1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương

191 5 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Văn Hoá Ứng Xử Cho Học Sinh Tại Các Trường Tiểu Học Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Tác giả Phạm Thị Thanh Thủy
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Tuyết Mai, TS. Phan Trần Phú Lộc
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 3,24 MB

Nội dung

Trang 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ THANH THUỶ Trang 2 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ THANH THUỶ Trang 3

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Trang 2

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” là đề

tài nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Mai và Tiến

Những kết luận trong luận văn này tôi có thể cam đoan rằng chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khác

Người cam đoan

Phạm Thị Thanh Thuỷ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi được học hỏi và tiếp thu rất nhiều kiến thức và kĩ năng trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học để hoàn thành tốt khoá học và hoàn thành luận văn này Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- Trường Đại học Thủ Dầu Một, Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu khoa học tại ngôi trường này Cảm ơn tất cả quý Thầy, cô đã giảng dạy, truyền đạt nhiều kinh nghiệm bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

- Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Mai, người cô tận tâm trong giảng dạy và cũng là người hướng dẫn khoa học cho tôi đã luôn nhiệt tình dành thời gian định hướng và tận tình quan tâm Tiến sĩ Phan Trần Phú Lộc cũng nhiệt tình quan tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một, cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một đã tận tình cung cấp tài liệu,

số liệu có liên quan đến đề tài của tôi và có những ý kiến đóng góp từ thực tiễn để tôi thực hiện tốt luận văn này

- Tất cả bạn bè, đồng nghiệp luôn bên cạnh tôi và đặc biệt là gia đình đã luôn hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên tôi hoàn thành tốt khoá học và luận văn này

Trong quá trình nghiên cứu tôi cũng còn thiếu sót, thiếu kinh nghiệm Tôi kính mong nhận được các ý kiến đóng góp, chỉa sẻ quý báu của quý Thầy, cô và Hội đồng khoa học để luận văn được hoàn thiện tốt hơn

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Phạm Thị Thanh Thuỷ

Trang 5

MỤC LỤC

Trang LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Đóng góp của đề tài 7

9 Cấu trúc của đề tài 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC 8

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 8

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 9

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 12

1.2.1 Khái niệm hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 12

1.2.2 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 14

Trang 6

1.3 Lý luận về về hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường

tiểu học 15

1.3.1 Đặc điểm học sinh tiểu học 15

1.3.2 Ý nghĩa của hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 17

1.3.3 Mục tiêu giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 18

1.3.4 Nội dung giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 19

1.3.5 Phương pháp và hình thức giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 20

1.3.6 Đánh giá kết quả giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 24

1.4 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 24

1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 25

1.4.2 Chức năng quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 25

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 31

1.5.1 Các yếu tố khách quan 31

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 32

Kết luận chương 1 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 35

2.1 Khái quát về thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 35

2.1.1 Về kinh tế - xã hội 35

2.1.2 Về văn hoá - giáo dục 35

2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 36

2.2.1 Mục đích khảo sát thực trạng 36

Trang 7

2.2.2 Nội dung khảo sát 36 2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 37 2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 41

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về ý

nghĩa của hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh tiểu học 41

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các

trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 42

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các

trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 45

2.3.4 Thực trạng thực hiện phương pháp và hình thức giáo dục văn hoá ứng xử

cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 52

2.3.5 Thực trạng thực hiện đánh giá kết quả giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh

tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 56 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 58

2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của

quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học 58

2.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học

sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 60

2.4.3 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các

trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 62

2.4.4 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các

trường tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 66

2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học

sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 68 2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 72 2.5.1 Các yếu tố chủ quan 72

Trang 8

2.5.2 Các yếu tố khách quan 74

2.6 Đánh giá chung 75

2.6.1 Những ưu điểm 76

2.6.2 Những hạn chế 76

2.6.3 Nguyên nhân của thực trạng 77

Kết luận chương 2 79

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 81

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 81

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 81

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và đồng bộ 81

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 81

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 81

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 82

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 82

3.2.1 Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và CMHS về hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh 82

3.2.2 Biện pháp 2: Cải tiến lập kế hoạch hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh 84

3.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng quy tắc ứng xử trong nhà trường 85

3.2.4 Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục văn hoá ứng xử cho tập thể sư phạm nhà trường 87

3.2.5 Biện pháp 5: Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh 88

3.2.6 Biện pháp 6: Tăng cường chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh 90

3.2.7 Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh 91

Trang 9

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 93

3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 94

3.4.1 Mục đích khảo sát 94

3.4.2 Nội dung khảo sát 94

3.4.3 Phương pháp khảo sát 94

3.4.4 Đối tượng khảo sát 94

3.4.5 Quy ước thang đo 94

3.4.6 Kết quả khảo sát 95

Kết luận chương 3 108

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109

1 Kết luận 109

1.1 Về lý luận 109

1.2 Về thực tiễn 109

2 Khuyến nghị 110

2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương 110

2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 111

2.3 Đối với các trường tiểu học tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI 116 PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Số lượng khách thể CBQL, GV tham gia khảo sát 40

Bảng 2.3 Đặc điểm CMHS tham gia khảo sát 41

Bảng 2.5 Ý kiến của CBQL, GV về ý nghĩa của hoạt động GD

VHƯX cho HS tại trường TH

44

Bảng 2.6 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng thực hiện mục tiêu

GD VHƯX cho HS tại các trường TH

45

Bảng 2.7 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng thực hiện GD VHƯX

trong các mối quan hệ với xã hội cho HS tại các trường TH

49

Bảng 2.8 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng thực hiện GD VHƯX

trong các mối quan hệ với tự nhiên cho HS tại các trường TH

51

Bảng 2.9 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng thực hiện GD VHƯX

trong các mối quan hệ với bản thân cho HS tại các trường TH

54

Bảng 2.10 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng thực hiện phương

pháp và hình thức GD VHƯX cho HS tại các trường TH

57

Bảng 2.11 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng thực hiện đánh giá

kết quả GD VHƯX cho HS tại các trường TH

62

Bảng 2.12 Ý kiến của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý

hoạt động giáo dục VHƯX cho HS tại trường TH

65

Bảng 2.13 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng xây dựng kế hoạch

hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH

67

Bảng 2.14 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng tổ chức hoạt động

GD VHƯX cho HS tại các trường TH

70

Bảng 2.15 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng chỉ đạo hoạt động

GD VHƯX cho HS tại các trường TH

74

Trang 12

Bảng 2.16 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng kiểm tra, đánh giá

hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH

77

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp

“Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và CMHS về hoạt

động GD VHƯX cho HS”

106

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp

“Cải tiến lập kế hoạch hoạt động GD VHƯX cho HS”

108

Bảng 3.4 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp

“Tổ chức XD quy tắc ƯX trong nhà trường”

110

Bảng 3.5 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp

“Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GD VHƯX cho tập thể sư

phạm nhà trường”

112

Bảng 3.6 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp

“Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường

với gia đình và XH trong hoạt động GD VHƯX cho HS”

113

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp

“Tăng cường chỉ đạo đầu tư CSVC, thiết bị phục vụ hoạt động GD

VHƯX cho HS”

116

Bảng 3.8 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp

“Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động GD VHƯX

cho HS”

