Từ thực trạng đó, tác giả đã đề xuất bảy giải pháp phát triển kinh tế HGĐ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự trong thời gian tới là: 1 đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng lđất đi
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Trang 15TÓM TẮT LUẬN VĂN
Kinh tế hộ gia đình (HGĐ) là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam Kể từ khi được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ (năm 1988), sự phát triển kinh tế HGĐ nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu Đến nay, nhiều HGĐ đã đứng vững được trong nền kinh tế thị trường (KTTT),
có tác động lớn Lđến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của địa phương cũng như cả nước LTuy vậy, dưới góc nhìn phát triển bền vững, sự phát triển của kinh tế hộ vẫn còn nhiều hạn chế như: thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lthiếu đội ngũ cán bộ đủ năng lực, lthiếu vốn để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề
và thiếu khả năng tiếp cận và định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường, lnguồn lực đầu tư còn hạn chế Bài viết dựa vào các số liệu thứ cấp, chủ yếu là số liệu điểu tra của Chi cục thống kê khu vực Hồng Ngự, ltập trung phân tích, đánh giá những thành tựu cơ bản và chỉ ra một số hạn chế, lbất cập trong phát triển bền vững của kinh tế hộ và nguyên nhân của nó
Từ thực trạng đó, tác giả đã đề xuất bảy giải pháp phát triển kinh tế HGĐ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự trong thời gian tới là: (1) đẩy nhanh quá trình tích tụ
giữa các hộ và giữa hộ với doanh nghiệp, (2) đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho nông dân, (3) giúp các hộ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng hiệu quả và bền vững, (4) trang bị kiến thức về kinh
tế, kinh doanh trong nền KTTT và trang bị công tác dự báo thông tin thị
với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố và các Tổ chức chính trị xã
Trang 16ABSTRACT OF THE THESIS
The household economy is an important part of the Vietnamese economy Since being recognized as an autonomous economic unit (1988), the development
of rural household economy has seen positive changes in terms of scale, speed and structure Up to now, many households have firmly established themselves in the market economy, which has had a great impact on the cause of poverty reduction in the locality as well as the whole country However, from the perspective of sustainable development, the development of the household economy still has many limitations such as: lack of qualified and technical workers, lack of qualified staff, lack of capital for production development, expansion of industries and lack of access and production orientation according to market demand, limited investment resources The article is based on secondary data, mainly the survey data of the Hong Ngu Regional Statistical Office, focusing on analyzing and evaluating the basic achievements and pointing out some limitations and inadequacies in sustainable development of household economy and its causes
From that situation, the author has proposed seven solutions to develop household economy in Hong Ngu city in the coming time: (1) accelerate the process
of land accumulation and concentration along with intensification of joint ventures and linkages between households and between households and businesses, (2) promote and improve the efficiency of vocational training activities for farmers, (3) help households transform their occupation structure towards effective and sustainable, (4) equipping with knowledge about economics and business in the market economy and equipping farmers with forecasting and forecasting market information, (5) strongly developing the Assembly Hall model, continuing to strengthen cooperatives and cooperative groups of new types to serve the economic development of farmers, (6) improve the efficiency of organization and management, and increase the application of science and technology in production
to agricultural household economy, (7) strengthening state management; coordination between the City People's Committee with the City's Vietnam Fatherland Front Committee and socio-political organizations in agricultural household economic development
Trang 17MỤC LỤC
Quyết định giao đề tài i
Biên bản chấm của hội đồng ii
Nhận xét của hai phản biện iv
Lý lịch khoa học ix
Lời cảm ơn xi
Lời cam đoan xii
Tóm tắt luận văn xiii
Mục lục xv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt xviii
Danh mục bảng, biểu xix
Danh mục hình, hộp xx
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 3
7 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH 5
1.1 Các khái niệm 5
1.1.1 Khái niệm về phát triển kinh tế HGĐ 5
1.1.2 Bản chất và đặc trưng của kinh tế HGĐ 7
1.1.2.1 Bản chất của kinh tế HGĐ 7
Trang 181.1.2.2 Đặc trưng của kinh tế HGĐ 7
1.1.3 Vai trò của phát triển kinh tế HGĐ 9
1.1.4 Nội dung phát triển kinh tế HGĐ 13
1.1.4.1 Phát triển qui mô của kinh tế HGĐ: 13
1.1.4.2 Nâng cao trình độ sản xuất của chủ hộ: 14
1.1.4.3 Nâng cao thu nhập, đời sống và tích lũy của HGĐ: 14
1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế HGĐ 15
1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế HGĐ 15
1.1.6.1 Nhân tố tự nhiên 15
1.1.6.2 Nhân tố KTXH 16
1.1.6.3 Nhân tố về chính sách vĩ mô của nhà nước 18
1.1.6.4 Nhân tố khoa học công nghệ 19
1.2 Tổng quan thực tiễn về phát triển kinh tế HGĐ 20
1.2.1 Thực tiễn phát triển kinh tế HGĐ nông thôn Việt Nam 20
1.2.1.1 Hộ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến, thực dân: 20
1.2.1.2 Kinh tế hộ Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 22
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ một số địa phương 24
1.2.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế HGĐ trên địa bàn Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang 24
1.2.2.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế HGĐ trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp 25
1.2.3 Xu hướng phát triển và những bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế HGĐ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự 26
1.2.3.1 Xu hướng phát triển kinh tế HGĐ 26
1.2.3.2 Những bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế HGĐ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự 28
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HGĐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP 31
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình KTXH thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 31
2.1.1 Vị trí địa lý 31
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 33
2.2 Tình hình phát triển KTXH giai đoạn 2016-2020 37
Trang 192.2.1 Lĩnh vực kinh tế 37
2.2.2 Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội 41
2.3 Những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố 42
2.3.1 Vấn đề quy hoạch vùng nông thôn 42
2.3.2 Vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 42
2.3.3 Công tác tài chính, tín dụng 43
2.3.4 Công tác quản lý tài nguyên và môi trường 44
2.3.5 Sự tham gia của các ban, ngành đoàn thể trong phát triển kinh tế hộ 44
2.3 Thực trạng phát triển kinh tế HGĐ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự 46
2.3.1 Thực trạng về quy mô sản xuất của kinh tế HGĐ 46
2.3.2 Thực trạng về trình độ sản xuất của các HGĐ 55
2.3.3 Thực trạng về thu nhập, đời sống và tích lũy của HGĐ 57
2.4 Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế HGĐ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự 62
2.4.1 Những kết quả đạt được 62
2.4.2 Những hạn chế 64
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế 65
Kết luận chương 2 67
Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP 68
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển KTXH trên địa bàn thành phố Hồng Ngự đến năm 2025 68
3.1.1 Quan điểm phát triển 68
3.1.2 Mục tiêu phát triển KTXH của thành phố đến năm 2025 70
3.2 Các giải pháp để phát triển kinh tế HGĐ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
Kết luận 78
Kiến nghị 79
Tài liệu tham khảo 81
Trang 20DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH : Công nghiệp hóa
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTM : Nông thôn mới
OCOP : Mỗi xã một sản phẩm – One Commune One Product
Trang 21DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hồng Ngự 36
Bảng 2.2 Thống kê tình hình nguồn nhân lực 48
Bảng 2.3 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồng Ngự 50
Bảng 2.4 Tỷ lệ bình quân đất nông nghiệp trên một nhân khẩu 51
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay sản xuất nông nghiệp 52
Bảng 2.6 Tỷ lệ số HGĐ vay vốn 54
Bảng 2.7 Trình độ văn hóa và chuyên môn của các chủ hộ 56
Bảng 2.8 Thống kê HGĐ tham gia đào tạo kỹ thuật nông nghiệp 57
Bảng 2.9 Thống kê sản lượng một số nông sản chủ yếu 58
Bảng 2.10 Thu nhập HGĐ 61
Trang 22DANH MỤC HÌNH, HỘP
Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Hồng Ngự 33 Hình 2.2 Biểu đồ tăng trường các Ngân hàng thương mại giai đoạn 2016-
2020 44 Hình 2.3 Sơ đồ sự tham gia của các ngành, đơn vị trong phát triển kinh tế HGĐ 46 Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 51 HÌnh 2.5 Biểu đồ dự nợ cho vay sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 53 Hình 2.6 Biểu đồ sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu, 2016-2020 59 Hình 2.7 Biểu đồ thu nhập HGĐ giai đoạn 2016-2020 62 Hộp 2.1: Mong được tiếp cận vốn vay phát triển kinh tế để không phải ly
hương 54 Hộp 2.2: Nhận thức rào cản trong phát triển kinh tế hộ nông dân 64 Hộp 2.3: Tập trung ruộng đất sản xuất với quy mô lớn 65 Hộp 2.4 Cần Chính quyền địa phương hỗ trợ để an tâm sản xuất 66 Hộp 2.5 Quan tâm phát triển kinh tế hộ nông dân 77
Trang 23MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kinh tế hộ gia đình (HGĐ) là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của HGĐ, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác do pháp luật quy định Kinh tế gia đình là loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới Sự trường tồn của hình thức sản xuất này đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển KTXH của mỗi nước Tại Việt Nam, kinh tế HGĐ cũng có vai trò và ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta bước vào nền KTTT với gần 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn với xuất phát điểm thấp, kinh tế HGĐ đang là một đơn vị sản xuất phổ biến Đây là mô hình kinh tế có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Hiện nay, kinh tế HGĐ tại Việt Nam phát triển chủ yếu ở nông thôn, thường gọi là kinh tế HGĐ nông dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp Kinh tế HGĐ là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam Kể từ khi được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ (năm 1988), sự phát triển kinh tế HGĐ nông thôn
đã có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu Đến nay, nhiều HGĐ
đã đứng vững được trong nền KTTT, có tác động lớn đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của địa phương cũng như cả nước Trong thời gian qua, chính sách tài chính
đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế HGĐ thông qua chính sách chi NSNN, chính sách thuế, phí và lệ phí; chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất; chính sách phát triển nguồn nhân lực… Tuy vậy, dưới góc nhìn phát triển bền vững, sự phát triển của kinh tế hộ vẫn còn nhiều hạn chế như số lượng hộ tăng nhanh nhưng chất lượng hoạt động chưa tương xứng với sự gia tăng; hầu hết các hộ quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, còn mang tính tự phát… Do đó, việc lựa chọn chủ đề nghiên cứu về phát triển kinh tế HGĐ là thực sự cần thiết, nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy kinh tế HGĐ phát triển trong giai đoạn tới
Trang 24Thành phố Hồng Ngự là thành phố biên giới của tỉnh Đồng Tháp, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp Kinh tế của thành phố có nhiều thay đổi đáng kể nhưng sự phát triển còn ở mức thấp và chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của thành phố Trong quá trình phát triển kinh tế hộ nơi đây cũng đặt ra nhiều vấn
đề cần giải quyết nhằm khai thác tốt hơn nữa các nguồn lực nông nghiệp nông thôn, không ngừng nâng cao chất lượng lao động và đời sống của người nông dân
Với mong muốn góp phần đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế hộ ở địa bàn
thành phố Hồng Ngự được tốt hơn tôi chọn nghiên cứu luận văn “Phát triển kinh tế
hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp’" Đề tài tập trung
phân tích thực trạng phát triển kinh tế hộ trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra nguyên nhân hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hộ tốt hơn trong thời gian tới
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là trên cơ sở tổng quan lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng của phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự để đưa ra các giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế HGĐ
- Đánh giá thực trạng kinh tế HGĐ tại thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2016- 2020
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế HGĐ trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Do đặc thù cơ cấu kinh tế của địa bàn nghiên cứu và vì điều kiện về thời gian nên tác giả lựa chọn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế các hộ nông dân trên địa bàn thành phố Hồng Ngự
Trang 254 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp
5 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn
Phân tích so sánh định lượng để đánh giá thực trạng, tổng hợp và suy luận biện chứng đề xuất giải pháp
Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm để đánh giá
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ dân và chuyên gia
Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập thù các phòng, ban chuyên môn của thành phố Hồng Ngự về phát triển kinh tế HGĐ
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Là cơ sở giúp cho tập thể Ban Thường vụ Thành phố, ủy ban nhân dân thành phố Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự trong giai đoạn hiện nay
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Là cơ sở thực tiễn để thành phố Hồng Ngự tham khảo trong việc phát triển kinh tế hộ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế HGĐ
Trang 26Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế HGĐ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Chương 3: Một số giải pháp phát triển kinh tế HGĐ trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Trang 27CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm về kinh tế HGĐ
Trong một số từ điền ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành kinh tế, người ta định nghĩa về hộ như sau: “Hộ là tất cả những người sống chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng huyết thống và người làm công, người cùng ăn chung” Thông kê Liên hợp quốc cũng có khái niệm về “Hộ” là:
“Hộ gồm những người sống chung trong một mái nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ”
Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press – 1987) thì “ Hộ là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung”
Giáo sư Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng:
“Hộ là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc
ở chung trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm”
Nhóm Hệ thống thế giới: Các đại biểu wallerstan (1982), wood (1981, 1982), Smith (1985), Martin and BellHel (1987) cho rằng: “ Hộ là một nhóm người có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh Hộ là một đơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác:
Nói về kinh tế HGĐ thì Mai Thanh Xuân – Đặng Thị Thu Hiền (2013) cho rằng: “kinh tế HGĐ là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của HGĐ, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định”
Tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên HGĐ đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”
Trang 28Khái niệm HGĐ: HGĐ hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu) Đối với những hộ
có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung HGĐ không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong HGĐ có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai
Khái niệm kinh tế HGĐ: Kinh tế HGĐ là tế bào KTXH được hình thành trên
cơ sở các mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, phong tục, tâm linh, tâm lý, đạo đức
Là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông dân và nông thôn Kinh tế hộ đã tồn tại
từ rất lâu ở các nước nông nghiệp, tự chủ trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp,
là pháp nhân kinh tế, bình đẳng trước pháp luật và là chủ thể nền KTTT
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu
về kinh tế HGĐ nông dân Đây là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp ở nước ta chủ yếu được thực hiện qua các hoạt động của hộ nông dân Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nông nghiệp, nghề rừng, nghề biển và hoạt động phi nông nghiệp ở nước ta Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan tới nông nghiệp và không liên quan tới nông nghiệp
Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về
cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao"
1.1.2 Khái niệm về phát triển kinh tế hộ gia đình
Từ đó chúng ta có khái niệm phát triển kinh tế HGĐ: Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong
đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý Kinh tế HGĐ là một thành phần của kinh tế nông nghiệp, do đó có thể hiểu rằng phát triển kinh tế HGĐ chính là quá trình tăng trưởng
Trang 29về sản xuất, gia tăng về thu nhập, tích lũy của kinh tế HGĐ, làm cho kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên
1.1.2 Bản chất và đặc trưng của kinh tế HGĐ
1.1.2.1 Bản chất của kinh tế HGĐ
Kinh tế HGĐ là đơn vị kinh tế, trong đó các thành viên hoạt động và làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích của bản thân, của gia đình và của toàn xã hội
Kinh tế HGĐ là loại hình kinh tế thích nghi nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nơi mà các cây trồng, vật nuôi đòi hỏi sự quan tâm sát sao, sự chăm sóc đúng lúc của con người Đất đai và các tư liệu sản xuất khác đòi hỏi một sự bảo quản và bồi dưỡng hợp lý từ người sử dụng, một yêu cầu mà không hình thức sản xuất nào khác đáp ứng được
Kinh tế HGĐ là loại hình kinh tế phổ biến mang tính chất đặc thù ở mỗi vùng, mỗi khu vực và mỗi nước trên thế giới
Kinh tế HGĐ là đơn vị kinh tế cơ sở vừa sản xuất, vừa tiêu dùng mà người ta thường gọi tự cấp tự túc sản ph m mà hộ làm ra có thể được tiêu dùng luôn với vai trò là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng
Cũng như những thành phần kinh tế khác, kinh tế HGĐ phải vận dụng tổng hợp các quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế khách quan trong quá trình tồn tại và phát triển của mình
Kinh tế HGĐ không những giải quyết tốt các mục tiêu của HGĐ làm nông nghiệp mà còn giải quyết tốt vấn đề môi trường sinh thái và vấn đề xây dựng nông thôn mới
1.1.2.2 Đặc trưng của kinh tế HGĐ
Kinh tế HGĐ đang tồn tại và phát triển với vai trò là một đơn vị sản xuất cơ
sở của nông nghiệp - nông thôn Là một thành phần kinh tế độc lập, tự chủ cùng các thành phần kinh tế khác hình thành lên nền KTTT của nước ta hiện hay Kinh tế HGĐ sẽ luôn là một tế bào bền vững và phát triển lành mạnh trong nền kinh tế, nó mang những đặc trưng cơ bản sau đây:
Đặc trưng về sở hữu: Tuy không được sở hữu về đất đai nhưng HGĐ làm
Trang 30nông nghiệp lại được nhà nước giao quyền sử dụng ổn định và lâu dài Đó là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của mọi quá trình sản xuất trong nông nghiệp Mọi tư liệu sản xuất khác đều thuộc quyền sở hữu của các thành viên trong hộ, và tất nhiên mọi sản phẩm làm ra đều thuộc quyền sở hữu của gia đình Tất cả những điều này tạo lên sự khác biệt giữa sở hữu hộ và sở hữu tư nhân trong sở hữu tập thể
Đặc trưng về mục đích sản xuất: Mục đích sản xuất của kinh tế HGĐ được
xác định chủ yếu trên cơ sở đảm bảo nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho hộ, một số ít dư thừa được đem ra để trao đổi Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển, mục tiêu đảm bảo nhu cầu của hộ sẽ giảm dần và thay vào đó là sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các thành viên, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình
Đặc trưng về lao động: Thường thì các HGĐ kinh doanh không thuê lao
động mà chỉ sử dụng những thành viên trong gia đình Trong các ngành kinh tế khác, việc sử dụng lao động là trẻ em và người lớn tuổi là không được phép nhưng trong kinh tế HGĐ nông nghiệp thì lao động trẻ em và người lớn tuổi đóng một vai trò rất đáng kể, hai lao động trẻ em hoặc người lớn tuổi được tính bằng một lao động chính Mọi lao động trong HGĐ làm việc với tính tự giác cao, tự chủ vì lợi ích của bản thân, của gia đình và của toàn xã hội
Đặc trưng về mặt tổ chức: Tổ chức của HGĐ rất đơn giản, gọn nhẹ chỉ bao
gồm những người trong gia đình, trong bộ tộc có quan hệ hôn nhân và huyết thống Điều khiển mọi quá trình sản xuất chủ yếu là người chủ gia đình trên cơ sở thứ bậc, hiệu lực cao bởi kỷ cương, lề nếp mang tính truyền thống
Đặc trưng về hoạt động kinh tế hộ: Hoạt động kinh tế của HGĐ khá đa dạng
và phong phú, có thể tiến hành sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề Có tính phù hợp và tự điều chỉnh cao, với mỗi thay đổi của môi trường sản xuất kinh doanh thì hoạt động kinh tế của hộ có thể tự điều chỉnh để phù hợp.Tuy nhiên sự tự phù hợp đó nhanh hay chậm, chính xác hay không còn phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi thành viên trong hộ
Đặc trưng về phân phối: Các sản phẩm do HGĐ sản xuất ra trước hết được
phân phối đều theo nhu cầu của các thành viên trong gia đình, phần còn dư thừa
Trang 31được đem bán hoặc trao đổi theo sự thống nhất giữa mọi thành viên trong gia đình
Với sáu đặc trưng như đã nêu ở trên, kinh tế hộ nông dân thực sự là thành phần kinh tế phù hợp với yêu cầu của mọi nền kinh tế đang tồn tại, nó là một trong năm thành phần kinh tế của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội
1.1.3 Vai trò của phát triển kinh tế HGĐ
Kinh tế HGĐ là một trong những thành phần cấu tạo lên nền kinh tế quốc dân của mỗi nước, nó không chỉ tự phát triển, tự ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng tới
và chịu sự ảnh hưởng tác động của tất cả các thành phần kinh tế khác Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội Thực tế phát triển của mỗi nền kinh tế trong thời gian vừa qua đã chứng minh sự tồn tại và phát triển của kinh tế HGĐ là một tất yếu, khách quan, phù hợp với quy luật của sản xuất nông nghiệp Bằng những luận giải như đã nói trên, chúng ta phải công nhận rằng kinh tế HGĐ có những ưu điểm
mà không chủ thể kinh tế nào có được Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn - nơi mà những tiền đề cho sự phát triển vẫn còn khiêm tốn, đòi hỏi nhiều công sức đầu tư cũng như cần có sự quan tâm đúng mức của nhà nước thì
sự phát triển của hình thức kinh tế này là một tất yếu Vai trò của kinh tế HGĐ thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, Cung cấp lượng lương thực, thực phẩm chủ yếu phục vụ cho đời sống và nhu cầu của con người: Hàng năm ở Việt Nam chúng ta với trên 10 triệu HGĐ, hàng năm đã tạo ra một khối lượng nông sản thực phẩm cực lớn với sự tiến
bộ vượt bậc Theo thống kê năm 2016, sản lượng lúa cả năm 2016 ước tính đạt 43,6 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2015 do diện tích gieo cấy đạt 7,8 triệu ha, giảm 40 nghìn ha; năng suất đạt 56 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/ha Nếu tính thêm 5,2 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt 48,8 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2015 Trong sản xuất lúa, diện tích gieo cấy lúa đông xuân năm nay đạt 3,1 triệu ha, giảm 30 nghìn ha so với vụ đông xuân trước; năng suất đạt
63 tạ/ha, giảm 3,5 tạ/ha nên sản lượng đạt 19,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn Diện tích gieo cấy lúa hè thu và thu đông đạt 2,8 triệu ha, tăng 23,9 nghìn ha so với năm
Trang 32trước; năng suất đạt 53,5 tạ/ha, giảm 0,6%; sản lượng đạt 15 triệu tấn, tăng 34 nghìn tấn Diện tích gieo cấy lúa mùa của cả nước đạt 1,9 triệu ha, giảm 33,5 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; năng suất ước tính đạt 48,4 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; sản lượng đạt 9,2 triệu tấn, giảm 243 nghìn tấn
Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2016, đàn trâu cả nước
có 2,5 triệu con, giảm 0,2% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 5,5 triệu con, tăng 2,4%, riêng đàn bò sữa đạt 282,9 nghìn con, tăng 2,8 %; đàn lợn có 2 9 ,1 triệu con, tăng 4,8 %; đàn gia cầm có 361,7 triệu con, tăng 5,8 % Sản lượng thịt hơi các loại năm nay đạt khá, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 6,6 nghìn tấn, tăng 1% so với cùng thời điểm năm trước; sản lượng thịt bò đạt 308,6 nghìn tấn, tăng 3,1%; sản lượng thịt lợn đạt 3,7 triệu tấn, tăng 5%; sản lượng thịt gia cầm đạt 61,6 nghìn tấn, tăng 5, %; sản lượng trứng gia cầm đạt 9.446,2 triệu quả, tăng 6,4% Như vậy, chúng ta không những đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân cả nước mà còn vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới
Thứ hai, Hình thành đơn vị tích tụ vốn của xã hội: Kinh tế HGĐ với đặc
điểm là đơn vị sản xuất cơ sở và tự chủ đã đóng vai trò là đơn vị tích tụ vốn của xã hội, cùng vời các đơn vị trong các thành phần kinh tế khác tạo lên một tổng thể các nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu về vốn của toàn xã hội Nguồn vốn mà các hộ gia đình tích tụ được là cơ sở cho việc chuyển từ kinh tế tự túc tự cấp sang kinh tế hàng hoá với hiệu quả cao mang lại Kết quả ấy sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp, góp phần tích cực và to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của minh, kinh tế HGĐ vừa là đơn vị tích tụ vốn, vừa đóng vai trò là đơn vị giải ngân nguồn vốn đó vào việc tái sản xuất hoặc mở rộng ngành nghề, tạo nguồn đầu tư vào các ngành khác
Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Trong quá trình sản xuất, kinh tế HGĐ cần sử dụng nhiều lao động với số ngày công rất cao Tuy nhiên với mỗi dạng
hộ khác nhau, ở mỗi thời điểm và thời kỳ phát triển của hộ khác nhau mà có nhu cầu về lao động không giống nhau:
Trang 33Thứ ba, Sử dụng lao động gia đình: HGĐ chủ yếu sử dụng lao động trong gia
đình và lao động trong gia đình cũng là nguồn chủ yếu cung cấp cho nhu cầu của
hộ, chúng ta phải nói rằng đa số lao động trong hộ đều làm việc cho sự phát triển và mục tiêu sản xuất cũng như quá trình sản xuất của HGĐ
+ Sử dụng lao động gia đình ngoài độ tuổi lao động: Hiện nay, một tình
trạng khá phổ biến là ở các HGĐ, việc sử dụng lao động ngoài độ tuổi lao động, đó
là các trẻ em và người lớn tuổi, với cách tính cứ hai lao động này bằng một lao động chính đã góp phần tăng thu nhập cho hộ, giải phóng dần lực lượng lao động chính ra khỏi nông nghiệp đến một mức hợp lý
+ Sử dụng lao động làm thuê: Việc sử dụng lao động làm thuê rất ít khi xẩy
ra ở những hộ tự túc tự cấp, sản xuất nhỏ nhưng lại là việc làm khá phổ biến ở các HGĐ sản xuất hàng hoá và sản xuất lớn Những HGĐ này việc thuê mướn thêm lao động thường xuyên hoặc vào thời vụ là điều cần thiết với tiền công hợp lý đã tạo ra một số lượng công ăn việc làm khá lớn cho những lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay
Kinh tế HGĐ, trong quá trình sản xuất và phát triển của mình cần rất nhiều ngày công lao động Thực tế đã chứng minh những năm vừa qua, kinh tế HGĐ đã giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động ở nông thôn nước ta, góp phần quan trọng vào công cuộc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Thực hiện phân công lao động theo đơn vị kinh tế HGĐ: Cùng với quá trình phát triển của mình kinh tế HGĐ ngày càng có điều kiện để tích luỹ tái sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như máy móc được áp dụng và sử dụng vào sản xuất ngày càng nhiều
Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của người nông dân ngày càng được nâng lên rõ rệt thêm vào đó là sự phù hợp trong cơ chế và các chính sách của nhà nước sẽ giúp cho sản xuất ngày càng phát triển số lao động phục vụ cho nhu cầu của kinh tế
hộ về nông nghiệp ngày càng giảm, sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp Số lao động dư thừa này với trình độ ngày càng được nâng lên sẽ chuyển dịch sang làm việc tại các ngành, nghề khác, nhất là các ngành nghề truyền thống sẽ ngày càng phát triển
Trang 34Tất cả những điều này sẽ dẫn tới diện tích đất nông nghiệp trên đầu người sẽ tăng, năng xuất lao động tăng và hiệu quả sản xuất của một lao động sẽ không ngừng được nâng lên
Thứ tư, Đổi mới kỹ thuật sản xuất: Sự tồn tại và phát triển của kinh tế HGĐ
với tư cách là một thành phần kinh tế tồn tại và luôn đổi mới cùng với quá trình đổi mới, phát triển của nền kinh tế nói chung Kinh tế HGĐ chịu sự ảnh hưởng tác động của các thành phần kinh tế khác, của nhiều yếu tố khác Qua quá trình hoạt động, nó luôn phát triển hướng tới hoàn thiện mình, mà đổi mới về kỹ thuật sản xuất chỉ là một mặt đổi mới của nó Sự đổi mới về kỹ thuật sản xuất có được là do các nguyên nhân tác động sau đây:
+ Người nông dân với kinh nghiệm sản xuất của mình ngày càng làm tốt hơn công việc của mình, phát hiện những khó khăn cần khắc phục và những thuận lợi cần khai thác phát huy
+ Cùng với quá trình phát triển của mình, việc đầu tư cho đổi mới trang thiết
bị sản xuất là điều tất yếu mà việc học hỏi khoa học kỹ thuật mới là việc làm thực
+ Qua thời gian và sự phát triển của nền kinh tế, đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp cũng ngày một tăng, góp phần khai thác tốt những tiềm năng, ưu thế riêng có của hộ Tất cả những điều nói trên kết hợp với nhau một cách hài hoà, khoa học, kinh nghiệm truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại làm cho sản phẩm sản xuất ngày càng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, giá thành hạ hơn, lợi nhuận thu được cao hơn Đó cũng là mục tiêu cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế HGĐ Sản xuất hàng hoá có thể sớm được áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công
Trang 35nghệ sinh học vào sản xuất
Giữ gìn và làm trong sạch môi trường sinh thái: Vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường ngày nay đang được toàn thể nhân loại quan tâm cùng giải quyết Giữ gìn và làm trong sạch môi trường là vấn đề đang được đặt nên vị trí hàng đầu hiện nay Kinh tế HGĐ, hàng năm với hàng triệu ha cây xanh các loại được gieo trồng đã góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ môi trường trên thế giới Đó là điều
mà không ai trong chúng ta có thể phủ nhận
Phát triển kinh tế HGĐ sẽ giúp khai thác hết mọi tiềm năng, tiềm lực trong nông nghiệp-nông thôn Khai thác và sử dụng có hiệu quả những tư liệu sản xuất như đất đai, công cụ lao động những yếu tố mà chỉ có kinh tế hộ mới sử dụng có hiệu quả nhất Sản xuất của HGĐ mang tính đa dạng, tính thích ứng cao Sự phân
bố của kinh tế hộ mang tính rộng khắp Sản phẩm của nông nghiệp mang tính liên tục, không phân chia thành các bán thành phẩm, không tính toán được kết quả ngay
ở mỗi giai đoạn Kinh tế HGĐ tồn tại và phát triển khắc phục được những khó khăn tưởng chừng không khắc phục nổi, khai thác được những tiềm năng mà không một chủ thể nào khác khai thác được
Trong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế và nông nghiệp nước ta đã khởi sắc, đạt được những thành tựu to lớn, điều đó có được có một sự đóng góp rất lớn của kinh tế HGĐ Điều này càng một lần nữa khẳng định sự tồn tại và phát triển của kinh tế HGĐ là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật của sản xuất nông nghịêp
1.1.4 Nội dung phát triển kinh tế HGĐ
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý
Kinh tế HGĐ là một thành phần của kinh tế địa phương, do đó có thể hiểu rằng phát triển kinh tế HGĐ chính là quá trình tăng trưởng về sản xuất, gia tăng về thu nhập, tích lũy của kinh tế HGĐ, làm cho kinh tế các gia đình nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên Các nội dung phát triển kinh tế HGĐ bao gồm:
1.1.4.1 Phát triển qui mô của kinh tế HGĐ:
Phát triển quy mô sản xuất của hộ nông dân là quá trình làm việc của hộ
Trang 36nông dân dựa trên việc gia tăng tư liệu sản xuất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực để mở rộng thị trường tiêu thị, tăng sản lượng sản phẩm để tiêu dùng cho bản thân, gia đình hoặc để bán kiếm tiền tăng thu nhập Phát triển quy mô là nhằm gia tăng số lượng HGĐ kinh doanh; gia tăng vốn đầu tư cho sản xuất của hộ, gia tăng số lượng lao động
1.1.4.2 Nâng cao trình độ sản xuất của chủ hộ:
Trình độ sản xuất là việc kết hợp giữa các yếu tố đầu vào trong sản xuất quyết định hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các yếu tố đó Trong nền KTTT, mọi hàng hóa được sản xuất ra để trao đổi, lưu thông, do vậy đầu ra của sản xuất cũng phải hướng theo nhu cầu thị trường và xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý Trình độ của chủ hộ bao gồm trình độ học vấn và kỹ năng lao động Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến hộ khoa học kỳ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến Trong sản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao Điều này là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có những tố chất của một người dám làm kinh doanh
1.1.4.3 Nâng cao thu nhập, đời sống và tích lũy của HGĐ:
Trong cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của HGĐ diễn ra rất
đa dạng, ngoài sản xuất nông nghiệp hộ còn tham gia vào các ngành nghề khác: Công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng và nghề rừng Chính vì vậy, thu nhập của HGĐ bao gồm toàn bộ những kết quả của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và một số ngành nghề khác như: sửa chữa, sản xuất nguyên vật liệu, chế biến nông sản mang lại Kết quả sản xuất của kinh tế HGĐ biểu hiện ở đầu ra của kinh tế hộ như: Sản lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh, giá trị tổng sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ, doanh thu Kết quả này có được nhờ sự kết hợp các yếu tố nguồn lực lao động, vốn, đất đai, trình
độ sản xuất của chủ hộ và sự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh như chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho HGĐ
Phát triển kinh tế hộ cuối cùng phải có tác động tích cực đến thu nhập các
Trang 37HGĐ, phải làm gia tăng thu nhập bình quân của HGĐ, gia tăng mức sống, thỏa mãn các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, điện, nước sạch, nhà vệ sinh và ngày càng gia tăng mức tích lũy của hộ
1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế HGĐ
- Chỉ tiêu đánh giá qui mô kinh tế HGĐ: Chỉ tiêu phản ánh quy mô kinh tế
HGĐ bao gồm diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp, số lượng HGĐ kinh doanh; vốn sản xuất bình quân 1 hộ, cơ cấu vốn, số lao động, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh bao gồm chỉ tiêu về số vốn sản xuất nông nghiệp, số tư liệu sản xuất nông nghiệp như số lượng máy cày, máy gặt, máy bơm nước, công suất sản xuất của mối loại tư liệu sản xuất.)
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ sản xuất của HGĐ: bao gồm các chỉ tiêu phản
ánh về chủ hộ, về điều kiện sản xuất, phương hướng sản xuất Chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm sản xuất, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, khả năng tiếp cận thị trường,
- Chỉ tiêu phản ánh thu nhập, đời sống và tích lũy của HGĐ bao gồm: Chỉ
tiêu phản ánh kết quả sản xuất của HGĐ: Sản lượng hàng hóa (số lượng, khối lượng hàng hóa sản xuất; giá trị sản xuất; tổng thu nhập của hộ (tính theo năm , thu nhập bình quân người/tháng
1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế HGĐ
1.1.6.1 Nhân tố tự nhiên
- Nhân tố thời tiết khí hậu: Nhân tố thời tiết khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất và kinh doanh nông sản Nếu thời tiết khí hậu thuận lợi phù hợp với điều kiện sống của cây trồng, vật nuôi thì sẽ phát triển tốt còn ngược lại nếu điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi, không phù hợp thì sản xuất nông sản kém phát triển, thậm chí sẽ chết hàng loạt Tuy nhiên thời tiết và khí hậu cũng ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông sản như: bão lũ, sương muối, rét, mưa, gió lớn Độ am trung bình cao và thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân gây nên các loại sâu bệnh
và sự thất thoát các loại nông sản Vì vậy các hộ nông dân phải có sự lựa chọn về cơ cấu sản xuất nông sản phẩm của mình phù hợp với sự phát triển sinh học của cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên cộng với sự tác động tích cực của con
Trang 38người nhằm tạo ra những sản phẩm có ưu thế riêng của từng vùng và cũng bớt một phần hạn chế, rủi ro do sự tác động xấu của điều kiện tự nhiên như thiên tai, bão lụt, hạn hán
- Nhân tố về đất đai: Đất đai là cơ sở tự nhiên là tiền đề trước tiên của mọi
quá trình sản xuất Nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau Trong ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được
Nước ta là một trong những nước có mức bình quân ruộng đất theo đầu người thuộc loại thấp của thế giới, đạt 1073m2, nhưng lại phân bố không đều giữa các vùng ở các tỉnh phía Bắc bình quân đạt 861m2, trong vùng Đồng bằng sông Hồng 591m2, ở các tỉnh phía nam bình quân đạt 1.329m2, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.729m2 Đất đai nước ta rất phong phú, cả nước có 13 nhóm đất chính nên có thể trồng được nhiều loại cây trồng và vật nuôi: Trong đó đất đỏ chiếm 54% diện tích đất nông nghiệp, loại đất này có chất lượng tốt, khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả Đứng thứ hai là nhóm đất phù sa khá màu mỡ phân bố chủ yếu ở 2 đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long Bên cạnh đó đất của nước ta là đất dốc, đất đồi núi rất khó khăn cho sản xuất hàng hoá Bình quân đất ít lại chia ra nhiều mảnh nhỏ, cùng với tập quán canh tác thủ công lạc hậu lâu đời của chế độ cũ để lại, cũng như trong những năm gần đây đã khai thác không đúng kỹ thuật đã làm cho đất đai tàn phá nghiêm trọng
1.1.6.2 Nhân tố KTXH
Dân số và lao động: Lao động của con người mới tạo ra các hoạt động sản
xuất nông sản hàng hoá Như vậy lao động là yếu tố sản xuất là điều kiện không thể thiếu được của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp Nếu lao động
có kỹ thuật cao có am hiểu về quy luật phát sinh, phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi thì nó là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển quá trình sản xuất nông sản của các hộ nông dân Tuy nhiên, lao động không có kỹ thuật thì làm hạn chế sự phát triển của cây trồng và vật nuôi ỗòi hỏi phải hiểu biết kỹ thuật trong mỗi giai
Trang 39đoạn phát triển của vật nuôi, cây trồng
Đối với dân số: đây là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho mọi ngành
kinh tế cũng như cho ngành nông nghiệp Mặt khác, dân số là lực lượng tiêu thụ sản phẩm nông sản của các hộ nông dân Như vậy nhân tố dân số và lao động là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản Những nhà quản lý cần sử dụng khéo léo và phù hợp nguồn lao động để sản xuất nông sản hàng hoá đạt hiệu quả cao nhất
Nhân tố về vốn: Vốn sản xuất tác động vào toàn bộ quá trình sản xuất nông
sản thông qua phân bón, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho gia súc và mua giống Có thể nói vốn có vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp, ngành nông nghiệp có thể phát triển được hay không còn phụ thuộc vào lượng vốn của ngành, trong khi đó vốn sản xuất nông nghiệp có đặc điểm: Vốn cố định ngoài những tư liệu có nguồn gốc kỹ thuật còn có tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật sinh sản) , sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ làm cho tuần hoàn và luân chuyển của vốn chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn, tạo
ra sự cần thiết phải dự trữ đáng kể trong thời gian tương đối dài của vốn lưu động và làm cho vốn ứ đọng, sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng gặp nhiều rủi ro làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn
Nhân tố về thị trường: Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đối với
sản xuất kinh doanh nông nghiệp bởi vì theo kinh tế học hiện đại người sản xuất chỉ sản xuất những gì mà thị trường cần: nếu sản ph m nông nghiệp được thị trường chấp nhận với số lượng lớn mà cung nông sản nhỏ hơn thì người sản xuất bán được giá cao và thu được nhiều lợi nhuận, nó thúc đẩy sự phát triển ngày càng tăng về chiều rộng cũng như chiều sâu nhưng nếu sản ph m nông sản không được thị trường chấp nhận hoặc tiêu thụ trên thị trường chậm thì giá nông sản thấp hơn giá thành bị thua lỗ khiến cho người trực tiếp sản xuất bắt buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề
Mặt khác thị trường còn có ảnh hưởng đến giống loài cây trồng và vật nuôi cần để nuôi trồng Ngoài việc căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kỹ thuật phù hợp người sản xuất còn căn cứ vào sở thích, thói quen đa số người tiêu dùng trên thị trường để
Trang 40quyết định sản xuất nông sản cho thị trường
- Nhân tố xã hội: Nhóm nhân tố xã hội là những nhân tố tập quán sản xuất,
thói quen tiêu dùng.v.v Tập quán sản xuất mà tích cực thì sẽ đẩy mạnh sự phát triển sản xuất nông sản nhưng nếu tập quán sản xuất lạc hậu tiêu cực thì sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất nông sản Chẳng hạn như tập quán sản xuất của các hộ nông dân nước ta vẫn có tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất chủ yếu là phục vụ hộ là chủ yếu dư thừa mới mang bán nó hạn chế cho sự phát triển sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng đến xu hướng sản xuất cụ thể là ở sản xuất nông nghiệp
1.1.6.3 Nhân tố về chính sách vĩ mô của nhà nước
Ngành nông nghiệp là một bộ cấu thành nền kinh tế quốc dân được vận hành theo cơ chế thị trường nên cần có sự quản lý nhà nước là tác động để phát triển
Chính phủ quản lý vĩ mô ngành nông nghiệp bằng cách định ra các mục tiêu chung của nền kinh tế, hệ thống công cụ quản lý nhà nước là toàn bộ phương tiện được nhà nước sử dụng để tác động vào sản xuất kinh doanh nông sản nhằm thúc đẩy phát triển theo hướng nhất định
Trong cơ chế thị trường, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân đối với ngành nông nghiệp là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tầm vĩ mô, để trên đó mà ngành nông nghiệp bố trí, huy động các nguồn lực cho sản xuất nông sản một cách hợp lý nhất
để khai thác triệt để lợi thế so sánh của nông nghiệp nước ta nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, ý tưởng mà sự phát triển nông nghiệp cần đạt tới, phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước Nhưng trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, kế hoạch kinh tế quốc dân có tính chất pháp lệnh và chỉ đạo theo phương thức giao nhận và chấp hành kế hoạch còn hiện nay, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân có tính chất hướng dẫn, chỉ đạo theo định hướng của kế hoạch hoá
Hệ thống công cụ chính sách kinh tế giúp nhà nước điều khiển hoạt động của các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân ) Nhờ các chính sách kinh tế mà chủ thể kinh tế trong ngành nông nghiệp đã hành động phù hợp với lợi ích chung của xã hội, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất nhằm