Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨHUỲNH TRƯƠNG PHI ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊ
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP
SKC008426
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ HUỲNH TRƯƠNG PHI
ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN VĂN HIỂN
Trang 11LÝ LỊCH KHOA HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: Huỳnh Trương Phi Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh
Quê quán: Xã Tân Qui Tây, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 97 đường ĐT 852, khóm Tân Hòa, phường An Hòa, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Nơi học: Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Quản Lý Đất Đai
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
2014 - 2018 Ủy ban nhân dân xã Tân Phú Đông, thành phố
Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Công Chức Địa chính – Xây dựng
2019 - nay Ủy ban nhân dân phường 1, thành phố Sa Đéc,
tỉnh Đồng Tháp
Công Chức Địa chính – Xây dựng
Trang 12LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Trần Văn Hiển Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, tài liệu tham khảo trong Luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định
Tôi xin cam đoan các nội dung ghi trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung nghiên cứu và kết quả của luận văn
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023
Học viên
Huỳnh Trương Phi
Trang 13LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập chương trình đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đến nay, Tác giả đã hoàn thành các chuyên
đề nghiên cứu và Luận văn Thạc sĩ này
Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm
kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt cho Em kiến thức lý luận và thực tiễn trong thời gian qua Xin chân thành cảm ơn TS Trần Văn Hiển đã hướng dẫn tận tình và giúp Em trong suốt quá trình thực hiện Luận văn
Em kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh dồi dào sức khỏe và công tác tốt
Xin trân trọng cảm ơn !
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023
Học viên
Huỳnh Trương Phi
Trang 14TÓM TẮT
Đất đai là một tài nguyên quý giá và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và môi trường sống Quản lý nhà nước về đất đai là một vấn đề quan trọng và ngày càng nóng bỏng Có nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện về quản lý đất đai, nhưng chưa có nghiên cứu sâu về việc này ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Luận văn này sẽ tập trung vào phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý đất đai Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc thu thập và phân tích các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý đất đai địa phương, cũng như số liệu từ các phòng ban chức năng và khảo sát thực tế
Kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn Luận văn này sẽ cung cấp tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý kinh tế, đặc biệt là những người quản lý đất đai tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Đồng thời, nó cũng góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương này
Trang 15ABSTRACT
Land is a valuable resource that plays a crucial role in agriculture and the environment State management of land is an increasingly important and pressing issue There have been numerous scientific studies on land management, but in the case of Sa Dec city, Dong Thap province, there hasn't been an in-depth investigation This thesis will focus on analyzing the current state of state land management in
Sa Dec city, Dong Thap province, and propose measures to enhance land management The research methodology relies on collecting and analyzing summary reports from local land management authorities, as well as data from relevant departments and on-field surveys
The research outcomes will have significant theoretical and practical implications This thesis will provide essential reference material for economic managers, especially those involved in land management in Sa Dec city, Dong Thap province Additionally, it will contribute to the sustainable development of this locality
Trang 16MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
ABSTRACT v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC BẢNG xii
DANH MỤC HÌNH xiii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu 6
5.1.1 Dữ liệu thứ cấp 6
5.1.2 Dữ liệu sơ cấp 6
5.2 Phương pháp thống kê mô tả 7
5.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin 7
Trang 175.4 Phương pháp xử lý số liệu 8
6 Những đóng góp của đề tài 8
7 Kết cấu của luận văn 9
NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 10
1.1 Khái quát Quản lý nhà nước về đất đai 10
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước 10
1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai 10
1.1.3 Vai trò Quản lý nhà nước về đất đai 11
1.1.4 Nguyên tắc Quản lý nhà nước về đất đai 12
1.1.4.1 Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước 12
1.1.4.2 Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng 12
1.1.4.3 Tiết kiệm và hiệu quả 13
1.2 Nội dung Quản lý nhà nước về đất đai 13
1.2.1 Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 15
1.2.2 Quản lý việc giao đất và thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất 16
1.2.3 Đăng ký quyền SDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy quyền SDĐ 17
1.2.4 Quản lý tài chính về đất đai 18
1.2.5 Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính 19
1.2.6 Quản lý dịch vụ công về đất 20
1.2.7 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật và giải quyết khiếu nại tố cáotrong quản lý đất đai 21
1.3 Công cụ quản lý nhà nước về đất đai 23
1.3.1 Công cụ pháp luật 23
Trang 181.3.2 Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 24
1.3.3 Công cụ chính sách 24
1.3.4 Công cụ tài chính 25
1.4 Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai 26
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai 30
1.5.1 Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực quản lý đất đai của địa phương 30
1.5.2 Ý thức chấp hành luật pháp về đất đai của người sử dụng đất ở địa phương 31
1.5.3 Hệ thống luật pháp về đất đai 31
1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về Đất đai tại một số địa phương 31
1.6.1 Kinh nghiệm QLNN về Đất đai tại thành phố Hải Phòng 31
1.6.2 Kinh nghiệm QLNN về đất đai tại thành phố Cần Thơ 32
1.6.3 Kinh nghiệm QLNN về Đất đai tại thành phố Đà Nẵng 33
1.6.4 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 34
Tóm tắt chương 1 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC 37
2.1 Tổng quan về thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 37
2.1.1 Vị trí địa lý 37
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 38
2.1.3 Kinh tế - xã hội 39
2.1.4 Các nguồn tài nguyên 41
2.1.5 Hiện trạng sử dụng các loại đất tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 44 2.2 Thực trạnh quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2022 46
2.2.1 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 46
2.2.2 Quản lý việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 48
Trang 192.2.2.1 Thu hồi đất 48
2.2.2.2 Giao đất 50
2.2.2.3 Chuyển mục đích sử dụng đất 51
2.2.3 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy quyền sử dụng đất 52
2.2.4 Quản lý tài chính về đất đai 54
2.2.5 Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính 58
2.2.6 Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai 60
2.2.7 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý đất đai 60
2.3 Phân tích các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 62
2.3.1 Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực quản lý đất đai 62
2.3.2 Ý thức chấp hành của người sử dụng đất 63
2.3.3 Hệ thống luật pháp về đất đai 64
2.4 Đánh giá chung công tác Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 65
2.4.1 Những mặt đạt được 65
2.4.2 Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân 66
2.4.2.1 Những mặt hạn chế, khó khăn 66
2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 67
Tóm tắt tương 2 69
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP 70
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 70
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sa Đéc 70
3.1.2 Định hướng sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố Sa Đéc 71
Trang 203.1.3.1 Tác động của sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường 73
3.1.3.2 Tác động của quá trình hội nhập quốc tế 75
3.1.3.3 Tác động của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền 76
3.1.3.4 Tác động của yêu cầu xây dựng xã hội dân chủ 77
3.1.3.5 Tác động của định hướng xã hội chủ nghĩa 78
3.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác Quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 78
3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến đến người dân về luật đất đai và quản lý nhà nước về đất đai 78
3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai 79
3.2.3 Hoàn thiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 80
3.2.4 Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai 82
3.2.5 Giải quyết tốt công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng 82
3.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước về đất đai 84
3.3 Kiến nghị 85
3.3.1 Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp 85
3.3.2 Đối với UBND thành phố Sa Đéc 85
Tóm tắt chương 3 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 92
Trang 22DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại đất thành phố Sa Đéc năm 2022 41 Bảng 2.2 Cơ cấu diện tích sử dụng các loại đất thành phố Sa Đéc năm 2022 44 Bảng 2.3 Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2015 – 2022 thành phố
Sa Đéc 47
Bảng 2.4 Danh mục các công trình thu hồi đất thành phố Sa Đéc năm 2022 49 Bảng 2.5 Nguồn thu đất thành phố Sa Đéc giai đoạn 2020 – 2022 56
Trang 23DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 15 Hình 2.1 Vị trí địa lý thành phố Sa Đéc - tỉnh ĐồngTháp 37
Trang 24MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất đai đóng vai trò không thể thiếu đối với mỗi quốc gia, là nguồn tài nguyên quý giá và là nền tảng thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp Đất cũng đóng vai trò quan trọng nhất trong môi trường sống, là địa điểm xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến an ninh và quốc phòng
Bởi vì đất đai là một tài nguyên có số lượng hạn chế và vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế hoặc di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người, việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý trở nên vô cùng quan trọng Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước, mà còn đảm bảo mục tiêu chính trị và
xã hội Đất đai luôn là một yếu tố không thể thiếu đối với mọi quốc gia Ngay từ khi con người biết đến chăn nuôi, trồng trọt, vấn đề sử dụng đất đai đã không còn đơn giản nữa, bởi nó tiến bộ theo sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội
và chính trị Khi xã hội phát triển, giá đất (giá quyền sử dụng đất) càng cao và luôn giữ vị trí quan trọng Do đó, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu quốc gia, để nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất đai, đảm bảo sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả
Có thể thấy vai trò của đất đai đối với sự sống, sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ yêu cầu có sự quản lý của Nhà nước, từ việc nắm chắc, quản chặt từng thửa đất Điều này cần sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về đất đai Hơn nữa, trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản, đất đai và nhà ở trở thành nhu cầu vật chất thiết yếu của con người, cần tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất đai để đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội
Quản lý đất đai tại Việt Nam, đặc biệt ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, đã trải qua những chuyển biến tích cực đáng kể trong thời gian gần đây Áp dụng Luật Đất
Trang 25đai đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của cả đất nước và địa phương Tuy nhiên, còn tồn tại một số khuyết điểm trong quản lý đất đai, ví dụ như quản lý đất chưa thật sự chặt chẽ, tình trạng giao bán đất không tuân thủ thẩm quyền,
và khó khăn trong giải quyết tranh chấp đất đai cũng như thủ tục đăng ký đất đai phức tạp Nguyên nhân chính cho những hạn chế này bao gồm sự thiếu nhận thức và quan tâm của một số cấp ủy và chính quyền cơ sở đối với việc quản lý đất đai Các cán bộ
và công chức hoạt động trong lĩnh vực này cũng đang gặp hạn chế về kiến thức chuyên môn và trách nhiệm, đồng thời, nguồn kinh phí đầu tư cho quản lý đất đai cũng chưa đủ Hơn nữa, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng cần phải được cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế và đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương
Dựa trên những thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài "Đánh giá quản lý nhà nước
về đất đai tại địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp" để làm đề tài luận văn thạc
sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế Đề tài này mang lại cái nhìn đầy đủ và khoa học để
có thể đánh giá một cách toàn diện quản lý đất đai tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình quản lý đất đai, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Sách "Quản lý nhà nước về đất đai," chủ biên Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái Sơn, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội vào năm 2007 Công trình này tập trung vào việc đề cập đến một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai
và hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến đất đai Tác giả đã phân tích và làm rõ
cơ sở pháp lý của các hoạt động quản lý đất đai, bao gồm: quy định về lập quy hoạch
và kế hoạch sử dụng đất; quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản
lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giám sát việc thực hiện quyền của người sử dụng đất; thanh tra và kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp đất đai
Trang 26Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ có tiêu đề “Đánh giá thực trạng và những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2006), thuộc Trường Đại học Nông Lâm, đã xem xét và phân tích một cách hệ thống những đặc trưng cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai Nghiên cứu đã làm rõ những mối quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất đai (SDĐ) tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Tác giả xây dựng
và đánh giá quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Đồng Hỷ thông qua
hệ thống chỉ tiêu đánh giá Dựa trên những kết quả này, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp huyện (Sơn, 2006)
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Xuyền (2012) có tiêu đề "Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang" Tác giả đã tập trung vào việc đưa ra lý luận cơ bản và phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước đối với đất đai Nghiên cứu này cũng tập trung vào việc phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn, tìm ra nguyên nhân dẫn đến
sự thành công và những khó khăn, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật về quản
lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với đất đai trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Nghiên cứu "Tiếp cận giải quyết vấn đề quyền sở hữu đất đai ở nước ta hiện nay" của Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (được đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử vào ngày 06/12/2013) đề cập đến quan điểm của luật pháp Việt Nam về quyền sở hữu đất đai Theo nghiên cứu này, Luật pháp Việt Nam xác định rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu Quyền sử dụng đất được coi như một loại hàng hóa đặc biệt có thể tham gia vào thị trường Chế độ sở hữu đất đai là cơ sở của mọi quan hệ liên quan đến đất đai, và quyền sở hữu đất đai là quyền đặc biệt, không có người thứ hai, được bảo vệ bởi pháp luật Nhà nước Chế độ sở hữu đất đai có thể được chia thành hai loại chính: chế độ công hữu đất đai và chế độ tư hữu đất đai Quyền sở hữu đất đai có thể
Trang 27được chia thành các quyền con, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền thu lợi, và quyền định đoạt Thường thì những quyền này thống nhất và thuộc về một chủ thể duy nhất, nhưng trong các tình huống đặc biệt, chúng có thể bị phân tách hoặc chia rẽ Mọi quyền sở hữu đất đai đều phải được Nhà nước xác nhận và bảo hộ thông qua các văn kiện pháp luật cụ thể để thực hiện Điều này đảm bảo tính bảo đảm và rõ ràng của quyền sở hữu đất đai trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Nghiên cứu "Tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của Nguyễn Quốc Ngữ, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Trung ương Đảng (được đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử vào ngày 21/3/2013) tập trung vào việc đánh giá các chính sách và pháp luật liên quan đến quản lý đất đai trong bối cảnh đất nước đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa
và hiện đại hóa Bằng việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa IX, quản
lý nhà nước về đất đai đã được tăng cường, cùng với việc hoàn thiện chính sách và pháp luật về đất đai Quyền sử dụng đất đã được mở rộng và được Nhà nước đảm bảo Thị trường bất động sản, bao gồm quyền sử dụng đất, đã phát triển nhanh chóng Kết quả này xác nhận tính đúng đắn và phù hợp của các quan điểm chỉ đạo và định hướng chính sách, pháp luật về đất đai được nêu trong Nghị quyết cơ bản, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong những năm qua
Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu kém và khuyết điểm Cụ thể, việc chấp hành kỷ luật và kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt Tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, và kém hiệu quả vẫn còn xảy ra
ở nhiều nơi Chính sách và pháp luật được ban hành nhiều nhưng hiệu quả thấp Cần cải thiện phân công và phân cấp trong quản lý đất đai để đáp ứng yêu cầu hiện nay Ngoài ra, cần cập nhật năng lực quản lý, tổ chức bộ máy, và cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về đất đai Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại,
tố cáo cũng cần được cải thiện để đáp ứng yêu cầu đặt ra
Trang 283 Mục tiêu nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Trang 295 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho toàn bộ thành phố dựa trên các tiêu chí chính sau đây: quy hoạch và phân vùng sinh thái, cũng như địa giới hành chính của các đơn vị trên lãnh thổ thành phố Qua việc tiến hành khảo sát và tham khảo ý kiến của các phòng ban tại địa phương, đặc biệt là phòng Tài nguyên và Môi trường, tác giả đã đưa ra quyết định này Điều này đảm bảo tính hợp lý và đại diện cho địa bàn thành phố trong quá trình nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
5.1.1 Dữ liệu thứ cấp
Luận văn này tập trung vào việc tổng hợp thông tin từ các báo cáo tổng kết của các
cơ quan QLNN về tình hình quản lý đất đai ở địa phương Ngoài ra, cũng sử dụng các bài viết của các tác giả tập trung vào những vấn đề quan trọng liên quan đến công tác QLNN về đất đai để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đất đai Mục tiêu của luận văn là trích xuất bài học kinh nghiệm từ quá trình quản lý đất đai tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Các số liệu được thu thập thông qua báo cáo tổng hợp của các phòng ban chức năng, Ủy ban nhân dân thành phố, các xã và phường thuộc thành phố
Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2019 đến 2022 Những dữ liệu này cung cấp cơ sở
để phân tích, đánh giá hoạt động QLNN về đất đai của chính quyền địa phương
5.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Luận văn này sử dụng phiếu khảo sát theo bảng thang đo Likert nhằm nghiên cứu
và khảo sát các thông tin liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, từ các đối tượng sử dụng đất
Số liệu thu thập được đã được xử lý thông qua phần mềm Excel Cuộc nghiên cứu này bao gồm 3 cuộc phỏng vấn với các chuyên gia, 130 phiếu điều tra từ các hộ gia đình và 15 phiếu điều tra từ các doanh nghiệp Các câu hỏi được thiết kế dựa trên thang điểm từ 1 đến 5, với ý nghĩa: 1 = Rất không hợp lý; 2 = Không hợp lý; 3 = Bình thường; 4 = Hợp lý; 5 = Rất hợp lý (theo phiếu điều tra tại phụ lục 4, 5, 6, 7) Đối
Trang 30tượng tham gia bao gồm các hộ gia đình và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Kết quả chính thức thu được là 120/130 phiếu điều tra đối với các hộ gia đình và 15/15 phiếu đối với doanh nghiệp Kết quả này được thể hiện chi tiết trong phiếu hỏi
và phụ lục 4, 5 đối với các hộ gia đình và phụ lục 6, 7 đối với doanh nghiệp
Nội dung khảo sát xoay quanh việc đánh giá tổng thể tình hình quản lý đất đai trên địa bàn và các vấn đề thường gặp trong quá trình quản lý của cán bộ và hộ gia đình Nghiên cứu cũng tập trung vào các giải pháp phù hợp cho các vấn đề này, cùng với việc thăm hỏi ý kiến của các hộ gia đình về những mong muốn của mình
5.2 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê là cách tiến hành xử lý và sắp xếp nguồn dữ liệu sẵn có tại đơn vị hoặc thông qua dữ liệu được thu thập từ khảo sát Qua việc áp dụng phương pháp thống kê, tác giả muốn trình bày dữ liệu theo một quy luật và trật tự nhất định
để giải thích thực trạng công tác quản lý đất đai tại thành phố Sa Đéc một cách rõ ràng hơn Phương pháp thống kê giúp xử lý dữ liệu và sắp xếp chúng thành các kết quả có ý nghĩa
Các kết quả từ phương pháp thống kê cho phép người nghiên cứu và độc giả đánh giá, dự đoán các nội dung và diễn biến có thể xảy ra trong tương lai đối với phạm trù đang nghiên cứu Đây được coi là một phương pháp mang tính khách quan cao, vì nó phản ánh thông tin qua các con số và kết quả cụ thể, giúp làm rõ các vấn đề
5.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin
Trong quá trình thực hiện đề tài, Tác giả đã áp dụng các phương pháp tổng hợp thông tin như sau:
Bảng thống kê: Tác giả đã sắp xếp các số liệu thu thập một cách khoa học và có hướng dẫn, tạo thành các bảng thống kê Các bảng này hỗ trợ việc đánh giá, so sánh
và đối chiếu dữ liệu một cách thuận tiện và linh hoạt
Trang 31Phần mềm tin học: Tác giả đã sử dụng phần mềm Excel để phân tích và xử lý số liệu thu thập Phần mềm này đã hỗ trợ Tác giả trong việc tạo các bảng thống kê cung cấp công cụ quan trọng để phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Các phương pháp này đã đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin, phân tích dữ liệu và trình bày kết quả một cách rõ ràng và hiệu quả trong đề tài nghiên cứu của Tác giả
5.4 Phương pháp xử lý số liệu
Dựa trên dữ liệu điều tra và việc xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, tác giả đã tổng hợp và đánh giá tình hình quản lý đất đai tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong nhiều năm qua Các vấn đề quan trọng đã được xác định từ thông tin này, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý đất đai tại địa bàn này
6 Những đóng góp của đề tài
Đóng góp về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào cơ sở khoa học bằng việc làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai và phân tích các quy định của pháp luật trong công tác quản lý Đề tài sẽ đề xuất các điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện một số chính sách đất đai, hỗ trợ chính quyền các cấp trong việc ban hành các văn bản, quy định về quản lý đất đai
Đóng góp về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Sa Đéc Từ đó, rút ra được ưu và nhược điểm, những tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan để đưa ra các quyết định đúng, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đất đai tại địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Trang 327 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu,phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn được trình bày gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại Thành phố Sa Đéc, tỉnh
Đồng Tháp
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại Thành
phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Trang 33
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1 Khái quát Quản lý nhà nước về đất đai
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước
Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước là chủ thể duy nhất quản lý
xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật Cụ thể như sau:
+ Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người không phải là công dân
+ Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ quan quản
lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp luật quy định + Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh
Vậy Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được
sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm sự kết hợp và tổ chức các hoạt động của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm đảm bảo và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai Đây là một quy trình quan trọng nhằm kiểm soát tình hình sử
Trang 34dụng và quản lý đất đai, từ việc cung cấp thông tin chính xác về lượng, chất lượng đất, đến phân phối đất theo kế hoạch và quy hoạch chung
Nhà nước đảm bảo rằng thông tin về đất đai, bao gồm số lượng và chất lượng, được nắm chắc để thực hiện phân phối và phân phối lại đất đai theo kế hoạch và quy hoạch chung Đồng thời, Nhà nước thực hiện quyền điều tiết việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, và thu hồi đất, cũng như lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch liên quan đến đất đai
Nhà nước cũng tiến hành kiểm tra và giám sát việc phân phối và sử dụng đất đai,
xử lý các vi phạm và bất cập phát hiện trong quá trình này Điều này đảm bảo rằng việc phân phối và sử dụng đất diễn ra hợp lý và theo quy định
Các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai cũng được thực hiện thông qua các chính sách tài chính như thu tiền sử dụng đất và các loại thuế liên quan, nhằm điều tiết các nguồn lợi từ đất đai và đảm bảo sự cân đối trong lợi ích (Luật Đất đai, 2013)
1.1.3 Vai trò Quản lý nhà nước về đất đai
Luật Đất đai (2013) quy định vai trò quan trọng của Nhà nước trong quản lý đất đai, xác định quyền quyết định cao nhất đối với đất đai thông qua việc thực thi các quyền cụ thể như: quyết định mục tiêu sử dụng đất, xác định thời hạn sử dụng đất, phân phối đất, cho thuê đất, thu hồi đất và định giá đất Đồng thời, Luật Đất đai (2013)
cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và từng cấp chính quyền trong việc thực thi các nhiệm vụ này Nhà nước tận dụng quyền lợi
từ đất đai thông qua việc quy định các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai đối với người sử dụng đất Bằng cách làm rõ vai trò của Nhà nước là người đại diện chủ
sở hữu toàn dân về đất đai, Luật Đất đai (2013) đã xác định rõ ranh giới giữa quyền của chủ sở hữu đất đai và quyền của người sử dụng đất, nâng cao nhận thức của người
sử dụng đất về nghĩa vụ của họ đối với chủ sở hữu đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai đóng vai trò quan trọng nhằm:
Bảo đảm việc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả;
Trang 35Thông qua việc đánh giá, phân loại và xếp hạng đất, Nhà nước nắm bắt tổng quan
về quỹ đất và cơ cấu từng loại đất;
Ban hành các chính sách và quy định về việc sử dụng đất đai, tạo nên một hệ thống pháp lý cho việc sử dụng đất;
Xác định những khía cạnh tích cực để tận dụng, điều chỉnh và giải quyết những vi phạm
1.1.4 Nguyên tắc Quản lý nhà nước về đất đai
1.1.4.1 Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân Vì vậy, không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình được Chỉ có Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung
và trong lĩnh vực đất đai nói riêng Vấn đề này được quy định tại Điều 4, Luật Đất đai 2013 "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền SDĐ nông nghiệp; nhận chuyển quyền SDĐ nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó"
1.1.4.2 Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng
Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà nước, vừa có ở trong từng chủ sử dụng cụ thể Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước Vấn
Trang 36đề này được thể hiện ở Điều 5, Luật Đất đai 2013 "Nhà nước trao quyền SDĐ cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền SDĐ đối với người đang sử dụng ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người SDĐ"
1.1.4.3 Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế Thực chất quản lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả Nguyên tắc này trong quản lý đất đai được thể hiện bằng việc:
- Xây dựng tết các phương án quy hoạch, kế hoạch SDĐ, có tính khả thi cao;
- Quản lý và giám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch SDĐ
Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tốt cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục đích đề
ra
1.2 Nội dung Quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước ở địa phương liên quan đến đất đai Đây là công tác đa phương diện, gồm cả việc theo dõi và quản lý việc sử dụng đất đai, phân bổ đất đai theo mục tiêu được Nhà nước đề ra, và kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai
Để thực hiện mục tiêu quản lý này, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý đất đai với chức năng và nhiệm vụ rõ ràng Đồng thời, cần ban hành các chính sách, chế độ và thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai Mục tiêu cuối cùng của cả Nhà nước và người sử dụng đất là tối ưu hóa tiềm năng của đất đai để phục vụ cho mục tiêu kinh
tế và xã hội của đất nước cũng như của địa phương Do đó, việc quản lý đất đai cần được thực hiện một cách có quy hoạch và tuân thủ pháp luật
Trang 37Các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai có phạm vi rộng, dựa trên quy định tại Điều 22 của Luật Đất đai 2013 Tác giả tổng hợp những nội dung quản lý nhà nước
về đất đai phù hợp với địa bàn nghiên cứu, bao gồm:
1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính
3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
8 Thống kê, kiểm kê đất đai
9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và
sử dụng đất đai
15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
Trang 38Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, tác giả chọn ra 7 nội dung quan trọng của luật đất đai ban hành năm 2013 để tiến hành phân tích công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp như sau:
Hình 1.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 1.2.1 Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Luật Đất đai (2013) quy định về quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất1 Dưới đây là một số điểm chính:
Quy hoạch sử dụng đất: Là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian
sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định
Trang 39Kế hoạch sử dụng đất: Là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất Kỳ quy hoạch đất được quy định là 10 năm
Quy hoạch sử dụng đất bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh
Kế hoạch sử dụng đất gồm: Kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh
1.2.2 Quản lý việc giao đất và thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất
Luật Đất đai của Việt Nam năm 2013 quy định về việc giao đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
- Giao đất: Luật quy định về quy trình, thủ tục giao đất từ Nhà nước đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
Giao đất phải tuân thủ các quy định về phân loại đất, mục đích sử dụng, quyền và nghĩa vụ của người nhận đất
Thu hồi đất: Nhà nước có quyền thu hồi đất từ tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo quy định của pháp luật về đất đai
Thu hồi đất phải được thực hiện đúng quy trình, thủ tục và theo mục tiêu quốc gia, lợi ích công cộng
- Chuyển mục đích sử dụng đất: Người sử dụng đất có thể đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật
Chuyển mục đích sử dụng đất phải tuân thủ các quy định, nguyên tắc của pháp luật
và được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
Trang 40Quản lý và kiểm soát giao đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất: Nhà nước quản lý và kiểm soát việc giao đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất
để đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả trong sử dụng đất đai
Phạt tiền và xử lý vi phạm: Quy định về hình thức xử phạt, xử lý vi phạm liên quan đến việc giao đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 tập trung vào việc quy định và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, và phân chia đất đai, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, và đáp ứng nhu cầu của người dân
1.2.3 Đăng ký quyền SDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy quyền SDĐ
Luật Đất đai của Việt Nam năm 2013 quy định về đăng ký quyền sử dụng đất (SDĐ), lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) như sau:
Đăng ký quyền sử dụng đất (SDĐ): Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện giao đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan quản lý nhà nước về đất đai Đăng ký quyền SDĐ là cơ sở để xác định và bảo đảm quyền sử dụng, quản lý đất đai của tổ chức, cá nhân
Lập và quản lý hồ sơ địa chính: Hồ sơ địa chính gồm thông tin về diện tích, vị trí, hình dạng, ranh giới, đặc điểm của khu đất, kỹ thuật địa chính và các tài liệu khác liên quan đến quản lý, sử dụng đất Nhà nước quy định về lập, quản lý và bảo quản
hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ): GCNQSDĐ là tài liệu xác nhận quyền sử dụng đất của chủ sở hữu, người sử dụng đất, hoặc người được giao quyền sử dụng đất Quy định về thủ tục, hồ sơ, cấp và quản lý GCNQSDĐ được quy định chi tiết trong pháp luật
Luật Đất đai năm 2013 đặt ra các quy định chi tiết về quyền sử dụng đất và thủ tục liên quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng và quản lý đất đai, cũng như để đảm bảo quyền lợi và tính minh bạch trong giao dịch đất đai