118

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Ý kiến của CMHS về thực trạng thực hiện mục tiêu giáo

dục GD VHƯX cho HS tại các trường TH

34

Biểu đồ 2.2 Ý kiến của CMHS về thực trạng thực hiện GD VHƯX

trong các mối quan hệ với XH cho HS tại các trường TH

34

Biểu đồ 2.3 Ý kiến của CMHS về thực trạng thực hiện GD VHƯX

trong các mối quan hệ với tự nhiên cho HS tại các trường TH

35

Biểu đồ 2.4 Ý kiến của CMHS về thực trạng thực hiện GD VHƯX

trong các mối quan hệ với bản thân cho HS tại các trường TH

35

Biểu đồ 2.5 Ý kiến của CMHS về thực trạng thực hiện phương pháp

và hình thức GD VHƯX trong các mối quan hệ với bản thân cho HS

tại các trường TH

36

Biểu đồ 2.6 Ý kiến của CMHS về thực trạng đánh giá kết quả GD

VHƯX cho HS tại các trường TH

36

Biểu đồ 2.7 Ý kiến của CBQL, GV về các yếu tố chủ quan ảnh

hưởng đến quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại trường TH

81

Biểu đồ 2.8 Ý kiến của CBQL, GV về các yếu tố khách quan ảnh

hưởng đến quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại trường TH

Trang 14

TÓM TẮT

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết 33/NQ-TW ngày

09 tháng 06 năm 2014) về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định mục tiêu chung: “Xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ

và khoa học” Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng VHƯX trong trường học giai đoạn 2018-2025” Trong đó, bắt buộc 100% các trường học phải xây dựng được bộ QTƯX cho riêng từng nhà trường dựa trên bộ Quy tắc VHƯX do Bộ GD&ĐT ban hành và các trường phải tăng cường tổ chức các hoạt động GD VHƯX cho HS Ngày 12/4/2019, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 06/TT-BGDĐT về Quy định QTƯX trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên

Đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” tập trung hệ thống

hoá cơ sở lý luận về hoạt động GD VHƯX cho HS tại trường tiểu học cũng như phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường

tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết (phân tích, tổng hợp và phân loại, hệ thống lý thuyết), nghiên cứu thực tiễn (điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu tài liệu, sản phẩm hoạt động) và phương pháp xử lý dữ liệu để làm sáng tỏ thực trạng hoạt động GD VHƯX như: ý nghĩa của hoạt động

Trang 15

GD VHƯX cho HS, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả hoạt động GD VHƯX cho HS Người nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH theo các chức năng quản

lý cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Trong thời gian qua, có thể thấy hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương đã được triển khai, áp dụng, đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận CBQL, GV và CMHS chưa nhận thức đầy đủ về hoạt động GD VHƯX, việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GD VHƯX mới chỉ đạt mức trung bình đến khá

Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GD VHƯX cho

HS tại các trường TH thành phố Thủ Đầu Một qua việc thực hiện các chức năng quản lý: Xây dựng kế hoạch động GD VHƯX cho HS trong trường TH; Tổ chức thực hiện động GD VHƯX cho HS trong trường TH; Chỉ đạo thực hiện động GD VHƯX cho HS trong trường TH; Kiểm tra, đánh giá thực hiện động GD VHƯX cho HS trong trường TH Kết quả nghiên cứu cho thấy, quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương còn một số hạn chế như: Việc lập kế hoạch chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thực sự bao quát để tạo sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các nội dung hoạt động GD VHƯX cho HS Tổ chức thực hiện hoạt động GD VHƯX cho HS chưa thường xuyên và các nội dung tổ chức chưa được đa dạng, phong phú Chỉ đạo hoạt động

GD VHƯX cho HS còn hạn chế trong thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và XH Chưa quan tâm chỉ đạo đầu tư CSVC, thiết bị phục vụ hoạt động GD VHƯX cho nên kết quả chỉ ở mức trung bình Chức năng kiểm tra, đánh giá hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH chưa thường xuyên và hiệu quả

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương, cụ thể là: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và CMHS về hoạt động GD VHƯX cho HS; Cải tiến lập kế hoạch hoạt động GD VHƯX cho

Trang 16

HS; Tổ chức XD QTƯX trong nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực

GD VHƯX cho tập thể sư phạm nhà trường; Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và XH trong GD VHƯX cho HS; Tăng cường chỉ đạo đầu tư CSVC, thiết bị phục vụ hoạt động GD VHƯX cho HS; Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động GD VHƯX cho HS

Các biện pháp đã được CBQL khẳng định tính cần thiết và tính khả thi cao Chúng có mối quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ nhau và không tách rời nhau trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện và tình hình thực tế của các trường, HT có thể lựa chọn và áp dụng các biện pháp đề xuất trên một cách thích hợp và phù hợp trong thực tiễn quản lý tại mỗi trường

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hoá (VH) nhà trường được coi là vấn đề trọng tâm trong mỗi cơ sở GD,

ở đó diễn ra quá trình tương tác giữa thầy cô với học sinh (HS), sinh viên, giữa thầy cô với nhau và giữa HS, sinh viên với nhau Văn hóa ứng xử (VHƯX) trong nhà trường là một trong những nội dung quan trọng góp phần vào VH nhà trường

để giáo dục (GD) HS có năng lực, phẩm chất tốt và nhà trường có uy tín tốt hơn trước xã hội (XH)

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới việc GD cho HS, sinh viên về đạo đức, VH Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết 33/NQ-TW ngày 09 tháng 06 năm 2014) về xây dựng và phát triển VH, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định mục tiêu chung: “Xây dựng nền VH và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học VH thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của XH,

là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và khẳng định: “VH là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước VH phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, XH Xây dựng (XD) nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” (Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2014) Có thể thấy, Đảng ta đã rất chú trọng đến việc XD và phát triển nền VH Trong đó, VHƯX

có thể được xem là giá trị cốt lõi XH càng phát triển, yêu cầu về ứng xử (ƯX) của con người ngày càng toàn diện hơn ƯX là cách thể hiện hành vi, lời nói, cử chỉ không chỉ giữa con người với con người mà còn là cách ƯX giữa con người với tự nhiên và XH

Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng VHƯX trong trường học giai đoạn 2018-2025” Trong đó, bắt buộc 100% các trường học phải XD được bộ Quy tắc ƯX cho riêng

Trang 18

1299/QĐ-từng nhà trường dựa trên bộ Quy tắc VHƯX do Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) ban hành và các trường phải tăng cường tổ chức các hoạt động GD VHƯX cho

HS Ngày 12/4/2019, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 06/TT-BGDĐT về Quy định quy tắc ƯX trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở GD phổ thông và cơ sở GD thường xuyên Như vậy, GD VHƯX cho HS ở các trường phổ thông nói chung và các trường tiểu học (TH) nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các trường phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay nhằm rèn luyện nhân cách cho

HS, góp phần XD VH nhà trường và nâng cao chất lượng GD trong nhà trường

Văn hoá ứng xử trong trường học tạo ra môi trường VH lành mạnh nhằm phát triển toàn diện nhân cách HS, nâng cao năng lực và phẩm chất cho HS đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện trong GD VHƯX được hiểu là cách cư

xử của một người thông qua lời nói, cử chỉ, thái độ, hành vi, đối với các sự việc xảy ra trong cuộc sống Nhờ sự GD của nhà trường, gia đình và XH mà VHƯX được hình thành và phát triển, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến VHƯX của HS Người có ƯX VH là người biết lễ độ, biết cách đối nhân xử thế, có những hành vi đúng đắn và chuẩn mực trong mối quan hệ với bản thân, với XH và tự nhiên HS lứa tuổi này đang bước đầu có những mối quan hệ XH nhưng chưa có nhiều kĩ năng và kiến thức để ứng dụng, xử lý các tình huống cụ thể, rõ ràng phù hợp với các hành vi chuẩn mực GD VHƯX cho học sinh tiểu học (HSTH) giúp HS nắm được các chuẩn mực VHƯX, những hành vi đạo đức trong các mối quan hệ hằng ngày của các em thông qua giao tiếp, ƯX với bạn bè, thầy cô, ông bà, cha mẹ và mọi người xung quanh Tuy nhiên, trong trường TH để hoạt động GD VHƯX cho

HS có kết quả tốt đòi hỏi sự định hướng, điều hành, lãnh đạo và tạo điều kiện từ hiệu trưởng nhà trường

Thành phố Thủ Dầu Một (TP.TDM) là trung tâm số một của tỉnh Bình Dương về chính trị, hành chính, kinh tế và VH Tất cả các hoạt động về VH và GD đang phát triển, phối hợp hài hoà lẫn nhau cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố Các trường TH TP.TDM đã triển khai GD VHƯX cho HS Tuy nhiên, cũng còn có một bộ phận không nhỏ các em ƯX một cách chưa đúng chuẩn mực, chưa chủ động, tích cực trong học tập Trên thực tế, hoạt động GD VHƯX cho HS tại

Trang 19

các trường TH chưa thực sự chú trọng, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn

và hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH còn hạn chế về chất lượng và hiệu quả Nguyên nhân của các hạn chế là do chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác GD VHƯX cho HS, xác định chưa rõ ràng, cụ thể về: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục Quản lý hoạt động GD VHƯX cho

HS còn thiếu sự quan tâm sâu sát của một số hiệu trưởng (HT) Bên cạnh đó, quản

lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại trường TH chưa được chú trọng nhiều trong thực hiện các chức năng quản lý của HT (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) Cần phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài để GD VHƯX cho HS chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất Cần có các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động

GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương

Từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho HS cũng như góp phần XD VH nhà trường trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động GD HS tại trường TH

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường

TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động GD VHƯX cho

HS tại trường TH với chủ thể quản lý là HT nhà trường Tiếp cận quản lý hoạt

động GD VHƯX cho HS theo các chức năng quản lý

Trang 20

4.2 Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát thực trạng hoạt động GD VHƯX và quản

lý hoạt động GD VHƯX tại 10 trường TH công lập trên địa bàn TP.TDM, tỉnh Bình Dương

4.3 Về thời gian nghiên cứu: Số liệu sử dụng trong đề tài luận văn được thu thập

từ năm học 2021-2022 đến năm học 2022-2023

5 Giả thuyết khoa học: Hiện nay hoạt động GD VHƯX và quản lý hoạt động

GD VHƯX cho HS đã thực hiện tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương và đạt được một số kết quả tích cực, nhưng vẫn còn hạn chế trong thực hiện các chức năng quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS, nếu khảo sát và đánh giá toàn diện khách quan thực trạng thì đề tài đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS

tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương có tính cần thiết và khả thi cao

6 Nhiệm vụ nghiên cứu:

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại trường TH

6.2 Khảo sát và đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương

6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các

trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

7.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết

Mục đích: Sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp tài liệu liên

quan để hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại trường TH;

Cách thực hiện: Tiến hành nghiên cứu, phân tích các nguồn văn bản, tài liệu

(sách, giáo trình, đề tài khoa học, tạp chí, ) về quản lý, về VHƯX để chọn lọc phù hợp, khái quát chính xác và toàn diện Sau đó liên kết các thông tin từ các lý luận đã tổng hợp sao cho phù hợp để phục vụ cho việc trình bày cơ sở lý luận của đề tài

7.1.2 Phương pháp phân loại, hệ thống lý thuyết

Trang 21

Mục đích: Phương pháp này sử dụng để phân loại, sau đó hệ thống lý thuyết

các văn bản, tài liệu lý luận phù hợp có liên quan đến đề tài để viết cơ sở nghiên cứu vấn đề của chương 1

Cách thực hiện: Sử dụng các văn bản, tài liệu, các công trình nghiên cứu

khoa học về quản lý GD VHƯX cho HS các trường TH và sắp xếp chúng thật chặt chẽ với nhau theo từng phần, từng nhóm có tính logic của một vấn đề nghiên cứu Sau đó hệ thống hoá các tài liệu lý thuyết nhằm phục vụ cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Thu thập toàn bộ các số liệu, dữ liệu để làm rõ thực trạng hoạt

động GD VHƯX và quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương

Khách thể điều tra: Khảo sát 2 nhóm đối tượng Nhóm 1: Cán bộ quản lý

(CBQL) (HT/ Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng/ Tổ phó chuyên môn ở các trường TH)

và giáo viên (GV) các trường TH Nhóm 2: Cha mẹ học sinh (CMHS)

Cách thức thực hiện: Tập trung khảo sát thực trạng hoạt động GD VHƯX

cho HS và quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương Chẳng hạn như: nhận thức và ý kiến đánh giá của CBQL và GV về hoạt động GD VHƯX, tầm quan trọng về quản lý hoạt động GD VHƯX; nội dung

GD VHƯX cho HS; những thuận lợi và khó khăn; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; các yếu tố chủ quan và khách quan trong quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong đề tài cũng sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Công cụ thực hiện: XD 2 bảng hỏi dành cho 2 nhóm khách thể điều tra, khảo sát

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích phỏng vấn: Phỏng vấn với nội dung liên quan đến vấn đề nghiên

cứu để thu thập quan điểm khách quan một cách trực tiếp của người được chọn để phỏng vấn; từ những thông tin được thu thập để so sánh, đối chiếu với những kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đồng

Trang 22

thời làm rõ thêm dữ liệu cần thiết từ người được phỏng vấn khi khảo sát qua phiếu hỏi chưa đáp ứng được nhằm phục vụ cho đề tài

Khách thể phỏng vấn: CBQL (HT/ Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng/ Tổ phó

chuyên môn); GV

Cách thức thực hiện: Sau khi thu thập số liệu và xử lý thống kê toán học,

tìm hiểu các thông tin cơ bản về các đối tượng thực hiện phỏng vấn là: CBQL, GV, nêu

lý do và xin sự đồng thuận phỏng vấn Tiến thành phỏng vấn theo bảng hỏi đã XD sẵn Ghi chép, chọn lọc các thông tin và sử dụng kết quả trong nghiên cứu của đề tài

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm hoạt động

Mục đích: Tìm hiểu thực tế hoạt động GD VHƯX và quản lý hoạt động GD

VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương;

Nội dung: Dựa vào các tài liệu, sản phẩm thực tế, nội dung đã được triển

khai, cách thức tổ chức thực hiện hoạt động GD VHƯX và quản lý hoạt động GD

VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương;

Cách thức tiến hành: Tiến hành nghiên cứu, phân tích các hồ sơ kế hoạch

dạy học, kế hoạch cá nhân, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch hoạt động nhà trường, báo cáo sơ kết, tổng kết, bản quy tắc ƯX… các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương

7.3 Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng: Sau khi thu thập các phiếu khảo sát,

dựa vào kết quả trả lời thu được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS (mã nguồn mở)

và phần mềm Microsoft Office Excel để xác định các giá trị có trong phần mềm như: giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (Std Deviation), % (percent) để mô

tả các kết quả khảo sát của thực trạng bằng bảng, vẽ biểu đồ…Từ các kết quả thu được trong quá trình điều tra thực trạng dùng so sánh, phân tích các kết quả đó;

Phương pháp xử lý dữ liệu định tính: Những cuộc phỏng vấn sâu, các sản

phẩm hoạt động sẽ được phân tích, lựa chọn theo từng nội dung nghiên cứu Sau

đó kết hợp với các dữ liệu định lượng thu được để làm sáng tỏ thực trạng hoạt động

GD VHƯX và quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương

Trang 23

8 Đóng góp của đề tài

8.1 Về lý luận: Hệ thống hóa và bổ sung thêm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động

GD VHƯX cho HS tại trường TH

8.2 Về thực tiễn: Đề tài đã khảo sát, đánh giá chính xác, toàn diện thực trạng hoạt

động GD VHƯX và thực trạng quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS các trường

TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương Nhận định những thuận lợi và khó khăn; những

ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; các yếu tố chủ quan và khách quan trong quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo trong GD và quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS các trường TH

TP.TDM, tỉnh Bình Dương

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học;

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học

sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học

sinh tại các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Trang 24

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ

ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Các năm trở lại đây có những nghiên cứu trên thế giới đã quan tâm đến VH

và VH nhà trường Trong đó khía cạnh về VHƯX, GD VHƯX cũng được đề cập tới với các nghiên cứu khác nhau

Tác giả Aunurrahman (2019) đã viết bài “Implementation of character education in building school culture - Thực hiện giáo dục nhân cách trong XD VH nhà trường” Kết quả nghiên cứu đã khái quát bức tranh chung về việc thực hiện

GD nhân cách trong XD VHƯX nhà trường ở các trường TH tỉnh Sambas

Mitchell Wong, Paul Chung, Ronald D Hays, David P kennedy, Joan Tucker, Rebecca Dudovitz (2019) viết bài “The Social Economics of Adolescent Behavior and Measuring the Behavioral Culture of Schools - Kinh tế xã hội của hành vi vị thành niên và đo lường VHƯX của trường học” Các tác giả cho rằng, các thước đo cá nhân về VHƯX của trường học liên quan đến kết quả học tập, các hoạt động của trường Tác giả cho rằng, có 6 yếu tố có ảnh hưởng đến VHƯX của trường học: VH XH liên quan đến các hành vi phổ biến, được tôn trọng, hỗ trợ của

GV, tuân thủ nội quy của trường, các đặc điểm được đánh giá cao của HS và trật

tự trường học

Trong bài viết “Featires of reformation and formation of the culture of behavior of primary school students - Đặc điểm đổi mới và hình thành VHƯX của HSTH” Tác giả Marta Prots – Yuliia Horodechna (2020) đã xác định tác động GD của cha mẹ, gia đình, GV, phương tiện truyền thông và môi trường đối với trẻ em

và hành vi của chúng Bài viết cũng mô tả GV và CMHS là người có vai trò GD lớn nhất trong việc hình thành VHƯX, hành vi đúng đắn của trẻ

Trong bài viết “The Effect of Principal Leadership Behavior, Teacher Model, and School Culture on Student’ Character in Adapting to the Global Environment - Ảnh hưởng của hành vi lãnh đạo của HT, mô hình GV và VH nhà

Trang 25

trường đối với tính cách của HS trong việc thích ứng với môi trường toàn cầu” Tác giả Prim Masrokan Mutohar, Hikmah Eva Trisnantari, Masduki (2021) cho rằng việc XD nhân cách chịu ảnh hưởng rất nhiều của lãnh đạo, hình mẫu và VHƯX trong nhà trường Kết quả cho thấy sự lãnh đạo tốt và hành vi mẫu mực của GV có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của HS

Tác giả Vaibhav Verma (2021) với bài viết “School culture: Methods for improving a negative school culture - VH học đường: Các phương pháp cải thiện

VH học đường tiêu cực” Tác giả đưa ra một số biện pháp để cải thiện kết quả học tập và các trường học đều nhấn mạnh vai trò của VH học đường, trong đó đặc biệt quan tâm đến VHƯX và cách XD trường học tích cực

Trong bài viết “Impact of School Culture on School Effectiveness in Government Schools in Maldives - Tác động của VH học đường đối với hiệu quả học đường tại các Trường Chính phủ ở Maldives” Tác giả Ali Khatibi, S.M.Ferdous Azam (2022) cho rằng VH học đường và đặc biệt là VHƯX được coi

là một hệ thống các ý nghĩa có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của nhà trường bao gồm cả hiệu quả của nhà trường

Qua những nghiên cứu trên thế giới cho thấy các tác giả nước ngoài đã và luôn quan tâm đến vấn đề VH học đường, đặc biệt là VHƯX VHƯX là những giá trị tốt đẹp được thể hiện trong nhà trường với sự tương tác giữa các đối tượng giáo dục với nhau, giữa HS với HS, HS với CBQL - GV – Nhân viên (NV) hay ngược lại, giữa CBQL - GV - NV với các lực lượng bên ngoài nhà trường góp phần nâng cao chất lượng GD và kết quả học tập của HS Đồng thời các tác giả cũng đã đưa ra các quan niệm, yếu tố ảnh hưởng, biện pháp trong những nghiên cứu để quản lý hoạt động GD VHƯX học đường hiệu quả Tác giả luận văn có thể chọn lọc, tham khảo các kết quả nghiên cứu trên thế giới trong quá trình nghiên cứu luận văn của mình

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Một số vấn đề nghiên cứu liên quan đến VH và VHƯX ở trong nước ta đã được một số tác giả nhắc đến như sau:

Tác giả Phạm Phương Thảo (2018) trong tác phẩm “Chuyện về ứng xử văn hoá” bàn về việc ƯX có VH và con người ngày càng hướng tới những phẩm chất

Trang 26

tốt đẹp như yêu nước, đoàn kết, chăm chỉ, trung thực, sáng tạo,

Các tác giả Nguyễn Dục Quang và Nguyễn Thị Ngọc Hà (2018) với bài viết

“Nghiên cứu về VHƯX học đường và GD VHƯX học đường” đăng Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Số 2, tr 12-17 Các tác giả đã chỉ rõ VHƯX học đường là một nội dung và biểu hiện của VH nhà trường, VHƯX học đường được thể hiện qua VH giao tiếp trong nhà trường và qua sự ƯX sư phạm của GV

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Dung (2019) với bài viết “ Một số vấn đề lí luận về

GD VHƯX cho HS ở trường tiểu học” đăng Tạp chí Giáo dục, số 462, kì 2,

tr.19-23 Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả, các điều kiện hỗ trợ thực hiện VHƯX cho HS ở các trường TH Cần thực hiện thường xuyên, định kì GD VHƯX cho HS ở trường TH

Tác giả Mỵ Giang Sơn (2020) với bài viết “Quản lý hoạt động XD VHƯX

ở trường phổ thông” đăng Tạp chí Giáo dục, 476, tr 6-10 Bài viết khẳng định VHƯX là một nhiệm vụ quan trọng ở trường phổ thông, góp phần tạo ra trường học an toàn, thân thiện HT trường phổ thông cần thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý với 5 hoạt động cần được thực hiện như: tuyên truyền, xây dựng và triển khai Bộ Quy tắc ứng xử (QTƯX), GD VHƯX cho HS, bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯX VH và năng lực GD VHƯX cho tập thể sư phạm nhà trường, phối hợp với gia đình và XH trong XD VHƯX

Dưới góc độ giáo dục, tác giả Nguyễn Thị Thuý Dung (2020) với bài viết

“Hoạt động XD VHƯX ở trường phổ thông” đăng Tạp chí Giáo dục, 27, tr 21-25 Tác giả cho thấy để XD VHƯX trong nhà trường cần thực hiện năm hoạt động cơ bản, gồm: 1/ Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về XD VHƯX; 2/ Hoạt động XD và thực hiện Bộ QTƯX; 3/ Hoạt động GD VHƯX cho HS; 4/ Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯX VH và năng lực GD VHƯX cho tập thể sư phạm nhà trường; 5/ Hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình và XH trong XD VHƯX Để thực hiện hoạt động XD VHƯX trong trường phổ thông, cần chú trọng đến nguồn nhân lực, CSVC và tài chính của nhà trường

Tác giả Đậu Thị Hồng (2021) trong bài viết “Xây dựng VH học đường gắn

Trang 27

với GD giá trị trong nhà trường – Một số vấn đề gợi mở” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Văn hoá học đường 2021, tr 410-417 Tác giả đã cho rằng nội dung của VH học đường bao gồm 3 yếu tố cơ bản: (1) Hệ giá trị, (2) Những thiết chế, thể chế trong nhà trường đảm bảo cho hệ giá trị được thực hiện hoá, (3) VHƯX và VH giao tiếp của các thành viên trong không gian trường học, tham gia vào hoạt động GD&ĐT trong nhà trường Trong yếu tố thứ ba về VHƯX thì tác giả chú trọng đến các quan hệ ƯX nhằm XD trường học văn minh, lịch sự Cũng đăng tải trong

Kỷ yếu Hội thảo văn hoá học đường 2021, bài viết “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến VHƯX, lối sống của HS phổ thông” là của các tác giả Đoàn Thị Thu Huyền

và Lý Thị Vân Chinh Trong bài viết này, các tác giả cho rằng VHƯX được thể hiện chính trong nhà trường và nơi công cộng Đặc biệt bài viết còn cho rằng mạng

xã hội ảnh hưởng đến việc GD VH, lối sống cho HS phổ thông và đặc biệt là ảnh hưởng đến các vấn đề về VHƯX trên mạng xã hội của HS

Tác giả Mỵ Giang Sơn (2021) viết bài “Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động

XD VHƯX tại các trường TH Thành phố Hồ Chí Minh” đăng Tạp chí Giáo dục,

Số 514 (Kì 2 -11/2021), tr 22-27 Trên cơ sở khảo sát thực trạng, tác giả cho rằng, vẫn còn hạn chế trong công tác quản lý như: quản lý hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, quản lý hoạt động XD và triển khai Bộ QTƯX, quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯX văn hoá và năng lực GD VHƯX cho tập thể sư phạm, quản lý hoạt động phối hợp với gia đình và XH trong XD VHƯX Ngoài ra, tác giả Mỵ Giang Sơn (2022) còn có nghiên cứu sâu về “Hoạt động XD VHƯX tại các trường TH công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh” được đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Tập 18, Số 01, tr 68-75 Tác giả nhận định rằng, XD VHƯX tại các trường TH tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng thực hiện đồng

bộ cả 5 hoạt động Hoạt động được thực hiện tốt nhất là hoạt động GD VHƯX cho

HS Còn các hoạt động còn lại như: hoạt động XD và triển khai Bộ QTƯX; hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯX VH; công tác phối hợp với chính quyền địa phương về XD VHƯX cũng được thực hiện tốt

Tác giả Đặng Phương Chi (2022) với nghiên cứu “Quản lý XD VHƯX ở các trường TH thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” là đề tài Luận văn Quản lý

Trang 28

Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng Trong nghiên cứu này, tác giả khảo sát thực trạng và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý XD VHƯX tại các trường trên địa bàn khảo sát

Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước những năm gần đây đã nêu trên cho thấy, các tác giả đã nghiên cứu và làm rõ khái niệm VHƯX, những biểu hiện của VHƯX và tầm quan trọng của VHƯX Đồng thời cũng đề cập đến lý luận XD VHƯX, quản lý XD VHƯX và khảo sát thực trạng XD trên các địa bàn khảo sát khác nhau Theo nghiên cứu của tác giả, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại các trường TH TP.TDM, tỉnh Bình Dương Đây là đề tài cần được quan tâm nghiên cứu làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý GD VHƯX cho HS ở các trường TH tại địa phương

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Khái niệm hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học

chủ yếu biểu hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người

Qua những khái niệm nêu trên, VH là sản phẩm được sáng tạo từ con người, được duy trì và phát triển có sự tương tác của con người trong toàn bộ giá trị vật chất - tinh thần của con người cũng như trong mối quan hệ giữa con người với XH

và ngược lại Chính vì vậy VH chính là toàn bộ giá trị vật chất lẫn tinh thần được con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội và nó thể hiện sự phát triển của lịch sử loài người

Trang 29

1.2.1.2 Ứng xử

Theo tác giả Lê Thị Bừng (1997) trong tác phẩm “Tâm lý học ứng xử” của NXB Giáo dục Việt Nam cho rằng ƯX là sự phản xạ có điều kiện của người khác tác động lên mình trong tình huống cụ thể, rõ ràng, nhất định Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2000) của NXB Khoa học XH thì ƯX là những lời nói, thái độ, hành vi phù hợp trong giao tiếp với người khác

Từ quan niệm của các tác giả trên, có thể hiểu ƯX là cách xử sự có ý thức của con người được phản ánh qua lời nói, thái độ, hành vi của người đó để giải

quyết vấn đề trong một tình huống cụ thể Hay nói cách khác ƯX là một biểu hiện giao tiếp của con người, là sự phản xạ có điều kiện dưới sự tác động của người khác thông qua những hành vi, cử chỉ, thái độ, lời nói được thể hiện trong một tình huống

cụ thể, rõ ràng, nhất định trong các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với XH nhằm tạo ra kết quả cao trong giao tiếp

1.2.1.3 Văn hoá ứng xử

Văn hoá ứng xử theo tác giả Võ Bá Đức (2009) trong tác phẩm “Cẩm nang VHƯX và giao tiếp” của NXB Văn hoá thông tin TP.HCM cho rằng VHƯX là cách xử sự của con người, thể hiện suy nghĩ của con người thông qua hành động trong những mối quan hệ xung quanh VHƯX còn được quy định trong những phong tục tập quán, những giá trị truyền thông từ đời xưa

Trong bài viết “VHƯX và hành vi ƯX có văn hoá trong HS” của tác giả Trần Đăng Huy (2019) được đăng trên Tạp chí giáo dục số 26, cho rằng VHƯX là biểu hiện của giao tiếp được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của từng

cá nhân trong các môi trường khác nhau nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Dung (2019) cho rằng “VHƯX

là cách thức giao tiếp, đối nhân xử thế của con người, thể hiện qua thái độ và hành

vi của con người đối với tự nhiên, XH, bản thân, chịu ảnh hướng bởi luật pháp, phong tục tập quán, nền VH XH.”

Như vậy, có thể hiểu VHƯX thể hiện thái độ, cử chỉ, hành vi, cách nói năng chuẩn mực của con người có lối sống văn minh, ngôn ngữ giao tiếp lịch sự trong các mối quan hệ ƯX giữa con người với bản thân, gia đình và XH Hiểu theo cách

Trang 30

khác, VHƯX là một nội dung của VH lối sống, trình độ phát triển được thể hiện qua các giai đoạn cụ thể, nhất định của con người và XH

1.2.1.4 Giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học

Trong Từ điển Tiếng Việt thông dụng, tác giả Nguyễn Như Ý (1998) giải nghĩa: GD là sự tác động có hệ thống nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết của con người Theo tác giả Phạm Viết Vượng (2014), GD được xét theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp GD được hiểu theo nghĩa rộng

là một hoạt động GD tổng thể của nhà GD tác động trực tiếp hay gián tiếp lên các đối tượng GD nhằm hình thành cho đối tượng GD có các năng lực, phẩm chất toàn diện Còn GD được hiểu theo nghĩa hẹp cũng chính là một bộ phận của GD tổng thể dưới sự tổ chức, hướng dẫn của nhà GD lên các đối tượng GD nhằm hình thành

và phát triển cho các đối tượng GD có đạo đức, hành vi, thói quen ƯX chuẩn mực, đúng đắn với bản thân và XH

Từ các khái niệm GD và VHƯX, có thể hiểu: GD VHƯX là quá trình cung cấp cho HS những tri thức, hiểu biết về các khuôn mẫu ƯX đúng, những chuẩn mực hành vi xã hội về ƯX, có tác dụng định hướng cho thái độ, cử chi, hành vi, cách nói năng chuẩn mực trong những tình huống ƯX đối với bản thân, gia đình,

XH và với thế giới xung quanh

Trong trường TH, GD VHƯX là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong GD mang lại giá trị cao, các hành vi VH chuẩn mực giúp cho HSTH có nhận thức đúng, có cử chỉ, hành vi chuẩn mực, có suy nghĩ tích cực nhằm nâng cao chất

lượng GD ƯX có VH trong nhà trường Như vậy, GD VHƯX cho HSTH có thể hiểu

là một quá trình quan trọng trong GD có sự tác động của nhà GD là GV, NV nhà trường lên đối tượng GD là HSTH nhằm hình thành cho các em ý thức đúng đắn, cách cư xử, lời nói phù hợp, hành động, cử chỉ chuẩn mực giải quyết tình huống có vấn đề trong các mối quan hệ của con người với bản thân, tự nhiên và XH

1.2.2 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học

Trang 31

1.2.2.1 Quản lý

Tác giả Nguyễn Lộc (2010) trong “Lí luận về quản lí” cho rằng: “Quản lý

là quá trình thực hiện các chức năng như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động của tất cả các thành viên trong tổ chức, tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn đề đạt được mục tiêu mà tổ chức hướng đến Còn tác giả Trần Kiểm (2014) trong “Những vấn đề cơ bản của Khoa học Quản lí Giáo dục” quan niệm rằng: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý trong

tổ chức, tổ chức phải biết sử dụng, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách chặt chẽ nhằm đạt mục đích với hiệu quả cao cho tổ chức

Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu: Quản lý là quá trình thực hiện các hoạt động có sự tác động của chủ thể quản lý, điều phối đối tượng quản lý và những nguồn lực sẵn có được định hướng thông qua 4 chức năng: lập kế hoạch,

tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra của tổ chức

1.2.2.2 Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học

Theo tác giả Mỵ Giang Sơn (2020) trong “Quản lý hoạt động xây dựng VHƯX ở trường phổ thông” cho rằng: Quản lý hoạt động GD VHƯX ở trường phổ thông là quá trình thực hiện của HT tác động đến hoạt động XD VHƯX thông qua 4 chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) để hoàn thành mục tiêu XD VHƯX của nhà trường đề ra trước đó

Trong luận văn này, người nghiên cứu thống nhất với ý kiến của tác giả Mỵ

Giang Sơn Quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS tại trường TH chính là quá trình thực hiện của HT (chủ thể quản lý nhà trường) tác động đến toàn thể cán bộ GV,

NV của trường trong việc thực hiện hoạt động GD VHƯX cho HSTH thông qua 4 chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) để đạt được mục tiêu GD VHƯX mà nhà trường đã đề ra

1.3 Lý luận về về hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học

1.3.1 Đặc điểm học sinh tiểu học

Theo thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 về việc Ban hành điều

lệ trường TH, tại điều 33 xác định HS vào lớp 1 là 06 tuổi và được tính theo từng

Trang 32

năm Như vậy, độ tuổi của HSTH là từ 6 tuổi đến 10 tuổi HSTH với đặc điểm ngây thơ, hồn nhiên và kinh nghiệm về thế giới, về các mối quan hệ, về các hoạt động vẫn còn rất hạn chế HSTH có các đặc điểm như sau:

1.3.1.1 Đặc điểm về mặt nhận thức

Theo tác giả Lã Thu Thuỷ (2005) với bài viết “Đặc điểm nhận thức của HSTH và vai trò của cha mẹ trong việc phát triển nhận thức của con cái ở lứa tuổi này” đăng Tạp chí Tâm lý học, số 7 (67), tr.7 cho rằng: Ở lứa tuổi TH, trong quá trình nhận thức của các em ngày càng phát triển và có những tiến triển hơn so với

lứa tuổi mẫu giáo Cụ thể như sau: Quá trình tri giác của HSTH mang tính tổng

quát, không ổn định và chưa chú ý vào từng chi tiết nhỏ HS chưa có khả năng hiểu

và phân tích các đối tượng nhưng qua các hoạt động tại trường mà HS được học thì các em sẽ hình thành và phát triển khả năng quan sát, khả năng phân biệt, phân

tích các đối tượng nhất định; Khả năng ghi nhớ của các em hầu như là ghi nhớ một

cách máy móc Sau một thời gian học tập các em được rèn luyện thói quen và đã

có thể ghi nhớ các thông tin dựa trên các từ khoá, đặc điểm, ý nghĩa, ; HSTH có

khả năng tưởng tượng rất đơn giản và dễ thay đổi Khi các em trải qua thời gian

học tập, thông qua các hoạt động thì khả năng tưởng tượng của các em sáng tạo

hơn; Sự phát triển tư duy của HSTH từ hành động trực quan đến tiếp thu, chọn lọc

và tổng hợp các dữ liệu đã có trước đó

1.3.1.2 Đặc điểm về mặt nhân cách

Trong tác phẩm “Giáo trình Tâm lí học tiểu học” của đồng tác giả Bùi Văn Huệ, Phan Thị Thanh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2019) cho rằng: Nhân cách của HSTH còn đang trong quá trình hình thành và chưa có sự ổn định Do đó, các em sẽ luôn bộc lộ tính cách của mình một cách vô tư, hồn nhiên Bên cạnh đó thì khả năng cảm xúc của các em cũng chưa biết kiềm chế nhưng các em đã có sự trưởng thành hơn về mặt nhân cách so với trẻ ở mầm non Nhân cách tốt đẹp của HSTH đang dần được hoàn thiện và phát triển về tất cả mọi mặt khi được giáo dục đúng cách

1.3.1.3 Đặc điểm về hoạt động và môi trường

Theo Nguyễn Khắc Viện (1998) với tác phẩm “Tâm lý học sinh tiểu học” của NXB Trẻ cho rằng: HS đang từ hoạt động vui chơi dần chuyển sang hoạt động

Trang 33

học tập tại trường TH Các em bước đầu biết tự học, tự phục vụ bản thân, biết giúp

đỡ gia đình Do đó, đòi hỏi các nhà GD cần chú ý khi thực hiện hoạt động GD

- Giáo dục VHƯX giúp hình thành và phát triển nhân cách của HS

Trong “Cẩm nang công tác GD VHƯX trong nhà trường” của Bộ GD&ĐT (2012) do NXB Văn hoá thông tin phát hành cho rằng: GD VHƯX cho HS có ảnh hưởng không nhỏ đến cách cư xử, ƯX của con người thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hành vi chuẩn mực trong các mối quan hệ nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS

- Giáo dục VHƯX góp phần giải quyết các mẫu thuẫn, xung đột, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường

Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008

- 2013 xác định một trong những nội dung cơ bản của phong trào là: GD VHƯX cho HS là một hoạt động quan trọng trong nhà trường, giúp HS đạt được các kiến thức, kỹ năng cơ bản về ƯX VH thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hành vi chuẩn mực trong nhà trường góp phần XD trường học thân thiện, HS tích cực

Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng VHƯX trong trường học giai đoạn 2018-2025” Trong đó, bắt buộc 100% các trường học phải XD được Bộ QTƯX cho riêng từng nhà trường dựa trên Bộ QTƯX do Bộ GD&ĐT ban hành và các trường phải tăng cường tổ chức các hoạt động GD VHƯX cho HS Điều đó cho thấy, GD VHƯX cho HS là hoạt động rất quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân nhân cách cho HS một cách toàn diện (Thủ tướng Chính phủ, 2018)

Trang 34

1299/QĐ-Giáo dục VHƯX giúp cho HS có những thói quen ứng xử tích cực, kiểm soát cảm xúc được tốt hơn, suy nghĩ và hành vi cũng chuẩn mực hơn Đồng thời

GD VHƯX còn giúp HS có những kiến thức, hành động tích cực từ tư duy và thói quen Nói cách khác, GD VHƯX góp phần giải quyết các mẫu thuẫn, xung đột, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường

- Giáo dục VHƯX giúp HS biết cách tôn trọng bản thân, gia đình và xã hội, biết cách hợp tác, xây dựng, đoàn kết trong các mối quan hệ xung quanh

Giáo dục VHƯX hình thành các giá trị sống cho các em Giá trị sống của các em được hình thành qua VHƯX của chính bản thân các em, giúp cho mỗi cá nhân HS có thể xác định được những điều tốt, những điều quan trọng đối với bản thân, từ đó các em có thể tự điều chỉnh được hành vi của mình sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau Như vậy, GD VHƯX giúp HS biết cách tôn trọng bản thân, gia đình và XH, biết cách hợp tác, XD, đoàn kết trong các mối quan hệ xung quanh

- Giáo dục VHƯX góp phần xây dựng văn hóa nhà trường

VHƯX là một bộ phận của VH nhà trường GD VHƯX XD cho HS có cách

ƯX VH Xét từ góc độ tổ chức, mỗi HS là một thành tố góp phần XD hình ảnh về nhà trường của mình Do đó, có thể nói GD VHƯX góp phần XD VH nhà trường

1.3.3 Mục tiêu giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học

Quyết định số 1299/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 03/10/2018, phê duyệt Đề án “XD VHƯX trong trường học giai đoạn 2018-2025” Trong Đề án, xác định mục tiêu chung là tăng cường XD VHƯX trong trường học Bên cạnh đó, Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Ban hành Chương trình GD phổ thông đã xác định mục tiêu của Chương trình GD TH là: “Giúp HS hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào GD về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)

Như vậy, các mục tiêu cụ thể của GD VHƯX cho HSTH bao gồm: Hình thành cho các em ý thức, thái độ và hành vi ƯX thích hợp với chuẩn mực XH trong

Trang 35

mối quan hệ ƯX đối với XH, tự nhiên và bản thân; Hình thành môi trường giao tiếp

ƯX, thái độ, cử chỉ và ngôn ngữ ƯX một cách chuẩn mực; Giúp HS hình thành những suy nghĩ tích cực, biết lắng nghe, học hỏi và có thể tự XD cho bản thân mình một nền tảng nhân cách vững chắc để các em có thể phát huy trong cuộc sống

1.3.4 Nội dung giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học

Giáo dục VHƯX cho HSTH là quá trình có sự tác động của nhà GD là GV,

NV nhà trường lên đối tượng GD là HSTH nhằm hình thành cho các em ý thức đúng đắn, cách cư xử, lời nói phù hợp, hành động, cử chỉ chuẩn mực giải quyết tình huống có vấn đề trong các mối quan hệ của con người với bản thân, tự nhiên

và XH Trong phạm vi luận văn, tác giả xác định nội dung GD VHƯX cho HS tại

trường TH bao gồm:

a Giáo dục VHƯX trong các mối quan hệ với xã hội bao gồm:

- Với quê hương, đất nước: Điều 40, Luật Trẻ em 2016 được Quốc hội ban

hành ngày 05/4/2016 có quy định bổn phận của trẻ em với quê hương, đất nước như sau: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu quê hương, đất nước; Tôn trọng, bảo vệ bản sắc dân tộc và giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước; Biết ơn các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các chiến sĩ, người có công với quê hương, đất nước (Quốc hội khoá XIII, 2016)

- Với cộng đồng: Điều 39, Luật Trẻ em 2016 được Quốc hội ban hành ngày

05/4/2016 có quy định bổn phận của trẻ em với cộng đồng, XH như sau: Tôn trọng,

lễ phép với người lớn tuổi; Quan tâm, giúp đỡ mọi người phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình; Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; Chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn XH; Phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm pháp luật (Quốc hội khoá XIII, 2016)

- Với thầy giáo, cô giáo, NV trong trường và khách đến trường: Chào hỏi

và xưng hô lịch sự, lễ phép; Không được xúc phạm đến thân thể và danh dự người khác; Luôn vâng lời, tuân thủ theo sự hướng dẫn của thầy cô, NV trong trường; Khi gây ra lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi của mình; Biết chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của bản thân đối với thầy cô giáo, NV nhà trường và ngược lại; Tự tin bày

bỏ quan điểm của mình trước thầy cô giáo và NV nhà trường

Trang 36

- Với cha mẹ và người thân trong gia đình: Điều 37, Luật Trẻ em 2016 được

Quốc hội ban hành ngày 05/4/2016 có quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình như sau: Kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm, hiếu thảo đến mọi người trong gia đình; Biết giữ gìn truyền thống của gia đình; Có ý thức giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức mình (Quốc hội khoá XIII, 2016)

- Với bạn bè: Thân thiện, cở mở, chia sẻ và hoà nhã với bạn bè; Biết giúp

đỡ bạn bè, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, không được có những hành vi bạo lực học đường; Có thái độ rõ ràng trước những hành vi thiếu VH; Tự tin khi bày tỏ quan điểm của mình trước bạn bè

b Giáo dục VHƯX trong các mối quan hệ với tự nhiên: VHƯX trong các

mối quan hệ với tự nhiên gồm ý thức bảo vệ thiên nhiên; giữ gìn và bảo vệ cảnh quan…: Biết cách giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, giữ gìn và bảo vệ CSVC của trường lớp; Biết bảo vệ và giữ gìn tài sản, tài nguyên trong môi trường xung quanh phù hợp theo khả năng và lứa tuổi của HS; Biết cách sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước Sử dụng các trang thiết bị của nhà trường an toàn

c Giáo dục VHƯX trong mối quan hệ với bản thân: Điều 41, Luật Trẻ em

2016 được Quốc hội ban hành ngày 05/4/2016 có quy định bổn phận của trẻ em với bản thân VHƯX trong mối quan hệ với bản thân như sau: Sống có trách nhiệm với bản thân, biết giữ gìn tài sản của bản thân, không tự huỷ hoại phẩm chất, danh

dự của bản thân; Cần chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không tự ý bỏ học, làm việc riêng trong giờ học; Không bạo lực học đường, không xem những nội dung đồi truỵ (Quốc hội khoá XIII, 2016)

1.3.5 Phương pháp và hình thức giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học

1.3.5.1 Phương pháp giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; ” Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, cần có sự hiểu biết đúng đắn về việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Trang 37

người học (Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2013) Như vậy, phương pháp GD VHƯX cho HS tại trường TH được sử dụng bao gồm:

a Phương pháp nêu gương

Nêu gương là phương pháp mà mọi lời nói, việc làm, thái độ, hành vi của nhà giáo dục đều tác động trực tiếp đến việc GD VHƯX cho HS ở trường TH Chính

vì vậy đội ngũ CBQL, GV và NV nhà trường phải luôn học hỏi, tìm hiểu những kiến thức cơ bản về GD VHƯX cho HSTH để có thể nắm rõ nội dung của QTƯX trong nhà trường đối với GV và HS Từ đó, truyền đạt và GD các hành vi VHƯX cho HS một cách tốt nhất Trong quá trình GD VHƯX cho HS có thể sử dụng các tấm gương tiêu biểu hay những tấm gương sáng, gần gũi với HS để HS noi theo

và học tập theo về cách ƯX chuẩn mực chính là thầy cô, ba mẹ và người thân trong gia đình GV giúp HS hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS, từ đó HS

sẽ học hỏi, lựa chọn, tiếp thu và làm theo những điều tốt đẹp về cách ƯX VH của các tấm gương tiêu biểu thông qua phương pháp nêu gương

