1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận guối kỳ tâm lý học giáo dục nghệ thuật sự du nhập và ảnh hưởng của phật giáo đến chính trị thời lý trần

49 3 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự du nhập và ảnh hưởng của Phật giáo đến chính trị thời Lý - Trần
Tác giả Ngô Phương Thảo
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Hạnh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Chuyên ngành Tâm lý học giáo dục nghệ thuật
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 374,75 KB

Nội dung

Trang 5 đánh giá một cách đúng đắn vai trò của Phật giáo đối với sự hưng thịnh của cácvương triều Lý - Trần trong sự phát triển của lịch sử dân tộc.Xuất phát từ những lý do như trên, tôi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

-   

-TIỂU LUẬN GUỐI KỲ

Môn: Tâm lý học giáo dục nghệ thuật

SỰ DU NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO

ĐẾN CHÍNH TRỊ THỜI LÝ - TRẦN

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Thị Hạnh

Học viên : Ngô Phương Thảo

Khoá : QH-2021-X

Mã học viên : 21035118

Hà Nội - Tháng 9/2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cưu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

5 Kết cấu của tiểu luận 7

CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC VỀ CÁC VƯƠNG TRIỀU LÝ - TRẦN VÀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI ĐẠI LÝ - TRẦN 8

1.1 Khái lược về sự ra đời và vai trò của các vương triều Lý - Trần 8

1.2 Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thời đại Lý - Trần 9

1.2.1 Sự du nhập của Phật giáo vào đời sống người Việt 9

1.2.2 Quá trình phát triển của Phật giáo thời đại Lý - Trần 14

CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN CHÍNH TRỊ THỜI LÝ -TRẦN 19

2.1 Chính trị thời Lý - Trần 19

2.1.2 Sự phát triển của tư tưởng chính trị trước thời Lý - Trần 19

2.1.2 Sự phát triển của tư tưởng chính trị ở thời Lý - Trần 24

2.1.3 Một số nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị trời Lý - Trần 26

2.2 Một số ảnh hưởng của Phật giáo đến tư tưởng chính trị thời Lý - Trần 34

2.2.1 Đường lối xây dựng thể chế chính trị, ổn định đất nước 34

2.2.2 Đường lối bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ 39

2.2.3 Đường lối trấn áp các thế lực chống đối, phát triển đất nước,giải quyết các vấn đề xã hội 45

KẾT LUẬN 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên (TCN)vào thời kỳ thống trị của Vương triều Khổng Tước vua A Dục, đến khoảng thế kỷthứ III-TCN, Phật giáo trở thành quốc giáo và bắt đầu phát triển lan rộng ra khỏibiên giới quốc gia Ấn Độ, từng bước phát triển thành một tôn giáo thế giới

Có mặt tại Việt Nam gần 2.000 năm, Phật giáo đã có những đóng góp nhấtđịnh vào nền văn hoá dân tộc, để lại những dấu ấn sâu đậm trong từng triều đại Từtrong lịch sử, những giá trị nhân văn của Phật giáo mang tính phổ quát như từ bi,bình đẳng, nhân ái, khoan dung, đã thấm sâu vào trong đời sống xã hội, dung hợpvới tín ngưỡng bản địa và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người ViệtNam Ở nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng, Phật giáo đã sát cánh cùng dân tộctrong sự nghiệp cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Ở nước ta hiện nay, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa hộinhập quốc tế là một nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm biến đổi nền đạo đức

xã hội theo chiều hướng xấu Trong xã hội, xu hướng bạo lực gia tăng, tệ nạn thamnhũng ngày càng nhiều Hiện tượng xâm lăng văn hóa, những làn sóng văn hóangoại lai đang trở thành rào cản làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống quýbáu của nhân dân Nhiều vụ trọng án xảy và tội phạm đang có xu hướng ngày càngtrẻ hóa, thậm chí có cả những tội phạm trong độ tuổi vị thành niên Đặc biệt, cónhiều vụ trọng án mà kẻ gây tội ác ra tay với chính người thân trong gia đình củamình Có thể nói chưa bao giờ đạo đức xã hội lại xuống cấp nghiêm trọng như hiệnnay Để chấn hưng nền đạo đức xã hội cần có nhiều biện pháp khác nhau, trong đó

Trang 4

khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đóng vai trò vô cùng quantrọng.

Từ trong lịch sử, đạo đức Phật giáo đã hòa quyện với đạo đức truyền thốngViệt Nam Những tư tưởng của Phật giáo về thế giới, về nhân sinh đã trở thànhnhân sinh quan, triết lý sống của người Việt Việc chuyển tải những giá trị đó vàotrong cuộc sống sẽ đóng góp một phần đáng kể vào việc xây dựng một nền đạo đứcmới lành mạnh, tiến bộ Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển đạo Phật như là một disản văn hóa là điều cần thiết

Cùng với sự đổi mới của đất nước, chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng vàNhà nước ta đã và đang giúp cho Phật giáo Việt Nam phát triển đúng hướng Hiệnnay, Phật giáo ở Việt Nam đang phát triển một cách đa dạng và phong phú với xuhướng nhập thế, cứu đời bằng những công việc rất cụ thể Nghiên cứu tư tưởngbình đẳng - một giá trị căn bản của đạo Phật để hiểu Phật giáo một cách sâu sắchơn, nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của Phậtgiáo vào việc xây dựng đời sống đạo đức xã hội là một điều cần thiết

Lịch sử dân tộc trong giai đoạn Lý - Trần là giai đoạn quốc gia Đại Việt cóbước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đó về chính trị, kinh tế, quân sự vàvăn hóa, xã hội, cũng là thời kì phát triển rực rỡ của Phật giáo Là một giai đoạnlịch sử mà Phật giáo được xem như quốc giáo với vai trò quan trọng trong ổn địnhđời sống tinh thần xã hội Vậy Phật giáo có mối quan hệ như thế nào đối với sựphát triển đó của các vương triều Lý - Trần? Đây chính là vấn đề đặt ra nghiên cứukhi tìm hiểu những ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư tưởng, đường lối nội trị,ngoại giao, tổ chức chính quyền và luật pháp của các vương triều Lý - Trần Từ đó,

lí giải mối quan hệ giữa Phật giáo với văn hóa đạo đức các vương triều Lý - Trần,

Trang 5

đánh giá một cách đúng đắn vai trò của Phật giáo đối với sự hưng thịnh của cácvương triều Lý - Trần trong sự phát triển của lịch sử dân tộc.

Xuất phát từ những lý do như trên, tôi lựa chọn đề tài “Sự du nhập và ảnh

hưởng của Phật giáo đến chính trị thời Lý - Trần”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cưu

- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của Phật giáo đối với chính trị,văn hóa các vương triều Lý - Trần (trong xây dựng và bảo vệ nền độc lập, tự chủ,kiến tạo đất nước và chế độ phong kiến, hình thành nhân cách người cầm quyền),đồng thời nhận định rõ hơn vị thế của Phật giáo trong xã hội Việt Nam

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Xác định cơ sở lí thuyết làm cơ sở để nghiên cứu các phương diện ảnhhưởng của Phật giáo đối với chính trị các vương triều Lý - Trần

 Khái quát về các vương triều Lý - Trần và Phật giáo Việt Nam, nhấnmạnh những thành tựu mà các vương triều Lý - Trần đã đạt đượctrong lịch sử dân tộc

 Phân tích và đánh giá sự tác động của Phật giáo đối với chính trị cácvương triều Lý - Trần;

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là Phật giáo Việt Nam thời đại Lý - Trần

và sự tác động của Phật giáo đối với chính trị các vương triều Lý - Trần

Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi nội dung: Sự tác động của Phật giáo đối với các vương triều

Lý - Trần được xem xét thông qua chính trị của một số vị vua, quan,tướng lĩnh tiêu biểu

Trang 6

 Phạm vi tài liệu: Thông qua sử liệu, văn chương, nghệ thuật, thư tịch

cổ, các di sản văn hóa Phật giáo, tư liệu văn hóa dân gian,…

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở phương pháp luận

- Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết họcmacxit để phân tích mối quan hệ giữa nền cảnh lịch sử xã hội, đời sống chính trị,văn hóa của thời đại Lý - Trần Đồng thời lí giải mối quan hệ giữa chính trị vớiPhật giáo và giữa Phật giáo với văn hóa của các vương triều Lý - Trần

- Ngoài ra còn sử dụng các quan điểm triết học, văn hóa, tôn giáo, của cácnhà khoa học trên thế giới mang tính khách quan, tiến bộ về các vấn đề chính trị,tôn giáo, đạo đức,… trong nghiên cứu

4.2 Các phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp thu thập tài liệu:

Đề tài mang tính lịch sử, tính hồi cố, chủ yếu sử dụng tài liệu lịch sử về tưtưởng, văn hóa, tôn giáo, để khái quát, bàn luận những vấn đề nghiên cứu Tàiliệu lịch sử hay sử liệu cũng hết sức phong phú, đa dạng, “theo quan điểm hiện đại

là tất cả những gì chứa đựng những lượng thông tin về lịch sử, giúp người nghiêncứu khai thác, gạn lọc để tái hiện và nghiên cứu quá khứ lịch sử

• Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Đây là phương pháp nghiên cứu phổ biến trong các khoa học mà khoa họcluận phương Tây đã đề xướng Phương pháp phân tích là phân chia sự vật thànhcác bộ phận, các yếu tố để nghiên cứu, còn phương pháp tổng hợp là tìm ra cácmối liên hệ giữa các yếu tố, các bộ phận đã được phân tích Từ đó xác định cái

Trang 7

nhìn khái quát đối với sự vật Cái khái quát mà người nghiên cứu thu được là kếtquả nhận thức khoa học, không phải là cái cụ thể giản đơn của vấn đề nghiên cứu.Vận dụng phương pháp này vào nghiên cứu đề tài để phân tích sự tác động củaPhật giáo đến các yếu tố của chính trị, văn hóa các vương triều Lý - Trần.

Ngoài ra tiểu luận còn sử dụng các phương pháp khác như: Tiếp cận lịch sử;

So sánh và đối chiếu; Logic và lịch sử; để nghiên cứu, bổ sung cho các phươngpháp đã nêu trên

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phầnnội dung của luận văn gồm 2 chương và 4 tiết

Trang 8

CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC VỀ CÁC VƯƠNG TRIỀU LÝ - TRẦN

VÀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI ĐẠI LÝ - TRẦN

1.1 Khái lược về sự ra đời và vai trò của các vương triều Lý - Trần.

Sau hơn 1.000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, qua nhiều lần chia cắt,tách nhập, từ Nam Việt của Triệu Đà, đến Giao Chỉ bộ thời Hán, An Nam đô hộphủ thời Đường, một phần lãnh thổ ở phía bắc nước ta bị phong kiến ngoại bang,bấy giờ là nhà Nam Hán, chiếm giữ Từ khi Khúc Thừa Dụ nổi dậy năm 905,quyền tự chủ của dân tộc được lập lại trên phạm vi hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân,tức vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay Các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê kếtiếp nhau củng cố nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Kinh đô nước tathời Ngô là Cổ Loa (Đông Anh - ngoại thành Hà Nội) Thời Đinh, Lê, tên nước làĐại Cồ Việt, kinh đô ở Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình) Đinh Bộ Lĩnh chia nướcthành 12 đạo hành chính, Lê Hoàn đổi đạo thành bộ và cho các hoàng tử, thânvương trấn trị ở các vùng Dưới triều Tiến Lê, phía bắc, Lê Hoàn đánh tan quânTống, phía nam, đánh bại quân Chiêm giữ yên bờ cõi Cơ đồ nhà Tiền Lê được xâydựng vững vàng trên toàn bộ đất nước, bấy giờ chủ yếu là vùng trung du, đổngbằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Các vùng rừng núi xa xôi còn ràng buộc lỏng lẻo,giao cho thổ tù, châu mục bản địa coi giữ, dưới sự quản lý của triều đình Tuynhiên, biên giới phía đông bắc đất nước đã khá rõ ràng, vùng biên giới từ Vĩnh An(Móng Cái) đến Khâm Châu và từ Quan Lang (Ôn Châu) đến Ung Châu đã đượchai bên Tống, Việt kiểm soát Cương vực phía nam Đại Cồ Việt là Hoành Sơn (KỳAnh, Hà Tĩnh)

Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh giành địa vị, cuối cùng Lê LongĐĩnh lên ngôi vua, nhưng đây là ông vua tàn bạo, vừa ham mê tửu sắc, nên bị bệnhnặng Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy

Trang 9

các tăng sư và đại thần, đứng đầu là Đào Cam Mộc, tôn Lý Công Uẩn lên ngôihoàng đế, nhà Lý thành lập.

Có được sự thống nhất của quần thần, tháng 7 năm 1010, Lý Thái Tổ “từthành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, córồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long”.Sáng suốt khi dời đô về nơi xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội và vănhóa, Lý Thái Tổ đã tạo điều kiện cho vương triều Lý xây dựng nền văn minh ĐạiViệt Từ năm 1225, nhà Trần thay thế nhà Lý tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ đất nước với những chiến công hiển hách, ba lần đánh thắng quân Mông Nguyên xâm lượcThời nhà Trần, về cơ bản cương vực phía bắc Đại Việt khôngthay đổi Sau những lần bị giặc Nguyên - Mông xâm lược, nhà Trần chú ý nhiềuđến biên giới; việc kiểm soát các châu, động phía bắc và đông bắc càng chặt chẽhơn thời Lý

-1.2 Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thời đại Lý - Trần

1.2.1 Sự du nhập của Phật giáo vào đời sống người Việt.

Phật giáo là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào Việt Nam, đượcnhân dân ta tiếp thu, vận dụng vào đời sống đã có những đóng góp nhất định tronglịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Các nhà nghiên cứu đã chia lịch sử Phậtgiáo Việt Nam ra thành 5 giai đoạn như sau:

 Giai đoạn thứ nhất, từ khi du nhập đến thế kỉ VI

 Giai đoạn thứ hai, từ thế kỉ VI đến thế kỉ X

 Giai đoạn thứ ba, từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV

 Giai đoạn thứ tư, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX

 Giai đoạn thứ năm, từ thế kỉ XX đến nay

Trang 10

Thiền uyển tập anh chép truyện Quốc sư Thông Biện có chi tiết Hoàng hậu

Ỷ Lan hỏi về Phật giáo được Pháp sư Đàm Thiên tâu: “Xứ Giao Châu có đườngthông với Thiên Trúc, khi Phật pháp mới đến Giang Đông chưa khắp thì ở Luy Lâu

đã có tới hai mươi ngôi bảo tháp độ được hơn năm trăm vị tăng và dịch được mườilăm quyển kinh rồi” đã xác nhận sự có mặt sớm của Phật giáo tại Việt Nam

Nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến thống nhất chỉ có hai con đườngtruyền Phật giáo ra ngoài Ấn Độ: Bắc truyền lên phía Bắc, Nam truyền xuống phíaNam Các nhà nghiên cứu ở Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam cho rằng các thương nhân xuất phát từ vùng Trung Ấn có thể dùng tuyếnđường bộ sang đèo Ba Chùa và theo sông Kanburri xuống châu thổ Mênam TừMênam tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mêkông, địa bàn của vương quốcKambijan Vương quốc này có thể do những di dân Ấn Độ thành lập tCn Rất cóthể các tăng sĩ Ấn Độ đã theo con đường này mà đến đất Lào, vượt Trường Sơnsang Thanh Hóa hay Nghệ An

Về thời điểm du nhập của Phật giáo vào Việt Nam các nhà nghiên cứu chưa

đi đến thống nhất, song đại đa số cho rằng Phật giáo đã du nhập vào Việt Namkhoảng đầu Công nguyên khi Việt Nam còn là Giao Châu Trung tâm Phật giáosớm nhất ở Giao Châu là Luy Lâu, xưa là vùng Dâu, nay thuộc Thuận Thành, BắcNinh

Tiếp thu tinh thần và lí thuyết Phật giáo, các Phật tử ở Việt Nam đã có ýthức muốn có một nền Phật giáo riêng cho dân tộc mình Dù theo tông này haytheo phái khác họ vẫn tuân theo Đại Thừa, Tiểu Thừa hoặc những tông phái đã có,

tự hình dung ra cách tiếp nhận và cách thể hiện các kinh, luật, luận một cách đạiđồng tiểu dị, có thể gọi đó các thiền phái Việt Nam

Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi do Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi dòng dõi Bà LaMôn, gốc Nam Thiên Trúc đưa đến Việt Nam tháng ba năm Canh Tí niên hiệu ĐạiTường thứ hai (580) Tới chùa Pháp Vân gặp thiền sư người Việt có tên là Quán

Trang 11

Duyên đang dạy thiền học cho đồ chúng, Tì Ni Đa Lưu Chi ở lại, chọn Pháp Hiền,trước có học thiền cùng Quán Duyên làm đệ tử.

Bắt nguồn từ tư tưởng Bát nhã, Tam luận và Hoa nghiêm, Thiền phái Tì Ni

Ða Lưu Chi có khuynh hướng thiên vọng về Mật giáo, theo tinh thần bất lập văn

tự, chú trọng sự nghiên cứu kinh luận, chủ trương thực tại siêu việt không hữu,quan tâm tới việc truyền thụ tâm ấn, có khuynh hướng nhập thế giúp dân và biết sửdụng các thuật phong thủy sấm vĩ Ðây là một thiền phái mang tính cách dân gianngười Việt, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo, vừa biểu lộđược đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ, duy trì được 19 thế

hệ với 29 vị thiền sư

Thiền phái Vô Ngôn Thông được truyền thừa trong thời gian bốn thế kỉ (từđầu thế kỉ IX đến đầu thế kỉ thứ XIII), có 17 thế hệ và 40 thiền sư do nhà sư VôNgôn Thông, người Quảng Châu, Trung Quốc truyền vào Thế hệ thứ hai sau VôNgôn Thông là sư Cảm Thành Thiền phái Vô Ngôn Thông chịu ảnh hưởng Phậtgiáo Trung Hoa sâu đậm hơn Thiền phái Tì Ni Ða Lưu Chi Các thiền sư trongkhông chỉ dùng các kinh Bát nhã mà còn sử dụng rất nhiều loại kinh điển khác nhưkinh Viên giác, Pháp hoa Thiền phái Vô Ngôn Thông nhấn mạnh đến chủ trươngđốn ngộ và vô đắc Tuy nhiên, cũng như Thiền phái Tì Ni Ða Lưu Chi, Thiền phái

Vô Ngôn Thông rất gần gũi và tham gia vào đời sống xã hội trong khi vẫn duy trìđược sinh hoạt tâm linh độc lập của mình

Thiền phái Thảo Đường ghi tên 19 vị, chia làm 6 thế hệ Thế hệ thứ nhất làThảo Đường, thiền sư Trung Hoa sang Chiêm Thành truyền giáo bị vua Lý ThánhTông bắt làm tù binh Khâm phục về sức học và đạo đức của Thảo Ðường, vua LýThánh Tông phong Thiền sư làm Quốc sư Thiền học của Thảo Ðường có nhữnggiác sắc mới lạ, do đó một thiền phái nữa được thành lập, lấy tên là Thiền phái

Trang 12

Thảo Ðường Thiền sư Thảo Ðường trụ trì tại chùa Khai Quốc, ngay ở kinhthành Thăng Long Vua Lý Thánh Tông là vị tổ thứ hai Sau đó là hai vị vua LýAnh Tông và Lý Cao Tông Phái chỉ có 10 người xuất gia, 9 người là cư sĩ SáchThiền uyển tập anh cho biết Thiền sư Thảo Ðường thuộc truyền thống của Thiền

sư Tuyết Ðậu Minh Giác ở Trung Hoa Thiền sư Tuyết Ðậu Minh tịch năm 1052,trong khi Thiền sư Thảo Ðường được phong Quốc sư ở Ðại Việt vào năm 1069, dovậy các nhà nghiên cứu nhận định Thảo Ðường là đệ tử của Tuyết Ðậu, và là anh

em đồng sư với các Thiền sư Nghĩa Hòa, Trí Phúc và Truyền Tông Phái TuyếtÐậu chủ trương dung hợp Phật giáo và Nho giáo Điều này đã gây ảnh hưởngnhiều tới Phật giáo và Nho giáo trong đó có Phật giáo thời Trần ở Việt Nam.Khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca của phái Thảo Đường đã từ những bàigiảng Tuyết Ðậu ngữ lục được thuyết giảng nhiều lần tại chùa Khai Quốc ảnhhưởng đến hai thiền phái Tì Ni Ða Lưu Chi và Vô Ngôn Thông Thiền sư Minh Trí(phái Vô Ngôn Thông) và Thiền sư Chân Không (phái Tì Ni Ða Lưu Chi) và saunày là Thiền phái Trúc Lâm đều chịu nhiều ảnh hưởng của thiền phái này Do thiên

về trọng trí thức và văn chương nên Thiền phái Thảo Ðường chỉ giới hạn ảnhhưởng đến một số trí thức có khuynh hướng văn học, không cắm rễ được trongquần chúng cũng không đủ lực tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăng viện độclập có thể lưu truyền về sau

Thiền phái Trúc Lâm xuất hiện thời Trần, sau cuộc kháng chiến chống Mông

- Nguyên, do Trần Nhân Tông sáng lập Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần NhânTông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông.Thiền phái Trúc Lâm có ba thiền sư kiệt xuất là Trần Nhân Tông (Trúc Lâm ĐầuĐà), Pháp Loa và Huyền Quang (gọi chung là Trúc Lâm Tam Tổ) Đây là thiềnphái tiếp nối nhưng cũng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứXIII: Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì Ni Đa Lưu Chi Thiền phái Trúc LâmYên Tử đã chứng tỏ khả năng dung hợp và tiếp biến văn hóa của người Việt Nam

Trang 13

đối với các yếu tố văn hóa và tôn giáo ngoại lai, bộc lộ nét riêng của Phật giáo ViệtNam Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các thiền pháitồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối Tư tưởng triết

lí của Thiền phái Trúc Lâm là tu dưỡng thân tâm mình để phụng sự lợi ích của dântộc, lợi ích cộng đồng Do vậy, trong giai đoạn lịch sử xây dựng đất nước và bảo

vệ độc lập, tự chủ với những chiến công rạng ngời dân tộc, Trúc Lâm có nhiều đệ

tử xuất gia đắc pháp

Sau thế kỉ XIV, Thiền phái Lâm Tế, Thiền phái Tào Động, Thiền phái LiễuQuán xuất hiện nhưng do không nằm trong phạm vi nghiên cứu nên NCS khônggiới thiệu trong luận án Sang thế kỉ XX và XXI, Phật giáo vẫn được nhân dân ViệtNam tiếp nhận với thái độ khoan dung và tinh thần trọng thị Đầu năm 1980, thểtheo nguyện vọng của toàn thể tăng ni, cư sĩ, Phật tử, các vị Giáo phẩm đại diệncho các tổ chức hệ phái lớn của Phật giáo họp tại thành phố Hồ Chí Minh và quyếtđịnh thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo để xúc tiến cuộc vận động trongphạm vi cả nước, bao gồm đại diện của 9 tổ chức, hệ phái: Hội Phật giáo thốngnhất Việt Nam (ở miền Bắc), Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (Ấn Quang),Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật giáo cổtruyền Việt Nam, Giáo hội Tăng già nguyên thủy Việt Nam, Hội đoàn kết sư sãiyêu nước Tây Nam bộ (Phật giáo Khmer), Giáo phái Khất sĩ Việt Nam, Giáo hộiThiên Thai giáo quán tông, Hội Phật học Nam Việt

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được thành lập ngày 07/11/1981 sau Đại hộiPhật giáo Việt Nam tổ chức tại tùng lâm Quán Sứ, Hà Nội với sự tham dự của 168

vị giáo phẩm, tăng ni, cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái nói trên nhằm thốngnhất tất cả các hoạt động Phật giáo của tăng ni, Phật tử Việt Nam Các tông pháiquan trọng của Phật giáo như Thiền tông, Tịnh Độ tông, Mật tông, Phật giáoNguyên thủy đều được người dân hành trì, tu tập theo nguyên tắc được nêu ratrong Hiến chương: “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ

Trang 14

chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ phái và phương tiện tu hành đúng chính phápvẫn được duy trì” và “Phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Namlà: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổchức giáo hội duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoàinước” với “Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là điều hòa, hợp nhất các tổchức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương Phật pháp vàtham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình,

an lạc cho thế giới”

1.2.2 Quá trình phát triển của Phật giáo thời đại Lý - Trần

Quá trình phát triển của Phật giáo thời đại Lý - Trần nằm trong giai đoạn thứ

ba của Phật giáo ở Việt Nam Lịch sử dân tộc Việt Nam chưa bao giờ có sự độc tônPhật giáo nhưng rõ ràng Phật giáo là hệ ý thức được đề cao hàng đầu trong thời kìnày

Thời Lý, lợi ích của Phật giáo hòa hợp hoàn toàn vào lợi ích dân tộc Phậtgiáo không thể phát triển bên ngoài dân tộc càng không thể hưng thịnh khi dân tộckhông có chủ quyền Vương triều Lý được xác lập có sự hậu thuẫn tích cực củaPhật giáo và Phật giáo cũng được vương triều Lý dành cho những đặc ân lớn LýCông Uẩn khi mới lên ngôi đã cho xây dựng chùa Các vị vua tiếp theo cũng vậy,

vì thế sự bảo trợ của vương triều Lý đối với Phật giáo “không ngừng được thể hiệnqua việc thực hiện các công trình đạo đức” Dân được gia ân, miễn thuế trongnhững cuộc lễ lớn được tổ chức vào mỗi dịp hoàn tất xây dựng hay trùng tu mộtngôi chùa Các vua Lý - Trần bên cạnh việc coi trọng Nho giáo, Đạo giáo và cáctín ngưỡng dân gian đã hết sức ủng hộ Phật giáo, dựa vào Phật giáo để xây dựngchế độ thống trị Chính từ các tư tưởng này, các vương triều Lý - Trần đã thu hútđược đông đảo tín đồ và nhân dân để từ đó củng cố, bảo vệ, xây dựng đất nước, tạođiều kiện cho Phật giáo phát triển

Trang 15

Các vua nhà Lý đều tôn sùng Phật giáo Vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông,

Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông đều tu Phật Nhiều quan lại và quý tộc

mộ Phật, điển hình là Thái úy Lý Thường Kiệt Nhiều nhà sư có thành phần xuấtthân từ tầng lớp quý tộc như sư Viên Chiếu là con của anh trai Thái hậu Linh Cảm(mẹ vua Lý Thánh Tông), sư Quảng Trí là anh trai bà Hoàng phi Chiêu Phụng, vv

Số lượng sư tăng thời Lý rất đông Ngay từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã cólệnh độ dân làm sư Năm 1016, độ hơn một ngàn người ở Thăng Long làm tăngđạo Năm 1019, Lý Thái Tổ lại độ dân cả nước làm sư Phật giáo thời Lý có tiềmlực kinh tế khá mạnh Các chùa đều có nhiều ruộng đất Hội lễ Phật giáo diễn rathường xuyên Nhiều hội lớn do nhà vua đích thân tổ chức Hai phái thiền Tì Ni ĐaLưu Chi và Vô Ngôn Thông tiếp tục phát triển Thêm vào đó là phái Thảo Đườngthu hút một số vị vua và quan lại có chức tước tồn tại qua năm thế hệ Trong số 19thiền sư thuộc Thiền phái Thảo Đường được ghi chép ở Thiền uyển tập anh, ta thấychỉ có 10 vị là người xuất gia, kể cả Thảo Đường, còn 9 vị cư sĩ chủ yếu là vuaquan Đây là thiền phái được vua Lý Thánh Tông và các đời vua kế tiếp cũng nhưcác quan đại thần trong triều đình nhà Lý chú tâm phát triển song sự truyền thừa lạikhông được lâu dài, bị mai một khi nhà Trần nắm triều chính Từ sự ủng hộ nhiệtthành của vua chúa, quý tộc quan liêu, Phật giáo thời Lý có vị trí lớn trong xã hội,đến với mọi miền đất nước và đông đảo mọi tầng lớp nhân dân Vương triều Lý đã

kế thừa tổ chức Tăng quan thời Đinh - Tiền Lê Đây là tổ chức có tính chất tôngiáo liên quan chặt chẽ với hệ thống nhà nước Tăng quan triều Lý là những ngườigiúp cho nhà nước quản lí các tín đồ Phật tử về mặt hành chính, đồng thời trênthực tế cũng là người bảo vệ quyền lợi của Phật giáo Một số tăng sĩ đắc đạo và cóhọc vấn uyên bác thời này được các vua Lý hết sức trọng dụng Có sư là thầy dạycủa vua và được phong làm quốc sư Thời Lý một loạt nhà sư được ban hiệu Quốc

sư như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Thông Biện, Viên Thông, Không Lộ Vai trò chủyếu của các quốc sư thời Lý là những cố vấn đắc lực giúp vua hiểu biết về giáo lí

Trang 16

Phật giáo, ngoài ra khi cần các quốc sư còn cố vấn cho vua những vấn đề về chínhtrị, ngoại giao, quân sự, văn hóa,

Các nhà sư được miễn thuế và nghĩa vụ quân sự Do sự đề cao Phật giáo củanhà nước phong kiến và sự phát triển của hệ thống tăng đoàn, Phật giáo đã từngbước hội nhập vào đời sống của người dân Việt Sự hội nhập ấy diễn ra không phảichỉ một giai đoạn, một thời điểm mà xuyên suốt chiều dài lịch sử của triều đại nhà

Lý Giáo lí Phật giáo được phổ biến rộng rãi, Phật giáo không chỉ dành riêng chogiới sư sãi, Phật tử mà có ảnh hưởng chung trong toàn xã hội Chùa chiền khôngchỉ đơn thuần là nơi thờ tự, lễ hội mà còn là nơi học tập, trau dồi đạo đức, văn hóacủa người dân Đại Việt Nổi bật nhất là môn phái Thiền học được áp dụng với cáctầng lớp dân chúng Thiết chế chùa tháp được các triều vua Lý kế tiếp tục xâydựng Sứ ta được cử sang Trung Quốc xin kinh Phật Nhiều chùa thành nơi cầuđảo, làm lễ tạ ơn khi chiến thắng quân xâm lược, lễ đại xá,…

Chính sách thể hiện tư tưởng nhân đạo thời Trần giống như thời Lý, cũng cónguồn gốc sâu xa từ Phật giáo Tổ chức lại đất nước, vương triều Trần tìm cách ưu

ái Phật giáo Yếu tố đưa đến thành công và những đặc sắc của Phật giáo thời Trần

là không tách rời với sự nghiệp gìn giữ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Phật giáo lúcnày đã có sự thích nghi với phong tục, tín ngưỡng và con người Việt Nam, hoàntoàn phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của một dân tộc yêu hòa bình, độc lập Khiđất nước bước vào cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, Phật giáo tập hợp nhữngtâm hồn yêu nước, thương dân, đoàn kết nhân tâm với ông Bụt từ bi, với Quan Âmcứu khổ và giáo lí thực tiễn không tách rời cuộc sống bằng thân, khẩu, ý đã gópphần tạo nên sức mạnh chống kẻ thù xâm lược

Với tinh thần nhập thế cao cả, các vị vua, các thiền sư thời Trần đã sử dụngđúng tiềm năng của Phật giáo, khiến Phật giáo có được sức mạnh yểm trợ cho côngcuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của triều đình

Trang 17

Nhà Nho Lê Quát nhận xét đời Trần “phân nửa thiên hạ đi tu” bởi thời kìđầu của vương triều Trần, dân và vua đều tu đạo Đất thì đất của vua, nhưng coisóc phần hồn, phần đời sống tình cảm, lại là các vị sư trong chùa Đó cũng chính lànhững tri thức đầu tiên ở mỗi nơi người dân Việt sống khi ấy Những người có uytín và được trọng vọng đã góp phần động viên quần chúng trong nhiều cuộc khángchiến chống đế quốc phương Bắc của dân tộc Với tất cả những yếu tố đó, Phậtgiáo thời Trần đã trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc, có ảnh hưởng và tácđộng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Nếu ở thời Lý triều đình nhờ cậy vào sự giúp rập của các thiền sư thì sangthời Trần, Phật giáo tác động vào chính sự chủ yếu bởi hệ tư tưởng Nhằm cố kếtnhân tâm, thống nhất tư tưởng trị nước mà hệ tư tưởng chủ yếu được chắt lọc từPhật giáo, dưới ảnh hưởng lớn lao của Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ,

ba thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường được hợp nhất.Thời Trần vì vậy được gọi là thời đại Phật giáo nhất tông Tiếp thu những tư tưởngthiền nảy sinh trên đất Việt, được nuôi dưỡng, khái quát bởi các thiền sư Việt Nam,Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của người Việt Nam ra đời, chứa đựng các yếu tốPhật giáo Ấn Độ và Trung Hoa, hội tụ triết lí Nho và Lão, ghi nhận công lao củaTrần Nhân Tông trong việc xây dựng và củng cố Giáo hội Việt Nam thống nhất.Phật hoàng Trần Nhân Tông và hai vị tổ tiếp theo của Trúc Lâm là Pháp Loa vàHuyền Quang chủ trương nhập thế, xây dựng và phát triển đất nước bằng từ bi, trítuệ và đạo đức Phật giáo, kết hợp nhân sinh quan Nho giáo và vũ trụ quan Lãogiáo Dung hợp hợp giữa hai tính chất “bác học” và “dân gian”, lấy lợi ích dân tộc

và lợi ích chúng sinh là mục tiêu căn bản trong quá trình tu tập và thực hành Phật

sự của mỗi cá nhân, gắn “đạo với đời”, Thiền phái Trúc Lâm mang đậm nét vănhóa dân tộc, trở thành một thành tố văn hóa của Việt Nam, làm cho Phật giáo luônđồng hành cùng dân tộc

Trang 18

Dung hòa với Nho giáo và Lão giáo Phật giáo vẫn thịnh vượng gần suốttrong vương triều Trần Phật giáo thời kì này đã tạo ra tư tưởng khoan hòa nhân áitrong nội trị và ngoại giao nhưng đồng thời cũng tạo ra nội lực cho dân tộc ta balần đánh tan giặc Mông - Nguyên.

Rõ ràng, ở những mức đô ̣ khác nhau, Phật giáo đã thực thi một tinh thầnkhoan dung, đô ̣ lượng Những điều này không những làm cho Phật giáo đứng ởtrung tâm của hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội giai đoạn thế kỉ XI - XIV màcòn góp phần tạo nên bản sắc văn hoá, chính trị, dân tộc trong giai đoạn lịch sửnày Sự đi xuống của Phật giáo sau đó, từ nửa sau thế kỉ XIV hoàn toàn hợp tı́nhquy luât khi hê ̣tư tưởng tôn giáo không còn sự ủng hô ̣ của quyền lực thế tục Phậtgiáo nơi cung đình lui dần về chốn dân gian Nhưng dù vậy, tinh thần hòa hợpPhật giá - dân tộc vẫn trở thành trang sử đậm nét của dân tộc

Những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nước Mỹ đã trải qua nhữngthay đổi to lớn về tình hình kinh tế đã kéo theo nhiều đổi thay trên các lĩnh vựcchính trị, văn hóa, xã hội và khoa học

Trang 19

CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN CHÍNH TRỊ

THỜI LÝ - TRẦN

2.1 Chính trị thời Lý - Trần

2.1.2 Sự phát triển của tư tưởng chính trị trước thời Lý - Trần

Giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ 179 TCN đến năm 906): Năm

179 TCN, Triệu Đà bị bại trận, Âu Lạc trở thành một quận trực thuộc các nhà nướcphong kiến phương Bắc Ngoài những chính sách cai trị khắc nghiệt, phong kiếnphương Bắc còn có mưu đồ đồng hóa dân tộc Việt Chúng thực hiện chủ trương

“Di dân Hán vào đất Việt “sinh cơ lập nghiệp” bằng nhiều cách, như xâm chiếmruộng đất, tài sản của dân Việt, kéo bè kéo cánh phục vụ cho chính quyền Hán”.Chúng bắt người Việt phải nói tiếng Hán, sinh hoạt theo lễ nghi Hán và áp đặt các

tư tưởng Nho giáo, Lão giáo nhằm nhồi nh t văn hóa Trung Hoa vào đầu óc và tâmhồn người dân bản địa với ý đồ buộc dân tộc Việt quên đi nguồn gốc, bị phụ thuộc

về tư tưởng và trở thành nô lệ phục tùng sự cai trị của nhà Hán

Tuy nhiên, qua gần một nghìn năm bị thống trị bởi phong kiến phương Bắc,nhưng người dân Việt, mà đại đa số là nông dân vẫn nói tiếng Việt, sống theo cáchriêng của người Việt Làng xã, thôn xóm Việt Nam là nơi giữ gìn thuần phong mỹtục, đức tính cần cù, lối sống giản dị, thuần phác, thủy chung mang đậm tính chânthực tình làng nghĩa xóm, đồng cam cộng khổ, tắt lửa tối đèn có nhau

Người Việt không dễ tiếp nhận những luồng tư tưởng đến từ phương Bắccũng bởi điều kiện tự nhiên và tâm lý xã hội của người dân nước Việt khác vớingười Hán Họ luôn ý thức chống lại sự thống trị của giặc ngoại xâm, cộng thêmlối sống đặc trưng của phương thức sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước vốn quen

“những làng xã khép kín, ít tiếp xúc nên ngại tiếp xúc, và nhất là vì tư duy đó đếncùng với kẻ thù xâm lược, do ghét kẻ thù mà ghét lây đến nó”

Trang 20

Trong số những người cai trị gốc Hoa phải kể đến Sĩ Nhiếp (137 - 226), ôngđược cử làm Thái thú cai trị ở Giao Châu từ năm 187 đến năm 226 Do tổ tiên ông

đã sống ở đất Việt và bản thân ông cũng được sinh ra và lớn lên ở nơi đây, nên ôngtiếp thu ý thức, văn hóa Việt, và có phần thiên vị người Việt ng được đánh giá làngười uyên bác, thông hiểu cả Nho, Phật, Đạo, trọng người hiền tài, coi trọng giáodục Vì thế, dưới sự cai trị của ông, nền chính trị, kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng tôngiáo ở đây đều khá ổn định Đối với chính quốc phương Bắc, ông thực hiện chủtrương giữ thế độc lập tương đối, bề ngoài vẫn giữ quan hệ chư hầu, cống nạp đầy

đủ, khiến họ không có cớ gì để hạch sách, quấy nhiễu Như vậy, tư tưởng chính trịcủa Sỹ Nhiếp là tự trị, nhưng lệ thuộc tương đối vào phương Bắc, tư tưởng nàyđược một số bậc cai trị phong kiến sau tiếp nối

Sau thời Sỹ Nhiếp, những kẻ thống trị do phương Bắc đưa sang, đều ra sứcbóc lột, áp bức và đồng hóa dân tộc Việt Nhưng người Việt không dễ bị khuấtphục và nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ chống lại sự đô hộ của người Hán, giành lạichủ quyền liên tục nổ ra với quy mô khác nhau, khiến kẻ thù trong suốt 10 thế kỷthống trị không lúc nào được yên ổn với hàng loạt các cuộc cách mạng: Khởi nghĩacủa hai bà Trưng (từ năm 40 - 43); khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248); khởi nghĩacủa Lý Bí (năm 541); thế kỷ VI có Triệu Quang Phục xưng đế, khởi nghĩa của LýPhật Tử, phong trào yêu nước của nhà trí thức Tinh Thiều; thế kỷ VIII có khởinghĩa của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng; đầu thế kỷ X có phong trào giành quyền

tự chủ, độc lập của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo

Khi lãnh đạo thành công mỗi cuộc khởi nghĩa và giành lại được chínhquyền, trong quan hệ với đế quốc phương Bắc, tư tưởng chính trị của Việt Namthường đi theo một trong hai xu thế: Một là, tự trị, nhưng vẫn phụ thuộc tương đốivào nhà Hán thông qua việc nhận sắc phong và sang cống tiến hàng năm; hai là,độc lập ngang hàng với nhà Hán, bằng cách đứng lên xưng vương, xưng đế, thành

Trang 21

lập một quốc gia với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa, tư tưởng riêng,đồng thời khẳng định độc lập về chính trị.

Xu thế thứ nhất thể hiện tiêu biểu ở Sỹ Nhiếp (thế kỷ II), Lý Phật Tử (thế kỷVI) và Phùng An (thế kỷ VIII), họ vẫn chịu khuất phục bá quyền, nương nhờ vào

đế quốc Trung Hoa, do vậy không muốn tách ra để thành lập quốc gia độc lập.Điều này thể hiện sự hạn chế nhất định trong nhận thức về quyền độc lập tự chủcủa quốc gia Tuy nhiên, xu hướng này theo chiều dài lịch sử chống ngoại xâm,dần bị thay thế bởi xu thế thứ hai: giành độc lập dân tộc, thoát khỏi ách thống trịcủa đế quốc Trung Hoa, thành lập quốc gia ngang hàng với Trung Quốc phươngBắc Sự phát triển của tư tưởng chính trị theo chiều hướng tích cực ấy, thể hiện ýchí không chịu khuất phục trước kẻ thù, tinh thần tự lực, tự cường và lòng tự tinvào khả năng làm chủ đất nước của người Việt

Giai đoạn hình thành tư tưởng về một nhà nước độc lập (906 - 944): Trải quagần một nghìn năm đô hộ của phương Bắc, từ thời Tần, Hán đến Đường, Tống,nhưng người Việt vẫn duy trì được bản sắc dân tộc Thuyết “chính danh”, “thiênmệnh” của Nho giáo do kẻ thù đưa sang nhằm triệt tiêu ý thức đấu tranh của ngườiViệt, song không làm nguôi ý chí muốn thoát khỏi ách đô hộ, vươn lên làm chủ đấtnước Thời kỳ này, nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt tiếp tục nổ ra, tuy đaphần thất bại, hoặc có thắng lợi nhưng nền độc lập tồn tại không dài Điều đó đòihỏi những vị thủ lĩnh sau này cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về cả mô hình tổchức Nhà nước và tư tưởng chính trị

Người Việt nhận ra rằng, muốn khẳng định độc lập dân tộc lâu dài, trướctiên phải trang bị trình độ nhận thức chính trị, quân sự, ngoại giao tiến bộ và phùhợp Nhưng khó khăn lớn nhất sau nghìn năm đô hộ khắc nghiệt của phong kiếnTrung Hoa chính là dân tộc Việt thiếu những hệ giá trị tư tưởng riêng Vì vậy, “họphải tìm nguồn khác để bổ sung Đó là hệ thống tư duy đồ sộ của kẻ thống trị bênngoài, đó là đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật Nhưng vì tính chất phiến diện của mỗi

Trang 22

đạo nên người Việt đã tiếp thu một cách hài hòa cả ba đạo, để đáp ứng tốt nhất đòihỏi của thực tiễn Ngay cả các nhà cầm quyền Trung Quốc khi sử dụng cũngthường kết hợp cả ba đạo để tùy từng hoàn cảnh, điều kiện chính trị cụ thể rồi ưutiên đạo nào đó mà thôi Vì vậy, từ chỗ phản ứng, đối lập với những tư tưởng củaphương Bắc, gắn liền với tinh thần chống ngoại xâm, người Việt dần dần biết kếthừa có chọn lọc và vận dụng một cách linh hoạt những hệ tư tưởng vốn có nàynhằm phục vụ cho nền chính trị của đất nước.

Với mưu trí và tài cầm quân, Ngô Quyền đã lãnh đạo nhân dân lập lên chiếnthắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền

đã “xưng vương, đặt quan chức, chế triều nghi, định phục sắc và chỉnh đốn việcchính trị trong nước, chí muốn dựng nghiệp lâu dài” Việc làm này chứng tỏ chiếnlược chính trị lâu dài muốn tách khỏi sự ảnh hưởng của triều đình phong kiếnphương Bắc, khôi phục chủ quyền quốc gia, thành lập nhà nước độc lập ng cũng

đã chọn Cổ Loa - kinh đô của nước Âu Lạc xưa, làm kinh đô và xây dựng thể chếnhà nước phong kiến tập quyền Nhưng tiếc là công việc phục dựng và chỉnh đốnđất nước còn dang dở thì năm 944 Ngô Quyền đã qua đời

Giai đoạn xây dựng, kiến thiết nhà nước phong kiến (954 - 1009): Sau khiNgô Quyền mất, tình hình chính trị - xã hội Việt Nam hỗn loạn, nhiều đạo quân nổilên đánh diệt nhau để tranh giành quyền lực, dẫn tới tình trạng nội chiến, gọi làloạn 12 xứ quân, kéo dài hơn 20 năm (khoảng 946- 967) Người có công dẹp loạn

12 sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đấtnước là Đinh Bộ Lĩnh Tiếp nối tư tưởng chính trị của Ngô Quyền về một nhà nướcđộc lập, tự chủ, tách khỏi ảnh hưởng của nhà Tống Trung Quốc Năm 968 Đinh BộLĩnh đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt Kể từ đây, một quốc gia độc lập có quốc hiệu,

có nhà nước riêng do Hoàng đế đứng đầu thực sự được xác lập Ông cũng hoạchđịnh các chức quan văn võ, quy định các luật lệ cho triều đình, lập Hoàng hậu,Thái tử Để ổn định đất nước, vua đã ra sức củng cố quân đội, đồng thời đề ra luật

Trang 23

pháp nghiêm minh nhằm đề cao sức mạnh của triều đại (đặt vạc dầu trước cungđiện, nuôi hổ báo để trừng trị kẻ phạm tội,…) Nhờ những luật lệ hà khắc đó màđất nước dù vừa trải qua nội chiến, loạn lạc cũng đã dần được yên ổn.

Tuy mô hình và tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh chủ yếu học theo nhàTống, cũng có Quốc hiệu, Hoàng đế, Hoàng Hậu, Thái Tử và các quy định về chứcquan… Nhưng đó là sự học hỏi này là cần thiết và nó thể hiện sự trưởng thànhtrong tư tưởng chính trị của người Việt

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng mất, Lê Hoàn lên ngôi, cũng tự xưng là ĐạiHành Hoàng đế và quyết định giữ nguyên tổ chức bộ máy đã có từ thời Đinh Dựliệu việc mình xưng Đế sẽ bị triều Tống trách phạt và lấy cớ đưa binh sang xâmlược, nhưng ông và triều đình không sang Tống nhận phong quan tước mà quyếtđịnh cùng nhân dân chuẩn bị lực lượng đánh Tống Năm 981, quân Tống sangnhưng bị quân của Lê Hoàn đánh cho thua trận Tuy thắng, nhưng ở thế nước yếu,

và không muốn kết thêm hiềm khích với nước lớn, lúc này Lê Hoàn mới theo lệtriều cống và nhận sắc phong từ nhà Tống, nhằm tránh nạn binh đao, vàđể nhàTống không có cớ trả thù Vì vậy, quan hệ Tống và Việt đã được duy trì thuận hòa

Uy phong của nước Đại Cồ Việt cũng được củng cố “Sứ nhà Tống thường hay đilại, có khi vua Đại Hành phụng chiếu mà không lạy, nói dối rằng đi đánh giặc ngãngựa đau chân Nhà Tống biết là dối, nhưng cũng làm ngơ đi” Uy thế chính trị củatriều đình nhà Lê ngày càng tăng Nhờ yên ổn với phương Bắc, vua Lê Đại Hànhcòn đem quân đi bình Chiêm Thành và dẹp yên những cuộc phản loạn ở các tỉnhmiền núi phía Nam Tình hình chính trị trong nước dần ổn định, đời sống nhân dânyên ấm

Nhìn chung, các triều Đinh, Tiền Lê đã tiến một bước quan trọng trên conđường khẳng định độc lập: dân tộc độc lập luôn phải gắn liền với nhà nước thốngnhất, độc lập nhưng dân phải được hưởng cuộc sống hòa bình Tuy nhiên, vua quan

ở hai triều đại này không đủ tài, đức để tiếp nối sự nghiệp của ông cha, gây ra sự

Trang 24

bất ổn về chính trị, lòng dân không yên, vì thế, thời gian tồn tại của các triều đạiNgô, Đinh, Tiền Lê… đều rất ngắn ngủi Nhưng dù sao, đây là giai đoạn quantrọng và là bước chuẩn bị cho những thành công sau này của triều đại Lý - Trần.

2.1.2 Sự phát triển của tư tưởng chính trị ở thời Lý - Trần

Kế thừa những thành - bại của tư tưởng chính trị từ các triều đại trước, sangđến thời Lý - Trần, tư tưởng chính trị với các chính sách đối nội và đối ngoại thờiđại này đã có bước phát triển vượt bậc và tiến tới hoàn thiện hơn Tư tưởng chínhtrị nổi bật của thời kỳ này được thể hiện trong Chiếu dời đô của Lý CôngUẩn,trong bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, và trong tổng kết về đườnglối đánh giặc giữ nước của Trần Quốc Tuấn

Từ những bài học của nền chính trị của thời kỳ trước, sang thời Lý- Trần tưtưởng chính trị cũng có những bước tiến quan trọng Mở đầu cho giai đoạn hưngthịnh, vị vua đầu tiên của triều Lý là Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư vềThăng Long để “mưu toan việc lớn”, tư tưởng này còn được ghi lại trong Chiếu dời

đô Quyết định dời đô này có ý nghĩa chính trị quan trọng, nó thể hiện sự tự tin vềsức mạnh của triều đại và mong muốn về một nền độc lập dân tộc Hành động dời

đô cũng thể hiện sự phát triển trong nhận thức về chính trị, muốn khẳng định sựlớn mạnh về lực lượng, vị thế của đất nước; đồng thời thể hiện tầm nhìn chiến lượccủa những người quản lý đất nước và trách nhiệm với tương lai dân tộc

Thời kỳ này, xu hướng độc lập, thoát khỏi ảnh hưởng của phong kiếnphương Bắc đã hoàn toàn thắng thế và mang lại những thành công và thắng lợiquan trọng, góp phần làm nên những bài học giá trị cho nền chính trị ở những giaiđoạn đấu tranh của các triều đình phong kiến Việt Nam sau này Chiếu dời đô của

Lý Công Uẩn cũng thể hiện rất rõ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai lớnmạnh của đất nước: “thành Đại La, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổngồi, ở giữa Nam - Bắc - Đông - Tây,… Thực là chỗ hội họp của bốn phương, là

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w