Trang 1 NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾLUẬN VĂN THẠC SĨ PHAN MINH TUẤNPHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP Trang 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN
Trang 1
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHAN MINH TUẤN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP
SKC008314
Trang 2THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHAN MINH TUẤN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410
Người hướng dẫn Khoa học:
TS VÕ HỮU PHƯỚC
TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023
Trang 9LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh không liên đới trách nhiệm
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2023
Tác giả
Phan Minh Tuấn
Trang 10LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã dành nhiều tâm huyết và thời gian giảng dạy tôi trong suốt chương trình cao học
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Võ Hữu Phước, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp Những ý kiến và hướng dẫn của Thầy luôn làm cho đề tài hoàn chỉnh hơn
Xin gửi lời cảm ơn đến Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hồng Ngự, tập thể Phòng Kinh tế, Hội Nông dân Thành phố, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Thành phố, Ủy ban nhân dân các xã – phường và bạn bè đã chia sẽ, cung cấp thông tin quý báu; động viên và khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
để hoàn thành tốt luận văn này
Bản thân đã có nhiều cố gắng trong học tập và hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy, cô giáo để luận văn này được hoàn thiện hơn./
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2023
Tác giả
Phan Minh Tuấn
Trang 11PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP
TÓM TẮT
Phát triển nông nghiệp đô thị được xem là một trong những giải pháp nâng cao được năng lực và hiệu quả sản xuất cây trồng, vật nuôi trong điều kiện đô thị hóa và biến đổi khí hậu của Thành phố Phát triển nông nghiệp đô thị cũng là xu hướng chung, góp phần giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm chất lượng cao, an toàn, bảo vệ môi trường và tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời tạo cảnh quan, mỹ quan
đô thị
Cùng với xu thế phát triển đô thị, đô thị hóa với sự thay đổi mọi mặt về kinh tế-xã hội trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua Để phù hợp với áp lực của đô thị hóa, nông nghiệp đô thị Thành phố đang có những bước chuyển mình, hướng người dân chuyển đổi sản xuất phù hợp điều kiện của đô thị, mang lại hiệu quả kinh
tế cao Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, đã có nhiều mô hình, loại hình nông nghiệp đô thị đang diễn ra và phát triển trong các đô thị Tuy nhiên,
do trình độ kỹ thuật sản xuất về nông nghiệp đô thị chưa cao, tự phát, lạc hậu, manh mún, chủ yếu sản xuất, canh tác theo tập quán cũ Chưa có quy hoạch, định hướng và giải pháp tầm nhìn cụ thể để phát triển nông nghiệp đô thị cho từng phường đô thị và
xã vùng ven, chưa có sự kết nối nhau trong xây dựng và phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị mang đặc thù riêng cho từng địa phương
Luận văn ngoài việc đánh giá thực trạng, tác giả cũng đã tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý nông nghiệp, Hợp tác xã, Hội quán nông dân và nông dân để tìm hiểu nguồn tài liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị Kết quả khảo sát cũng là cơ sở để tác đề xuất các giải pháp mang tính khả thi và kiến nghị đến các cấp quản lý nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hồng Ngự trong thời gian tới
Trang 12DEVELOPMENT OF URBAN AGRICULTURE IN HONG NGU CITY,
DONG THAP PROVINCE
ABSTRACT
The development of urban agriculture is seen as one of the solutions for improving the capacity and efficiency of plant and animal production in the context
of urbanization and climate change in urban areas It is also a general trend, helping
to meet the need for safe, high-quality food, protect the environment and create jobs, raise incomes, while creating urban landscapes and aesthetics
The trend towards urban development and urbanization is accompanied by all the socio-economic changes that have taken place in the city in recent times In response to the pressure of urbanization, urban agriculture is taking steps to encourage people to convert their production to suit urban conditions, thus achieving high economic efficiency Recently, in Hong Ngu city, many types of urban agriculture have been introduced and developed However, However, these models are unproductive, spontaneous, outdated, fragmented and produce and cultivate mainly according to old practice There is no specific solution in terms of planning, orientation and vision for developing urban agriculture for each districts and surrounding communes It also has no interconnection in the construction and development of specific types of urban agriculture to each locality
In addition to assessing the current situation, the author also conducted interviews and consulted with experts, staffs of agriculture manager, cooperatives, farmers' group and farmers to discover factors affecting the development of urban agriculture The survey results also serve as a basis for proposing feasible and management solutions to promote the development of urban agriculture in Hong Ngu city in the coming time
Trang 13MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……….…….………vii
LỜI CẢM ƠN……….…… ……viii
TÓM TẮT……… ………ix
ABSTRACT x
MỤC LỤC……… xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……… xvi
DANH MỤC CÁC BẢNG……….…….xvii
DANH MỤC CÁC HÌNH……… xviii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ……….………… xix
MỞ ĐẦU……… 1
1 Lý do chọn đề tài……… 1
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan (trong và ngoài nước)… ………2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
3.1 Mục tiêu chung 4