b Phương pháp thảo luận

Phương pháp thảo luận là phương pháp khi GV tổ chức cuộc đối thoại giữa

HS với HS hoặc giữa HS với GV về các chủ đề có liên quan đến VHƯX hiện nay của HS Phương pháp này rất thích hợp trong việc GD VHƯX cho HS HS sẽ được giải đáp về các câu hỏi, tình huống khó xử để cùng tìm ra nguyên nhân, cách giải quyết hợp lý nhất giúp HS có thể điều chỉnh nhận thức và những hành vi VHƯX góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS Phương pháp thảo luận đạt hiệu quả tốt nhất khi GV biết lựa chọn những chủ đề về VHƯX có ý nghĩa thiết thực, gần gũi với HS Trong quá trình thảo luận GV nên tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ, thân thiện cho HS trao đổi ý kiến lẫn nhau, tránh căng thẳng và không áp đặt ý kiến cá nhân chủ quan của GV vào HS

c Phương pháp luyện tập

Phương pháp luyện tập là phương pháp GV tổ chức, hướng dẫn HS vận dụng các kĩ năng để thực hiện các hoạt động với các chủ đề về VHƯX GV có thể tổ chức thường xuyên cho HS trong quá trình học tập các môn học, trong tiết sinh hoạt dưới sân cờ hay sinh hoạt lớp, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, Trong

Trang 38

các hoạt động GD VHƯX cho HS, GV sẽ tìm hiểu, chọn lọc các nội dung, chủ đề, hình thức luyện tập VHƯX, phù hợp với từng đối tượng HS GV cần lập kế hoạch

cụ thể, theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn trong quá trình luyện tập

để HS có thể hình thành thói quen với những hành vi chuẩn mực về VHƯX nhằm đạt hiệu quả cao trong mục tiêu mà GV đã đề ra

d Phương pháp thực hành trải nghiệm

Phương pháp thực hành trải nghiệm là phương pháp giúp HS có thể tìm hiểu trong quá trình tự mình trực tiếp tham gia khám phá và lĩnh hội các hành vi chuẩn mực về VHƯX một cách chân thật nhất Nhà trường có nhiều hoạt động GD VHƯX cho HS tham gia trực tiếp như: tham gia các buổi giao lưu với các chú bộ đội, công an, bác sĩ, các cựu chiến binh và các hội thi Khi trực tiếp tham gia các hoạt động thực tiễn giúp HS thể hiện lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ ƯX VH đối với mọi người, với tự nhiên và bản thân

1.3.5.2 Hình thức giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học

a Thông qua quá trình dạy học, lồng ghép tích hợp vào các môn học

Quá trình dạy học là quá trình mà GV tổ chức hướng dẫn HS có kế hoạch, có mục đích nhằm giúp HS tiếp nhận, lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng để hình thành nhân cách cho HS Hoạt động GD VHƯX cho HS được lồng ghép vào các hoạt động dạy và học của nhà trường trong từng môn hoặc liên hệ kiến thức ngoài nội dung bài học giúp cho HS hiểu được các giá trị của VHƯX và biết tự điều chỉnh các hành vi của mình cho đúng

b Thông qua hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ GD&ĐT ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/20218 bao gồm Chương trình GD

phổ thông 2018 cấp TH, trong đó: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động GD bắt

buộc từ lớp 1 đến lớp 12 Ở TH, hoạt động trải nghiệp nhằm hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực đặc thù Hoạt động trải nghiệm giúp HS phát triển tối đa những thế mạnh của HS giúp HS hiểu được các giá trị, trách nhiệm của bản thân và thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh trong cuộc sống (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)

Trang 39

Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung GD toàn diện cho HS theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT, đây là hoạt động tiếp nối của hoạt động dạy học trên lớp giúp HS khắc sâu các kiến thức học tập Để thực hiện các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp đối với HSTH, các trường thực hiện nghiêm túc các nội dung GD có đầy đủ mục đích, kế hoạch, nội dung và phương pháp phù hợp

sẽ tạo cho các em được tham gia vào các mối quan hệ XH phong phú, đa dạng (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006)

Chính vì vậy, thông qua hoạt động trải nghiệm, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp giúp HS có cơ hội thể hiện năng lực cá nhân; rèn luyện các kỹ năng giao tiếp,

sự tự tin; phát triển toàn diện nhân cách cho HS, là điều kiện thuận lợi để các em phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tin trong quá trình rèn luyện và học tập

c Thông qua các phong trào, hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức

Các trường TH thường xuyên tổ chức các hoạt động XH thực tiễn ứng với các chủ điểm của từng tháng trong năm như: kỉ niệm ngày sinh nhật Bác; ngày Nhà giáo Việt Nam; ngày Quốc tế Phụ nữ; ngày Quân đội nhân nhân Việt Nam; ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; và phát động các phong trào như: kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, thắp hương đài liệt sĩ tưởng nhớ các vị anh hùng, chiếc cặp mơ ước giúp các bạn khó khăn, để duy trì và phát huy các giá trị

VH tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam ta Thông qua các hoạt động trên giúp HS hiểu rõ ý nghĩa của từng hoạt động, từng phong trào do nhà trường tổ chức gắn liền với các chủ điểm để GD VHƯX cho HS và nâng cao chất lượng GD

sử dụng nhiều hình thức tổ chức khác nhau như: tổ chức trò chơi, các buổi xem phim, kể chuyện, các cuộc thi trong lớp, các buổi trò chuyện, trong các tiết sinh

Trang 40

hoạt tập thể GD VHƯX cho HS nhằm giúp HS thể hiện sự tự tin trong giao tiếp,

sử dụng tốt các kĩ năng vốn có của mình và thể hiện sự sáng tạo của bản thân khi tham gia cùng các bạn khác Từ đó, các em sẽ đoàn kết, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau

Qua các buổi sinh hoạt dưới sân cờ và sinh hoạt tập thể HS giúp HS hệ thống hoá các tri thức và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân về cách

ƯX có VH với mọi người xung quanh trong các hoạt động học tập và vui chơi cũng như ứng xử với chính bản thân mình trong việc thực hiện đúng các QTƯX trong nhà trường

1.3.6 Đánh giá kết quả giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học

Đánh giá kết quả GD VHƯX giúp nhà GD xác định được những nội dung của các hoạt động chưa phù hợp để có kế hoạch bổ sung hướng dẫn kịp thời, tổ chức và thực hiện các hoạt động lại cho phù hợp Đồng thời sẽ có những phương

án điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, kịp thời trong từng hoạt động GD VHƯX cho

HS nhằm đạt được mục tiêu đề ra Công tác đánh giá và nhận xét phải thường xuyên, định kì hằng tuần, hằng thàng, hằng năm để thấy được những hạn chế, khó khăn trong quá trình GD VHƯX cho HS tại nhà trường và rút kinh nghiệm cho những kế hoạch hoạt động GD VHƯX cho HS tiếp theo Từ những kết quả mà HS thực hiện và đạt được trong quá trình GD VHƯX, nhà trường sẽ đánh giá lại, tìm

ra ưu điểm và hạn chế của các kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động GD VHƯX cho HS Từ đó, CBQL, GV sẽ điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, phương pháp, hình thức, nội dung, kiểm tra đánh giá hoạt động GD VHƯX cho HS phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng HS để các em được học tập và rèn luyện được một cách tốt nhất Việc đánh giá này có thể tiến hành như sau: Cần tạo điều kiện cho

HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng (HS đánh giá lẫn nhau) GV nhận xét về biểu hiện VHƯX của HS vào cuối mỗi tiết học, cuối các hoạt động tập thể, cuối các phong trào mà HS tham gia; Nhà trường nhận xét các biểu hiện VHƯX của HS trong các buổi sinh hoạt dưới sân cờ hằng tuần sáng thứ hai

1.4 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học

Ngày đăng: 19/03/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN