mới
Đặc biệt, một người trẻ tuổi khởi nghiệp và làm kinh tế với sự chăm chỉ, vượt khó khăn cùng với những ý tưởng tốt để thành công, điều này có thể có hiệu úng tích cực trong cộng đồng thanh niên bị thiệt thòi, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, ỏ những vùng kinh tế còn chậm phát triển, họ sẽ vươn lên để thành công Cuối cùng, kinh nghiệm có được khi thành lập doanh nghiệp và trở thành doanh nhân giúp người trẻ tích lũy vốn nhân lực, bằng cách phát triển kỹ năng mới, có thể áp dụng trong các thử thách khác trong cuộc sống
Các nhà hoạch định chính sách thường thấy được những tác động tích cực của tinh thần kinh doanh đối với người trẻ và thông qua các chương trình khác nhau (như giáo dục kinh doanh, tư vấn và hỗ trợ tài chính…), họ cố gắng thúc đẩy tinh thần kinh doan trong thanh niên Bởi vì, thanh niên phải vừa cảm thấy sẵn sàng (sở hữu kiến thức và kỹ năng cần thiết) và có ý chí để trở thành doanh nhân, nhưng ngay cả khi đã sẵn sàng và muốn trở thành doanh nhân, thì họ vẫn có thể cần một số dịch vụ hỗ trợ như cố vấn hoặc kết nối mạng lưới
Trang 33Đối với thanh niên, làm kinh tế và khởi nghiệp là một cách thức cho phép thanh niên vào thị trường lao động và thúc đẩy họ tự tạo việc làm cho mình và cho nhiều người khác các tổ chức như ILO, Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới đã nhấn mạnh một số lợi thế tích cực để kích thích tinh thần doanh nhân trẻ:
- Doanh nhân trẻ là một lựa chọn để tạo việc làm cho thanh niên
- Doanh nhân trẻ đặc biệt nhạy bén với các cơ hội và xu hướng kinh tế mới;
- Có người trẻ tuổi đang hoạt động trong các linh vực tăng trưởng cao;
- Những người trẻ tuổi có kỹ năng kinh doanh sẽ là những nhân viên giỏi
- Kinh nghiệm kinh doanh hoặc giáo dục khởi nghiệp kinh doanh, giúp thanh niên phát triển các kỹ năng mới, có thể vận dụng cho các thách thức khác trong cuộc sống và điều này sẽ có lợi cho thanh niên, cho dù họ có ý định trở thành hoặc tiếp tục làm doanh nhân hay không
1.4 Các yếu tố tác động đến đến sự phát triển kinh tế trong thanh niên Trên thế giới, việc khích lệ phát triển kinh tế và khởi nghiệp đóng vai trò sống còn đối với sự phát triển của các nền kinh tế xã hội hiện đại (Holmgren & From, 2005; Ozaralli & Rivenburgh, 2016) Phát triển kinh tế và khởi nghiệp thúc đẩy đổi mới, công nghệ, thế hệ lao động và đóng góp vào việc tạo ra các cơ hội thị trường mới, nâng cao tăng trưởng kinh tế và của cải quốc gia (Holmgren & From, 2005) Do đó, trong những năm gần đây, nhiều Chính phủ tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đã chú trọng các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp trong dân số nói chung, và thanh niên nói riêng (Dioneo - Adetayo, 2006; Holmgren & From, 2005; Koe, Sa’ari, Majid & Ismail, 2012; Ozaralli & Rivenburgh, 2016; Sharma & Madan, 2014) Khởi nghiệp trẻ là một mối quan tâm lớn bởi đây là một chiến lược quan trọng hướng tới khả năng lao động của người tốt nghiệp đại học tại mỗi quốc gia Các lý thuyết trước đây đã chỉ ra rằng, khởi nghiệp được xem là một lựa chọn nghề nghiệp phổ quát trong sinh viên toàn cầu (Schwarz, Wdowiak, Almer, Jarz & Breitenecker, 2009)
Việc khuyến khích thái độ và dự định của thanh niên đối với khởi nghiệp là quan trọng để khích lệ họ trở thành doanh nhân Doanh nhân thường bắt đầu từ dự định trước khi khởi sự kinh doanh (N F Kruger, Reilly & Carsrud, 2000) Các bằng chứng trước đó đã tìm ra liên hệ giữa dự định cá nhân và quyết định khởi sự kinh doanh (Ozaralli & Rivenburgh, 2016) Ngoài ra, dự định khởi nghiệp có thể được phát triển
Trang 34(Boulton & Turner, 2005) Tuy nhiên, các nhân tố có thể tác động đến dự định khởi nghiệp thay đổi theo ngữ cảnh do những khác biệt về quan điểm cá nhân, xã hội, văn hóa và môi trường (Dioneo - Adetayo, 2006; Holmgren & From, 2005; Koe & nhóm đồng tác giả, 2012; Ozallie & Rivenburgh, 2016; Sharma & Madan, 2014) Do vậy, cần thiết phải có nghiên cứu về thanh niên làm kinh tế và dự định khởi nghiệp cụ thể cho mỗi quốc gia
Tại Việt Nam, Chính phủ đã đề ra mục tiêu tới năm 2020 sẽ có khoảng 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả; và việc khởi sự doanh nghiệp trẻ là một trong những hoạt động quan trọng nhất để hiện thực mục tiêu đó Nhiều chương trình, chính sách
và quỹ hỗ trợ phát triển kinh doanh đã được triển khai để thúc đẩy kinh doanh tại Việt Nam Theo Báo cáo Khởi nghiệp Toàn cầu (GEM), tỷ lệ người trưởng thành nhận thức được cơ hội khởi sự kinh doanh mới ở Việt Nam tăng từ 39,4% năm 2014 lên 56,8% năm 2015, cao hơn tỷ lệ của toàn Đông Nam Á (Báo cáo, 2017) Tuy nhiên, GEM cũng báo cáo rằng tỷ lệ người có dự định khởi sự kinh doanh tại Việt Nam chỉ là 22,3%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia đồng mức phát triển kinh tế khác (Báo cáo, 2017) Do vậy, cần thiết phải nêu ra những hạn chế tác động tới dự định khởi nghiệp của thanh niên, để góp phần phát triển các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp trẻ tại Việt Nam
Theo Hisrich & Peters (2002), thuật ngữ “Khởi nghiệp” là “một quá trình tạo nên một thứ mới, có giá trị bằng việc cống hiến thời gian và các nỗ lực cần thiết, gánh chịu các rủi ro đi kèm về tài chính, tinh thần, xã hội và kết quả là nhận những phần thưởng
về tiền bạc, sự thỏa nguyện cá nhân và độc lập” (Hisrich & Peters, 2002) Đồng thời, theo Ajzen (1991), dự định là tiền đề của hành động và hành vi (Ajzen, 1991) Tác giả tranh luận rằng, hành vi không được thực hiện một cách vô thức mà có lý do cụ thể và nhất quán với thông tin hành vi Hành vi được củng cố bằng các sự kiện và cũng bị suy giảm bởi chính các sự kiện này Cá nhân khát khao tự làm chủ khi nhận ra khởi sự kinh doanh là một lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và là con đường để đạt được những ý tưởng, mục tiêu và thành tựu cá nhân (Barringer & Ireland, 2010)
1.5 Thanh niên và các phong trào phát triển kinh tế - xã hội
1.5.1 Phong trào xung kích phát triển kinh tế - xã hội
Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội là một chương trình với mục tiêu phấn đấu ở đâu có Ðoàn, ở đó có hoạt động sáng tạo Từ đó, các cấp bộ đoàn
Trang 35đã tổ chức nhiều hoạt động trong các đối tượng, lĩnh vực công tác với nhiều nội dung phong phú, thiết thực, hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi để bồi dưỡng, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đoàn viên, thanh niên trong lao động sáng tạo, nâng cao chất lượng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị tại từng địa phương, đơn vị, góp phần khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Ðoàn và tuổi trẻ trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Nội dung xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng được các cấp bộ Ðoàn triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước và mỗi địa phương Nhiều chương trình, đợt hoạt động cao điểm xác định đúng chủ đề, như: Thanh niên với nghề nghiệp và việc làm; An sinh xã hội; Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới; Hành động vì môi trường; Chương trình xây dựng nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi đã được các cấp ủy Ðảng, chính quyền, nhân dân và dư luận xã hội đánh giá cao, góp phần tập hợp giáo dục thanh thiếu niên xung kích, tình nguyện tham gia giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc của cộng đồng Trong đó, phong trào Thanh niên tình nguyện được triển khai thường xuyên với cao điểm là Tháng Thanh niên, Mùa hè tình nguyện Nội dung có nhiều đổi mới theo hướng cụ thể, rõ việc, sát với nhu cầu, thực tiễn của địa phương Các đội hình, lực lượng thanh niên tình nguyện chuyên sâu gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của thanh niên, sinh viên được củng cố, phát triển ngày càng nhiều đã tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc của cộng đồng, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Ðiểm nổi bật trong phong trào thanh niên tình nguyện là đội hình đa dạng hơn, địa bàn hoạt động rộng hơn, trên cơ sở phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng thanh niên, học sinh, sinh viên, coi trọng các hoạt động tình nguyện tại chỗ, huy động nhiều nguồn lực, thu hút đông đảo các lực lượng xã hội cùng tham gia Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được các cấp bộ Ðoàn tập trung triển khai với nhiều nét mới hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cách mạng và phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Nội dung xung kích thực hiện cải cách hành chính được các cấp bộ đoàn tích cực
Trang 36cán bộ, đoàn viên, thanh niên nói chung và công chức trẻ nói riêng Trong đó, phong trào "Ba trách nhiệm" được đoàn viên thanh niên đăng ký thực hiện, xây dựng chương trình thực hiện và giúp đỡ đồng nghiệp, bạn bè thực hiện tốt các nội dung của "Ba trách nhiệm" thông qua việc đẩy mạnh tự giác học tập, trau dồi phẩm chất chính trị, xây dựng tác phong làm việc hiệu quả; tận tâm với công việc, tích cực tham gia xây dựng đơn vị; hòa nhã, ân cần, vui vẻ khi giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng
Theo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII, trong nhiệm
kỳ 2017 - 2022, phong trào này được thực hiện và đạt kết quả rõ nét trên các lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị và các phong trào trong từng đối tượng thanh niên Hiện nay, cả nước có hơn 4.500 câu lạc bộ Thanh niên làm kinh tế với hơn 43.600 thành viên; hơn 85.000 hộ thanh niên nghèo, cận nghèo được hỗ trợ vươn lên thoát nghèo Các cấp bộ đoàn đã đảm nhận, thực hiện trên 455.000 công trình, phần việc thanh niên, hơn 2.200 dự án trong các lĩnh vực, mang lại giá trị kinh tế - xã hội cao
Phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” Các cấp bộ đoàn tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; hỗ trợ thanh niên làm kinh tế, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống sinh hoạt nông thôn; giữ gìn vệ sinh môi trường; tham gia xây dựng đời sống văn hóa Đoàn viên, thanh niên cả nước đóng góp hàng triệu ngày công tham gia thắp sáng hơn 5.800 km đường giao thông nông thôn với tổng trị giá hơn 100 tỷ đồng; xây dựng hơn 4.100 tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu; làm mới hơn 7.100 km đường giao thông nông thôn, hơn 2.300 cầu nông thôn; hơn 400 nhà văn hóa; tổ chức hơn 7.000 hoạt động chuyển giao tiến độ khoa học kỹ thuật cho đoàn viên, thanh niên
Phong trào “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị” được triển khai với nhiều mô hình, hoạt động sáng tạo, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp, an toàn; xóa các điểm đen ô nhiễm môi trường; đảm bảo trật tự an toàn xã hội; xây dựng lối sống, nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa Các đội hình tình nguyện chuyên nhằm phối hợp, hỗ trợ các lực lượng chức năng trong đảm bảo trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn đô thị được nhân rộng Nhiều công trình phần việc thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị văn minh, hiện đại được thực hiện hiệu quả
Trang 37Các cấp bộ đoàn duy trì quản lý 24.063 tuyến đường “sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn”
Các cấp bộ đoàn đã xây dựng và triển khai các phong trào gắn với từng khối đối tượng thanh niên, coi trọng và phát huy nhiệm vụ chuyên môn, thế mạnh của từng khối đối tượng để vận động thanh niên thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị Thanh niên trường học triển khai các phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, góp phần xây dựng xã hội học tập, phát triển nguồn nhân lực trẻ Công chức, viên chức trẻ thi đua triển khai phong trào “3 trách nhiệm”, tích cực tham gia cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp Thanh niên công nhân thi đua lao động, sản xuất, tích cực rèn luyện tay nghề, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động Đã thành lập mới được 2.722 câu lạc
bộ thanh niên khởi nghiệp với 115.496 hội viên thanh niên tham gia Các đơn vị Thanh niên xung phong đang theo dõi, hỗ trợ phát triển sản xuất và tạo việc làm cho gần 3.000 hộ gia đình thanh niên tại các làng thanh niên lập nghiệp, Đảo thanh niên với trên 7.000 lao động thường xuyên hơn và hơn 10.000 lao động thời vụ Đội ngũ doanh nhân trẻ đã vượt qua khó khăn, tiếp tục đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh Cuộc vận động “Thanh niên Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai với một số mô hình, cách làm hay như đưa hàng Việt về nông thôn, đến các khu vực có đông thanh niên công nhân
1.5.2 Phong trào xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ
Thanh niên là một lực lượng xã hội đặc thù, đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của xã hội, vì thế trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh niên đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới coi là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao vị trí, vai trò của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, công tác thanh niên
là vấn đề sống còn của dân tộc, và đã phát huy vai trò thanh niên trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Đại hội IV của Đảng (năm 1976) nêu rõ: Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14 tháng 01 năm 1993 của
Trang 38xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người Chăm lo, phát huy Thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước
Trong thời gian qua, Thanh niên Việt Nam tích cực sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học Nhiều đoàn viên thanh niên đã chủ động đăng ký và thực hiện hiệu quả các đề tài khoa học để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Từ năm 2017 - 2022, đã có 65.484
đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên trẻ; 18.419 đề tài nghiên cứu khoa học được Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên hỗ trợ triển khai; 3.977 hội nghị khoa học do Đoàn, Hội tổ chức Các cuộc thi sáng tạo trong thanh thiếu niên, nhi đồng được tổ chức rộng khắp, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia Bên cạnh đó, trong hoạt động sản xuất, thanh niên đã có nhiều sáng kiến, cải tiến, ứng dụng khoa học, công nghệ để tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, thời gian sản xuất; đổi mới, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; đồng thời, chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đưa các sáng kiến, phát minh ứng dụng vào thực tiễn Trong giai đoạn 2017 - 2022, đã có 237.540 sáng kiến, giải pháp sáng tạo trong lao động, sản xuất, kinh doanh, làm lợi hơn 1.516 tỷ đồng Đoàn viên, Thanh niên Khối Doanh nghiệp Trung ương đã đề xuất 115.263 ý tưởng, sáng kiến; trong đó, có 7.100 đề tài, sáng kiến, ý tưởng, giải pháp về công nghệ nâng cao năng lực quản lý,
Trang 39điều hành, cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, làm lợi cho doanh nghiệp và xã hội hơn 1.200 tỷ đồng…
Phong trào Sáng tạo trẻ được tập trung triển khai trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chăm sóc sức khỏe cộng đồng Năm năm qua, đoàn viên, thanh niên đã có hàng chục nghìn sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống; tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị
Nâng cao nhận thức, tâm thế và phát huy thanh niên tiên phong, sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng thành quả, vận dụng có hiệu quả những yếu tố tích cực từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt là tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia
Sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học: Tiếp tục khuyến khích, tạo môi trường để đoàn viên, thanh niên đề xuất các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt là thích ứng với tình hình mới và những thách thức, khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu, tập sự nghiên cứu khoa học, chủ động đăng ký nghiên cứu các đề tài khoa học để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh Thiết lập các mô hình hỗ trợ, tư vấn học tập, nghiên cứu khoa học cho đoàn viên, thanh niên Nâng cao chất lượng tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cho thanh niên, sinh viên, giáo viên trẻ Phối hợp tổ chức các cuộc thi sáng tạo thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và ứng dụng công nghệ thông tin để giới thiệu các sản phẩm chất lượng với xã hội
Sáng tạo trong công tác, phục vụ nhân dân và đời sống sinh hoạt: Các cấp bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên tích cực, chủ động, tiên phong tham gia vào quá trình xây dựng chính phủ số, xã hội số Nâng cao năng lực số cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên Khuyến khích, phát huy đoàn viên, thanh niên đề xuất các sáng kiến đổi mới quy trình, thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tham mưu, phục vụ;
hỗ trợ, tư vấn người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật hiện hành; đổi mới và
Trang 40nghệ, vũ khí, khí tài hiện đại; nâng cao chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày Tổ chức các giải thưởng, cuộc thi, hội thao, ngày hội sáng tạo trẻ Xây dựng cơ sở dữ liệu
để tổng hợp, ứng dụng, khai thác các ý tưởng, phát minh, sáng kiến của đoàn viên, thanh thiếu nhi vào đời sống xã hội và nhu cầu của người dân
1.5.3 Hỗ trợ thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm
Đồng hành cùng thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm từ lâu đã được các cấp
bộ Đoàn trong triển khai, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận Qua các hoạt động đồng hành của tổ chức Đoàn, nhiều thanh niên đã thành công, có việc làm ổn định, vươn lên làm giàu chính đáng và trở thành những câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ và
cả cộng đồng Khát khao làm giàu bằng chính đôi tay, khối óc của mình có lẽ là mong mỏi lớn nhất của không ít bạn trẻ trong hành trình lập thân, lập nghiệp Thế nhưng, nhiều bạn trẻ vẫn chưa định hình được khởi nghiệp như thế nào và bắt đầu từ đâu Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm của các cấp bộ Đoàn lần lượt ra đời đã trở thành “cầu nối” đưa thanh niên gần hơn với con đường khởi nghiệp
Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế cho thanh niên, các cấp bộ Đoàn thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi; tham quan mô hình tiêu biểu trong tỉnh Đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn thành lập doanh nghiệp do thanh niên làm chủ; tư vấn, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ trở về địa phương; hỗ trợ đoàn viên, thanh niên thực hiện các mô hình kinh tế gắn với tuyên dương kịp thời gương thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu để nhân rộng điển hình Các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp cũng diễn ra sôi nổi với đa dạng các hoạt động
Sáng tạo trong lao động, sản xuất, kinh doanh: Tiếp tục khuyến khích, cổ vũ và phát huy thanh niên đề xuất sáng kiến, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, kinh tế số vào lao động, sản xuất, kinh doanh; các sáng kiến, giải pháp tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, thời gian sản xuất; cải tiến, đổi mới, sáng tạo kiểu dáng, mẫu
mã góp phần nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm
Xây dựng các cộng đồng thanh niên sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; du lịch biển, đảo, tham gia phát triển kinh tế biển nhằm định hướng, thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và chăm lo, hỗ trợ, tham mưu chính sách phù hợp với