Tiểu luận cuối kỳ tâm lý học giao tiếp

13 7 0
Tiểu luận cuối kỳ tâm lý học giao tiếp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cả 3 phân loại này đều yêu cầu người lắng nghe phải tập trung cao độ vào người nói, cụ thể: 1 Nghe để thu thập thông tin yêu cầu ta phải chú ý đến những dự kiện chính, thu thập thông tin

lOMoARcPSD|38894866 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Khoa Tâm Lý Học    TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP Họ và tên : An Phương Thảo Mã sinh viên : 21031794 Lớp học phần : PSY1153 2    Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 3 B NỘI DUNG .4 1 Định nghĩa và đặc điểm của kỹ năng lắng nghe .4 1.1 Định nghĩa .4 1.2 Phân loại 4 1.3 Các đặc điểm cần có của kỹ năng lắng nghe 5 2 Vai trò của kỹ năng lắng nghe 5 1.1 Tạo dựng sự tin tưởng và gắn kết 5 1.2 Tăng mức độ thấu hiểu 6 1.3 Giải quyết xung đột và đề ra giải pháp 6 1.4 Nâng cao hiệu xuất giao tiếp 7 3 Cách phát triển kỹ năng lắng nghe 7 3.1 Cải thiện khả năng tập trung chú ý 7 3.2 Rèn luyện tư duy cởi mở 7 3.3 Sử dụng các kỹ thuật lắng nghe hiệu quả 8 3.4 Phản hồi và đặt câu hỏi khéo léo .9 4 Ứng dụng kỹ năng lắng nghe hiệu quả 9 4.1 Lắng nghe trong mối quan hệ tình cảm .9 4.2 Lắng nghe trong học tập, công việc 10 4.2.1 Trong học tập: 10 4.2.2 Trong công việc: 10 4.3 Lắng nghe trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người khác .10 4.3.1 Trong môi trường gia dình và giáo dục: .10 4.3.2 Trong môi trường công việc 11 4.3.3 Đối với nhà trị liệu và thân chủ: 11 5 Bàn luận thêm 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 A MỞ ĐẦU Theo tiến trình phát triển của xã hội, việc giao tiếp của các chủ thể liên nhân cách cũng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn Khi đề cập đến học phần Tâm lý học giao tiếp, ta đề cập phần lớn đến quá trình tương tác, truyền đạt thông tin giữa các chủ thể với nhau Giao tiếp hiệu quả đóng vai trò cốt lõi trong mọi mối quan hệ - tương tác xã hội Và một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu của quá trình giao tiếp hiệu quả đó là sự lắng nghe Kỹ năng lắng nghe – một kỹ năng đòi hỏi sự tập trung để có thể hiểu rõ thông điệp mà người khác truyền đạt Để đạt được điều này thì ta cần có sự đầu tư về thời gian, tâm trí để hiểu được ý kiến, cảm xúc và suy nghĩ của người khác Khi có một kỹ năng lắng nghe tốt, ta sẽ có khả năng tạo dụng được sự tương tác tích cực với các chủ thể khác, thể hiện được sự thấu cảm, có thể tạo ra phản hồi chính xác và đạt được hiệu quả giao tiếp cao Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 B NỘI DUNG 1 Định nghĩa và đặc điểm của kỹ năng lắng nghe 1.1 Định nghĩa “There is a difference between truly listening and waiting for your turn to talk.” — Ralph Waldo Emerson Kỹ năng lắng nghe gồm có hai hành động đó là “lắng” và “nghe” Trong đó, “lắng” có vai trò như một sự thu mình lại về cả mặt tinh thần lẫn sự hiện diện về không gian, nhằm giúp đối phương cảm thấy không bị xâm phạm hay đe dọa Điều này người nói có thêm không gian tinh thần và hiện thực để bày tỏ thêm và bản thân, về những thứ bản thân muốn nói Còn “nghe” là một hành động tiếp nhận âm thanh một cách thụ động, tiếp thu những thứ âm thanh truyền tới Khi kết hợp lại, “lắng nghe” trở thành một hành động chủ động, yêu cầu ta phải tập trung vào nội dung mà người nói muốn truyền đạt nhằm hiểu những thông điệp của họ Dựa vào đó ta mới có thể điều chỉnh và đưa ra các phản hồi phù hợp cho người kia 1.2 Phân loại Có 3 loại lắng nghe cơ bản đó là: (1) Nghe nhằm thu thập thông tin; (2) Nghe để giải quyết vấn đề và (3) Nghe để thấu cảm Cả 3 phân loại này đều yêu cầu người lắng nghe phải tập trung cao độ vào người nói, cụ thể: (1) Nghe để thu thập thông tin yêu cầu ta phải chú ý đến những dự kiện chính, thu thập thông tin của những vấn đề mà ta cần biết, lược bỏ bớt cách ý phụ để tránh thông tin thu được bị loãng (2) Nghe để giải quyết vấn đề: Đối mặt với các vấn đề mà ta cần giải quyết, ta cần tập trung nghe và phân tích các dữ kiện chính, cần ghi lại các ý, sau đó tổng kết và tóm lược lại được vấn đề Từ đó có thể đưa ra hướng giải pháp phù hợp (3) Nghe để thấy cảm là một kỹ năng khó của lắng nghe, người lắng nghe cần có khả năng theo kịp suy nghĩ của người nói Để thấu cảm, người lắng nghe cần hiểu người nói, không ngắt lời người nói để đảm bảo được dòng suy nghĩ của họ Đồng thời, người lắng nghe cũng cần có sự phản hồi hợp lý để tiếp tục dẫn dắt người nói bày tỏ thêm các vấn đề còn khúc mắc Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 1.3 Các đặc điểm cần có của kỹ năng lắng nghe Thứ nhất, người lắng nghe hiệu quả cần có kỹ năng tập trung tốt: Muốn lắng nghe hiệu quả thì người nghe cần loại bỏ được các yếu tố gây xao nhãng và tập trung hoàn toàn vào người nói Điều này yêu cầu sự kiên nhẫn và khả năng duy trì trạng thái tập trung trong suốt quá trình giao tiếp Thứ hai, người lắng nghe không nên đánh giá, phê phán đối với người nói Người lắng nghe không thể ở vị thế một nhà phê bình hay đánh giá mà thay vào đó, họ cần tạo nên một không gian an toàn cởi mở dành cho người nói Thứ ba, người lắng nghe cần có sự thấu cảm với người nói Để lắng nghe hiệu quả thì thấu cảm là một đặc điểm quan trọng Điều này bao gồm: Khả năng thấu hiểu bề cảm xúc, cảm nhận, tình huống và trạng thái tâm lý của người nói Bằng cách thấu cảm, người nói sẽ có được cảm giác an toàn, nhận được sự ủng hộ của môi trường xung quanh và cảm thấy được lắng nghe, thấu hiểu Thứ tư là sự khéo léo trong cách đặt câu hỏi và phản hồi của người lắng nghe Đặc điểm này cho phép người lắng nghe sử dụng các câu hỏi nhằm thúc đẩy vấn để để hiểu sâu hơn về thông điệp mà đối phương muốn truyền đạt Đồng thời, các câu hỏi khéo léo sẽ tạo thêm cơ hội cho người nói thể hiện thêm thông điệp một cách chi tiết, rõ ràng hơn Đặc điểm cuối cùng là các phản hồi mang tính xây dựng: Lắng nghe còn bao gồm cả sự phản hồi tích cực Người lắng nghe sẽ sử dụng các phương pháp như phản hồi mang tính khích lệ, hay tóm tắt hoặc tái cấu trúc lại các thông điệp để hiểu rõ điều mà người nói truyền đạt Các phản hồi này sẽ tạo ra sự tương tác tích cực và khích lệ người nói tiếp tục chia sẻ 2 Vai trò của kỹ năng lắng nghe 1.1 Tạo dựng sự tin tưởng và gắn kết Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả cao trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt và gắn kết với người khác Khi ta lắng nghe một cách chân thnafh và tôn trọng, ta thể hiện một sự quan tâm và sẵn sàng thấu hiểu mới người nghe Điều này tạo nên một môi trường giao tiếp tích cực, tạo sự tin tưởng và tăng cường sự kết nối giữa các bên VD: Trong buổi họp mặt định kỳ của công ty A, giám đốc và các nhân viên đang bàn luận về một dự án mới, yêu cầu mọi người cho ý kiến Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Trường hợp 1: Các nhân viên khi cho ý kiến đều bị giám đốc ngắt lời khi nghe thấy bất cứ một điểm nào bất hợp lý, dù là nhỏ nhất → Nhân viên bị chững lại và cảm thấy không được tôn trọng, lắng nghe, hiệu suất công việc và sự gắn kết với công ty giảm Trường hợp 2: Các nhân viên được lần lượt bày tỏ ý kiến, sau đó giám đốc có đưa ra một vài câu hỏi ở những chỗ chưa rõ ràng, đồng thời có phản hồi tích cực → Nhân viên cảm thấy ý kiến được tôn trọng và lắng nghe ở môi trường này 1.2 Tăng mức độ thấu hiểu Để hiểu rõ hơn đối với người nói, chúng ta cần lắng nghe hiệu quả nhằm hiểu về ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của họ Bằng cách lắng nghe và bày tỏ thái độ muốn được tìm hiểu sâu thêm, ta xác định được những nhu cầu, nguyện vọng và mối quan tâm của người nói VD: Anh A là thành viên ưu tú của một đội bóng rổ X Nhưng trong một giải đấu gần đây, anh A lại không được nằm trong đội hình thi đấu mà chỉ được ở ngoài dự bị Anh đã gặp quản lý và bày tỏ nguyện vọng của mình Quản lý đã lắng nghe rất kỹ càng, sau đó tổng hợp lại và giải thích cho anh A hiểu tại sao lại có quyết định như vậy và tại sao chưa thể đáp ứng nguyện vọng của anh A trong giải này 1.3 Giải quyết xung đột và đề ra giải pháp Khi có xung đột xảy ra, điều nên được làm trước tiên là lắng nghe các bên liên quan Khi lắng nghe một cách cởi mở, không phán xét, ta sẽ có thêm cơ hội hiểu rõ về nguyên nhân và cảm nhận của mỗi bên trong xung đột Điều này giúp chúng ta tạo ra sự thấu hiểu và cùng tìm ra giải pháp chung cho vấn đề thay vì căng thẳng và mất lòng tin ở nhau VD: Chị A và anh B là một cặp đôi Bỗng một ngày cô A thấy anh B nhắn tin rất nhiều với một bạn nữ khác, và chị A nổi cơn ghen Trường hợp 1: Chị A la hét, giận dữ chất vấn anh B khi chưa tìm hiểu rõ sự việc như nào Anh B thì cố gắng giải thích nhưng chị A không hề nghe và chỉ quát tháo với anh B Kết quả là cả hai người giận dỗi nhau một tuần Trường hợp 2: Chị A hỏi anh B rằng đó là ai và nội dung 2 người trò chuyện là gì Anh B đưa ra tin nhắn và giải thích rằng đó là một người đồng nghiệp, họ đang có dự án mới ở công ty và đang bàn bạc kế hoạch triển khai Sau khi chị A nghe xong thì hiểu và không có bất kỳ sự giận dữ hay xung đột nào với anh B Cả hai đều vui vẻ với nhau Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 1.4 Nâng cao hiệu xuất giao tiếp Như đã nói, kỹ năng lắng nghe hiệu quả có thể cải thiện hiệu suất giao tiếp trong các mối quan hệ xung quanh Khi ta lắng nghe một cách toàn diện, chủ động, ta có thể hiểu rõ hơn về thông điệp, ý kiến của đối phương và có phản hồi phù hợp Khi cả hai vế trên được đảm bảo, hiệu suất của giao tiếp trong công việc hay các mối quan hệ nói chung đều sẽ được nâng lên đáng kể VD: Anh A đến tham dự một buổi thuyết trình cho chị B trình bày Bằng cách chú ý lắng nghe, anh A nắm được các trọng điểm mà chị B đưa ra, từ đó đặt câu hỏi ở những chỗ còn thắc mắc Chị B lắng nghe sau đó giải đáp thắc mắc và giao tiếp giữa 2 người rất rõ ràng, rành mạch 3 Cách phát triển kỹ năng lắng nghe 3.1 Cải thiện khả năng tập trung chú ý Để cải thiện được khả năng tập trung thì điều đầu tiên là ta phải loại bỏ được các yếu tố gây xao nhãng, ví dụ như các phiền muộn cá nhân, các kích thích từ môi trường, cảm xúc cá nhân… Tập trung hoàn toàn vào người nói, bám sát các ý chính mà đối phương truyền đạt để nắm được thông điệp của họ VD: Khi nghe bài giảng trên lớp, nên tập trung hoàn toàn vào người nói, không gián đoạn hay lạc hướng chú ý sang các hoạt động khác như sử dụng điện thoại, nói chuyện riêng Nếu có câu hỏi về nội dung mà người nói chưa dừng lại thì nên ghi chép lại để sau khi người nói kết thúc phần trình bày mình sẽ hỏi sau Ngoài ra, ta cũng cần lưu ý về các cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể và ánh mắt, tông giọng của người nói để có thể kịp thời nắm bắt tinh thần, nội dung cuộc trò chuyện 3.2 Rèn luyện tư duy cởi mở Bản thân ta có thể có một số định kiến nhất định, nhưng để trở thành một người lắng nghe hiệu quả thì ta phải học cách gạt bỏ định kiến và các đánh giá chủ quan khi nghe người khác chia sẻ Chúng ta nên học cách nhìn nhận, chấp nhận những quan điểm, những góc nhìn khác nhau nhằm hiểu được người khác mà không bị ảnh hưởng bởi định kiến và đánh giá tiền định Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 VD: A và B đang trò chuyện về bữa ăn, A là người thích ăn thịt gà dai, ngược lại B lại là người thích ăn gà mềm Trường hợp 1: A và B cãi nhau rất to vì không ai chịu nghe ai giải thích về quan điểm của mình Họ chỉ quan tâm tới điều mình muốn nói chứ không chịu lắng nghe đối phương và cũng không chấp nhận quan điểm của đối phương Trường hợp 2: A thích ăn gà dai, A nói rằng thịt gà dai hầu hết đều là gà được nuôi thả, điều này làm thịt săn hơn và thơm hơn Gà dai cũng có tác động tích cực đến cơ nhai và dạ dày B tôn trọng quan điểm của A, sau đó B bày tỏ ý kiến của mình rằng gà mềm ăn không tốn sức, thịt nhiều nước hơn và rất hợp với các món như gà KFC, gà viên chiên… Cả hai sau đó đi đến sự nhất trí rằng gà dai hợp với các món thuần Việt, còn gà mềm hợp hơn với các món nước ngoài Như vậy có thể thấy, lắng nghe với một tư duy cởi mở trong quá trình giao tiếp không chỉ giúp giúp ta tránh xung đột, mà còn có thể cung cấp cho ta thêm các góc nhìn mới mẻ hơn 3.3 Sử dụng các kỹ thuật lắng nghe hiệu quả Ta có thể ứng dụng kỹ thuật làm sáng tỏ mọi việc để có thêm thông tin cần thiết, đồng thời xem xét các khía cạnh của vấn đề Ngoài ra còn một số kỹ thuật như kỹ thuật trình bày, kỹ thuật hưởng ứng, kỹ thuật suy nghĩ và kỹ thuật tóm tắt VD: Làm sảng tỏ mọi việc: Bạn có thể nói rõ hơn về vấn đề … không? Trình bày: Theo tớ hiểu thì vừa rồi bạn đã nói về …? → Giúp ta hiểu rõ đối tượng và cho thấy bản thân có sự lắng nghe Đồng thời khuyến khích người nói phân tích các khía cạnh có thể thảo luận Hưởng ứng: Ô vậy à? Hóa ra … là như thế! → Ghể hiện sự đồng thuận, khuyến khích người nói tiếp tục và bày tỏ sự quan tâm của bản thân Suy nghĩ: Bạn có cho rằng/bạn có đồng ý rằng…? → Cho thấy mức độ nắm bắt của bạn với vấn đề, giúp đối tượng xem xét và đánh giá lại vấn đề Tóm tắt: Vậy theo tớ hiểu thì bạn đã nói về … (tóm tắt ý chính)? → Tóm gọn được các ý chính của vấn đề, tạo ra một khởi đầu thảo luận hoặc chuyển qua vấn đề khác Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Những điều nên làm khi lắng nghe, ta nên: Tập trung nghe, có các giao tiếp bằng mắt với đối phương Khi phản hồi lại nên sử dụng các ngôn ngữ tích cực, dễ hiểu Trong quá trình nói, ta cũng cần thể hiện được các điểm cơ bản, đồng thời có các ngôn ngữ cơ thể như: nghiêng người về phía trước, biểu cảm khuôn mặt phù hợp với nội dung giao tiếp, ánh mắt, mỉm cười, cái gật đầu… Và quan trọng là sử dụng các khoảng lặng đúng lúc để câu chuyện tạm lắng lại trong những lúc cảm xúc quá cao trào Những điều không nền làm khi lắng nghe: Ta không nên có những phản hồi gay gắt như cãi lại hay tranh luận Tránh những kết luận chủ quan, vội vàng đối với các thông điệp người khác chia sẻ Ngoài ra thì cướp lời, ngắt lời người khác cũng khiến đối phương cảm thấy khó chịu và bị đứt dòng suy nghĩ mạch lạc Với vai trò chủ yếu là người lắng nghe, ta không nên đưa ra những lời khuyên khi không có yêu cầu Ta cũng không nên giục người khác kết thúc câu chuyện hay kết thúc câu nói của người khác thay cho họ Cuối cùng, một câu đùa hay mỉa mai không đúng lúc có thể phá hỏng cuộc trò chuyện, cần lưu ý khi muốn nói đùa xem tình cảnh hiện tại có phù hợp không 3.4 Phản hồi và đặt câu hỏi khéo léo Học cách đặt ra những câu hỏi thông minh, khéo kéo là một cách để ta đào sâu hơn về các khía cạnh trong khi trò chuyện Các phản hồi, câu hỏi có thể sử dụng bao gồm những câu hỏi mở, phản hồi bằng việc nhắc lại một phần thông tin hoặc đưa ra một câu hỏi về vấn đề cụ thể để người nói có thể giải thích rõ ràng và chi tiết hơn VD: Một số câu hỏi có thể đặt ra như khi trò chuyện với người khác về một vấn đề cần giải quyết: “Bạn nghĩ gì về vấn đề này?” hay “Bạn có bất kỳ giải pháp nào cho vấn đề này không?”; “Bạn có thể giải thích rõ hơn về vấn đề này cho mình được không?” … 4 Ứng dụng kỹ năng lắng nghe hiệu quả 4.1 Lắng nghe trong mối quan hệ tình cảm Trong mối quan hệ cặp đôi hay đối với gia đình, lắng nghe là một kỹ năng giúp ta tạo ra được sự gắn kết, tin tưởng và gắn bó hơn Bằng cách lắng nghe chân thành, ta giúp người đang chia sẻ cảm nhận được sự quan tâm từ đó tạo ra một kết nối sâu sắc hơn trong mối quan hệ Ngoài ra, ta còn hiểu hơn về mong muốn và nhu cầu của đối phương để có thể đáp ứng được một cách toàn diện hơn Kỹ năng lắng nghe còn cho ta có khả năng tạo ra sự hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn, lo lắng hay sự khổ đau với người đối diện Với tinh thần lắng nghe cởi mở, đối phương có thể được chia sẻ bản thân trong một không gian an toàn, đáng tin cậy và giúp mối quan hệ có thêm sự gắn kết Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Khi ta đã hiểu được ý kiến, mong muốn và nguyện vọng của đối phương, ta có thể chủ động tạo ra một không gian cho việc thảo luận lành mạnh đối với những xung đột quan điểm Điều này giúp cả hai bên đều có được một tinh thần thoải mái, ít căng thẳng hơn và các ý kiến cũng có tính xây dựng cao hơn Kỹ năng lắng nghe còn có khả năng giúp đỡ ta trong việc khám phá và phát triển tiềm năng cá nhân Ta có thể hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển cá nhân lẫn nhau với sự lắng nghe chân thành Bởi ai trong chúng ta cũng cần có những lời khuyên để có được môi trường học hỏi, thay đổi và trưởng thành 4.2 Lắng nghe trong học tập, công việc 4.2.1 Trong học tập: Hiểu rõ yêu cầu và chỉ dẫn của giáo viên/giảng viên: Lắng nghe tập trung sẽ giúp ta hiểu được những yêu cầu từ người hướng dẫn, từ đó thực hiện các nhiệm vụ được giao chính xác và hiệu quả hơn Nếu trong quá trình học tập, ta cần phải làm việc nhóm thì kỹ năng lắng nghe giúp ích rất nhiều Các ý kiến đóng góp, thảo luận sẽ được diễn ra trong một môi trường tích cực, hiệu năng cao hơn 4.2.2 Trong công việc: Tương tự như trong học tập, nếu ta nắm được kỹ năng lắng nghe hiệu quả thì ta có thể hiểu rõ và đáp ứng được yêu cầu công việc tốt hơn Khi ở môi trường làm việc, các mối quan hệ với đồng nghiệp cũng sẽ được xây dựng và cải thiện tốt hơn khi ta lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác một cách hợp lý 4.3 Lắng nghe trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người khác 4.3.1 Trong môi trường gia dình và giáo dục: Mỗi một đứa trẻ đều có nhu cầu được lắng nghe, được chia sẻ những suy nghĩ của bản thân Có thể những chia sẻ đó chưa chín chắn hay chưa hoàn toàn đúng, tuy nhiên ta vẫn cần lắng nghe những điều chúng muốn nói Khi đứa trẻ được lắng nghe và được thấu hiểu, bản thân sẽ có cảm giác được an toàn và có thể tin tưởng vào môi trường xung quanh Nếu những chia sẻ đó chưa hoản toàn đúng đắn ta có thể góp ý thêm để chúng hiểu hơn về các suy nghĩ của mình Không chỉ vậy, người lớn hơn cũng cần dạy cho đứa trẻ hiểu được cách lắng nghe đúng Như vậy thì những đứa trẻ có thể hiểu thêm được về bạn bè, thầy cô và cha mẹ trong quá trình giao tiếp, đồng thời có các mối quan hệ lành mạnh hơn và học tập tốt hơn Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 4.3.2 Trong môi trường công việc Việc lắng nghe trong môi trường làm việc đều cần xuất phát từ 2 phía: Cấp trên với cấp dưới và ngược lại Ngoài ra đồng nghiệp cũng nên có sự lắng nghe và chia sẻ với nhau Khi họ nắm bắt được tinh thần của đối phương, sẽ có sự tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp hơn với văn hóa môi trường Điều này có lợi cho cả sự tự phát triển bản thân và cả nơi làm việc mà còn xây dựng được một nơi lành mạnh, giúp ta có thêm sự yêu thích và sáng tạo hơn trong quá trình làm việc 4.3.3 Đối với nhà trị liệu và thân chủ: Khi nhà trị liệu lắng nghe thân chủ của mình một cách tích cực, chân thành, không đánh giá, thân chủ sẽ có được một không gian an toàn để chia sẻ, trải lòng về các vấn đề của mình mà không e dè hay phòng bị Khi lắng nghe, nhà trị liệu sẽ tăng khả năng thấu cảm đối với thân chủ, có thể hiểu được những thông điệp ẩn sâu trong lời nói của thân chủ và cảm thông với nỗi đau thân chủ đang trải qua Điều này cho phép nhà trị liệu có một sự kết nối sâu hơn và xây dựng mối quan hệ đnág tin cậy giữa nhà trị liệu với thân chủ Nhà trị liệu cũng sẽ đặt ra những câu hỏi khi cần thiết để khai thác thêm thông tin từ thân chủ, khám phá sâu hơn về tình huống thân chủ đang gặp phải Từ đó mà có thể lên được kế hoạch điều trị chính xác và hiệu quả hơn, phù hợp với mong muốn, nhu cầu của thân chủ Ngoài ra, nhà trị liệu còn là một người đồng hành, hỗ trợ thân chủ trong quá trình điều trị tâm lý Lắng nghe một cách tập trung và tôn trọng sẽ có lợi cho nhà trị liệu trong các trường hợp cần thay đổi hoặc can thiệp sâu hơn với thân chủ có vấn đề nghiêm trọng 5 Bàn luận thêm Ta đã đề cập đến một số phương pháp để có thể lắng nghe hiệu quả, tuy nhiên để đạt được việc lắng nghe người khác một cách toàn diện gần như là điều không thể Trong quá trình giao tiếp, não bộ của ta sẽ liên tục tiếp nhận và cố gắng phân tích các thông tin nhận được, điều này một phần sẽ khiến ta có sự mất tập trung vào các thông tin mà đối phương đưa ra Ngoài ra thì cũng có trường hợp ta có thể suy đoán sai các ý đồ của đối phương, ví dụ như cả hai không sử dụng chung một bộ tín hiệu Hay có trường hợp người nói đưa ra nghĩa ở mặt chữ, nhưng ta suy nghĩ phức tạp hóa và tự suy đoán ra ý nghĩa của riêng mình rồi áp đạt lên chủ thể giao tiếp đối diện Những nhầm lẫn này đôi khi không thể lường trước, điều quan trọng là ta cần chú tâm và lắng nghe kỹ lưỡng để hiểu thông điệp được truyền tải tới mình Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 C KẾT LUẬN Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là kỹ năng quan trọng và cần phải có để quá trình giao tiếp được hiệu quả Việc lắng nghe không chỉ giúp ta có thêm sự thấu cảm, mà còn cho ta khả năng xây dựng mối quan hệ lành mạnh, gắn kết hơn với mọi người Ứng dụng của kỹ năng lắng nghe cũng rất đa dạng, trải dài trong các lĩnh vực của đời sống như học tập, làm việc, gia đình, mối quan hệ cặp đôi… và đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc cho sức khỏe tâm lý Khi ta nắm được kỹ năng này, chúng ta sẽ giaot iếp tốt hơn, cải thiện được môi trường xung quanh tốt đẹp hơn và có được những khám phá mới về cuộc sống Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Grande, D (2020, June 2) Active Listening Skills Psychology Today Retrieved June 4, 2023 2 Johnson, Susan (2008) Hold Me Tight: Seven Conversations for a Lifetime of Love Little, Brown, & Company 3 Jones SM, Bodie GD, Hughes S The impact of mindfulness on empathy, active listening, and perceived provisions of emotional support Communic Res 2016;46(6):838-865 4 Nguyễn Văn Đồng (2011) Tâm lý học giao tiếp-phần lý thuyết Nhà xuất bản Chình trị - Hành chính 5 Pennsylvania Department of Health Unit 6: Effective oral communication FEMA Effective Communication 6 Topornycky J, Golparian S Balancing openness and interpretation in active listening Collect Essays Learn Teach 2016;9:175-184 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan