1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ths-quả lý kinh tế-Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở các Huyện của Hà Nội

129 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỤC LỤC

  • Trang

  • Trang

  • Biểu đồ 2.1: Kết quả ủy thác các chương trình cho vay năm 2007

  • 50

  • Biểu đồ 2.2: Số liệu về tập huấn, bồi dưỡng kiến thức

  • 61

  • Biểu đồ 2.3: Số mô hình, điểm trình diễn kỹ thuật được đầu tư hỗ trợ

  • 67

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn và là lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quả tạo điều kiện, môi trường cho thanh niên tham gia một cách chủ động, sáng tạo, phát huy, cống hiến tài năng và sức trẻ của thanh niên đồng thời phát huy tối đa thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

  • Từ những vấn đề đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn đề chính sách, biện pháp hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế ở các Huyện của Hà Nội, góp phần xây dựng kinh tế Thủ đô tăng trưởng cao, ổn định trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Để đóng góp vào những nghiên cứu chung đó, vấn đề “Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở các Huyện của Hà Nội” được tác giả chọn làm đề tài viết luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

  • 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

  • Thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số công trình, đề tài, bài viết liên quan được tiếp cận nghiên cứu dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau như: nghiên cứu về thanh niên phát triển kinh tế, về phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ... Trong đó:

  • Hướng nghiên cứu về thanh niên phát triển kinh tế bao gồm:

  • - Cuốn sách “Trang trại thanh niên, mô hình lập thân, lập nghiệp của thế hệ trẻ Yên Bái” của tác giả Nguyễn Văn Tuyết, Nxb Chính trị Quốc gia năm 1997.

  • - Cuốn sách “Thanh niên làm kinh tế trang trại” của tác giả Đường Hồng Dật, Nxb Thanh niên, năm 2001.

  • - Cuốn sách “Tuổi trẻ lập nghiệp từ trang trại” của tác giả Nguyễn Như Ất, Nxb Thanh niên, năm 2001.

  • Các công trình này chủ yếu tập trung giới thiệu quy trình thành lập một số mô hình phát triển kinh tế phù hợp, hiệu quả trên địa bàn nông thôn, giới thiệu một số mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trong thanh niên nông thôn; nghiên cứu những điều kiện, yếu tố thuận lợi giúp thanh niên nông thôn lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế; giới thiệu về kinh tế trang trại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, thanh niên với phát triển kinh tế trang trại và một số mô hình trang trại thanh niên và xu hướng phát triển trang trại thanh niên,…

  • Một số công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội có thể nhắc tới là:

  • - Báo cáo tóm tắt định hướng phát triển nông thôn ngoại thành Hà Nội đến năm 2010, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, năm 2003;

  • - Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái và hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2006 - 2010, đề tài nghiên cứu của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội;

  • - Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình 12/Ctr-TU về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2001 - 2005 của Ban chỉ đạo Chương trình 12/Ctr-TU thuộc UBND Thành phố Hà Nội, tháng 12-2005.

  • Các công trình này đã đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005 và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hà Nội theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu mang tính khái quát về phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành; các đánh giá và giải pháp cụ thể về CCKT tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp mà chưa đề cập đến đối tượng thanh niên tham gia phát triển kinh tế.

  • Bên cạnh đó, có thể kể đến một số công trình, đề tài khoa học liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn như:

  • Các đề tài nêu trên tập trung nghiên cứu, đi sâu phân tích các chính sách nông nghiệp, nông thôn được ban hành, quá trình hoàn thiện từng chính sách và tác động, hạn chế của các chính sách đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đã luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tác giả đã nêu rõ những vấn đề đặt ra trong quản lý nông nghiệp Việt Nam ảnh hưởng tới người nông dân như vấn đề đầu tư, khả năng cạnh tranh, xuất khẩu nông sản; nghiên cứu khái niệm về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đề xuất phương hướng giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đánh giá thực trạng phát triển của kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại đồng thời đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển kinh tế hộ nông dân; Những lý luận cơ bản về chính sách kinh tế, thực trạng tác động của các chính sách kinh tế thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà nội phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; Thực trạng hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân trong điều kiện có sự ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân nước ta, đề xuất phương hướng và giải pháp hỗ trợ nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

  • Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí về vấn đề này với những cách tiếp cận khác nhau như

  • Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu liên quan, nhưng chưa có công trình khoa học nào đã công bố tập trung nghiên cứu trực diện vấn đề giải pháp hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn các huyện của thành phố Hà Nội. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học trước đây, kết hợp với khảo sát thực tế ở địa bàn các huyện của thành phố Hà Nội (cũ), tác giả có thể đề xuất những kiến nghị và hệ thống giải pháp đối với tổ chức Đoàn trong việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn các huyện của Hà Nội trong giai đoạn tới.

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

  • Phạm vi nghiên cứu: Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế có phạm vi rất rộng, nhiều chủ thể tham gia. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự hỗ trợ từ tổ chức Đoàn thanh niên thành phố Hà Nội cho thanh niên sống ở khu vực nông thôn các huyện của Hà Nội. Sự hỗ trợ có định hướng mục tiêu nhằm phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào mô hình kinh tế thanh niên. Các sự hỗ trợ khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.

  • Phạm vi khảo sát gồm 5 huyện của Hà Nội cũ. Các huyện của Hà Tây cũ và các quận ở Hà Nội sẽ được đề cập ở một mức độ phù hợp, đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu (do Hà Nội mở rộng địa giới hành chính từ 1 - 8 - 2008).

  • Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá vấn đề hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế từ năm 2001 - 2009, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2010 - 2020.

  • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

  • 6. Đóng góp của luận văn

  • - Luận văn góp phần hệ thống hoá và bổ sung lý luận về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế từ góc độ tổ chức Đoàn thanh niên.

  • - Phân tích và làm rõ thực trạng hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở 5 Huyện của Hà Nội (cũ) trong giai đoạn từ 2001 - 2009, chỉ rõ các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.

  • - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hỗ trợ thanh niên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước giai đoạn 2010 - 2015.

  • - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn của thành phố Hà Nội đối với vấn đề hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế.

  • 7. Kết cấu của luận văn

  • Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.

  • Chương 1

  • NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

  • VỀ HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

  • 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

  • 1.1.1. Quan niệm về sự cần thiết hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

  • Thanh niên phát triển kinh tế trong phạm vi luận văn đề cập là những người trẻ tuổi đề xuất ý tưởng và trực tiếp triển khai thực hiện, xây dựng mô hình kinh tế thanh niên, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nhằm mang lại thu nhập cao cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội.

  • Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế là nhiệm vụ của toàn xã hội, nhưng vai trò nòng cốt là các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên, tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồng thời xây dựng các chương trình phối hợp với các Bộ, ban, ngành liên quan nhằm tạo cơ chế, chính sách giúp thanh niên được vay vốn, học nghề, tạo việc làm, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng mô hình kinh tế thanh niên và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

  • Mô hình kinh tế thanh niên các huyện ngoại thành Hà Nội cơ bản là mô hình kinh tế nông nghiệp với hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào thanh niên hoặc hộ gia đình trẻ nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp gắn với chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường sống. Do đặc điểm này mà mô hình kinh tế thanh niên các huyện ngoại thành cũng được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường (làm gì, cho ai, như thế nào theo yêu cầu của thị trường); là mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo mô hình tổ chức tối ưu, thể hiện ở việc kết hợp được thế mạnh kinh tế hộ với kinh tế hợp tác, kinh tế thị trường; là một hệ thống tổ chức theo nguyên lý của sinh thái học,... Đồng thời, mô hình kinh tế thanh niên là mô hình sản xuất kinh doanh do thanh niên làm chủ. Thanh niên được quyền tự chủ về kinh tế, tài chính, hạch toán độc lập, chủ động quyết đoán phương hướng sản xuất kinh doanh, lao động chủ yếu là thanh niên, gắn với cuộc sống của các gia đình trẻ; được tổ chức sản xuất kinh doanh theo phương thức sản xuất tiên tiến với công nghệ hiện đại theo các nguyên lý của nông nghiệp sinh thái bền vững, nông nghiệp sạch với mục tiêu nhằm đạt hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế, xã hội và môi sinh.

  • * Sự cần thiết xuất phát từ vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế

  • Thanh niên là lực lượng rường cột của nước nhà trong nhiều lĩnh vực. Hơn lúc nào hết, thanh niên luôn là lực lượng xung kích đi đầu trên các mặt trận và đạt những kết quả nhất định. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.

  • Thanh niên Thủ đô tích cực đi đầu trong lĩnh vực tham gia phát triển kinh tế gia đình thông qua nhiều việc làm, hành động cụ thể, thiết thực và có ý nghĩa đóng góp xây dựng kinh tế xã hội Thủ đô và đất nước, ngăn chặn và phòng chống suy giảm kinh tế, tham gia khắc phục và phục hồi kinh tế. Tiêu biểu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là những thanh niên, những chủ mô hình kinh tế thanh niên giỏi có đầu óc và khát vọng làm giàu, đã tạo dựng nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có doanh thu cao, lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất để thanh niên có thể thực hiện được mơ ước và khát vọng của mình đó chính là việc thiếu nguồn vốn, kiến thức quản lý, năng lực tài chính của thanh niên còn thấp. Chính vì vậy mà tổ chức Đoàn các cấp đã tập trung tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ thanh niên thực hiện được ý tưởng kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ năng nhằm giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp và làm giàu chính đáng.

  • * Sự cần thiết nhìn từ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

  • Trước những nhu cầu ngày càng cao của thanh niên như nhu cầu được học tập, được vui chơi giải trí, nhu cầu có việc làm, được khẳng định bản thân, được lập thân, lập nghiệp tham gia phát triển kinh tế thì qua khảo sát, phần đông thanh niên có nhu cầu được lập thân, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế gia đình, mong muốn trở thành những “ông chủ doanh nghiệp”, “chủ trang trại trẻ”. Xuất phát từ những nhu cầu đó, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đã ban hành nghị quyết phát động phong trào lớn “Đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp”. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã xây dựng những chương trình trọng tâm công tác, những đề án cụ thể nhằm hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển kinh tế. Đây là quyết định mang tính chất bước ngoặt trong việc thay đổi quan điểm và tư duy của các tổ chức thanh niên, đặc biệt là tổ chức Đoàn. Bởi thay vì trước đây, tổ chức Đoàn luôn phát huy tối đa thanh niên, thì nay, tổ chức Đoàn cần phải hỗ trợ thanh niên, đáp ứng được các nhu cầu nguyện vọng chính đáng của các đối tượng thanh niên để tổ chức Đoàn thực sự trở thành người bạn, người đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp.

  • * Sự cần thiết phải xây dựng mô hình kinh tế thanh niên ở các Huyện của Hà Nội

  • Mô hình kinh tế thanh niên đã hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn. Xây dựng mô hình để phát huy tính chủ động, sáng tạo của thanh niên, tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn, giúp thanh niên có cơ hội lập thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng. Mô hình hoạt động hiệu quả đã đem lại việc làm, nguồn thu nhập ổn định cho lao động thanh niên, phát triển kinh tế gia đình và tham gia góp phần phát triển kinh tế địa phương. Thông qua mô hình hoạt động đã góp phần thu hút, tập hợp thanh niên đến với tổ chức Đoàn, tham gia xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn.

  • 1.1.2. Các chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

  • 1.1.2.1. Hỗ trợ từ chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước

  • Tại các quốc gia đang phát triển, vai trò của nhà nước là hết sức to lớn trong việc ban hành các chủ trương, chính sách hỗ trợ người lao động có việc làm, thu nhập và đời sống ổn định, chủ động phát triển kinh tế gia đình, từ đó góp phần tham gia kiến thiết đất nước. Việt Nam không nằm ngoài sự vận động và phát triển chung đó, hơn 10 năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết và chính sách quan trọng, tạo đà cho thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp bền vững như Quyết định 770/1994/TTg của Thủ tướng về tổ chức và chính sách đối với TNXP xây dựng kinh tế, Chỉ thị 145/1994/TTg, Chỉ thị 06/2005/TTg của Thủ tướng về phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển kinh tế, xã hội. Thủ tướng đề nghị Đoàn thanh niên: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, chú trọng việc tập hợp thanh niên nông thôn. Động viên đông đảo thanh niên tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào doanh nghiệp trẻ, phong trào thanh niên tình nguyện giải quyết những khó khăn của cộng đồng, tham gia có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.vtich nieue00000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000

  • Để giải quyết những vấn đề đó, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm, chăm lo tới công tác thanh niên thông qua những chủ trương, chính sách cụ thể liên quan đến vấn đề hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, cụ thể như:

  • - Chính sách tín dụng ưu đãi: thông qua nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm theo Nghị định 120/HĐBT (nay là Chính phủ); nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay hộ nghèo; Nghị định 78/2002/NĐ-CP;

  • - Chính sách hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm: Chính phủ ban hành quyết định số 103/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015” với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về học nghề và lập nghiệp, tạo bước đột phá về tăng số lượng và nâng cao chất lượng dạy nghề;

  • - Các chủ trương, chính sách khác đối với thanh niên và công tác thanh niên: Quốc hội thông qua Luật Thanh niên; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2001 - 2010; Chỉ thị số 06 của Thủ tướng Chính phủ;

  • 1.1.2.2. Hỗ trợ từ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì các nội dung gồm: Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về nghề nghiệp và việc làm”, “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”, đồng thời Trung ương Đoàn ban hành các Nghị quyết, kết luận cụ thể nhằm hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế như:

  • Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ IV (khoá VIII) đã thông qua Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về “Tăng cường vai trò của Đoàn thanh niên trong việc vận động, hỗ trợ và tổ chức thanh niên tham gia phát triển kinh tế”; tại hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ VII đã thống nhất “Một số chủ trương, giải pháp xây dựng và phát triển các hình thức hợp tác để phát triển kinh tế và hợp tác xã thanh niên”. Đây là những chủ trương quan trọng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn và ĐVTN tạo sự thống nhất trong hoạt động phát huy vai trò của Đoàn thanh niên tham gia phát triển kinh tế và đẩy mạnh xây dựng kinh tế hợp tác và hợp tác xã thanh niên.

  • Mặt khác, việc triển khai nội dung hỗ trợ cho thanh niên được thực hiện thông qua các nghị quyết liên tịch và chương trình phối hợp giữa Trung ương Đoàn với các Bộ, ngành như: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Thuỷ sản, Bộ Khoa học và công nghệ... Đoàn thanh niên các cấp đã hỗ trợ và tổ chức cho TNNT tham gia khá hiệu quả các chương trình, dự án về khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm, Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các hoạt động vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh... Từ các chương trình, nghị quyếttjat doanh... Tia kha0000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000 trên, Đoàn thanh niên các cấp đã xây dựng, triển khai và tổ chức hỗ trợ thanh niên các huyện xây dựng được các mô hình, hình thức hoạt động đatoath00000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000 dạng, đạt hiệu quả khá cao tham gia tích cực vào quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

  • Điển hình là việc triển khai Nghị quyết liên tịch số 03 ngày 14 - 2 - 2006 giữa Trung ương Đoàn với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006-2010. Trong đó có nội dung triển khai chương trình tín dụng ưu đãi để đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân trẻ và khởi sự doanh nghiệp, mở rộng làng nghề, phát triển sản xuất kinh doanh; tự tạo việc làm, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút thêm thanh niên vào làm việc. Đây đặc biệt là nội dung hỗ trợ quan trọng được Đoàn Thanh niên các cấp quan tâm chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện tới đối tượng chính là thanh niên trên địa bàn dân cư (phường, xã, thị trấn) trong đó chủ yếu là thanh niên các huyện ngoại thành.

  • 1.1.2.3. Hỗ trợ từ chính quyền Thành phố Hà Nội

  • Thành uỷ Hà Nội ban hành Chương trình số 05-Ctr/TU Phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2006-2010 với nhiều nội dung thiết thực, cụ thể như: ...Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển đối với nông dân nghèo, tăng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các chương trình, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn; tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống cho các xã nghèo. Phấn đấu đến 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 2% (theo tiêu chí mới)... [45, tr. 6].

  • Thực hiện nhiệm vụ UBND Thành phố giao trong công tác quản lý nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua, ngành NN&PTNT luôn chủ động tham mưu, đề xuất, xây dựng và sửa đổi các cơ chế chính sách phù hợp và thiết thực nhằm tạo đà và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn Thủ đô cụ thể:

  • Với điểm xuất phát thấp, bản thân phần lớn thanh niên ở các huyện không đủ khả năng để tự giải quyết công ăn việc làm cho chính mình, đặc biệt trong quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh chóng, nông dân nói chung mất diện tích đất canh tác, nuôi trồng và phát triển nông nghiệp. Vì vậy, để thực hiện tốt việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, Đoàn Thanh niên thành phố không chỉ căn cứ vào những chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mà còn tích cực tham mưu cơ chế, chính sách với cấp uỷ đảng, chính quyền, các sở, ngành thành phố quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nói chung và thanh niên ở các huyện của Hà Nội nói riêng xung kích tham gia phát triển kinh tế. Cụ thể như Chương trình hành động số 01 - Ctr/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Nội dung chính của Nghị quyết liên quan tới việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế đó là: Khuyến khích thanh niên làm giàu chính đáng. Nhà nước hỗ trợ để chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tổ chức sản xuất kinh doanh cho thanh niên nông thôn; biểu dương, tôn vinh thanh niên làm kinh tế giỏi. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

  • 1.1.2.4. Hỗ trợ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội

  • Quán triệt tinh thần nghị quyết đại hội Đoàn Thành phố lần thứ XIII, Đoàn Thanh niên Thành phố triển khai những chương trình hành động cụ thể như: Thành Đoàn Hà Nội ký kết Chương trình phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thành phố, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội triển khai các chương trình, dự án, xây dựng mô hình Quỹ hỗ trợ cho thanh niên vay vốn xây dựng mô hình kinh tế thanh niên, học nghề, giải quyết việc làm; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cho thanh niên nông thôn.

  • NHCSXH Hà Nội uỷ thác cho các cấp Đoàn Thanh niên thực hiện 6 công đoạn trong quy trình cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (gồm: Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài) như sau:

  • 1.1.3. Chủ thể hỗ trợ, đặc điểm hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế từ phía tổ chức Đoàn

  • * Chủ thể hỗ trợ gồm: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), NHCSXH, Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông Thành phố Hà Nội,... Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài, luận văn tập trung nêu và phân tích chủ thể hỗ trợ chính là tổ chức Đoàn Thanh niên Thành phố.

  • * Đặc điểm hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế từ tổ chức Đoàn:

  • Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội [18, tr.10 - 11].

  • Với nội hàm như vậy, bản thân tổ chức Đoàn không là cơ quan tạo lập chính sách nên phương thức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ còn rất khiêm tốn, việc chủ động hỗ trợ thanh niên thì hết sức khó khăn bởi trước hết không có nguồn kinh phí. Chính vì thế, tổ chức Đoàn mới chỉ thực hiện được việc hỗ trợ thông qua việc tham mưu các cơ chế, chính sách, phối hợp với các chủ thể khác đề xuất tạo nguồn vốn cho thanh niên được vay vốn phát triển kinh tế, tổ chức các hoạt động tập huấn nâng cao trình độ, hướng dẫn xây dựng mô hình, tuyên dương khen thưởng,…

  • * Phương thức hỗ trợ:

  • - Hỗ trợ trực tiếp:

  • Đoàn Thanh niên Thành phố hỗ trợ trực tiếp thông qua một số hình thức cụ thể như: Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức quản lý cho thanh niên ở các huyện làm kinh tế, bồi dưỡng kỹ năng trong điều hành, tổ chức hoạt động của mô hình, trực tiếp hỗ trợ tập huấn kỹ năng nghề nông thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng; Tổ chức các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông thanh niên nhằm tạo cơ hội, diễn đàn để thanh niên được học tập, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế; Triển khai phổ cập tin học, internet nhằm nâng cao trình độ công nghệ thông tin giúp thanh niên tiếp cận với kho tàng kiến thức của thế giới để tham khảo những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo hiệu quả của thanh niên các địa phương khác trong cả nước, đồng thời chủ động xây dựng, xác định lộ trình giới thiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm do chính thanh niên sản xuất; Tổ chức tôn vinh, biểu dương gương thanh niên làm kinh tế giỏi trên các lĩnh vực thông qua một số hoạt động tập trung, quy mô lớn do Đoàn thanh niên tổ chức.

  • Bên cạnh đó, việc quan tâm, động viên, chia sẻ từ phía tổ chức Đoàn, từ những cán bộ Đoàn tâm huyết, nhiệt tình và trách nhiệm với thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế, góp sức xây dựng Thủ đô và đất nước là nguồn cổ vũ, hỗ trợ rất quan trọng đối với thanh niên.

  • - Hỗ trợ gián tiếp:

  • Việc hỗ trợ gián tiếp được tổ chức Đoàn thực hiện căn cứ từ những quy định, chủ trương chung của Đảng, Nhà nước, Trung ương Đoàn, chính quyền Thành phố Hà Nội; Thông qua ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố theo các nguồn vốn khác nhau cho thanh niên các huyện vay vốn phát triển kinh tế với những mức vốn vay cụ thể.

  • Đoàn thanh niên Thành phố thông qua hệ thống một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành đoàn như Trung tâm Giới thiệu Việc làm Thanh niên Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng lập dự án vay vốn, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, kỹ năng quản lý tài chính,... cho các chủ doanh nghiệp là thanh niên.

  • * Nguyên tắc hỗ trợ:

  • - Hỗ trợ thông qua tín chấp của tổ chức Đoàn thanh niên: tạo cơ hội cho Đoàn viên thanh niên có nhu cầu vay vốn được vay vốn để phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối tượng vay vốn là thanh niên các huyện trực thuộc Thành đoàn Hà Nội quản lý. Để vay được vốn, thanh niên cần xây dựng được dự án khả thi, phù hợp với nhu cầu, mục đích vay vốn để phát triển kinh tế, được Đoàn Thanh niên - Sở Nông nghiệp - Trung tâm khuyến nông thành phố - Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố tư vấn, hỗ trợ, thẩm định và phê duyệt dự án vay vốn phát triển kinh tế. Sau khi thẩm định, thấy dự án đó có đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu, Đoàn Thanh niên Thành phố trình Trung ương Đoàn ký quyết định giải ngân vốn vay, Thành đoàn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố tổ chức giải ngân và quản lý vốn trong thời hạn cho vay. Hết thời hạn vay, nếu chủ dự án tiếp tục có nguyện vọng được vay, dự án được thẩm định lại và tiến hành cho vay lại theo các quy định của Ngân hàng.

  • - Hỗ trợ thông qua thế chấp: thanh niên có nhu cầu vay mức vốn lớn để phát triển sản xuất cần thực hiện thế chấp tài sản theo yêu cầu, nguyên tắc quy định của luật pháp và NHCSXH về thế chấp. Tổ chức Đoàn phối hợp với NHCSXH tư vấn, hỗ trợ thanh niên hoàn thiện các thủ tục về thế chấp để vay vốn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của ĐVTN.

  • * Các nguồn lực hỗ trợ:

  • - Nguồn lực trực tiếp: Nguồn lực trực tiếp để Đoàn thanh niên Thành phố hỗ trợ thanh niên các huyện phát triển kinh tế là nguồn vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (sau đây gọi tắt là quỹ 120); nguồn vốn NHCSXH cho vay hộ nghèo; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phổ cập tin học.

  • - Nguồn lực gián tiếp: thông qua nguồn vốn của một số tổ chức, đơn vị khác như Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB); nguồn vốn tại các địa phương, đơn vị.

  • * Các mô hình, đối tượng được hỗ trợ:

  • Theo Trung ương Đoàn hướng dẫn việc xây dựng những mô hình hoạt động nhờ sự hỗ trợ từ tổ chức Đoàn như hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại trẻ, câu lạc bộ khuyến nông, lâm, ngư trẻ, tổ tiết kiệm vay vốn, thanh niên tự giúp nhau lập nghiệp, điểm trình diễn kỹ thuật. Với Hà Nội, mô hình thanh niên phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tiêu biểu có thể giới thiệu là những trang trại trẻ, câu lạc bộ khuyến nông thanh niên, các điểm trình diễn kỹ thuật thanh niên.

  • * Hỗ trợ thông qua tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng mô hình hoạt động hiệu quả.

  • - Hoạt động tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân, các gương thanh niên làm kinh tế giỏi trong lĩnh vực nông nghiệp được các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện. Điển hình như giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn tổ chức hàng năm, Festival Sáng tạo trẻ Thủ đô, Festival Thanh niên nông thôn Thủ đô,.., do Đoàn Thanh niên Thành phố tổ chức nhằm biểu dương và tôn vinh kịp thời các gương thanh niên, mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

  • - Các gương thanh niên, mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi được biểu dương, tôn vinh được Trung ương Đoàn, Thành Đoàn, Sở NN&PTNT trao tặng các hình thức khen thưởng cao quý như Bằng khen, Giấy khen, Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo,...

  • - Những mô hình kinh tế thanh niên tiêu biểu được đoàn viên thanh niên tìm hiểu và được các cấp bộ đoàn tập trung giới thiệu, quảng bá và nhân rộng cho thanh niên toàn thành phố học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống báo chí, đài phát thanh truyền hình của Trung ương, thành phố và của Đoàn thanh niên.

  • Thông qua hoạt động xuất hiện ngày càng nhiều các tấm gương thanh niên nông thôn vượt khó vươn lên, lập thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất quê hương. Họ là những thanh niên dám nghĩ, dám làm, quyết tâm lập thân, lập nghiệp. Không chỉ làm kinh tế giỏi, họ còn là nhân lực chính đem lại nguồn thu cho gia đình và địa phương, tham gia tích cực và hiệu quả trong công tác tạo và giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho thanh niên trên địa bàn, đồng thời tham gia, đóng góp tích cực cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi địa phương nói riêng cũng như phong trào của tuổi trẻ Thủ đô nói chung.

  • 1.2. NỘI DUNG HỖ TRỢ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC HUYỆN CỦA HÀ NỘI

  • 1.2.1. Nội dung hỗ trợ

  • Trong phạm vi luận văn, hỗ trợ thanh niên ở các huyện phát triển kinh tế được tác giả đề cập và phân tích kết quả thông qua nội dung hỗ trợ đoàn viên thanh niên được vay vốn giải quyết việc làm từ việc tham gia thực hiện các dự án vay vốn Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, Quỹ vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin; hỗ trợ xây dựng và thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp, điểm trình diễn kỹ thuật thanh niên, hỗ trợ tham mưu, tạo cơ chế chính sách ưu đãi cho ĐVTN tham gia phát triển kinh tế.

  • 1.2.1.2. Hỗ trợ tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin

  • - Hỗ trợ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức quản lý kinh tế, xây dựng dự án

  • Căn cứ vào nhu cầu của số đông thanh niên các huyện ngoại thành, thông qua hoạt động của Câu lạc bộ khuyến nông cấp huyện và Thành phố, Đoàn thanh niên Thành phố tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về kỹ năng lập dự án, kỹ năng vay vốn, kỹ năng quản lý cho đoàn viên thanh niên khu vực nông nghiệp nhằm giúp thanh niên nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng điều hành, tổ chức thực hiện công việc, xác định quy mô sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập ổn định, từ đó xây dựng, nhân rộng mô hình kinh tế thanh niên tham gia phát triển kinh tế gia đình và xây dựng kinh tế nông nghiệp nông thôn địa phương.

  • - Hỗ trợ về công tác khuyến nông

  • Các lớp tập huấn hỗ trợ về kiến thức nghề nông được tổ chức với sự tham gia của các giảng viên là chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình doanh nghiệp, mô hình trang trại,...nhằm giới thiệu và tập huấn các kiến thức chuyên ngành, các kỹ năng cần thiết để điều hành và quản lý dự án, doanh nghiệp. Không chỉ tập huấn kiến thức cho thanh niên, Đoàn thanh niên các cấp còn tổ chức các hoạt động đi thực địa, khảo sát, tham quan mô hình, điểm trình diễn kỹ thuật của các gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

  • - Hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

  • Chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ được Đoàn Thanh niên tổ chức thông qua mô hình phổ cập tin học, chuyển giao ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin giúp ĐVTN tiếp cận với công nghệ thông tin, nâng cao kỹ năng khai thác mạng Internet để tìm kiếm những công nghệ, thành tựu của khoa học ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, nắm bắt kịp thời thông tin, nhu cầu của thị trường từ đó hoạch định hướng đi và xây dựng dự án, mô hình phát triển kinh tế khả thi.

  • 1.2.1.3. Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp, điểm trình diễn kỹ thuật thanh niên

  • Mô hình, điểm trình diễn kỹ thuật thanh niên là nơi trình diễn các tiến bộ kỹ thuật, nơi diễn ra sự chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đã được công nhận nhằm mục đích thông qua trình diễn để phổ biến quy trình kỹ thuật cho mọi người một cách trực tiếp trên thực địa, sau đó nhân ra diện rộng. Việc xây dựng mô hình, điểm trình diễn kỹ thuật là một hoạt động của tổ chức Đoàn và thanh niên nông thôn tham gia vào chuyển giao, ứng dụng, phổ biến các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất nông nghiệp [22, tr.77].

  • 1.2.1.4. Hỗ trợ tham mưu, tạo cơ chế chính sách, ưu đãi cho Đoàn viên thanh niên tham gia phát triển kinh tế

  • Đoàn Thanh niên Thành phố căn cứ vào hệ thống cơ chế, chính sách căn bản từ Trung ương đến Thành phố đã được nêu tại mục 1.1.2, đồng thời tích cực và chủ động trong công tác tham mưu, tạo cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, ưu đãi cho đối tượng đoàn viên thanh niên có nhu cầu lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng thông qua các chính sách vay vốn, khuyến nông, chính sách ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, chính sách bảo trợ sản xuất nông nghiệp, chính sách phát triển các thành phần kinh tế (kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế nhà nước, kinh tế hộ nông dân), chính sách hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi; chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản và các sản phẩm ngành nghề nông thôn, cung ứng vật tư hàng hoá cho nông thôn để tạo điều kiện, ưu đãi cho đoàn viên thanh niên tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

  • 1.2.1.5. Hỗ trợ giải quyết việc làm

  • Hỗ trợ giải quyết việc làm là một trong những nội dung quan trọng mà Đoàn Thanh niên thành phố thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Tuy nhiên, đây không là nội dung chính thức nằm trong chương trình phối hợp giữa Thành đoàn với các Sở, ngành thành phố trong việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. Việc triển khai nội dung này do Trung tâm Giới thiệu Việc làm Thanh niên Hà Nội thực hiện theo chương trình, nhiệm vụ công tác của Trung tâm. Trung tâm Giới thiệu Việc làm Thanh niên Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành đoàn có chức năng tham mưu, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu trong lĩnh vực dạy nghề và giới thiệu, giải quyết thất nghiệp việc làm cho các đối tượng thanh niên có nhu cầu trên địa bàn thành phố, hoạt động dưới sự quản lý và chỉ đạo của Thành đoàn Hà Nội.

  • Sau khi hợp nhất địa giới hành chính Thủ đô, Đoàn Thanh niên thành phố tiếp nhận Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên Hà Tây và quyết định đổi tên thành Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên Hà Nội, chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2009 với những chức năng, nhiệm vụ được bổ sung mới nhằm thực hiện tốt hơn chủ trương, nghị quyết mà Đại hội Đoàn Thành phố khóa XIII đề ra: Các cấp bộ Đoàn “đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp”, “xây dựng Quỹ Hỗ trợ thanh niên” với mục đích hỗ trợ thanh niên nhiều hơn trong quá trình học tập, lao động, lập thân lập nghiệp.

  • 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

  • Hỗ trợ thanh niên các huyện phát triển kinh tế được Đoàn Thanh niên thành phố xác định là nhiệm vụ thường xuyên từ nhiều năm trở lại đây và trở thành nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác đoàn. Mặc dù đã được triển khai thực hiện từ khá lâu nhưng kết quả thực hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên các huyện, tổ chức đoàn chưa thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế, chưa đạt được như mong muốn của đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách từ thành phố tới cơ sở trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thanh niên các huyện ngoại thành Hà nội phát triển kinh tế. Điều đó phụ thuộc vào những nhân tố chủ quan và khách quan sau đây, cả về mặt tích cực cũng như những mặt còn hạn chế. Để thực hiện tốt hơn nội dung hỗ trợ thanh niên, cần nghiên cứu và làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đã tác động như thế nào tới công tác này.

  • 1.2.2.1. Nhân tố chủ quan

  • Nhóm nhân tố tác động trực tiếp tới công tác hỗ trợ được xác định là những nhân tố thuộc về chủ thể hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ, biện pháp và chính sách hỗ trợ, các nguồn lực hỗ trợ.

  • Thứ nhất, thuộc về chủ thể hỗ trợ là các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thanh niên, đội ngũ cán bộ đoàn:

  • - Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố tới cơ sở là điều kiện căn bản hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế. Cụ thể thông qua các chủ trương, cơ chế, chính sách, một số chương trình phối hợp được ký kết giữa đoàn thanh niên với các sở, ban, ngành thành phố trong việc xác định các nội dung hỗ trợ thanh niên các huyện phát triển kinh tế.

  • - Các cấp bộ đoàn chủ động tìm kiếm mọi nguồn lực hỗ trợ giúp thanh niên thực hiện được ý tưởng kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp, lập thân lập nghiệp;

  • - Cán bộ đoàn tâm huyết với nhiệm vụ được giao, trách nhiệm trong đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp

  • Thứ hai, thuộc về đối tượng được hỗ trợ là thanh niên phát triển kinh tế các huyện ngoại thành Hà Nội

  • - Về đặc tính nhận thức: đại đa số thanh niên nông thôn hiền lành, chịu khó lao động, sống tình nghĩa.

  • - Về trình độ: Thanh niên làm kinh tế được trực tiếp hướng dẫn thực hiện các nội dung vay vốn, có kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện mô hình.

  • Thứ ba, thuộc về biện pháp, chính sách hỗ trợ

  • - Chính sách, biện pháp hỗ trợ nói chung là hành lang pháp lý, tiền đề để tổ chức đoàn tham gia thực hiện và triển khai.

  • Thứ tư, thuộc về nguồn lực tài chính:

  • - Nguồn lực tài chính là nhân tố quyết định, ảnh hưởng đến kết quả công tác hỗ trợ. Nguồn lực hỗ trợ ít sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn cho thanh niên vay, khả năng đáp ứng của tổ chức Đoàn trước nhu cầu vay vốn của thanh niên.

  • - Nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước không đảm bảo, số vốn được duyệt vay ở mức thấp, không đáp ứng nhu cầu dẫn đến việc hình thành nguồn vốn góp trong thanh niên tự giúp nhau làm kinh tế.

  • - Tính chất của nguồn vốn góp không ổn định, thời gian ngắn với lượng vốn ít ỏi, ảnh hưởng tới nhu cầu, thời gian và hiệu quả sử dụng vốn.

  • 1.2.2.2. Nhân tố khách quan

  • Bên cạnh những nhân tố tích cực là những nhân tố hạn chế, cản trở sự hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế.

  • - Thứ nhất, về cơ chế, chính sách. Cơ chế, chính sách là nhân tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hỗ trợ đối với thanh niên. Nếu cơ chế, chính sách phù hợp, bao quát hết đối tượng thanh niên thì công tác hỗ trợ sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, lạc hậu, chưa điều chỉnh kịp thời và không phù hợp với đối tượng thụ hưởng sẽ hạn chế, cản trở sự hỗ trợ, dẫn đến kết quả hỗ trợ thấp.

  • - Thứ hai, về công tác chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với các ngành, đoàn thể trong việc xây dựng chương trình phối hợp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế là rất quan trọng. Nếu cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư trong chỉ đạo sẽ tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của các ngành, đoàn thể đối với công tác hỗ trợ thanh niên, giúp thanh niên phát triển kinh tế đạt kết quả tốt, tạo dựng được phong trào đồng thời là căn cứ giúp tổ chức Đoàn tiếp tục xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế thanh niên hiệu quả. Nếu cấp ủy, chính quyền không quan tâm chỉ đạo thì công tác hỗ trợ sẽ gặp khó khăn, tổ chức Đoàn không đủ căn cứ, nguồn lực để tự triển khai dẫn đến kết quả hỗ trợ không đạt như mong muốn.

  • - Thứ ba, khả năng khai thác và phát huy các tiềm lực tự nhiên, các nguồn lực sẵn có của các chủ mô hình kinh tế thanh niên. Thanh niên nếu có kinh nghiệm, kiến thức trong việc khai thác và sử dụng nguồn đất, nước, xử lý nước thải, thực hiện vệ sinh môi trường đồng thời biết cách sử dụng đồng vốn sao cho thật sự hiệu quả, đầu tư đúng nội dung trọng điểm sẽ góp phần thúc đẩy công tác hỗ trợ của tổ chức Đoàn. Ngược lại, thanh niên xây dựng mô hình nếu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, không tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên ngành nông nghiệp, kiến thức về kinh tế, trình độ, khả năng quản lý, điều hành dự án, còn ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của các tổ chức, thiếu tính chủ động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của sự hỗ trợ, kết quả thực hiện mô hình.

  • - Thứ tư, công tác xã hội hoá các nguồn lực hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế giữ vai trò then chốt trong việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. Tổ chức Đoàn không quan tâm đầu tư tìm kiếm nguồn lực từ bên ngoài (từ các tổ chức, doanh nghiệp) thì các nguồn vốn hỗ trợ triển khai, đầu tư phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp của thanh niên cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định.

  • - Thứ năm, sự phối hợp giữa Đoàn Thanh niên và các ngành liên quan cũng là nhân tố quan trọng bởi công tác hỗ trợ có thực sự đạt kết quả hay không phụ thuộc vào nội dung, nhiệm vụ cụ thể giữa các bên tham gia phối hợp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế.

  • 1.3. KINH NGHIỆM HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH ĐOÀN

  • 1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành đoàn

  • Thời gian qua, công tác hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế được các tỉnh, thành đoàn quan tâm chú trọng và thực hiện tốt, điển hình có thể kể đến như Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Thành đoàn Hải phòng, Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc,... đã triển khai thực hiện khá thành công công tác hỗ trợ đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế. Qua đó, luận văn có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ các tỉnh, thành đoàn để có thể thực hiện tốt hơn công tác hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế.

  • * Thứ nhất, về chính sách và biện pháp hỗ trợ thanh niên:

  • Với nội dung này, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh được Trung ương Đoàn đánh giá là đơn vị dẫn đầu cả nước trong việc tham mưu, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. Hội LHTN Thành phố đã phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Thành phố về việc ủy thác vốn cho thanh niên nghèo, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên có ý tưởng làm ăn có điều kiện vay vốn, khởi nghiệp. Hội LHTNVN Thành phố còn trao vốn cho thanh niên khởi nghiệp trong việc chủ động tìm các giải pháp như ký liên tịch với Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố khai thác nguồn vốn uỷ thác “30 tỷ” cho thanh niên vay, tạo việc làm cho bản thân và giúp đỡ các thanh niên khác; thành lập Quỹ Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp và khai thác các nguồn quỹ khác như Quỹ bạn giúp bạn, Quỹ xoá đói giảm nghèo,...Trong giữa nhiệm kỳ, các cơ sở Hội đã khai thác 131 tỷ 455 triệu đồng vay từ các nguồn quỹ vay vốn tại địa phương. Và 6 tháng đầu năm 2008, Quỹ hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp đã phát vay được 82 dự án với 1 tỷ 557 triệu đồng. Các mô hình dự án vay vốn tập trung vào một số lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp,...trong đó xuất hiện một số dự án làm ăn hiệu quả. Điển hình như dự án “Sản xuất cây phong lan trong ống nghiệm” của anh Nguyễn Anh Tuấn là mô hình đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, nhân rộng và cung cấp cho thị trường từ 1000 - 2000 cây giống/ tháng mang lại giá trị kinh tế cao; mô hình “Studio và các dịch vụ về lễ cưới” của anh Hồ Quốc Thống - một trong 10 gương mặt công dân trẻ tiêu biểu được Thành đoàn - Hội LHTN Thành phố Hồ Chí Minh biểu dương và tôn vinh;...

  • * Thứ hai, công tác cho vay vốn, quản lý và hỗ trợ chủ dự án được Thành đoàn - Hội LHTN Thành phố Hồ Chí Minh triển khai khá hiệu quả. Bộ phận quản lý nguồn quỹ chú trọng đến công tác thẩm định và đánh giá khả năng hoàn vốn trước khi duyệt và phát vay cho chủ dự án. Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ được thực hiện một cách hệ thống và có sự xác nhận theo đúng thủ tục, thực hiện lịch thẩm định triển khai tốt và thông báo phát vay đúng thời hạn. Công tác tuyên truyền tiếp tục được phát huy. Mặc dù đạt được những kết quả khả quan nhưng trong quá trình triển khai thực hiện vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như: cán bộ quản lý và thẩm định các dự án chưa được đầu tư và đào tạo đúng mức dẫn đến khó khăn trong quá trình tư vấn cũng như thẩm định, nhân sự quản lý quỹ còn mỏng vì phải kiêm nhiệm các công việc khác nên hiệu quả quản lý chưa cao, việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn, việc chỉ đạo và phân công cán bộ phụ trách về công tác vốn ở cấp quận, huyện chưa được chú trọng, ... Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, Thành đoàn - Hội LHTN Thành phố xác định nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo cần tuyển dụng và đào tạo cán bộ quản lý nguồn quỹ nhằm nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ về tư vấn, thẩm định, quản lý; thiết kế hệ thống phần mềm quản lý nguồn quỹ nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quả và an toàn trong quá trình quản lý; huy động nguồn quỹ lên nhiều tỷ đồng, biểu dương và nhân rộng các dự án làm ăn có hiệu quả; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về nguồn quỹ. Để có được kết quả đó phải nhờ đến sự phối hợp chặt chẽ của Ban vận động vì người nghèo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố.

  • - Với Thành đoàn Hải phòng, đề án “Xây dựng và hỗ trợ 500 điểm trình diễn khoa học kỹ thuật - công nghệ và dịch vụ” được triển khai hiệu quả và thành công. Điều đó thể hiện qua 5 năm triển khai, đề án thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra. Toàn thành phố có 608 mô hình trang trại, gia trại và phát triển dịch vụ của đoàn viên thanh niên với nguồn vốn vay ưu đãi hơn 112 tỷ đồng.

  • Bài học kinh nghiệm mà Thành đoàn Hải phòng rút ra đó là: làm giàu trên quê hương không khó. Làm giàu chính đáng bằng cách lập nghiệp trên quê hương là nguyện vọng của không ít thanh niên. Tuy nhiên, khó khăn lớn với họ là vốn và kinh nghiệm. Nắm bắt được tình hình đó, với mục đích hỗ trợ thiết thực cho đoàn viên thanh niên, góp phần tích cực tham gia vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm cho thanh niên... Đề án là điểm tựa cho các mô hình, được Thành đoàn Hải phòng bắt đầu thực hiện từ năm 2003 với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trong quá trình triển khai thực hiện, Thành đoàn phối hợp chặt chẽ với một số ban, ngành chức năng như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, Bưu điện Thành phố,... tạo nguồn vốn vay, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật hiện đại, hướng dẫn thanh niên tìm hiểu thông tin qua mạng internet để học tập kinh nghiệm sản xuất giỏi ở các địa phương, định hướng đoàn viên mô hình phát triển kinh tế thông qua cách lựa chọn vật nuôi, cây trồng hoặc phát triển dịch vụ phù hợp với tiềm năng đất đai và khả năng của gia đình... Kết quả nổi bật là 178 mô hình phát triển kinh tế trang trại, gia trại theo hướng sản xuất hàng hóa đã xuất hiện. Bên cạnh đó, mô hình phát triển kinh tế thuỷ sản khẳng định rõ lợi thế, tiềm năng đất đai vùng sông biển. Một số mô hình làm thủy sản tiêu biểu là chuyển đổi đất cấy lúa bấp bênh sang nuôi tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, mô hình nuôi cá nước ngọt kết hợp phát triển trang trại chăn nuôi.

  • Sự khuyến khích, hỗ trợ thiết thực của Thành đoàn Hải phòng thông qua Đề án xây dựng 500 điểm, mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ và dịch vụ thanh niên đã góp phần không nhỏ vào thành công trong việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, giúp thanh niên làm giàu trên quê hương, đặc biệt là đoàn viên, thanh niên nông thôn các địa phương. Kết quả từ thực tế cho thấy đề án đạt mục tiêu đề ra.

  • Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế như việc tạo nguồn vốn, giống, tập huấn khoa học kỹ thuật cho thanh niên chưa kịp thời, đúng lúc. Đó là do sự phối hợp giữa các sở, ngành chức năng chưa chặt chẽ, thanh niên một số nơi chưa thực sự chủ động tìm tòi, học hỏi hướng phát triển kinh tế phù hợp, một số cơ sở Đoàn chưa sâu sát yêu cầu về nguồn vốn và định hướng phát triển kinh tế của đoàn viên.

  • Đề án “500 mô hình” kết thúc nhưng Thành Đoàn Hải Phòng luôn động viên, khuyến khích các cơ sở Đoàn, các đoàn viên, thanh niên tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình kinh tế theo hướng ổn định, bền vững. Từ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề án, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn trước yêu cầu và nhiệm vụ mới trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục khẳng định vai trò là điểm tựa giúp thanh niên nông thôn phát triển kinh tế, làm giàu trên quê hương, Thành Đoàn Hải phòng tập trung chỉ đạo các Đoàn cơ sở chuyển hướng mới sang thực hiện tốt phong trào "Thanh niên thi đua thực hiện bốn nội dung mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh" gồm kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới và mô hình mới.

  • Do làm tốt công tác chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với Ngân hành chính sách, kết quả nhận ủy thác vốn vay cho thanh niên đã tăng lên đáng kể: Cuối năm 2008 tổng dư nợ do Đoàn thanh niên quản lý là 18 tỷ đồng, nhưng đến hết 30 - 9 - 2009 tổng dư nợ đạt 39,5 tỷ đồng. Nhiều đơn vị trở thành những điểm sáng trong việc huy động nguồn vốn uỷ thác cho thanh niên, tiêu biểu như Đoàn TN xã Hướng Đạo (Tam Dương) từ 0 đồng tăng lên 2,4 tỷ đồng; Đoàn TN thị trấn Yên Lạc (Yên Lạc) từ 0 đồng lên 1,2 tỷ đồng; Đoàn TN xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) từ 0 đồng lên 1,7 tỷ đồng; Đoàn TN xã Thanh Trù (Vĩnh Yên) từ 0 đồng lên 1,2 tỷ đồng…  Thông qua qua các nguồn vốn, toàn tỉnh đã giúp 3.150 hộ gia đình có vốn phục vụ cho học tập và phát triển sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo và việc làm trong giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo.

  • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Thành đoàn Hà Nội

  • THỰC TRẠNG HỖ TRỢ THANH NIÊN

  • PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC HUYỆN CỦA HÀ NỘI

  • Sau khi thực hiện điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội, Thành phố Hà Nội sau hợp nhất có diện tích tự nhiên là 3.344,7 km2, dân số trên 6,31 triệu người, trong đó có 88,3% diện tích và 63,5% dân số sống ở khu vực nông thôn, 29 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 10 quận và 18 huyện, 1 thị xã với 577 xã, phường, thị trấn, trong đó có 419 xã, 56 xã nghèo, miền núi, dân tộc, khó khăn, trên 1000 làng có nghề phụ, nghề truyền thống [37, tr.1].

  • Cùng với sự thay đổi về địa giới hành chính, tổ chức, cơ cấu thành phần của Đoàn thanh niên Thành phố cũng có những thay đổi căn bản. Hiện nay, tổ chức Đoàn thanh niên Thành phố có 103 cơ sở trực thuộc, trong đó có hơn 600.000 đoàn viên, khoảng 2 triệu thanh niên (chiếm 1/3 dân số) trong đó thanh niên nông thôn chiếm trên 1 triệu người (1.220.948) [2, tr.10].

  • Hàng năm, Hà Nội có khoảng từ 3,5 - 4,5 vạn người đến tuổi lao động nhưng số lao động có việc làm thường xuyên chiếm khoảng 2,75 vạn. Số còn lại thì việc làm không ổn định. Như vậy, còn khoảng gần 2 vạn lao động thiếu việc làm, trong đó đại đa số là đối tượng thanh niên, trong đó đối tượng thanh niên ở khu vực ngoại thành chiếm trên 80% ... Tình trạng thất nghiệp do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do người lao động chưa được trang bị kiến thức khoa học, kỹ thuật về nghề nghiệp, chưa được định hướng và hiểu biết việc chọn nghề, chưa được đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho phù hợp với yêu cầu của trình độ sản xuất của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Do đó, lao động ngoại thành dịch chuyển vào khu vực nội thành làm nghề lao động tự do rất phức tạp và khó quản lý. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp của Thành phố cũng làm cho quá trình sản xuất canh tác cũng như diện tích đất canh tác thu hẹp lại tạo nên một lượng lao động dư thừa ở khu vực nông thôn.

  • Một nguyên nhân nữa là một bộ phận thanh niên được đào tạo cơ bản, có năng lực nhưng lại chưa được sử dụng hợp lý hoặc do thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm vừa qua cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình lao động và việc làm của thanh niên Thủ đô. Cùng với đó, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường đi cùng với những tệ nạn xã hội đang tác động xấu tới thanh niên. Đây là mối lo chung của toàn xã hội, trong đó có phần trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố.

  • Xuất phát từ những lí do đó mà nội dung hỗ trợ thanh niên các huyện phát triển kinh tế thời gian qua được Đoàn thanh niên Thành phố quan tâm đẩy mạnh, cụ thể thông qua việc thực hiện chương trình phối hợp giữa Thành đoàn - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên tham gia chương trình 12/Ctr-TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005"

  • Trước khi thực hiện nhiệm vụ mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, theo tổng hợp số liệu của Ngân hàng CSXH Thành phố và tác giả tự phân tích, tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2007 thì doanh số cho vay đối với thanh niên là 4 tỷ 351 triệu đồng. Nếu so sánh với các Hội đoàn thể khác thì thanh niên vay vốn chỉ bằng 1/7 so với Hội cựu chiến binh và 1/30 so với Hội phụ nữ (Hội cựu chiến binh doanh số cho vay là 25 tỷ 347 triệu, Hội phụ nữ là 131 tỷ 560 triệu đồng).

  • Tuy nhiên, chỉ tính riêng kết quả cho vay ủy thác hộ nghèo năm 2007, ta thấy tương ứng với số dư nợ khiêm tốn của Đoàn thanh niên là số hộ dư nợ của Đoàn thanh niên cũng chiếm tỉ lệ thấp, chỉ chiếm 12,07% so với Hội Nông dân (17,447), chiếm 6,2% so với Hội Phụ nữ, chiếm 37,6% so với Hội Cựu chiến binh. Nguyên nhân chính ở đây là do thanh niên phần đông chưa lập gia đình, chưa là chủ hộ nên khó khăn trong việc vay vốn. So sánh và phân tích cụ thể, ta thấy được: Số dư nợ do Đoàn thanh niên nhận ủy thác cho vay vốn cũng khiêm tốn nhất, tương ứng với số hộ dư nợ thấp nhất so với các Hội đoàn thể khác.

  • Từ phụ lục số 03 về kết quả ủy thác các chương trình cho vay năm 2007 của Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố, phân tích số liệu cho vay hộ nghèo do Đoàn thanh niên Thành phố thực hiện thông qua ủy thác hỗ trợ 5 huyện cũ của Hà Nội thời điểm trước khi Hà Nội hợp nhất ta thấy rõ: tổng số dư nợ của thanh niên 5 huyện Hà Nội cũ là 6,887 tỷ đồng, chiếm hơn 2/3 trên tổng số dư nợ toàn địa bàn Thành phố là 8,616 tỷ đồng, chiếm 10,49 % so với Hội Nông dân (65,622 tỷ đồng), chiếm 8,02 % so với Hội Phụ nữ (85,871 tỷ đồng), chiếm 37,02 % so với Hội Cựu chiến binh (18,599 tỷ đồng).

  • Biểu đồ 2.1: Kết quả ủy thác các chương trình cho vay năm 2007

  • 2.2.1. Thực trạng hỗ trợ vay vốn

  • Nội dung

  • 2000

  • 2001

  • 2002

  • 2003

  • 2004

  • 2005

  • 2006

  • 2007

  • 1. Vay vốn theo nguồn Quỹ 120

  • - Số dự án được vay vốn

  • 40

  • 5

  • 9

  • 10

  • 10

  • 5

  • 14

  • 10

  • - Tổng số vốn vay

  • (triệu đồng)

  • 3.120

  • 990

  • 630

  • 790

  • 975

  • 565

  • 1.346

  • 4.850

  • - Số ĐVTN tham gia

  • 2.500

  • 1.452

  • 185

  • 163

  • 151

  • 56

  • 250

  • 570

  • 2. Nguồn vốn địa phương

  • - Số vốn vay (triệu đồng)

  • 300

  • 500

  • 608.5

  • 834

  • 3.200

  • 3.450

  • 3.780

  • 4.275

  • - Số ĐVTN tham gia

  • 200

  • 520

  • 474

  • 504

  • 745

  • 790

  • 958

  • 2.250

  • 3. Nguồn NHCSXH TP

  • - Số dự án

  • 5

  • 7

  • 7

  • 7

  • 8

  • 10

  • 16

  • 24

  • - Số vốn vay (triệu đồng)

  • 250

  • 557

  • 580

  • 360

  • 485

  • 591

  • 5.781

  • 8.455

  • - Số TN được vay

  • 105

  • 230

  • 210

  • 112

  • 136

  • 173

  • 361

  • 480

  • Đoàn TN Thành phố hiện quản lý trên 1.000 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 50 đến 500 triệu đồng/năm. Đây là những mô hình có khả năng giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn thanh niên khu vực nông thôn, đáp ứng được mong muốn của nhiều thanh niên nông thôn là có việc làm nhưng không phải xa quê. Những mô hình này có nhu cầu vay vốn rất lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn của Thành Đoàn quản lý quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của thanh niên ở cơ sở. Trong khi đó, điều kiện vay vốn của các ngân hàng thương mại là rất khó khăn và lãi suất cao, không ổn định nên các mô hình này khó có điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, do đó rất cần sự hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi của Đoàn TN.

  • Bên cạnh các nguồn vốn vay nêu trên, hàng năm các Quận, Huyện Đoàn đã biết tranh thủ các nguồn vốn vay tại địa phương để đầu tư phát triển kinh tế với tổng vốn vay khoảng trên 3 tỷ đồng/năm.

  • 2.2.2. Thực trạng hỗ trợ tập huấn, đào tạo

  • Biểu đồ 2.2: Số liệu về tập huấn, bồi dưỡng kiến thức

  • Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô từ năm 2000 - tháng 6/2010 – Thành Đoàn Hà Nội.

  • - Số lớp tập huấn, số lượng đoàn viên thanh niên tham gia: Với nội dung tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thời điểm trước hợp nhất, số lớp tập huấn được tổ chức tương đối đều khắp và có xu hướng tăng dần từ năm 2000 - 2005 do nhu cầu của đông đảo ĐVTN thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp tại địa phương; từ năm 2006 - 2007 khá ổn định. Sau hợp nhất, số lớp tập huấn được duy trì như trước đây do thời gian này Đoàn thanh niên Thành phố cần tập trung ổn định công tác tổ chức, bộ máy hoạt động. Năm 2010, Thành đoàn Hà Nội bắt đầu tập trung đầu tư tổ chức tập huấn cho ĐVTN khối nông nghiệp về các chuyên đề liên quan đến công tác vay vốn, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, kiến thức, phương thức lập dự án kinh doanh, xây dựng mô hình kinh tế thanh niên, điểm trình diễn kỹ thuật nông nghiệp; kỹ năng lập dự án vay vốn, hướng dẫn quy trình giải ngân và triển khai thực hiện vay vốn đúng mục đích, yêu cầu.

  • - Về nội dung, chương trình tập huấn: Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Thành đoàn và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên tham gia chương trình 12/Ctr-TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001 - 2005„ gắn với việc thực hiện nghị quyết “Tăng cường vai trò của Đoàn trong việc vận động, hỗ trợ và tổ chức thanh niên tham gia phát triển kinh tế„ và tổ chức triển khai thực hiện cuộc vận động “Thanh niên nông thôn thi đua thực hiện 4 nội dung mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh’’, Đoàn TN Thành phố đẩy mạnh việc tập huấn, hướng dẫn ĐVTN áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nghề phụ, nghề truyền thống, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật và hệ thống 101 Câu lạc bộ khuyến nông thanh niên, tổ chức 1.658 buổi tập huấn về khoa học kỹ thuật nông nghiệp, trình diễn kỹ thuật, hội nghị đầu bờ, tăng cường tư vấn, tập huấn hướng dẫn thanh niên ứng dụng và chuyển giao công nghệ tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông, thuỷ sản sau thu hoạch, giống và cây con mới với sự tham gia của 221.330 lượt ĐVTN, tổ chức thi Câu lạc bộ khuyến nông thanh niên từ cơ sở đến Thành phố.

  • - Các hình thức tập huấn: Công tác hỗ trợ tập huấn, đào tạo chuyển giao tiến bộ KHKT trong sản xuất, kinh doanh là nội dung được các cơ sở quan tâm và tổ chức thực hiện dưới các hình thức như: tổ chức sinh hoạt các CLB khuyến nông, hội thảo đầu bờ, tham quan các mô hình tiêu biểu, mô hình điểm... với các nội dung như tuyên truyền: Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, của thành phố Hà Nội, các chương trình của ngành Nông nghiệp về phát triển kinh tế nông nghiệp Thủ đô; kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, con (hoa chất lượng cao, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn, nuôi cá chim trắng, tôm càng xanh, gà thả vườn, lợn nạc, lợn nái chuồng lồng...); tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch... với tổng số gần 800 lớp cho gần 4 vạn lượt đoàn viên thanh niên tham gia. Thông qua các đợt tập huấn đã tạo nên sự chuyển biến về nhận thức của ĐVTN và nhân dân trong việc tham gia phát triển kinh tế tại địa phương. Đồng thời ĐVTN và nhân dân có điều kiện giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức trong quản lý, đầu tư và xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp.

  • Kết quả cụ thể: 05/05 Huyện Đoàn đã chủ động và thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể, cơ quan thông tấn, báo chí như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đài phát thanh của huyện để đưa tin về hoạt động công tác khuyến nông thanh niên, các hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với Trung tâm khuyến nông Thành phố,Trạm khuyến nông, Phòng kế hoạch kinh tế và phát triển nông thôn của Huyện tổ chức các lớp tập huấn cho trên 10.000 lượt Đoàn viên thanh niên và hội viên câu lạc bộ khuyến nông thanh niên, cụ thể là:

  • - Huyện Thanh Trì: Đã tổ chức tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT về Nuôi trồng thuỷ sản, rau an toàn, lợn hướng nạc, nuôi gia súc, gia cầm, trồng hoa cho gần 800 lượt Đoàn viên thanh niên tham dự.

  • - Huyện Gia Lâm: Tập huấn 11 lớp cho trên 1.860 Đoàn viên thanh niên và hội viên, với các nội dung về nuôi trồng thuỷ sản, trồng rau sạch, nuôi lợn hướng nạc và chăn nuôi bò sữa. Tổ chức cho trên 600 lượt Đoàn viên thanh niên, hội viên đi học tập, tìm hiểu các mô hình làm kinh tế giỏi. Tổ chức 20 hội nghị đầu bờ, thu hút 2.200 lượt Đoàn viên thanh niên và hội viên.

  • - Huyện Sóc Sơn: Tổ chức 05 buổi tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, với trên 500 lượt Đoàn viên thanh niên tham gia. Tổ chức 11 buổi sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông thanh niên, với trên 6.600 hội viên Câu lạc bộ tham gia.

  • - Huyện Đông Anh: Tổ chức tập huấn cho trên 1.000 Đoàn viên thanh niên là hội viên Câu lạc bộ khuyến nông, với các nội dung: nuôi trồng thuỷ sản, phát triển đàn gia cầm, kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo bò thịt, kỹ thuật chăn nuôi bò sữa...

  • - Huyện Từ Liêm: Tổ chức tập huấn cho trên 3.800 lượt Đoàn viên thanh niên, với các nội dung: trồng hoa, cây cảnh, trồng cây ăn quả đặc sản, phát triển đàn gia cầm sau dịch, kỹ thuật chăn nuôi lợn hướng nạc, gà thả vườn và tổ chức tập huấn các nội dung khác, như: quản lý điện, vận hành nước sạch, phối hợp tập huấn cho cán bộ quản lý hợp tác xã; quản lý hành nghề thuốc bảo vệ thực vật, vệ sinh môi trường, nước sạch nông thôn, pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ... Đồng thời, Huyện Đoàn tham gia đề tài "ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phục hồi đàn gà ri thả vườn".

  • Ưu điểm của việc hỗ trợ tập huấn được thể hiện ở một số điểm như: ĐVTN các huyện được bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn về kinh tế, kỹ thuật, phương pháp sản xuất nông nghiệp hiện đại, khoa học, bài bản. Đồng thời, ĐVTN được tiếp cận với các chuyên gia đầu ngành, được trực tiếp trao đổi và nghe hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề vay vốn, về các chuyên đề trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trồng trọt, xây dựng mô hình; thời gian tổ chức tập huấn nhanh, gọn, tập huấn được cho nhiều lượt ĐVTN có nhu cầu tham gia. Việc mở các lớp tập huấn căn cứ vào nhu cầu đăng ký của các huyện đoàn, Thành đoàn phối hợp với Sở Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông thành phố mời giảng viên, chuẩn bị tài liệu liên quan đến chuyên đề tập huấn. Lớp tập huấn còn là diễn đàn để ĐVTN khối sản xuất nông nghiệp có điều kiện giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình lập dự án vay vốn, đặc thù thực tiễn sản xuất nông nghiệp tại từng địa phương, theo từng lĩnh vực ngành nghề. Tập huấn không chỉ ở nội dung lý thuyết mà Đoàn thanh niên Thành phố còn tổ chức đi thực địa, tham quan mô hình, điểm trình diễn kỹ thuật thanh niên kiểu mẫu hoặc tổ chức những hội nghị đầu bờ để phổ biến kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Thành công của nội dung hỗ trợ tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đó chính là việc đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo ĐVTN, chủ yếu là khối nông nghiệp, kết quả qua bảng số liệu ta thấy, số lượt ĐVTN tham gia các lớp tập huấn ngày một đông hơn, trung bình mỗi lớp có khoảng từ 100 - 150 ĐVTN tham gia.

  • 2.2.3. Thực trạng hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất, điểm trình diễn kỹ thuật thanh niên

  • Biểu đồ 2.3: Số mô hình, điểm trình diễn kỹ thuật được đầu tư hỗ trợ

  • Nguồn: Thành Đoàn Hà Nội - Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô từ năm 2000 - 2007.

  • Năm 2008 là năm các cấp bộ Đoàn tập trung thực hiện chủ trương chăm lo, hỗ trợ thanh niên, là năm Hà Nội điều chỉnh địa giới hành chính. Thông qua hai phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô„ và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp„ Đoàn thanh niên Thành phố đã tiếp tục thực hiện công tác chăm lo, hỗ trợ, phát huy thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích vì Thủ đô phát triển. Điểm nổi bật trong việc triển khai thực hiện 2 phong trào đó là Đoàn Thanh niên Thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với các cơ sở Đoàn trực thuộc quan tâm xây dựng các mô hình, phương thức hoạt động hỗ trợ, đặc biệt là việc thành lập Quỹ Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp từ cơ sở đến Thành phố. Đến nay, việc xây dựng và giải ngân quỹ còn gặp nhiều khó khăn nhưng bước đầu đã góp phần hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế. Đã có nhiều dự án của thanh niên được hỗ trợ, đầu tư vốn từ các nguồn quỹ trên. Đối với cấp Thành phố, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với Ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai chương trình hỗ trợ thanh niên làm kinh tế với số kinh phí đầu tư ban đầu là 3 tỷ đồng, một số dự án được giải ngân đã góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên các huyện tham gia phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

  • Đồng thời, Đoàn Thanh niên Thành phố tích cực tham mưu với Thành ủy, UBND Thành phố giao cho Đoàn thanh niên đảm nhận thực hiện Chương trình mục tiêu “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh niên tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô„ giai đoạn 2008-2010 với các nội dung, nhiệm vụ cơ bản, trong đó chú trọng làm tốt công tác chăm lo, hỗ trợ thanh niên, đặc biệt là việc đầu tư nghiên cứu, xây dựng các mô hình điểm, tham mưu cơ chế, chính sách, đề án giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • 2.2.4. Thực trạng hỗ trợ giải quyết việc làm thông qua các mô hình, dự án

  • Hiện nay, nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Đoàn TN Thành phố rất khiêm tốn. Tổng dư nợ của Đoàn hiện đang quản lý là khoảng 6,9 tỷ đồng (kể cả nguồn vốn vay từ kênh Trung ương Đoàn là 3 tỷ). Nguồn vốn hộ nghèo và các nguồn khác là 32 tỷ, trong đó chủ yếu là nguồn dành cho hộ nghèo. Các nguồn vốn này đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 19.000 lao động, chiếm 1,9% số lao động trong độ tuổi thanh niên. Như vậy, còn hàng chục vạn thanh niên có nhu cầu việc làm chưa được đáp ứng.

  • Ngoài ra, để động viên khuyến khích đoàn viên thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế, Đoàn thanh niên Thành phố tổ chức tuyên dương, khen thưởng các gương thanh niên làm kinh tế giỏi trong các đợt hoạt động thi đua, thông qua các hình thức khen thưởng như đề xuất trao Giải thưởng Lương Định Của, tặng Bằng khen Trung ương Đoàn, Thành Đoàn Hà Nội nhằm biểu dương, tôn vinh các gương thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi tại các kỳ Festival Tài năng lao động Sáng tạo trẻ Thủ đô, Festival Thanh niên nông thôn Thủ đô.

  • 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HỖ TRỢ THANH NIÊN CÁC HUYỆN CỦA HÀ NỘI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

  • 3.2.1. Đề xuất Uỷ ban nhân dân Thành phố tạo nguồn vốn riêng giao cho Đoàn Thanh niên Thành phố chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý

  • Ngoài nguồn vốn vay Quỹ 120, kênh vay vốn qua Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố, nguồn vốn tự góp thì Thành Đoàn Hà Nội đề xuất với chính quyền cùng cấp thành lập nguồn Quỹ vốn vay hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm.

  • Trong tình hình mới hiện nay, hoạt động của tổ chức Đoàn cần có những thay đổi để theo kịp với thanh niên, đáp ứng được mong muốn chính đáng của thanh niên. Hoạt động của Đoàn TN các cấp không chỉ là những tuyên truyền cổ động, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vận động tình nguyện, đòi hỏi thanh niên phải cống hiến mà tổ chức Đoàn phải biết đem đến cho thanh niên những cái họ cần, những thứ họ đang thiếu hiện nay: đó là thu nhập chính đáng, đó là việc làm, là cơ hội để lập thân, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế gia đình, khẳng định bản thân với xã hội... Giải quyết, đáp ứng những nhu cầu này không chỉ đặt ra đối với tổ chức Đoàn TN mà là của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Trong đó, trách nhiệm của tổ chức Đoàn là phải tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thành phố từng bước đáp ứng các nhu cầu chính đáng đó bằng các giải pháp và việc làm thiết thực cụ thể. Chính vì vậy, việc xây dựng nguồn vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên Thành phố là một giải pháp để góp phần thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho thanh niên. Qua đó, từng bước nâng cao tỷ lệ tập hợp, đoàn kết thanh niên tham gia vào tổ chức Đoàn, Hội.

  • Từ những yếu tố trên, có thể khẳng định rằng việc thành lập nguồn vốn vay hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế là cần thiết và mang tính khách quan, phù hợp với đòi hỏi của hoạt động Đoàn TN trong thời kỳ mới.

  • Để nguồn vốn và việc sử dụng nguồn vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế có hiệu quả, một số nội dung cần thực hiện gồm:

  • * Số vốn đề xuất xây dựng quỹ vốn vay giải quyết việc làm:

  • - Vốn ban đầu thành lập quỹ: 50 tỷ đồng, được lấy từ nguồn vượt thu ngân sách hàng năm của Thành phố.

  • - Các năm tiếp theo, đề nghị UBND Thành phố cấp bổ sung 10 tỷ đồng hoặc căn cứ nhu cầu thực tế mà Thành Đoàn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tham mưu đề xuất

  • * Nguyên tắc đầu tư:

  • - Sử dụng tiền vay đúng mục đích, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

  • - Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn thỏa thuận.

  • - Nguồn vốn thu hồi được quay vòng cho các dự án tiếp theo không để tồn đọng lãng phí vốn.

  • * Đối tượng và địa bàn đầu tư

  • - Hộ kinh doanh cá thể, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh tế trang trại, hộ sản xuất kinh doanh ở các làng nghề, các hộ nhân cấy nghề mới của đoàn viên thanh niên, trực tiếp hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế, giải quyết việc làm ở các địa phương khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thành phố.

  • - Nguồn vốn đầu tư tập trung cho các xã, phường có diện tích đất canh tác chuyển đổi mục đích sử dụng và có điều kiện phát triển kinh tế trang trại, phát triển sản xuất với quy mô lớn, chăn nuôi gia súc tập trung ở khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội.

  • 3.2.2. Tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin

  • Để hỗ trợ thiết thực và hiệu quả nhất, Thành Đoàn Hà Nội cần xây dựng chuyên mục hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển kinh tế trên trang web của Đoàn TN Thành phố với tên gọi chương trình “Thanh niên nông thôn điện tử”, tạo diễn đàn để thanh niên nông thôn có điều kiện tiếp cận nhanh nhất nguồn thông tin hỗ trợ từ Thành đoàn, các Sở, ngành phối hợp liên quan. Chương trình được triển khai thí điểm ở các huyện với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho thanh niên khai thác thông tin, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hướng dẫn Đoàn Thanh niên các huyện, xã lập trang web riêng trong đó có phần hỗ trợ về kỹ thuật nuôi trồng, chuyển tải những thông tin về nông nghiệp. Như vậy, có xây dựng được kho thông tin cần thiết cho thanh niên thì việc thu hẹp “khoảng cách số” mới có hiệu quả. Có thể, đó sẽ là những tư liệu, kỹ thuật sản xuất trên mạng để thanh niên, chủ trang trại trẻ vận dụng, giúp quá trình lao động đạt được hiệu quả cao hơn. Đồng thời đó cũng sẽ là những kênh quảng bá để các loại nông sản do thanh niên sản xuất được giới thiệu thương hiệu, hoặc trở thành môi trường giúp phát triển kinh tế nông thôn.

  • Để nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện Đề án, Đoàn thanh niên Thành phố tiếp tục duy trì và thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện phổ cập tin học và internet cho thanh niên tại các huyện trong Chiến dịch Mùa hè thanh niên tình nguyện với các nội dung giảng dạy, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ năng sử dụng, thao tác thành thạo máy tính,...; Tập trung tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền Thành phố thành lập Trung tâm công nghệ thông tin thanh niên tại địa bàn các huyện. Trung tâm công nghệ thông tin thanh niên do huyện đoàn quản lý dưới sự chỉ đạo chung của Đoàn TN Thành phố có một số nhiệm vụ chính như: thiết lập và quản lý trang web thanh niên nông thôn phát triển kinh tế nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mô hình kinh tế thanh niên đạt hiệu quả cao, khẳng định giá trị, thương hiệu sản phẩm của các mô hình kinh tế thanh niên Hà Nội với các tỉnh, thành đoàn trong cả nước, với khu vực và thế giới.

  • 3.2.3. Đổi mới và hoàn thiện công tác phối hợp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

  • Đổi mới và hoàn thiện công tác phối hợp hỗ trợ giữa Đoàn thanh niên với các sở, ngành chức năng theo hướng: thống nhất quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bên phối hợp, tránh chồng chéo trong quá trình triển khai thực hiện; Kịp thời bổ sung các nội dung phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện các nội dung hỗ trợ.

  • Thứ nhất, cần thống nhất quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bên phối hợp, tránh chồng chéo trong quá trình triển khai thực hiện

  • * Về phía Đoàn TN

  • - Cần tập trung thực hiện các nội dung liên quan đến công tác tuyên truyền, giới thiệu các nguồn vốn vay để đoàn viên thanh niên được tiếp cận và lập dự án vay vốn khi có nhu cầu.

  • - Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, chuyên đề, hướng dẫn thanh niên lập dự án theo mẫu quy định.

  • - Xây dựng kế hoạch đào tạo và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đoàn phụ trách mảng công tác khuyến nông, vay vốn có tính ổn định, lâu dài.

  • *Về phía NHCSXH

  • - Tập trung hướng dẫn thanh niên hoàn thiện hồ sơ dự án vay vốn theo quy định của nhà nước.

  • - Chủ động phối hợp với Đoàn TN tổ chức thẩm định và thẩm định lại đối với các dự án vay mới, dự án đến hạn thu hồi để kịp thời giải ngân nguồn vốn vay, nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn.

  • - Giới thiệu chuyên gia tham gia giảng dạy kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tại các lớp tập huấn chuyên đề kỹ năng vay vốn, quy trình sản xuất nông nghiệp do Đoàn TN tổ chức.

  • * Về phía các sở, ngành chức năng

  • - Cần tăng cường thông tin thường xuyên theo chế độ thông tin báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm để Đoàn TN có điều kiện tiếp cận nhanh các nguồn vốn cũng như kịp thời giải quyết các nội dung công việc phát sinh trong quá trình xây dựng dự án và triển khai mô hình.

  • - Phối hợp hỗ trợ thanh niên xây dựng mô hình mới, mô hình điểm, đầu tư phát triển mở rộng quy mô một số mô hình của các gương thanh niên làm kinh tế giỏi.

  • Thứ hai, kịp thời bổ sung các nội dung phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện các nội dung hỗ trợ, tập trung chủ yếu vào một số nội dung như:

  • - Giới thiệu và mời giúp chuyên gia hướng dẫn chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, công nghệ sản xuất sản phẩm nông nghiệp,...

  • - Định hướng thị trường tiêu thụ, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và khẳng định thương hiệu sản phẩm;

  • - Cung cấp địa chỉ đáp ứng được nhu cầu của thanh niên về máy móc, trang thiết bị, cây con giống trong ứng dụng công nghệ sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn;

  • - Hỗ trợ về quy trình, thủ tục hành chính trong quá trình lập dự án vay vốn xây dựng mô hình, phát triển sản xuất kinh doanh.

  • 3.2.4. Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên thanh niên, khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Đoàn trong thời kỳ mới

  • * Thứ ba, tiếp tục tăng cường vai trò của Đoàn TN trong việc vận động, hỗ trợ và tổ chức cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế

  • Thanh niên ở các huyện thực sự đang đứng trước những thách thức lớn về trình độ, nhận thức, nghề nghiệp, thu nhập và việc làm. Trước thực trạng và những vấn đề đặt ra của nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay cũng như các hoạt động của Đoàn TN Thành phố thời gian qua, đòi hỏi Đoàn TN phải tăng cường tổ chức các hoạt động hiệu quả, tạo ra các mũi nhọn xung kích nhằm hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên nông thôn vươn lên lập thân lập nghiệp, tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế xã hội nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; cần tuyên truyền, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn và ĐVTN tạo sự thống nhất trong các hoạt động phát huy vai trò của Đoàn TN tham gia phát triển kinh tế và đẩy mạnh công tác hỗ trợ thanh niên các huyện của Hà Nội xây dựng mô hình thanh niên phát triển kinh tế;

  • * Thứ tư, phát huy hiệu quả các chương trình phối hợp đã triển khai thực hiện giữa các khối đối tượng thanh niên như chương trình kết nghĩa giữa các đơn vị khối thanh niên công nhân viên chức, khối trường đại học - cao đẳng với khối huyện: thanh niên công nhân viên chức giúp về nguồn vốn, điều kiện cơ sở vật chất, thanh niên trường học giúp về kiến thức, kỹ năng, ...giúp cho thanh niên ở các huyện có môi trường, điều kiện tham gia phát triển kinh tế.

  • Đồng thời, Đoàn TN Thành phố cần tổ chức nhiều hơn những diễn đàn giao lưu, trao đổi, tọa đàm như Diễn đàn “Thanh niên với khởi sự doanh nghiệp”, “Thanh niên nông thôn chung tay xây dựng nông thôn mới”, Tọa đàm “Một ý tưởng - Một cơ hội tương lai”, Diễn đàn “Để Việt Nam cất cánh”, “Niềm tin thương hiệu Việt”,... nhằm tạo điều kiện để các tổ chức kinh tế - xã hội tiếp tục có góc nhìn cởi mở và thân thiện hơn với thanh niên, tạo cơ hội để đoàn viên thanh niên khối huyện được giao lưu, tiếp cận với các chủ doanh nghiệp trẻ thành đạt, những nhà sản xuất, người tiêu dùng, từ đó học hỏi được những kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm sáng tạo vận dụng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ những bước đi đầu tiên đến khi đi vào hoạt động ổn định, tham gia giải quyết việc làm, tạo thu nhập thường xuyên và ổn định cho thanh niên trên địa bàn, tham gia phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Qua đó, tạo dựng mối quan hệ và động viên, khuyến khích, mời gọi sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội đối với thanh niên trong quá trình khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp.

  • Để hỗ trợ thanh niên nhiều hơn nữa, cán bộ Đoàn cần phát hiện và giúp thanh niên khai thác đúng thế mạnh từng địa phương, tập huấn có chiều sâu về các chuyên đề, đầu tư xây dựng mô hình

  • Năm là, về xúc tiến thương mại

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn và là lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quả tạo điều kiện, môi trường cho thanh niên tham gia một cách chủ động, sáng tạo, phát huy, cống hiến tài năng và sức trẻ của thanh niên đồng thời phát huy tối đa thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010, Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, thời gian qua, Đoàn thanh niên các cấp đã chủ động, sáng tạo tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch hành động của Đoàn nhằm vận động hỗ trợ và tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thông qua đó đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh. Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức Đoàn. Chính vì vậy mà các hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế được các cấp bộ Đoàn chú trọng đẩy mạnh, đặc biệt là các hoạt động tăng cường hỗ trợ nguồn lực về vốn và ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ hội cho thanh niên lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm giàu chính đáng bằng sức lực và trí tuệ của mình, tham gia phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Qua thực tiễn hoạt động, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi với những mô hình kinh tế thanh niên có giá trị, đạt hiệu quả cao, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập thường xuyên, ổn định cho thanh niên địa phương. Từ đó, tổ chức Đoàn tiếp tục động viên thanh niên tích cực tham gia thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia góp phần quan trọng trong việc thực hiện xoá đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, từng bước phát triển công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng đạt được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao đời sống người lao động, trong đó có tầng lớp thanh niên. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, quá trình đô thị hoá đang diễn ra sôi động ở khu vực các Huyện của Hà Nội. Cùng với sự chuyển mình, vận động đi lên của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hơn lúc nào hết, thanh niên Thủ đô rất cần được định hướng, hỗ trợ để vươn lên lập thân, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế. Thanh niên nông thôn hiện có trên 12 triệu người, chiếm 53% tổng số thanh niên cả nước [27, tr.1]. Toàn thành phố Hà Nội có khoảng gần 2 triệu thanh niên (chiếm 1/3 dân số) trong đó thanh niên nông thôn chiếm trên 1 triệu người. Thanh niên trong khu vực nông nghiệp, nông thôn Hà Nội hiện nay mong muốn địa vị của mình ngày càng cao hơn và được xã hội coi trọng, được chăm lo bảo vệ quyền lợi, được học tập, nâng cao trình độ, được hỗ trợ thông tin, kiến thức khoa học, kỹ thuật, có những chính sách giải quyết việc làm, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, xây dựng cơ sở hạ tầng và tiêu thụ sản phẩm,... Trong đó, nhu cầu được hỗ trợ phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với thanh niên nông thôn Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ của tổ chức Đoàn thanh niên Thành phố có phát huy được hiệu quả hay không phụ thuộc một phần vào chính sách và sự quan tâm của chính quyền Thành phố, địa phương và các cơ quan chức năng. Từ những vấn đề đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn đề chính sách, biện pháp hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế ở các Huyện của Hà Nội, góp phần xây dựng kinh tế Thủ đô tăng trưởng cao, ổn định trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Để đóng góp vào những nghiên cứu chung đó, vấn đề “Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở các Huyện của Hà Nội” được tác giả chọn làm đề tài viết luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1 Một số vấn đề chung hỗ trợ niên phát triển kinh tế 1.2 Nội dung hỗ trợ nhân tố ảnh hưởng tới hỗ trợ niên phát triển kinh tế huyện Hà Nội 1.3 Kinh nghiệm hỗ trợ niên phát triển kinh tế số tỉnh, thành đoàn 10 10 24 33 Chương 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC HUYỆN CỦA HÀ NỘI 40 2.1 Tổng quan tình hình niên phát triển kinh tế huyện Hà Nội 2.2 Thực trạng tổ chức Đoàn Thanh niên Thành phố hỗ trợ 40 niên huyện Hà Nội phát triển kinh tế năm vừa qua 2.3 Đánh giá chung thực trạng hỗ trợ niên huyện Hà 47 Nội phát triển kinh tế 70 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC HUYỆN CỦA HÀ NỘI 81 3.1 Dự báo xu vận động niên phương hướng hỗ trợ niên phát triển kinh tế huyện Hà Nội 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ niên phát triển kinh 81 tế huyện Hà Nội 86 KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 107 111 114 119 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLB : Câu lạc CNH-HĐH : Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hố CNTT : Cơng nghệ thơng tin DVNN : Dịch vụ nơng nghiệp ĐVTN : Đồn viên Thanh niên HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kỹ thuật KT-XH : Kinh tế - xã hội NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội NN&PTNT : Nơng nghiệp phát triển nông thôn Nxb : Nhà xuất TK&VV : Tiết kiệm vay vốn TN : Thanh niên TNCS : Thanh niên cộng sản TNXP : Thanh niên xung phong TTg : Thủ tướng UBND : Uỷ ban nhân dân VSTP : Vệ sinh thực phẩm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Dân số chia theo độ tuổi, giới tính đơn vị hành Bảng 2.2: Kết ủy thác cho vay hộ nghèo đối tượng Trang 46 sách khác - Ngân hàng sách xã hội Thành phố Bảng 2.3: Kết ủy thác cho vay hộ nghèo đối tượng 49 sách khác Bảng 2.4: Số liệu vay vốn Quỹ Quốc gia việc làm từ kênh TW Đoàn Bảng 2.5: Báo cáo tình hình số liệu vay vốn năm 2006 Bảng 2.6: Báo cáo tình hình đăng ký vay vốn năm 2007 52 54 58 58 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết ủy thác chương trình cho vay năm 2007 Biểu đồ 2.2: Số liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức Biểu đồ 2.3: Số mơ hình, điểm trình diễn kỹ thuật đầu tư hỗ trợ Trang 50 61 67 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Thanh niên lực lượng xã hội to lớn lực lượng tiên phong phát triển kinh tế - xã hội đất nước Trong năm qua, Đảng Nhà nước ta đề chủ trương, đường lối, sách thiết thực, hiệu tạo điều kiện, mơi trường cho niên tham gia cách chủ động, sáng tạo, phát huy, cống hiến tài sức trẻ niên đồng thời phát huy tối đa niên nghiệp cơng nghiệp hố, đại hoá hội nhập kinh tế quốc tế đất nước Thực chủ trương Đảng, sách, pháp luật Nhà nước phát triển kinh tế - xã hội; Chiến lược phát triển niên đến năm 2010, Chỉ thị 06 Thủ tướng Chính phủ phát huy vai trò niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn Nghị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, thời gian qua, Đoàn niên cấp chủ động, sáng tạo tổ chức thực tốt chương trình, kế hoạch hành động Đồn nhằm vận động hỗ trợ tổ chức cho đoàn viên, niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thơng qua đồn kết, tập hợp niên, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh Hỗ trợ niên phát triển kinh tế nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng tổ chức Đồn Chính mà hoạt động hỗ trợ niên phát triển kinh tế cấp Đoàn trọng đẩy mạnh, đặc biệt hoạt động tăng cường hỗ trợ nguồn lực vốn ứng dụng chuyển giao tiến khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, tạo hội cho niên lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm giàu đáng sức lực trí tuệ mình, tham gia phát triển kinh tế gia đình địa phương Qua thực tiễn hoạt động, xuất ngày nhiều gương niên sản xuất kinh doanh giỏi với mơ hình kinh tế niên có giá trị, đạt hiệu cao, góp phần giải việc làm tạo thu nhập thường xuyên, ổn định cho niên địa phương Từ đó, tổ chức Đồn tiếp tục động viên niên tích cực tham gia thực Chương trình mục tiêu Quốc gia góp phần quan trọng việc thực xố đói, giảm nghèo, chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, bước phát triển công nghiệp, ngành nghề dịch vụ nông thôn Qua 20 năm đổi mới, với thành tựu to lớn tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đạt kết quan trọng việc nâng cao đời sống người lao động, có tầng lớp niên Cũng nhiều địa phương khác nước, q trình thị hố diễn sôi động khu vực Huyện Hà Nội Cùng với chuyển mình, vận động lên đất nước bối cảnh tồn cầu hố hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, lúc hết, niên Thủ đô cần định hướng, hỗ trợ để vươn lên lập thân, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế Thanh niên nông thôn có 12 triệu người, chiếm 53% tổng số niên nước [27, tr.1] Toàn thành phố Hà Nội có khoảng gần triệu niên (chiếm 1/3 dân số) niên nơng thơn chiếm triệu người Thanh niên khu vực nông nghiệp, nông thôn Hà Nội mong muốn địa vị ngày cao xã hội coi trọng, chăm lo bảo vệ quyền lợi, học tập, nâng cao trình độ, hỗ trợ thơng tin, kiến thức khoa học, kỹ thuật, có sách giải việc làm, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, xây dựng sở hạ tầng tiêu thụ sản phẩm, Trong đó, nhu cầu hỗ trợ phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng niên nông thôn Hà Nội Tuy nhiên, công tác hỗ trợ tổ chức Đoàn niên Thành phố có phát huy hiệu hay khơng phụ thuộc phần vào sách quan tâm quyền Thành phố, địa phương quan chức Từ vấn đề đặt yêu cầu cần có nghiên cứu cách bản, có hệ thống vấn đề sách, biện pháp hỗ trợ cho niên phát triển kinh tế Huyện Hà Nội, góp phần xây dựng kinh tế Thủ đô tăng trưởng cao, ổn định điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế giới Để đóng góp vào nghiên cứu chung đó, vấn đề “Hỗ trợ niên phát triển kinh tế Huyện Hà Nội” tác giả chọn làm đề tài viết luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian qua, Việt Nam có số cơng trình, đề tài, viết liên quan tiếp cận nghiên cứu nhiều góc độ phạm vi khác như: nghiên cứu niên phát triển kinh tế, phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn, Trong đó: Hướng nghiên cứu niên phát triển kinh tế bao gồm: - Cuốn sách “Trang trại niên, mơ hình lập thân, lập nghiệp hệ trẻ Yên Bái” tác giả Nguyễn Văn Tuyết, Nxb Chính trị Quốc gia năm 1997 - Cuốn sách “Thanh niên làm kinh tế trang trại” tác giả Đường Hồng Dật, Nxb Thanh niên, năm 2001 - Cuốn sách “Tuổi trẻ lập nghiệp từ trang trại” tác giả Nguyễn Như Ất, Nxb Thanh niên, năm 2001 - Cuốn sách “Mơ hình phát triển kinh tế niên nơng thơn” Bí thư Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Hồng Hiệp đạo biên soạn, Nxb Hà Nội, năm 2009 Các cơng trình chủ yếu tập trung giới thiệu quy trình thành lập số mơ hình phát triển kinh tế phù hợp, hiệu địa bàn nông thơn, giới thiệu số mơ hình phát triển kinh tế hiệu niên nông thôn; nghiên cứu điều kiện, yếu tố thuận lợi giúp niên nông thôn lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế; giới thiệu kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ đổi mới, niên với phát triển kinh tế trang trại số mơ hình trang trại niên xu hướng phát triển trang trại niên,… Một số viết dành riêng cho niên nói chung niên nơng thơn nói riêng tham gia phát triển kinh tế: - Bài “Công nghiệp hoá, đại hoá, vấn đề đặt với niên nay”, tác giả Nguyễn Tồn, tạp chí Lao động Cơng đồn, 2002, số 3-256, trang 6,7 - Bài “Xu hướng phát triển niên phong trào niên”, tác giả Nguyễn Vũ Câu, Tạp chí Cộng sản 2003, số 9, trang 21-25 - Bài “Tổ chức Đoàn với trách nhiệm dạy nghề giải việc làm cho niên nông thôn”, tác giả Mỹ Hạnh, tạp chí Lao động xã hội 2005, số 259, tháng 3, trang 9,10 - Bài “Thái độ nghề nông niên nông thôn Nghiên cứu từ khía cạnh định hướng nghề nghiệp” TS Nguyễn Thuý Hạnh, Tạp chí Tâm lý học, 2006, số trang 37-41 - Bài “Cần có nhiều hoạt động giúp niên nông thôn lập thân, lập nghiệp”, Báo Nhân dân 2007, số 17/tháng 12, trang - Bài “Tạo điều kiện thuận lợi giúp niên nông thôn lập thân, lập nghiệp”, tác giả Nguyễn Văn Chuẩn, Báo Nhân dân, 2008, số 3, tháng 3, trang - Bài “Tuổi trẻ xung kích phát triển kinh tế, xã hội”, tác giả Đinh Song Linh, Báo Nhân dân, 2008, 25/2, trang Các viết tập trung hệ thống số chủ trương Đảng, Đoàn nông nghiệp nông thôn công tác niên, quan điểm, phương hướng phát huy vai trị xung kích niên, tổ chức Đoàn niên hỗ trợ niên lập thân, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế Một số cơng trình nghiên cứu phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội nhắc tới là: - Báo cáo tóm tắt định hướng phát triển nông thôn ngoại thành Hà Nội đến năm 2010, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội, năm 2003; - Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái đại hố nơng thơn giai đoạn 2006 - 2010, đề tài nghiên cứu Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội; - Báo cáo tổng kết năm thực Chương trình 12/Ctr-TU phát triển kinh tế ngoại thành bước đại hố nơng thơn giai đoạn 2001 - 2005 Ban đạo Chương trình 12/Ctr-TU thuộc UBND Thành phố Hà Nội, tháng 12-2005 Các cơng trình đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005 đề xuất số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hà Nội theo hướng CNH, HĐH Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng đề xuất giải pháp chủ yếu mang tính khái quát phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành; đánh giá giải pháp cụ thể CCKT tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp mà chưa đề cập đến đối tượng niên tham gia phát triển kinh tế Bên cạnh đó, kể đến số cơng trình, đề tài khoa học liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: - Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” tác giả Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, năm 2003 - Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới: khứ tại” PGS.TS Nguyễn Văn Bích, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006 - Cuốn sách “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” GS.TS Hồng Ngọc Hồ chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2007 - Cuốn sách “Tác động hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nông nghiệp Việt Nam” TS.Nguyễn Từ chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2008 - Cuốn sách “Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn q trình CNH, HĐH nước ta” GS TS Hoàng Ngọc Hoà, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2008 - Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hỗ trợ Nhà nước nông dân Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả Hồ Thanh Thuỷ (2009), Học viện Chính trị - Hành Quốc gia Hồ Chí Minh - Luận văn thạc sĩ kinh tế, Kinh tế trang trại tỉnh Lào Cai nay, tác giả Phạm Văn Chiến, (2009), Học viện Chính trị - Hành Quốc gia Hồ Chí Minh - Luận văn thạc sĩ kinh tế, Kinh tế nông thôn Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, đại hoá, tác giả Nguyễn Văn Hùng, (2009), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Các đề tài nêu tập trung nghiên cứu, sâu phân tích sách nơng nghiệp, nơng thơn ban hành, q trình hồn thiện sách tác động, hạn chế sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nông dân; luận giải rõ q trình đổi mới, hồn thiện sách nơng nghiệp, thành tựu vấn đề đặt q trình phát triển nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, tác giả nêu rõ vấn đề đặt quản lý nông nghiệp Việt Nam ảnh hưởng tới người nông dân vấn đề đầu tư, khả cạnh tranh, xuất nông sản; nghiên cứu khái niệm cấu kinh tế, cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cấu kinh tế, khái niệm chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, sở lý luận thực tiễn chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, đại hoá, đề xuất phương hướng giải pháp chuyển dịch cấu kinh tế; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại đồng thời đề xuất phương hướng giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển kinh tế hộ nông dân; Những lý luận sách kinh tế, thực trạng tác động sách kinh tế thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà nội phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái, thực cơng nghiệp hố, đại hố nơng nghiệp nơng thôn; Thực trạng hỗ trợ Nhà nước nơng dân điều kiện có ảnh hưởng hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh nông dân nước ta, đề xuất phương hướng giải pháp hỗ trợ nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh hội nhập kinh tế quốc tế Ngồi cịn có nhiều viết đăng báo, tạp chí vấn đề với cách tiếp cận khác - Bài “Xu hướng chuyển dịch cấu ngành nghề hộ nông thôn nước ta”, tác giả Phạm Quang Vinh, Tạp chí Con số kiện, 2002, số 5, trang 21-22 - Bài “Cơ cấu tổng thu vốn đầu tư tích luỹ hộ nơng thơn”, tác giả Nguyễn Hồ Bình, Tạp chí Con số kiện, năm 2002, số trang 28-30 - Bài “Kinh tế hộ kinh tế trang trại vùng trung du miền núi phía Bắc - Thực trạng xu hướng phát triển”, tác giả Nguyễn Thế Thương, Tạp chí Kinh tế Dự báo, năm 2002, số 11, trang 21-22 - Bài “Mơ hình Quỹ tín dụng nhân dân với kinh tế hộ nông dân Hà Tây”, tác giả Đặng Thị Huyền Anh, Tạp chí Tài năm 2002, số 6, trang 44, 45-48 - Bài “Cần đa dạng hoá phương thức cho vay vốn kinh tế hộ”, Khắc Việt, Tạp chí Ngân hàng, 2003, số 7, trang 25-27 - Bài “Vai trị vị trí Kinh tế hộ gia đình phát triển kinh tế giải việc làm”, Tạp chí Lao động xã hội, 2007, số 307, trang 30,31 - Bài “Hỗ trợ nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn q trình đẩy mạnh CNH, HĐH chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” GS.TS Hồng Ngọc Hồ, Tạp chí Lý luận trị, số 12/2008 - Bài “Kinh tế hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp hàng hố”, Tạp chí hoạt động khoa học số 5/2009, trang 63-65 Mặc dù có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan, chưa có cơng trình khoa học cơng bố tập trung nghiên cứu trực diện vấn đề giải pháp hỗ trợ cho niên phát triển kinh tế địa bàn huyện thành phố Hà Nội Trên sở tiếp thu có chọn lọc vấn đề nghiên cứu 110 đạo thực Chương trình liên tịch; Hàng năm dành nguồn vốn từ 100 đến 150 tỷ đồng tạo điều kiện cho Trung ương Đồn xây dựng mơ hình điểm; - Đề nghị NHCSXH tham mưu với Thủ tướng Chính phủ bổ sung Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh thành viên Hội đồng quản trị NHCSXH; tổ chức Đoàn thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp tỉnh huyện NHCSXH cấp có biện pháp tạo điều kiện giúp Đoàn niên cấp tăng thêm nguồn vốn vay giúp niên xây dựng, thực mơ hình điểm có hiệu quả; kết hợp với tổ chức Đoàn đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán đồn theo dõi Chương trình Ban quản lý tổ tiết kiệm vay vốn; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, thường xuyên hội ý rút kinh nghiệm để đạo sở theo hệ thống thực tốt Chương trình liên tịch - Hàng năm Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức lớp tập huấn với nhiều nội dung chuyên sâu, tổ chức hội chợ nông nghiệp với quy mô lớn, phong phú đa dạng giúp niên tiếp cận khoa học đại, nguồn cây, giống chất lượng, đồng thời tìm kiếm đối tác để tiêu thụ sản phẩm - Thực tế thời gian công tác cán Đồn thường khơng dài, ln chuyển nhanh, tác giả kiến nghị với Trung ương Đồn, Bộ NN&PTNT cần phải có chế phối hợp để có cán Đồn kiêm cán khuyến nơng có chun mơn, nhằm gắn bó lâu dài với niên, có phong trào ổn định trì lâu dài - Bộ NN PTNT quan tâm đạo đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với Đoàn niên cấp tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến khoa học công nghệ để áp dụng vào sản xuất địa bàn Thành phố, góp phần thúc đẩy nơng nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa tập trung, có suất, chất lượng cao Kiến nghị với Thành phố Hà Nội * UBND Thành phố Hà Nội - Quan tâm nghiên cứu sớm ban hành chế, sách để Đoàn Thanh niên Thành phố tham gia triển khai thực chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đơ, để Đồn Thanh niên cấp quản lý nguồn vốn hỗ trợ niên huyện phát triển kinh tế 111 - Có chế, sách để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán Đoàn làm cơng tác khuyến nơng, nâng cao trình độ, kiến thức quản lý kinh tế, phát triển nông nghiệp * Với Sở, ngành phối hợp - Đối với Sở NN&PTNT: Chỉ đạo đơn vị trực thuộc