3.2 Mục tiêu cụ thể 4
4 Đối tượng nghiên cứu……….……… 4
5 Phạm vi nghiên cứu 5
5.1 Về mặt thời gian: 5
5.2 Về mặt không gian: 5
5.3 Về mặt khoa học: 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp của luận văn 6
7.1 Ý nghĩa khoa học 6
7.2 Về đóng góp thực tiễn 6
8 Kết cấu luận văn 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ……… 8
1.1 Cơ sở lý luận 8
1.1.1 Một số khái niệm 8
Trang 141.1.1.1 Nông nghiệp 8
1.1.1.2 Đô thị 8
1.1.1.3 Nông nghiệp đô thị 9
1.1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị 11
1.1.2 Vai trò, đặc điểm của nông nghiệp đô thị 11
1.1.2.1 Vai trò 11
1.1.2.2 Đặc điểm nông nghiệp đô thị 13
1.1.2.3 Hình thái……….14
1.2 Nhân tố tác động đến nôn nghiệp đô thị……… ……14
1.2.1 Vị trí địa lí:………14
1.2.2 Điều kiện tự nhiên:………14
1.2.3 Nhân tố KT-XH:………15
1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị……… …15
1.4 Các hình thức tổ chức nông nghiệp đô thị……… …15
1.4.1 Nông hộ……….………15
1.4.2 Trang trại……… 15
1.4.3 Tổ hợp tác……….16
1.4.4 Hội quán nông dân………17
1.4.5 Hợp tác xã nông nghiệp………18
1.5 Các loại hình nông nghiệp đô thị……….18
1.6 Kinh nghiệm và thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị của thế giới, Việt Nam và tỉnh Đồng Tháp………18
1.6.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới………….….18
1.6.2 Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam 21
1.6.3 Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 22
1.6.4 Bài học kinh nghiệm cho mô hình phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 25
Kết luận Chương 1 26
Chương 2………22
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP……….…………27
Trang 152.1 Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hồng Ngự,
tỉnh Đồng Tháp tác động đến phát triển nông nghiệp đô thị 27
2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 27
2.1.1.1 Vị trí địa lý 27
2.1.1.2 Địa hình, địa chất 28
2.1.1.3 Khí hậu 29
2.1.1.4 Các nguồn tài nguyên 30
2.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội thành phố Hồng Ngự 31
2.1.2.1 Về kinh tế 31
2.1.2.2 Dân số và lao động 33
2.1.2.3 Văn hóa 34
2.1.2.4 Về xây dựng và phát triển đô thị, nông thôn 35
2.1.3 Đánh giá chung 36
2.1.3.1 Những kết quả đạt được 36
2.1.3.2 Những hạn chế, khó khăn 37
2.1.3.3 Nguyên nhân chủ yếu 39
2.2 Khái quát thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 41
2.2.1 Thực trạng phát triển trồng trọt 41
2.2.1.1 Kết quả sản xuất cây hàng năm 41
2.2.1.2 Kết quả sản xuất cây lâu năm 44
2.2.2 Chăn nuôi……….………… 46
2.2.3 Nuôi trồng thủy sản……….……… 46
2.2.3.1 Hiện trạng sản xuất……….…47
2.3 Quy mô và phân bố các loại hình nông nghiệp đô thị……….…….49
2.3.1 Lĩnh vực trồng trọt………49
2.3.2 Lĩnh vực thủy sản 52
2.3.3 Lĩnh vực chăn nuôi 53
2.4 Thực trạng các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp đô thị 55
2.5 Thực trạng về quy trình và công nghệ sản xuất nông nghiệp đô thị 55
Trang 162.6 Về tình hình dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và giải pháp khắc phục…… …55
2.7 Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm……….……….56
2.8 Về nguy cơ ô nhiễm môi trường……… ………57
2.9 Về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp………59
2.9.1 Biến động sử dụng đất nông nghiệp……….……….59
2.9.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 60
2.10 Phân tích các nhân tố tác động phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phô Hồng Ngự 60
2.10.1 Sự đồng thuận, tham gia của người dân và mức độ quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với phát triển nông nghiệp đô thị 60
2.10.2 Yếu tố kinh tế-xã hội 63
2.11 Đánh giá thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân 64
2.11.1 Những thuận lợi 64
2.11.2 Những tồn tại, hạn chế 65
2.11.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế………66
Kết luận Chương 2……….68
Chương 3………69
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP……… 69
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị……….69
3.1.1 Bối cảnh kinh tế-xã hội……… ……… 69
3.1.1.1 Định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025……….69
3.1.1.2 Dự báo về tác động đến SXNN 72
3.1.2 Cơ sở pháp lý……….………77
3.1.2.1 Các văn bản của Trung ương……….77
3.1.2.2 Các văn bản của địa phương……….… 78
3.2 Định hướng phát triển nông nghiệp đô thị……….… ………79
3.2.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp đô thị……….………….79
3.2.2 Định hướng phát triển nông nghiệp đô thị theo ngành……….….80
3.2.2.1 Phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị ngành trồng trọt………80
3.2.2.2 Phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị ngành chăn nuôi 83
Trang 173.2.2.2 Phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị ngành chăn nuôi 83
3.2.2.3 Phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị ngành thuỷ sản 84
3.2.3 Định hướng phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị mới 85
3.2.4 Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp 86
3.2.5 Định hướng phát triển theo lãnh thổ 87
3.3 Giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị……… ………88
3.3.1 Giải pháp tổ chức, chỉ đạo sản xuất……….……… 88
3.3.2 Quy hoạch vùng sản xuất……….……….89
3.3.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ……… ………… 89
3.3.4 Giải pháp về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao 90
3.3.5 Giải pháp về khoa học và công nghệ, chuyển đổi số nông nghiệp… 91
3.3.5.1 Về Khoa học và công nghệ 91
3.3.5.2 Về công tác khuyến nông 91
3.3.5.3 Về chuyển đổi số 92
3.3.6 Giải pháp về cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu sản xuất 93
3.3.7 Giải pháp đầu tư hạ tầng nông nghiệp 93
3.3.8 Giải pháp về vốn và tín dụng 94
3.3.9 Giải pháp về xây dựng hệ thống liên kết trong sản xuất 95
3.3.10 Giải pháp hợp tác, xúc tiến thương mại 95
3.3.11 Giải pháp về cơ chế chính sách 96
3.3.12 Đào tạo và sử dụng có hiệu quả cao nguồn nhân lực 97
3.4 Kiến nghị với các cấp thẩm quyền 98
3.4.1 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp&PTNT 98
3.4.2 Kiến nghị đối với cấp thẩm quyền thành phố Hồng Ngự……….98
Kết luận Chương 3 100
PHẦN III: KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO………103
Trang 18Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc VietGAP Vietnamese Good
Agricultural Practices
Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam GAP Good Agricultural
Practices Quy trình thực hành nông nghiệp tốt
UNDP
United Nations Development Programme
Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc
n=50, n=30 Số lượng người khảo sát, điều tra
Trang 19DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế thành phố Hồng Ngự giai đoạn 2011-2020……… 32 Bảng 2.2 Dân số thành phố Hồng Ngự năm 2022 phân theo xã, phường………… 33 Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng cây lúa giai đoạn 2016-2020 và 2022 42 Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả giai đoạn 2016-2020 và 2022 45 Bảng 2.5: Số lượng, sản phẩm chủ yếu đàn vật nuôi giai đoạn 2016-2020 và
Bảng 2.6: Diện tích, sản lượng thủy sản giai đoạn 2016-2020 và 2022……… 49 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá những loại hình NNĐT hiệu quả đang phát triển…… 54 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá mức độ người dân có áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá phát triển sản xuất nông nghiệp đô đối với nguy cơ ô
Bảng 2.10: Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 và 2022. 59
Bảng 2.11: Giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất theo giá hiện hành……… 60 Bảng 2.12: Kết quả đánh giá công tác tuyên truyền chuyển đổi cơ cấu cây, trồng
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá khó khăn mà nông dân gặp phải khi chuyển đổi cơ
cấu cây, trồng vật nuôi theo hướng NNĐT……… 62
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá mức độ tham gia ý kiến trong quá trình lập quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các đề án phát triển……… 63
Bảng 2.16: Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng phát triển
Trang 20DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ hành chính thành phố Hồng Ngự……… 27 Hình 2.2: Vị trí thành phố Hồng Ngự trên hành lang đô thị biên giới phía Nam… 28 Hình 3.1 Minh hoạ không gian Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền 70 Hình 3.2: Hình minh họa mục tiêu thát triển kinh tế-xã hội của Thành phố… 71
Trang 21DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các nhóm đất trên địa bàn Thành phố……… 30 Biểu đồ 2.2: Diện tích, sản lượng lúa giaI đoạn 2016-2020 và 2022……… 43
Trang 22PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồng Ngự là vùng đất đầu nguồn sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp,
có tổng DTTN là 121,7 km² và quy mô dân số là 95.970 người; có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường (An Lộc, An Thạnh, An Lạc, An Bình A và An Bình B)
và 02 xã (Tân Hội, Bình Thạnh) Nằm trên trục hành lang Quốc lộ 30 từ huyện Thanh Bình đến huyện Tân Hồng, thành phố Hồng Ngự là một trong ba cụm đô thị của tỉnh Đồng Tháp Với lợi thế này, Thành phố được xác định là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của tỉnh, không những có phạm vi ảnh hưởng trong tỉnh mà còn ảnh hưởng tới khu vực, góp phần phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng Đồng Tháp Mười và kinh tế khu vực biên giới với Vương quốc Campuchia
Trong những năm gần đây, thành phố Hồng Ngự phát triển mạnh mẽ trở thành động lực, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Đồng Tháp Quá trình ĐTH trên địa bàn thành phố Hồng Ngự diễn ra mạnh mẽ đã tác động tích cực đến nhiều mặt KT-XH và môi trường Đó là thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp; nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân; xây dựng môi trường đô thị văn minh hiện đại Tuy nhiên, ĐTH cũng đã làm đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp do sử dụng đất để xây dựng các công trình, dự án, nhà ở và nhiều mục đích khác, trong khi đó nhu cầu về lương thực chất lượng, thực phẩm an toàn của xã hội ngày càng tăng Trong bối cảnh đó, thì việc phát triển NNĐT được xem như một giải pháp mang tính khả thi cao giúp giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm chất lượng cao, an toàn, bảo vệ môi trường và tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời tạo cảnh quan, vẻ mỹ quan đô thị
Nhìn chung, trong thời gian qua NNĐT tuy chưa được định hình và chưa có định hướng, quy hoạch hướng đi phát triển cụ thể, nhưng các loại hình NNĐT vẫn diễn ra và phát triển trong các đô thị Nhiều địa phương đều đã phát triển nhiều loại hình, hình thức NNĐT và tự phát manh mún theo những đặc thù về điều kiện tự nhiên, KT-XH riêng, như phường An Lạc, An Thạnh hình thành khu vực nuôi cá lồng bè
Trang 23cặp sông Sở Thượng, Tân Hội và An Bình A hình thành vườn cây ăn trái Do trình
độ, kỹ thuật sản xuất về NNĐT trên địa bàn Thành phố chưa cao, tự phát, lạc hậu, chủ yếu sản xuất, canh tác theo tập quán cũ Chưa có quy hoạch, giải pháp tầm nhìn
cụ thể để phát triển NNĐT cho từng phường đô thị và xã vùng ven nên chưa có sự kết nối nhau trong xây dựng và phát triển loại hình NNĐT mang đặc thù riêng cho từng địa phương
Do đó, việc đánh giá đúng hiện trạng phát triển NNĐT trên địa bàn Thành phố
có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển KT-XH, các chiến lược phát triển KT-XH, tận dụng các cơ hội, phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được và khắc phục những khó khăn, vượt qua thách thức nhằm phát triển nhanh, sâu và bền vững nền nông nghiệp Thành phố
Nhận thức được vai trò cấp thiết của phát triển NNĐT trong thời gian tới trên
địa bàn Thành phố, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp đô thị trên địa
bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan (trong và ngoài nước)
NNĐT đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, từ cuối thế kỷ XX, NNĐT đã trở thành
xu thế trong quá trình phát triển đô thị ở các quốc gia, với gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho các thành phố là từ NNĐT, 25-75% số gia đình ở thành phố
có tham gia các hoạt động NNĐT Ngày nay, nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp trên thế giới tiếp tục ra đời góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên toàn thế giới Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNĐT Ngoài ra, ở mỗi quốc gia, các công trình nghiên cứu về NNĐT cũng được chú ý, nhất là quốc gia có nền kinh tế phát triển với tỉ lệ ĐTH cao như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, v.v…Những mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, thông minh không chỉ được phát triển ở các vùng sản xuất tập trung tại khu vực nông thôn mà còn được đặc biệt quan tâm đầu tư tại các
đô thị của các quốc gia phát triển, nơi mà các nguồn lực tự nhiên hầu như rất hạn hẹp
và vai trò của KHCN trở nên rất quan trọng để giải quyết bài toán về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Trang 24Ở nước ta, việc nghiên cứu về phát triển NNĐT cũng đã được chú trọng, quan tâm trong những năm gần đây khi mà quá trình ĐTH đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ Nhiều công trình, dự án nghiên cứu của các nhà khoa học đã ra đời như:
- Lê Văn Trưởng (2006) Xác định một số đặc điểm của nông nghiệp nội thị
và nông nghiệp ngoại thị TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư
phạm TP Hồ Chí Minh Bài viết đã nêu lên các đặc điểm cơ bản nhất của nông nghiệp
đô thị, nội thị và ngoại thị; Lê Văn Trưởng (2008) Phát triển các loại hình nông
nghiệp đô thị ở Việt Nam Hà Nội, Tạp chí Kinh tế phát triển Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội Bài viết đã thể hiện đầy đủ các loại hình, hình thức nông nghiệp
đô thị tại Việt Nam
- Nguyễn Đăng Nghĩa (2011) Nông nghiệp đô thị và ven đô Hà Nội, Trung
tâm Khuyến nông Quốc gia Bài viết đã nêu thực trạng nông nghiệp đô thị và vùng ven đô thị tại Việt Nam và trên thế giới
- Ngọc Hiếu (2013) Nông nghiệp đô thị, thực trạng và định hướng Hà Nội,
Tri thức Khoa học Bài viết đã định nghĩa khái niệm nông nghiệp đô thị đánh giá thực trạng về đề xuất một số định hướng
- Hoàng Thị Ngọc Ánh (2016) Một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị
theo hướng bền vững Hà Nội, Tạp chí Tài chính Bài viết đã đưa ra nhiều giải pháp
trọng tâm để phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững
- Võ Dao Chi (2017) Nông nghiệp đô thị-Lý thuyết và khả năng ứng dụng
trong việc sử dụng đất bỏ hoang ở các đô thị Hà Nội, Tạp chí Khoa học xã hội Bài
viết đã phân tích khả năng, tận dụng đất bỏ hoang ở đô thị để phát triển nông nghiệp
đô thị
- Nguyễn Văn Nhiều Em (2021) Đề xuất mô hình nông nghiệp đô thị theo
hướng bền vững tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Cần Thơ, Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ Bài viết đã phân tích, đánh gia thực trạng và đề xuất nhiều mô hình, loại hình nông nghiệp đô thị hiệu quả
Tuy nhiên, tại Đồng Tháp thì chưa nhiều đề tài, dự án, chương trình nghiên
Trang 25cứu về phát triển nông nghiệp đô thị, hiện nay chỉ có Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh Đồng Tháp
Có thể khẳng định, vấn đề phân tích, đánh gia thực trạng và đề xuất các nhiệm
vụ trọng tâm, giải pháp khả thi phát triển NNĐT trong quá trình phát triển KT-XH và ĐTH trên địa bàn thành phố Hồng Ngự hiện vẫn chưa được đề cập đến trong một nghiên cứu cụ thể nào Tuy nhiên, với cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNĐT trong thời gian qua trên địa bàn Thành phố là tiền đề quan trọng để tác giả hoàn thành
đề tài nghiên cứu của mình
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới, một số đô thị lớn
ở Việt Nam và một vài huyện, thành trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Đề tài tập trung phân tích thực trạng phát triển NNĐT trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay Từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển NNĐT trong thời gian tới
3.2 Mục tiêu cụ thể
Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển NNĐT, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu hiện trạng phát triển NNĐT trên địa bàn thành phố Hồng Ngự
Đánh giá các yếu tố làm ảnh hưởng đến phát triển NNĐT trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, Đồng Tháp
Phân tích hiện trạng, làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển NNĐT trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, Đồng Tháp
Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển NNĐT trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới
Trang 264 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động phát triển NNĐT tại thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về NNĐT
5 Phạm vi nghiên cứu
5.1 Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng phát triển NNĐT
trong giai đoạn 2016-2022 Trên cơ sở đó sẽ đề xuất định hướng và một số giải pháp phát triển NNĐT trên địa bàn đến năm 2025
5.2 Về mặt không gian: Khu vực nghiên cứu là toàn bộ địa giới hành chính
thành phố Hồng Ngự, với 07 đơn vị hành chính, bao gồm: Phường An Thạnh, An Lạc, An Lộc, An Bình A, An Bình B thuộc khu vực nội thị và các xã Tân Hội, xã Bình Thạnh thuộc khu vực ngoại thị Ngoài ra, còn nghiên cứu tại một số tỉnh thành trong nước và địa phương khác trong tỉnh
5.3 Về mặt khoa học: Nghiên cứu cả mặt lý luận và thực tiễn về phát triển
NNĐT thành phố Hồng Ngự Nghiên cứua về cơ sở lý luận NNĐT, xác định thực trạng và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp để phát triển NNĐT tại thành phố Hồng Ngự
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được tác giả sử dụng là phương pháp định tính
để tiến hành tổng hợp, phân tích thực trạng phát triển NNĐT trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp Từ đó, đánh giá các mặt được, chưa đạt được và những tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới Bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp mang tính định lượng để thu thập, xử lý số liệu đã được thống kê sẵn nhằm phục vụ cho việc mô tả thực trạng phát triển NNĐT trên địa thành phố Hồng Ngự, như:
- Phương pháp phân tích thống kê: Được sử dụng để phân tích hiện trạng NNĐT, các loại hình, hình thức nông nghiệp, NNĐT đã, đang hình thành, phát triển trên địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả nghiên cứu qua các
Trang 27năm cũng như để so sánh những kết quả nghiên cứu ở thành phố Hồng Ngự với một
về ý tưởng, định hướng, giải pháp xây dựng và phát triển NNĐT Học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn phục vụ trong quá trình làm đề tài, từ đó giúp tác giả tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành luận văn
7 Đóng góp của luận văn
Đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp quản lý và kiến nghị các cấp có thẩm quyền trong phát triển NNĐT nhằm để phát triển nền NNĐT nhanh, mạnh và bền vững, phục vụ cho quá trình phát triển KT-XH của địa phương một cách hiệu quả
Ngoài ra, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các đô thị khác cũng như cho học viên ngành kinh tế nông nghiệp, quản lý kinh tế và các tổ chức, cá nhân có quan tâm đến vấn đề phát triển NNĐT
Trang 288 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 03 Phần và 03 Chương
Phần I: Mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Các công trình nghiên cứu có liên quan
- Mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Đóng góp của luận văn
- Kết cấu Luận văn
Phần II: Nội dung Gồm 03 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển NNĐT
Chương 2: Thực trạng phát triển NNĐT trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Chương 3: Định hướng, giải pháp phát triển NNĐT trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Phần III: Kết luận
Trang 29PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Nông nghiệp
Từ xưa đến nay nông nghiệp luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế và trong công cuộc phát triển đất nước Hình ảnh của người nông dân chân chất tăng gia sản xuất dường như đã trở thành biểu tượng của nền nông
nghiệp Việt Nam
Theo từ điển Bách khoa Nông nghiệp (1991), Nông nghiệp ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội; sử dụng đất đai trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Là một ngành sản xuất lớn bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng bao gồm cả
lâm nghiệp, thủy sản (Nguyễn Văn Trương, Trịnh Văn Thịnh, 1991)
Trong nông nghiệp, chia làm 2 loại hình chính:
- Nông nghiệp thuần nông: là lĩnh vực SXNN có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp tự cung, tự cấp
- Nông nghiệp thâm canh: là SXNN được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu SXNN, gồm cả việc sử dụng máy móc, cơ giới hóa trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông thủy sản
1.1.1.2 Đô thị
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995)
Trang 30Theo Luật Quy hoạch đô thị (2015), Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn (Văn phòng Quốc hội, 2015)
1.1.1.3 Nông nghiệp đô thị
Có nhiều khái niệm về NNĐT:
- Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (1996) cho rằng “Nông nghiệp
đô thị là những hoạt động sản xuất nông nghiệp ở trung tâm, ngoại ô và khu vực lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho
đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp và thủy sản” (tr.59)
- Theo Butler và Moroner (2002), NNĐT là một hệ thống phức hợp, kết hợp
những hoạt động truyền thống với sản xuất, chế biến, tiếp thị, phân phối, tiêu thụ và dịch vụ khác nhằm mang lại lợi nhuận (bao gồm những dịch vụ giải trí và tiêu khiển, hoạt động kinh doanh, phúc lợi xã hội và sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng), tạo cảnh quang đẹp, bảo tồn và tái tạo môi trường (Butler và Moroner, 2002)
- Theo tác giả Lê Văn Trưởng (2008) cho rằng, Nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất ở trung tâm, ngoại ô và vùng lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở
đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ
cao cấp Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị
với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản (Lê Văn
Trang 31Trưởng, 2008)
- Theo Phạm Sỹ Liêm (2009), Nông nghiệp đô thị là ngành kinh tế trong đô thị và ven đô, sản xuất, chế biến cung ứng cho người dân đô thị lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật cảnh; dùng phương pháp canh tác hữu cơ và công nghệ cao không cần nhiều đất, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng và tái sử dụng tài nguyên và chất thải đô thị; tăng thêm không gian xanh và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị (Phạm Sỹ Liêm, 2009)
- Theo Hồ Cao Việt (2010), Nông nghiệp đô thị diễn ra ở vùng thành thị hoặc quen đô được tích hợp rất nhiều hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với hoạt động kinh tế, tiếp thị, kinh doanh nhằm đem lại nguồn thu nhập và phúc lợi, tạo cảnh quan đẹp, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và môi trường sống cho cộng đồng dân
cư nội thành và ngoại thị (Hồ Cao Việt, 2010)
Một khái niệm khác, Nguyễn Ngọc Đệ (2013) cho rằng, Nông nghiệp đô thị là những hoạt động sản xuất nông nghiệp ở trung tâm, ngoại ô và khu vực lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các loại thực phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân dân các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho con người những sản phẩm và dịch vụ từ nông nghiệp đô thị Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các hoạt động chủ yếu là hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản (Nguyễn Ngọc Đệ, 2013) Trần Quốc Việt (2014) đưa ra khái niệm về nông nghiệp đô thị, nông nghiệp đô thị là những hoạt động SXNN cả ở trung tâm, ngoại ô và khu vực lân cận đô thị; bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên và kinh tế-xã hội để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp cho cộng đồng cư dân đô thị và phục vụ cho xuất khẩu (Trần Quốc Việt, 2014)
Dựa trên nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về NNĐT, tác giả có thể hiểu NNĐT như sau: NNĐT là hoạt động sản xuất ở nông nghiệp ở đô thị và vùng ven đô với các hoạt động chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của địa phương,
Trang 32mang lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp cho cư dân đô thị
1.1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị
Theo Phạm Thị Hiền (2019) cho rằng “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị
là quá trình thay đổi về quy mô, cơ cấu, giá trị của các chuyên ngành sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường, đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp đô thị mang tính ổn định cao hơn, hiệu quả kinh tế tốt hơn và phát triển bền vững hơn trong thời kì kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” (tr.14)
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu NNĐT là sự thay đổi tỷ lệ trong cơ cấu ngành NNĐT phù hợp với quy mô, cơ cấu, giá trị của các loại hàng hóa sản xuất, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong quá trình thay đổi về số lượng và chất lượng; thay đổi về mối liên hệ giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế khác Đó là sự thay đổi tỷ lệ giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu ngành NNĐT
1.1.2 Vai trò, đặc điểm của nông nghiệp đô thị
1.1.2.1 Vai trò
NNĐT có những vai trò nổi bật sau:
- Đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng: Đây là vai trò quan trọng nhất
An toàn vệ sinh thực phẩm và an ninh lương thực là vấn đề rất được chú trọng, quan tâm hiện nay tại các đô thị, đặc biệt là những cư dân có mức sống thấp, thu nhập bấp bên tại các đô thị của các nước đang phát triển như nước ta Các sản phẩm về lương thực ở đô thị trong nhiều trường hợp không thỏa đáng, không chắc chắn và thiếu năng lực mua NNĐT sẽ là hướng đi giải quyết nạn thiếu hụt lương thực cũng như chất lượng của nó
- Phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư: Trong tiến trình phát triển đô thị, ĐTH, vì các mục tiêu chung của phát triển đô
thị diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp tại các khu vực đô thị và ven đô, nhu
Trang 33cầu tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm, cung ứng nông sản hàng hóa chất lượng cao, an toàn, vệ sinh thực phẩm ngày càng cao Người dân mất đất đai là tư liệu sản xuất, cây con là đối tượng sản xuất chủ yếu buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện trình độ, kiến thức không đồn đều, nguồn lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm thích ứng với lối sống, tác phong công nghiệp vì vậy vấn đề tạo việc làm cho người lao động, nhất là những gia đình ven đô thị, mất tư liệu sản xuất càng trở nên cấp thiết Bên cạnh đó, làn sóng di dân cư từ nông thôn về thành thị để tìm kiếm việc làm cũng gia tăng mất cân đối nguồn lao động Trong vấn đề này NNĐT nếu được quy hoạch, có kế hoạch, chiến lược phù hợp để tận dụng quỹ đất, không gian đô thị, sự ra đời của hàng loạt công ty, DN, các cơ sở SX, KD, các dự án, ý tưởng khởi nghiệp sản xuất nguyên liệu nông nghiệp đầu vào, quy trình chế biến, đóng gói, marketing, logictis sản phẩm đầu ra và nguồn lao động dôi dư sẽ góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán việc làm, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề, tăng thu nhập trong quá trình ĐTH
- NNĐT dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị: Trong điều kiện quỹ đất đô thị và vùng
ven bị hạn chế, việc áp dụng KHKT, công nghệ mới vào SXNN để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng vật nuôi là vấn đề mang tính tất yếu và cấp thiết Trong khi còn bộ phận khá lớn nông dân ở khu vực nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với trình độ KHKT và công nghệ cao, số hóa nông nghiệp, còn tổ chức SXNN theo lạc hậu, manh mún, truyền thống thì NNĐT có rất nhiều điều kiện thuận lợi, cơ hội trong việc vận dụng những dịch vụ nông nghiệp, KHCN tiên tiến vào sản xuất
- Góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiêm, giảm ô nhiễm môi trường: Chất thải đô thị đang thực sự tạo thành áp lực ngày càng tăng cùng với sự gia
tăng dân số ở đô thị Bằng công nghệ xử lý thích hợp, có thể tận dụng một phần nguồn chất thải đô thị phục vụ SXNN theo hướng sản xuất sạch, an toàn và hiệu quả Nông nghiệp là ngành sản xuất yêu cầu một lượng nước rất lớn nhất là ngành trồng trọt và nuôi thủy sản, tuy nhiên với NNĐT ứng dụng KHKT tiên tiến như tái sử dụng nguồn nước thải qua nông nghiệp tuần hoàn nó có thể cải thiện tài nguyên nước, giảm thải, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho các đô thị
Trang 34- NNĐT góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng: Phát
triển “đô thị sinh thái” hay “đô thị xanh” là những cụm từ đang trở nên phổ biến tại các diễn đàn về phát triển đô thị hiện nay NNĐT sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh rất ý nghĩa cho các đô thị (cây xanh, công viên, mảng xanh trên các ban công, hay các vành đai xanh bao quanh ven đô, v.v… là những hình thức và sản phẩm của NNĐT) SXNN môt mặt vừa đảm bảo các nhu cầu về dinh dưỡng, mặt khác nó cũng chính là một hình thức lao động, giải trí góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho cư dân đô thị
Từ các nội dung đã nêu trên, có thể nhận thấy rằng NNĐT góp phần quan trọng trong đời sống xã hội, thực sự là một giải pháp căn cơ và hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống, nó cũng là loại hình lao động, hình thức giải trí góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho cư dân sinh sống ở đô thị
1.1.2.2 Đặc điểm nông nghiệp đô thị
NNĐT có 6 đặc điểm sau đây:
- Kiểu hoạt động gồm: Phần lớn người dân trong NNĐT là những người nghèo
và thường không phải họ mới di chuyển từ khu vực nông thôn tới (lúc người dân đô thị chấp nhận dành đất, nước và nguồn lực khác cho phát triển đô thị) Trong nhiều
đô thị một bộ phận trong số họ sẽ tìm đến và làm việc trong khu vực nhà nước có thu nhập thấp và trung bình như giáo viên, còn lại là nông nghiệp Phụ nữ chiếm tỷ lệ cao trong lao động và chủ nông trại
- Kiểu định vị: NNĐT được định vị ở trong hoặc xung quanh đô thị Các hoạt
động nông nghiệp có thể tiến hành tại vùng đất rộng lớn xung quanh đô thị hay trên khu vườn đất nhỏ tại chỗ, hay có thể trên mảnh đất xa nơi cư trú, trên đất sở hữu riêng hay đất công (công viên, khu bảo tồn, ven đường giao thông; tại các trường học hay bệnh viện)
- Kiểu sản phẩm: Lương thực, thực phẩm (ngũ cốc, cây có củ, rau, nấm, quả,
gia cầm, thỏ, dê, cừu, gia súc có sừng, lợn, thủy sản, v.v ) và phi thực phẩm: hương liệu, cây làm thuốc, cây cảnh, cây làm đẹp thành phố, v.v Tuy nhiên, rau và vật nuôi
Trang 35cao cấp chiếm tỷ trọng lớn
- Kiểu hoạt động kinh tế: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ, dịch vụ nông nghiệp
- Kiểu đưa sản phẩm đến thị trường: Tự tiêu dùng và hướng tới thị trường
- Trình độ sản xuất và công nghệ sử dụng: Ở cả ba quy mô (nhỏ, trung bình,
- Hình thái: An ninh lương thực, cung cấp lương thực bổ sung, an ninh lương
thực thương mại hóa, thương mại
- Vùng: Thành thị, cận đô thị, đất hoang; thành thị, vườn, sân thượng, sản xuất
nhỏ; ven đô, đồi núi, đồng cỏ, chăn nuôi gia súc, đất canh tác nhờ nước trời; cận đô thị và đô thị, thung lũng, đất canh tác có tưới, chăn nuôi bò sữa, heo và gia cầm
- Hướng sinh kế: Nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu sử dụng cho sinh kế;
thích ứng với điều kiện tự nhiên, kinh tế và là nguồn thực phẩm thứ yếu; chủ yếu cho công việc phi nông nghiệp và cung cấp thêm cho nguồn sinh kế; đóng góp chủ yếu cho sinh kế
1.2 Nhân tố tác động đến nông nghiệp đô thị
1.2.1 Vị trí địa lí: Có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển SXNN nói chung
và phát triển NNĐT nói riêng Quyết định một số loại cây, con đặc trưng, tiềm năng cho từng vùng, khu vực, tạo điều kiện thuận lợi hay cạnh tranh đối với thị trường nông thủy sản
1.2.2 Điều kiện tự nhiên: Gồm đất đai, khí hậu, nguồn nước Ngoài các nhân
Trang 36tố tự nhiên trên, các yếu tố địa hình, thổ nhưỡng và sinh vật cũng ít nhiều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển NNĐT
1.2.3 Nhân tố KT-XH: Có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển và phân bố các
loại hình NNĐT như dân cư và nguồn lao động, thị trường, KHCN, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nguồn vốn và các cơ chế, chính sách nông nghiệp
1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị
NNĐT là bộ phận của nền nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu NNĐT nằm trong chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Đó là, gia tăng giá trị sản xuất trên một diện tích, đảm bảo ổn định cho sản xuất lương thực, tăng tỷ trọng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản thành ngành sản xuất chính, phát triển ngành nghề dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, với đặc trưng riêng của mình, chuyển dịch cơ cấu NNĐT ưu tiên phát triển các loại giống cây, con chất lượng cao, các loại thực phẩm tươi sống, an toàn cung cấp cho cư dân
đô thị; thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản, v.v… theo tiêu chuẩn
Nghiên cứu, xây dựng, triển khai và hòan thiện công nghệ lai tạo và thử nghiệm giống mới, trình diễn các mô hình sản xuất nông nghiệp trong các lĩnh vực: rau màu, hoa kiểng, cây cảnh, giống cây trồng vật nuôi, v.v… trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao Hướng đến nền nông tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nôn nghiệp du lịch, nông nghiệp số phục vụ nhu cầu sản phẩm an toàn, chất lượng của người dân (Trần Quốc Việt, 2013, tr.27)
1.4 Các hình thức tổ chức nông nghiệp đô thị
Có nhiều hình thức tổ chức NNĐT từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp
Khái quát NNĐT có các hình thức tổ chức chủ yếu sau:
Trang 37tư tái sản xuất Lao động chủ yếu sử dụng tại gia đình; sức lao động không phải là hàng hóa mà là tự phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia đình Kỹ thuật canh tác
và công cụ sản xuất ít biến đổi, mang nặng tính truyền thống, hạn chế tiếp cận tiến bộ KHCN tiên tiến
1.4.2 Trang trại
Trạng trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình thức tiến bộ của SXNN thế giới Trang trại nông nghiệp được phân thành 02 nhóm:
- Nhóm 1: Trang trại nông nghiệp chuyên ngành được xác định theo lĩnh vực
sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp và
tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm
- Nhóm 2: Trang trại nông nghiệp tổng hợp là trang trại tổ chức nhiều hoạt
động sản xuất chuyên ngành nông nghiệp quy định nêu trên; trong đó không có lĩnh vực sản xuất nào có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm
Trang trại có vai trò to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp bởi vì phần lớn các nông sản cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại Còn ở các nước đang phát triển, vai trò này càng được nhân lên khi nó đáp ứng đủ ba mặt về KT-XH
và môi trường
1.4.3 Tổ hợp tác
THT là chủ thể trong quan hệ dân sự được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) giữa ba cá nhân trở lên, cùng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi
và cùng chịu trách nhiệm
Có thể đưa ra những đặc điểm để nhận diện THT như sau:
Trang 38- Số lượng thành viên từ 02 chủ thể trở lên THT có thể được hình thành dựa
trên sự đồng thuận và liên kết của 02 cá nhân trở lên hoặc 02 pháp nhân trở lên hoặc
sự kết hợp của cá nhân với pháp nhân
- Các chủ thể này cùng nhau đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng hợp tác
Năng lực chủ thể của cá nhân hoặc pháp nhân tham gia hợp đồng hợp tác phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động cũng như mục đích hợp tác của các thành viên, về nguyên tắc, các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với mục đích xác lập hợp đồng Hợp đồng hợp tác do các thành viên tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của 100% thành viên
Nói cách khác, THT được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác Các thành viên tự nguyện liên kết, thực hiện việc đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc chung nhất định phù hợp với quy định của pháp luật Các thành viên cũng cùng hoạt động SX, KD chung, cùng hưởng lợi nhuận và cùng chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh cho THT
1.4.4 Hội quán nông dân
Là hình thức liên kết tự nguyện của nông dân, nhằm chia sẻ những kiến thức trong lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa, xã hội, v.v hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh Đặc trưng của mô hình này là sự tự nguyện tham gia của người dân, không biên chế, không ngân sách, hoạt động đơn thuần là hướng đến sự thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân
Thông qua Hội quán tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, DN, các nhà khoa học, chuyên gia về nông nghiệp đến trao đổi với nông dân về những kỹ thuật sản xuất mới, cách kinh doanh hiệu quả, nâng cao chất lượng, liên kết với các DN bao tiêu sản phẩm, v.v Từ đó, người dân thay đổi dần quy trình sản xuất truyền thống, hàng hóa sản xuất không thương hiệu, giá cả không ổn định
Hội quán giúp chuyển biến nhận thức của nông dân sản xuất theo hướng công nghệ cao, theo quy trình hữu cơ sinh học, xây dựng quy hoạch, có sự liên kết chặt chẽ
Trang 39giữa DN phân phối, chế biến với các nhà sản xuất, hộ nông dân, giúp kinh tế nông thôn ngày càng phát triển
1.4.5 Hợp tác xã nông nghiệp
Là hình thức phổ biến trong nền nông nghiệp hiện nay trên thế giới và cả nước
ta HTXNN là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với các nguồn vốn hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ các nguồn khác nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng tỉ suất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao cho các chủ trang trại Mục tiêu hoạt động của HTXNN không chỉ vì lợi nhuận của các thành viên góp vốn vào HTX mà là nhằm phục vụ tốt nhất các dịch vụ để mang lại thu nhập và lợi nhuận cao nhất cho các hộ, các chủ trang trại Có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành, phổ biến ở các nước Âu-Mỹ, cung ứng từng loại dịch vụ; HTX đa ngành, phổ biến ở các nước Châu Á với nhiều loại dịch vụ
1.5 Các loại hình nông nghiệp đô thị
Loại hình sản xuất NNĐT là tập hợp các hình thức SXNN ở khu vực nội thị
và ngoại thị có những đặc trưng chung về chức năng, tính chất, mục đích và trình độ phát triển So với khu vực nông thôn, khu vực đô thị do có nhiều nguồn lực và các nhân tố tác động tới nên sẽ có nhiều loại hình nông nghiệp hơn
Hiện nay đã có đến 9 loại hình, chứng tỏ quá trình đa dạng hóa NNĐT đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ như: Nông nghiệp tự cung, tự cấp; nông nghiệp phục vụ nhà hàng khách sạn; nông nghiệp phục vụ xuất khẩu; nông nghiệp xanh; nông nghiệp phòng hộ; nông nghiệp sinh thái; nông nghiệp du lịch; nông nghiệp nghỉ dưỡng; nông nghiệp công nghệ cao
1.6 Kinh nghiệm và thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị của thế giới, Việt Nam và tỉnh Đồng Tháp
1.6.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới
Quá trình ĐTH đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển và vẫn còn sẽ tiếp tục trong tương lai Vì vậy phát triển NNĐT đang trở thành một xu hướng mới đáng chú ý, đối với các thành phố hiện đại, việc tận dụng không
Trang 40gian và tạo ra các hệ thống nông nghiệp bền vững trong các khu vực đô thị không chỉ giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu của cộng đồng dân cư mà còn mang lại nhiều tiềm năng và lợi ích đáng kể tạo ra không gian xanh cho các đô thị nhằm hướng đến đô thị sinh thái, đô thị xanh bền vững
Từ cuối thế kỷ XX, NNĐT đã trở thành xu thế trong quá trình phát triển đô thị Theo UNDP, hiện có khoảng 800 triệu người đang sản xuất nông nghiệp ở những vùng ngoại ô và vùng ven các thành phố (Smith et al., 1996) Armar-Klemesu (2000) cho rằng: ước khoảng 200 triệu dân thành thị sản xuất và cung cấp lương thực cho thành thị chiếm 15-20% lượng lương thực của thế giới Trên thế giới gần 1/3 lượng rau, củ, quả, thịt, trứng cung ứng cho các thành phố là từ NNĐT, 25%-75% số gia đình ở thành phố có tham gia các hoạt động NNĐT Nhiều thành phố lớn trên thế giới
đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển NNĐT, trong đó một số mô hình tiêu biểu, kinh nghiệm và ý tưởng xây dựng NNĐT của một số thành phố thuộc các nước phát triển trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực như sau:
- London (Anh): khoảng 50% số hộ gia đình ở thành phố có vườn, việc làm vườn hiện rất phổ biến và ngày càng tăng, tổng diện tích đất làm vườn chiếm khoảng 10% tổng diện tích toàn thành phố; xu hướng chính là trồng cây cảnh và các loại cây
có sản phẩm ăn được Nghề làm vườn ở London có giá trị khoảng 2,7 tỷ bảng Anh/năm Hầu hết người làm vườn ở London tự sản xuất ra phân hữu cơ để sử dụng,
đã giảm lượng chất thải của thành phố đến 40% Thống kê sản lượng rau và trái cây
đã lên đến 232 nghìn tấn, đáp ứng 18% khẩu phần trái cây và rau của toàn thành phố
- Philadelphia (Mỹ): Toàn thành phố có trên 550 vườn rau cộng đồng, với 2.812 hộ tham gia, đã sản xuất ra lượng rau và trái cây, với trị giá gần 2 triệu USD/năm Tại Mỹ, các mô hình sản xuất mới tập trung vào xu hướng NNĐT, chủ yếu là trồng trọt trong nhà, được đánh giá vừa bảo đảm an toàn cho con người và môi sinh, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong bối cảnh dân số đô thị ngày một gia tăng
- Thượng Hải (Trung Quốc): 60% diện tích rau tươi, 50% thịt các loại, hơn 90% trứng, sữa được sản xuất tại các vùng trung tâm và ven đô thị