Sở quan tâm, tạo điều kiện chế giúp niên huyện ngoại thành đảm nhận mơ hình ứng dụng, chuyển giao tiến KHKT Nông nghiệp Hàng năm huyện hỗ trợ đầu tư mơ hình phát triển kinh tế mơ hình kinh tế trang trại niên đảm nhận; Hàng năm Sở NN&PTNT Thành phố tạo điều kiện để đoàn viên niên tham gia phát triển kinh tế huyện, gương niên làm kinh tế giỏi tham gia đợt tìm hiểu, thăm quan mơ hình sản xuất nơng nghiệp tỉnh bạn - Đối với Ngân hàng sách xã hội Thành phố: NHCSXH TP cần phối hợp với Thành Đoàn đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền cho niên Thủ Đô việc triển khai quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm Nghiên cứu chế độ sách phối hợp với Thành Đồn đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn, tăng số vốn cho vay tối đa Chỉ đạo theo ngành dọc chi nhánh ngân hàng sách nghiên cứu sách tạo điều kiện tốt hỗ trợ niên vay vốn phát triển kinh tế * Đối với Thành Đồn Hà Nội - Tiếp tục trì thực có hiệu Chương trình mục tiêu “Nâng cao hiệu hoạt động niên tình nguyện tham gia phát triển kinh tế xã hội Thủ đô” Tham mưu để UBND Thành phố tiếp tục giao nhiệm vụ để Đoàn Thanh niên Thành phố đảm nhận thực Chương trình giai đoạn 2011 - 2015 nhằm khẳng định vị trí, vai trị, tầm quan trọng tuổi trẻ Thủ đô thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế với nội dung: Tăng cường tổ chức tập huấn chuyên đề kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, vay vốn; Đầu tư xây dựng mô hình điểm trình diễn kỹ thuật kiểu mẫu; Học tập, trao đổi kinh nghiệm với tỉnh, thành đoàn nước với nước khu vực ASEAN 112 - Thành Đồn cần trì định kỳ tổ chức hoạt động tuyên dương gương niên nông thôn tiên tiến, sản xuất kinh doanh, làm kinh tế giỏi chương trình, kiện lớn Đồn Festival Thanh niên nơng thơn Thủ đơ, Festival Sáng tạo trẻ Thủ đô, Liên hoan Câu lạc khuyến nông niên Thủ đô, Liên hoan Tài trẻ Thủ đơ,… Festival sân chơi bổ ích thiết thực giúp niên huyện có điều kiện học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trình tham gia sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, lập thân lập nghiệp, thực tốt phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô” “4 đồng hành với niên lập thân, lập nghiệp” Đồng thời thường xuyên tiến hành tổ chức sơ, tổng kết giới thiệu, nhân rộng mơ hình niên làm kinh tế giỏi hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Thành phố với tỉnh, thành Đoàn nước KẾT LUẬN Nghiên cứu vấn đề hỗ trợ niên phát triển kinh tế huyện Hà Nội, luận văn đề cập đến nội dung chủ yếu sau: Khái quát hóa vấn đề lý luận hỗ trợ niên phát triển kinh tế huyện Hà Nội Tổ chức Đoàn cấp triển khai thực Chương trình liên tịch Trung ương Đồn Ngân hàng sách xã hội việc tổ chức thực ủy thác cho vay hộ nghèo đối tượng sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP Chính phủ ngày 4/10/2002 tín dụng người nghèo đối tượng sách khác Đây chủ trương lớn Đảng Nhà nước việc sử dụng nguồn lực tài cho vay phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần vào tăng trưởng đồng vùng nước Chính sách mở hội cho hộ niên không thuộc diện hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn Khái quát hóa vấn đề lý luận niên phát triển kinh tế, thấy vai trò niên chủ động phát triển kinh tế gia đình địa phương, ý nghĩa hiệu tổ chức Đoàn đồng hành với 113 niên phát triển kinh tế, song có hạn chế cần tiếp tục phải khắc phục Luận văn tập trung nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới hỗ trợ niên tham gia phát triển kinh tế làm sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác hỗ trợ, từ đề xuất giải pháp nhằm khai thác tác động tích cực hạn chế tác động tiêu cực nhân tố nhằm đạt hiệu cao công tác hỗ trợ Đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ niên phát triển kinh tế, qua khẳng định: Nắm bắt nhu cầu xúc niên, sau chủ trương ban hành, Ban thường vụ Thành Đoàn Hà Nội chủ động phối hợp với NHCSXH Thành phố biểu thị tâm Đồn TN tích cực đẩy mạnh phong trào niên tham gia phát triển kinh tế xã hội Thủ Theo đó, đạo sở Đồn phối hợp tốt với cấp ủy, quyền địa phương hướng dẫn hộ niên lập phương án sản xuất kinh doanh, sở đó, xét duyệt hộ niên thực có nhu cầu, có chí hướng làm ăn điều kiện đảm bảo sử dụng quản lý tốt nguồn vốn; đồng thời, đề xuất UBND xã định thành lập tổ tiết kiệm vay vốn; phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý sử dụng vốn vay cho tổ trưởng Tổ TK&VV Bên cạnh đó, Đồn niên cấp huy động hàng trăm triệu đồng nguồn vốn nội lực niên để triển khai mơ hình, dự án niên phát triển kinh tế, giải việc làm Đồng thời với việc hỗ trợ vốn, cấp Đoàn đẩy mạnh công tác hỗ trợ tập huấn, đào tạo với nội dung tập huấn kiến thức, kỹ lập dự án vay vốn, chuyển giao tiến khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng mơ hình sản xuất, điểm trình diễn kỹ thuật niên; hỗ trợ giải việc làm thơng qua thực mơ hình, dự án Thơng qua hỗ trợ niên phát triển kinh tế, nhiều sở Đoàn huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ tổ chức đoàn hoạt động, thu hút đoàn viên niên tham gia, góp phần xây dựng củng cố tổ chức Đoàn Thực tế nhu 114 cầu hỗ trợ niên, đặc biệt niên tham gia sản xuất nông nghiệp huyện lớn, song nguồn lực tổ chức đoàn có hạn nên chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu niên Từ thực tiễn đạo, triển khai chương trình hỗ trợ cho niên huyện thời gian qua giúp tác giả rút học kinh nghiệm Trên sở phân tích thực trạng nội dung hỗ trợ niên phát triển kinh tế; nghiên cứu quan điểm, định hướng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô tới 2015, luận văn tập trung đề xuất giải pháp nhằm tăng cường việc hỗ trợ niên phát triển kinh tế Trong nhấn mạnh giải pháp tạo nguồn vốn vay hỗ trợ niên, tạo điều kiện cho niên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cá nhân, làm giàu cho gia đình xã hội Trên thực tế, để phát huy tốt nguồn vốn này, cấp Đoàn cần quan tâm nghiên cứu hoạt động hỗ trợ để nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho niên, gắn kết chặt chẽ việc hỗ trợ niên phát triển kinh tế, bảo vệ mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng dân cư thơn, xóm Hỗ trợ niên phát triển kinh tế huyện Hà Nội không giúp niên phát triển kinh tế, giải việc làm, mà thơng qua để gắn kết niên, cầu nối quan trọng để niên đến với tổ chức Đoàn Đồng thời, để Đoàn niên tổ chức hiệu nguồn vốn vay, cấp Đoàn cần quan tâm cấp ủy, quyền ngành liên quan, việc quan tâm lồng ghép với chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương Làm vậy, tin với nỗ lực không ngừng, Đồn TN Thành phố phát huy vai trị việc hỗ trợ niên huyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực thành cơng q trình cơng nghiệp hóa - đại hóa - hội nhập kinh tế quốc tế Thủ đô đất nước 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Đặng Thị Huyền Anh (2002), “Mơ hình Quỹ tín dụng nhân dân với kinh tế hộ nông dân Hà Tây”, Tạp chí Tài chính, (số 6), tr.44-48 Báo cáo tổng kết cơng tác Đồn phong trào thiếu nhi năm 2000 2009, Đồn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội Báo cáo tổng quan hoạt động Đoàn TN tham gia phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2003 - 2006, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Chính trị (2000), Nghị phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010, Hà Nội Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn với Trung ương Đoàn (2006), Nghị liên tịch phát huy vai trò niên tham gia đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn giai đoạn 2006-2010, Hà Nội Ngân hàng sách xã hội Thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết 15 năm (1992 - 2007) triển khai chương trình ủy thác cho vay hộ nghèo đối tượng sách, Hà Nội Nguyễn Văn Bích (2006), Nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới: khứ tại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Nguyễn Hịa Bình (2002), “Cơ cấu tổng thu vốn đầu tư tích lũy hộ nơng thơn”, Tạp chí Con số kiện, (số 5), tr.28-30 Nguyễn Vũ Câu (2003), “Xu hướng phát triển niên phong trào niên”, Tạp chí Cộng sản, (số 9), tr.21-25 10 Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội 11 Cục Thống kê Hà Nội (2009), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội 12 Nguyễn Văn Chuẩn (2008), “Tạo điều kiện thuận lợi giúp niên nông thôn lập thân, lập nghiệp”, Báo Nhân dân, (số 3), tr.4 116 13 Trần Văn Chử tập thể (2002), Giáo trình Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 14 Đường Hồng Dật (2001), Thanh niên làm kinh tế trang trại, Nxb Thanh niên, Hà Nội 15 An Đình Doanh (2009), Hoạt động Đoàn tham gia phát triển kinh tế giai đoạn nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội 16 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 18 Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2009), Nxb Thanh niên, Hà Nội 19 Đỗ Mười (1993), Đẩy mạnh nghiệp đổi chủ nghĩa xã hội, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội 20 Mỹ Hạnh (2005), “Tổ chức Đoàn với trách nhiệm dạy nghề giải việc làm cho niên nơng thơn”, Tạp chí Lao động xã hội, (số 259), tr.9-10 21 Tô Thúy Hạnh (2006), “Thái độ nghề nông niên nông thôn - Nghiên cứu từ khía cạnh định hướng nghề nghiệp”, Tạp chí Tâm lý học, (số 2), tr 37-41 22 Nguyễn Hồng Hiệp tập thể (2009), Mơ hình phát triển kinh tế niên nông thôn, Nxb Hà Nội, Hà Nội 23 Hồng Ngọc Hịa (2007), Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 24 Hồng Ngọc Hịa (2008), Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn q trình CNH, HĐH nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 25 Hội đồng lịch sử Đoàn - Hội Trung ương Đồn (2009), Văn kiện Đảng cơng tác niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội 117 26 Nguyễn Phương Hồng (1997), Những học kinh nghiệm phong trào niên lập nghiệp, Nxb Thanh niên, Hà Nội 27 Kết luận số 127-KL/TWĐTN ngày 15/9/2008 Hội nghị lần thứ ba Ban thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa IX 28 Luật Thanh niên (2006), Nxb trị Quốc gia, Hà Nội 29 Đinh Song Linh (2008), “Tuổi trẻ xung kích phát triển kinh tế, xã hội, Báo Nhân dân, (số 25/2), tr.4 30 Trần Văn Miều (2001), Phong trào niên với việc đào tạo nguồn lực trẻ, Nxb Thanh niên, Hà Nội 31 Trần Văn Miều (2008), Đoàn niên tham gia góp phần tri thức hóa niên cơng nhân nông dân, Nxb Thanh niên, Hà Nội 32 Ngô Quang Minh tập thể (2002), Giáo trình Quản lý kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 33 Phạm Đình Nghiệp (2008), Bàn niên, Nxb Giáo dục, Hà Nội 34 Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa (2002), Ảnh hưởng thị hóa đến nơng thơn ngoại thành Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 35 Đinh Văn Quảng (2007), “Vai trò vị trí Kinh tế hộ gia đình phát triển kinh tế giải việc làm”, Tạp chí Lao động xã hội, (số 307), tr.30-31 36 Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội (2001), Chủ trương đầu tư Thành phố cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành hướng đầu tư năm tới, Hà Nội 37 Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Hà Nội (2000), Báo cáo trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2008-2009 định hướng phát triển 2010 - 2015, Hà Nội 38 Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - 20 năm đổi phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 39 Hữu Tâm (2004), “Thanh niên nơng thơn cần gì?”, Tạp chí Tồn cảnh kiện dư luận, (số 170), tr.21-22 118 40 Nguyễn Tồn (2002), “Cơng nghiệp hóa, đại hóa, vấn đề đặt với niên nay”, Tạp chí Lao động Cơng đồn, (số 3256), tr.6-7 41 Nguyễn Từ (2008), Tác động hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 42 Văn Tùng (2001), Một số vấn đề công tác niên thời kỳ cơng nghiệp hóa, đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội 43 Nguyễn Văn Thanh (2009), Đổi Đoàn niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, đại hóa, Nxb Thanh niên, Hà Nội 44 Thành ủy Hà Nội (2001), Chương trình phát triển kinh tế ngoại thành bước đại hóa nơng thơn Hà Nội 2001-2005, (12/Ctr-TU), Hà Nội 45 Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình Phát triển kinh tế ngoại thành bước đại hóa nông thôn giai đoạn 2006 - 2010, (05/Ctr-TU) 46 Lê Đình Thắng (1998), Chính sách nơng nghiệp, nơng thơn sau Nghị 10 Bộ Chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 47 Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 2010, (60/2002/QĐ-TTg), Hà Nội 48 Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển niên Việt Nam đến 2010, (70/2003/QĐ-TTg), Hà Nội 49 Thủ tướng Chính phủ (2005), Chỉ thị phát huy vai trò niên tham gia phát triển kinh tế xã hội giai đoạn mới, (06/2005/CTTTg), Hà Nội 50 Nguyễn Thế Thương (2002), “Kinh tế hộ kinh tế trang trại vùng trung du miền núi phía Bắc - Thực trạng xu hướng phát triển, Tạp chí Kinh tế Dự báo, (số 11), tr.21-22 51 Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng quan tình hình cơng tác Đồn phong trào thiếu nhi nhiệm kỳ VIII, Hà Nội 52 Nguyễn Văn Trung (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ nông thơn, nơng nghiệp nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 119 53 Nguyễn Văn Trung (1998), Chính sách quản lý nhà nước công tác niên số nước giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 54 UBND Thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo kết thực chương trình phát triển kinh tế ngoại thành bước đại hóa nơng thơn năm 2010, Hà Nội 55 Hồ Đức Việt (1997), Thanh niên với hội nhập khu vực giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 56 Khắc Việt (2003), “Cần đa dạng hóa phương thức cho vay vốn kinh tế hộ”, Tạp chí Ngân hàng, (số 7), tr.25-27 57 Phạm Quang Vinh (2002), “Xu hướng chuyển dịch cấu ngành nghề hộ nông thơn nước ta”, Tạp chí Con số kiện, (số 5), tr.21-22 TIẾNG NƯỚC NGOÀI 58 Geneva, New York, United Nations (2003), Youth in the UNECE region: realities, challenges and opportunities 59 New York, United Nations (2004), World youth report 2003: The Global situation of young people 60 Office of the United Nations resident coordinator (2003), Challenges to youth employment in Vietnam 120 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Số liệu sản xuất nông nghiệp ước cho năm Hà Nội Ước kết thực giai đoạn 2009 - 2015 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2013 2015 Tỷ đồng 7.494,0 7.645,5 7785,28 8021.34 8122.32 % 1,5 2,5 1,8 1,4 1,2 I Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Giá trị SX Nông nghiệp (Giá CĐ 1994) Tăng trưởng giá trị SXNN (Giá CĐ 1994) Cơ cấu kinh tế NN 3.1 Trồng trọt % 44,99 43,83 43,33 43,32 41,49 3.2 Chăn nuôi % 48,15 48,80 48,25 47,31 46,26 3.3 Thuỷ sản % 4,26 4,40 5,05 6,29 7,20 3.4 Dịch vụ nông nghiệp % 2,60 2,96 3,37 4,08 5,06 Triệu đồng 131 141 155,3 179,7 207,4 Tổng S.lượng lương thực 1000 1.232,93 1.237,27 1.171,6 1.113,6 1.051,4 Thóc - 1.158,55 1.137,69 1.071,6 1.081,6 961,4 Ngơ - 74,38 99,58 100 95 90 Diện tích lúa năm 1000 205,78 203,68 193 186 178 Lúa xuân - 103,21 102,31 98 94 90 Lúa mùa - 102,57 101,37 95 92 88 Diện tích Ngơ năm - 18,19 23,43 20 19 18 Diện tích 1000 7,11 40,22 40 40 40 Sản lượng 1000 11,37 64,35 64 64 64 Diện tích 1000 6,94 7,00 7,00 7,00 7,00 Sản lượng 1000 12,98 13,30 14,00 14,00 14,00 Diện tích 1000 25,97 28,60 29,5 30,2 31,0 Sản lượng 1000 445,92 419,92 531,0 573,8 620,0 1000 4,55 5,00 5,1 5,3 5,5 GTSXNN/ha đất NN (giá hành) II Những tiêu sản xuất Về trồng trọt 1.1 1.1.1 1.1.2 1.1.3 1.2 1.2.1 1.2.2 1.3 1.4 Sản xuất lương thực Cây công nghiệp Đậu tương Lạc Cây rau, rau an tồn Diện tích Hoa, cảnh 121 TT Chỉ tiêu Ước kết thực giai đoạn 2009 - 2015 Đơn vị tính 2009 2010 2011 2013 2015 Chăn nuôi 2.1 Tổng đàn châu 1000con 24,00 23,00 20,00 16,00 12,40 2.1 Tổng đàn bò 1000con 215,00 242,00 239,20 231,30 226,00 - 7,100 7,300 7,700 8,300 9,000 Trong đó: Bị sữa 2.2 Tổng đàn lợn - 1.680,00 1.840,0 1.745,0 1.622,5 1.500,0 2.3 Tổng đàn gia cầm - 15.800,0 16.300,0 15.670,0 14.410,0 13.150,0 2.4 S.lượng thịt lợn xuất chuồng 1000 162,000 158,000 150,000 139,400 129,000 2.5 Sản lượng thuỷ sản Diện tích 18.000 18.700 19.200 21.100 23.000 Sản lượng 54.200 65.800 70.000 98.350 115.000 387 925 0 500 1000cây 500 600 500 500 500 9.300 9.547 9.617,8 9.916,5 10.476,5 Lâm nghiệp 3.1 Trồng rừng tập trung 3.2 Trồng rừng phân tán 3.3 Khoanh nuôi Nước & VSMT 4.1 Số dân dùng NS % 80,00 82,00 86,00 93,00 100,00 4.2 Tỷ lệ nhà tiêu gia đình hợp vệ sinh % 70,00 76,00 82,00 82,00 100,00 Nguồn: Báo cáo trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2008-2009 định hướng phát triển 2010 - 2015 - Sở NN&PTNT 122 Phụ lục Dự báo tình hình dân số, lao động giải việc làm giai đoạn 2010-2020 Đơn vị tính: Nghìn người Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Hà Tây Hà Nội (cũ) Hà Tây Hà Nội (cũ) Hà Tây Hà Nội (cũ) 2662,0 3700,0 2797,0 4400,0 2922,0 4600,0 532,0 2627,0 977,0 3608,0 1314,0 4140,0 % so tổng số 19,98 71,00 34,93 82,00 44,97 90,00 - Nông thôn 2130,0 1073,0 1820,0 792,0 1608,0 460,0 80,02 29,00 65,07 18,00 55,03 10,00 Người 1690,4 2309,9 1776,1 2700,0 1855,5 2824,4 % 63,30 62,43 63,50 61,36 63,50 61,40 1483,9 2068,0 1608,1 2552,0 1631,6 2668,0 55,74% 55,80% 57,49% 58% 55,81% 58% Dân số Người - Thành thị Người Người % so tổng số Số người độ tuổi lao động Tỷ lệ lao động dân số Dân số tham gia hoạt động kinh tế Cơ cấu lao động % Công nghiệpxây dựng % 34,80 33,00 43,80 36,00 49,40 38,00 Du lịch- Dịch vụ % 17,50 52,00 22,10 55,00 27,40 57,00 Nông lâm nghiệp- thủy sản % 47,60 15,00 34,20 9,00 23.20 5,00 123 Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội 124 Phụ lục 3: Kết uỷ thác chương trình cho vay năm 2007 Đơn vị: hộ,triệu đồng Tiêu chí HỘI NƠNG DÂN HỘI PHỤ NỮ TRONG ĐĨ SỐ HỘ DƯ NỢ STT 1 10 11 12 13 14 Quận, Huyện Thanh trì Từ liêm Gia Lâm Đơng Anh Sóc Sơn Hồn Kiếm Đống Đa Hai Bà Trưng Ba Đình Thanh Xuân Tây Hồ Cầu Giấy Long Biên Hoàng Mai Tổng cộng 2.735 2.160 2.675 3.332 3.699 4 30 237 369 930 1.268 17.447 SỐ TIỀN Hộ Học sinh, DƯ NỢ nghèo sinh viên 19.498 12.608 15.841 17.126 14.405 60 3.229 3.108 7.443 9.290 102.645 16.138 12.304 12.406 13.508 11.266 60 3.225 3.108 7.311 9.254 88.147 661 104 198 1.444 572 20 132 36 3.171 HỘI CỰU CHIẾN BINH TRONG ĐÓ Nước SỐ HỘ DƯ NỢ SỐ TIỀN DƯ NỢ VSMT 2.699 200 3.237 2.624 2.567 11.327 2.398 2.515 3.438 3.317 5.721 1.559 2.712 1.637 2.383 1.646 1.011 1.189 1.647 2.899 34.072 15.440 14.911 21.755 20.300 30.499 8.860 21.199 13.825 16.784 18.516 9.388 10.814 13.515 19.072 234.923 Hộ Học sinh, nghèo sinh viên 10 13.763 12.456 18.768 16.404 24.480 8.822 21.138 13.780 16.697 18.444 9.364 10.734 13.204 18.869 216.932 11 375 355 351 1.820 2.077 38 61 45 87 117 24 71 311 203 5.935 Nguồn: Ngân hàng sách xã hội Thành phố Hà Nội ĐỒN THANH NIÊN TRONG ĐĨ Nước Học SỐ HỘ DƯ NỢ SỐ TIỀN DƯ NỢ VSMT 12 1.302 2.100 2.636 2.076 3.942 12.056 13 498 574 315 619 2.203 124 475 38 32 52 98 200 166 207 5.601 14 3.951 4.309 2.688 3.337 7.152 1.027 5.120 346 344 593 1.246 1.933 1.753 1.606 35.405 Hộ sinh, nghèo sinh 15 3.425 4.258 2.672 3.037 5.207 1.027 5.120 346 344 539 1.246 1.925 1.717 1.606 32.523 viên 16 18 51 16 149 36 278 TRONG ĐÓ Nước SỐ HỘ SỐ TIỀN Hộ Học sinh, DƯ NỢ DƯ NỢ nghèo sinh viên 20 930 2.180 738 295 2.754 21 160 160 VSMT 17 58 300 1.796 2.604 18 110 232 84 25 591 31 961 22 24 16 2.105 19 930 2.180 738 295 2.914 56 243 723 201 138 192 8.615 56 243 723 201 138 192 8.455 Nước VSMT 22 - ... xã huyện, số hộ xã có đủ điều kiện lựa chọn 41 Chương THỰC TRẠNG HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC HUYỆN CỦA HÀ NỘI 2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC HUYỆN CỦA... ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1.1 Quan niệm cần thiết hỗ trợ niên phát triển kinh tế Thanh niên. .. hỗ trợ niên phát triển kinh tế 1.3 KINH NGHIỆM HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH ĐOÀN 1.3.1 Kinh nghiệm số tỉnh, thành đoàn Thời gian qua, công tác hỗ trợ niên phát triển

Ngày đăng: 13/03/2022, 23:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w