1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình cho thuê xe đạp tại thành phố Hồ Chí Minh

77 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 5,46 MB

Nội dung

TÓM TẮT BÁO CÁO Đề tài “Mô hình cho thuê xe đạp tại Thành phố Hồ Chí Minh – nghiên cứu ứng dụng thí điểm tại khu Đô thị Đại học Quốc Gia Thành phô Hồ Chí Minh” được hình thành từ nhu cầu

Trang 2

ĐỀ TÀI:

“MÔ HÌNH CHO THUÊ XE ĐẠP TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH – NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THÍ ĐIỂM TẠI KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC QUỐC GIA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ”

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

GIÁO VIÊN HƯƠNG DẪN

ThS: BÙI VIỆT THÀNH

Trang 3

TÓM TẮT BÁO CÁO

Đề tài “Mô hình cho thuê xe đạp tại Thành phố Hồ Chí Minh – nghiên cứu ứng dụng thí điểm tại khu Đô thị Đại học Quốc Gia Thành phô Hồ Chí Minh” được hình thành từ nhu cầu cao của sinh viên sinh

sống trong khu vực Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TPHCM) mong muốn có phương tiện

di chuyển phù hợp hơn trong khi khu vực ĐHQG TPHCM chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu đi lại cho các sinh viên Bên cạnh đó, ý tưởng này nhằm hướng đến việc sử dụng xe đạp bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khỏe Mục tiêu chính của đề tài là tạo ra một dự án khả thi và hiệu quả, nhằm xây dựng mô hình cho thuê xe đạp trong khu ĐHQG TPHCM đáp ứng nhu cầu đi lại của các sinh viên; đảm bảo sinh thái môi trường, phát triển bền vững và có khả năng nhân rộng trong tương lai

Trong giai đoạn hiện tại, dự án sẽ bố trí 4 trạm cho thuê xe với đối tượng thụ hưởng là tất cả sinh viên có nhu cầu thuê xe trong nội bộ khu vực ĐHQG TPHCM Dự án sau khi được vận hành hứa hẹn sẽ mang lại 3 lợi ích cơ bản:

Về mặt phát triển cộng đồng, dự án sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhu cầu đi lại của sinh viên với chi phí phù

hợp; thông qua việc đi xe đạp, sinh viên sẽ hình thành thói quen tốt cho việc rèn luyện sức khỏe, thiết lập nên các mối quan hệ cộng đồng, nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường

Về mặt bảo vệ môi trường, việc sử dụng xe đạp sẽ khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết

kiệm nguồn tài nguyên của thiên nhiên

Về mặt xây dựng bền vững, trạm được thiết kế đáp ứng đầy đủ tiêu chí của một công trình xanh với

vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, các hoạt động xây dựng không tạo ra các chất độc hại đến môi trường

Phương pháp nghiên cứu chính mà chúng tôi sử dụng là nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính, thu thập và xử lý các số liệu thứ cấp

Đây là một đề tài mang tính xã hội cao nên chúng tôi sẽ liên kết để nhận được hỗ trợ kinh phí thêm từ:

Ban lãnh đạo ĐHQG TPHCM; các công ty có nhu cầu đầu tư, quảng cáo; cũng như các tổ chức xã hội trong cả nước Tổng kinh phí thực hiện dự án là 200.000 triệu vnđ

Kết quả đạt được của dự án là tạo ra mô hình cho thuê xe đạp đáp ứng nhu cầu đi lại cho sinh viên trong

khu vực ĐHQG TPHCM, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cao cho nhiều phía Bên cạnh việc quảng bá hình ảnh của ĐHQG TPHCM, dự án sẽ hình thành thói quen bảo vệ môi trường chung cho xã hội trên cơ sở nhân rộng

mô hình, đảm bảo sự nghiệp phát triển bền vững

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình từ quí thầy cô, giúp chúng tôi bổ sung kiến thức chuyên môn để củng cố những gì đã được học Ngoài ra, đây còn là cơ hội giúp chúng tôi có điều kiện áp dụng những kiến thức đã được học đi vào thực tiễn Hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Người hướng dẫn: Thầy Bùi Việt Thành – Giảng viên khoa Đô Thị học đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài

Th.s KTS Phùng Hải Đăng – Giảng viên khoa Đô Thị Học đã giúp chúng tôi giải đáp rất nhiều thắc mắc về lĩnh vực thiết kế xây dựng trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài

Th.s Nguyễn Quốc Bảo Phúc – Phó ban Quản lí dự án ĐHQG TP.HCM đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Ban quản lí Kí túc xá ĐHQG TP.HCM đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện khảo sát cũng như góp ý kiến xây dựng đề tài

Bạn Hà Dũng - sinh viên trường Đại Học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ

về mặt kĩ thuật giúp chúng tôi hoàn thành các bản vẽ thiết kế

Các anh, chị, các bạn sinh viên tại Kí túc xá ĐHQG TP.HCM đã luôn tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian nghiên cứu, tìm tòi và đi thực tế

Cuối cùng, xin cảm ơn:

Công ty HOLCIM Việt Nam đã tạo điều kiện, sắp xếp lên kế hoạch tổ chức cuộc thi cho chúng tôi có một sân chơi để có thể thể hiện khả năng của mình

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM, Quí thầy cô Khoa Đô thị học

là nơi cung cấp kiến thức giúp chúng tôi có điều kiện học tập và trau dồi khả năng nghiên cứu khoa học

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Mục tiêu của đề tài 12

3 Giới hạn và Phương pháp nghiên cứu của đề tài 13

PHẦN II: NỘI DUNG 16

Chương 1: Tổng quan và các vấn đề nghiên cứu của mô hình 17

1 Tổng quan tình hình mô hình cho thuê xe đạp ở Việt Nam và Thế giới 17

2 Các vấn đề văn hóa, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu 26

Chương 2: Phương án thiết kế 31

1 Giới thiệu chung về mô hình 31

2 Cơ sở hạ tầng 32

3 Quản lí vận hành 49

4 Quản lí an toàn 55

5 Kinh phí vận hành dự án 56

Chương 3: Giai đoạn ứng dụng thực tế 61

1 Các giai đoạn thực hiện 61

2 Thuận lợi, khó khăn 65

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67

Trang 6

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

ĐHQG TPHCM được thành lập theo quyết định số 16/CP ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính Phủ, nhằm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đại học và sau đại học đến năm

2020 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ĐHQG TPHCM đang nỗ lực xây dựng một khu đô thị đại học đầu tiên của cả nước Trong quá trình hình thành và phát triển ĐHQG TPHCM không ngừng được nâng cấp, điều chỉnh với quy hoạch chung phù hợp với lộ trình phát triển Hiện các trường đại học đã tập trung về một khu vực và liên thông, cũng đã có

Kí túc xá với hàng chục ngàn chỗ ở, mạng lưới đường giao thông đã định hình khung Nhìn chung vào thời điểm này, các cơ sở hạ tầng và kỹ thuật cũng như các dịch vụ của khu Đô thị ĐHQG TPHCM đã dần hoàn thiện và đi vào hoạt động

Vị trí Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

Theo định hướng phát triển chung của khu đô thị ĐHQG, số lượng sinh viên về đây học tập sẽ đạt gần 60.000 sinh viên Lượng sinh viên này rất cần những phương tiện đi lại hiệu quả

và phù hợp với điều kiện kinh tế của họ Các phương tiện để các bạn di chuyển đến từng địa điểm học tập như từ các trường đại học về kí túc xá, từ kí túc xá đến các khu vui chơi, giải trí chủ yếu là bằng phương tiện xe gắn máy, một số nhỏ trong đó là xe bus, xe đạp và đi bộ Tuy nhiên, các địa điểm quan trọng trong khu vực ĐHQG TPHCM đặt khá xa nhau, điều này dẫn đến việc:

Đi bộ

Đi xe gắn máy

Đi xe đạp

Linh hoạt, thân thiện với môi trường và an

toàn

Trang 9

Theo khảo sát thực tế từ các bạn sinh viên đã và đang sinh sống, học tập trong khu vực ĐHQG TPHCM đa số đều mong muốn có một phương tiện đi lại phù hợp hơn Xét thấy xe đạp là phương tiện thích hợp nhất, nên được khuyến khích sử dụng trong ĐHQG TPHCM vì những lí do cơ bản sau:

Để xác định nhu cầu thực tế của các bạn sinh viên về phương tiện đi lại từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu và đưa ra phương án xây dựng ý tưởng mô hình xe đạp cho thuê một cách tốt nhất, nhóm chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ, với đối tượng là 300 sinh viên tại khu vực Đô thị ĐHQG TPHCM

Kết quả khảo sát:

1 Chi phí dành cho đi lại trong 1

tháng

Từ 100 đến 200 nghìn vnd 122 41.22

2 Những địa điểm thường xuyên lui tới:

 Thứ nhất, tính linh hoạt, mọi người có thể di chuyển một cách dễ dàng từ địa

điểm này đến địa điểm khác mà không tốn quá nhiều sức lực và thời gian Xe đạp nhỏ gọn, ít chiếm không gian và dễ cất giữ

 Thứ hai, tính thân thiện với môi trường, xe đạp là một phương tiện không khói, vừa giúp sinh viên rèn luyện sức khỏe, vừa hoàn toàn “an toàn với môi trường”

 Thứ ba, tính an toàn, khi sử dụng xe đạp sẽ hạn chế tối đa các tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra - một trong những hiện trạng nhức nhối của xã hội hiện nay

Trang 11

Trong đó, các kết quả khảo sát đáng chú ý:

 Ủng hộ việc xây dựng mô hình: 84,1%

Xuất phát từ thực tế đó, nhóm chúng tôi hình thành nên ý tưởng và xây dựng đề tài: “MÔ

HÌNH CHO THUÊ XE ĐẠP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THÍ ĐIỂM TẠI KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ” Mô hình này không phải là quá mới ở Việt Nam, tuy nhiên các mô hình trước đây và

ở hiện tại phần lớn vẫn phục vụ cho dịch du lịch nhiều hơn là việc cung ứng một loại hình đi lại cần thiết cho các hoạt động khác; cũng như chưa có sự nghiên cứu thấu đáo từ đó dẫn đến nhiều hạn chế trong cách vận hành sử dụng mô hình, phương thức duy trì mô hình hợp lý

Thông qua đề tài nghiên cứu này nhóm chúng tôi sẽ mang lại một loại hình di chuyển hợp lý hơn cho sinh viên trong khu Đô thị ĐHQG TPHCM, đảm bảo các yếu tố về môi trường

và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước ta hiện tại Đề tài sẽ hướng đến tính ứng dụng thực tế cao và khả năng nhân rộng mô hình tại nhiều địa điểm hơn trong cả nước

Trang 12

2 Mục tiêu của đề tài

toán hơn Dựa trên những tiêu chí đó, mục tiêu tổng quát của đề tài là tạo ra một dự án khả thi và hiệu quả, nhằm xây dựng mô hình cho thuê xe đạp trong khu Đô thị ĐHQG TPHCM đáp ứng nhu cầu đi lại của các sinh viên; đảm bảo sinh thái môi trường, phát triển bền vững và có khả năng nhân rộng trong tương lai

2.2 Mục tiêu cụ thể

Để hoàn thành mục tiêu tổng quát trên, trong quá trình thực hiện đề tài, các thông tin

nghiên cứu sẽ phải làm sáng tỏ các mục tiêu cụ thể sau:

 Đánh giá nguyên nhân làm cho việc đi lại của sinh viên trong khu đô thị đại học còn nhiều khó khăn

 Tìm hiểu nhu cầu chung của các sinh viên về việc đi lại trong khu Đô thị đai học

 Tìm hiểu các mô hình và dịch vụ cho thuê xe đạp tại Việt Nam và trên thế giới

 Đánh giá hiện trạng chung trong khu Đô thị ĐHQG TPHCM

 Tìm hiểu đặc điểm chung của các địa điểm chọn làm trạm chờ

 Đề xuất các phương án và xây dựng mô hình cho thuê xe đạp trong khu Đô thị ĐHQG TPHCM

 Đề xuất các hoạt động nhân rộng mô hình về sau

Trang 13

3 Giới hạn và Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.1 Giới hạn

3.1.1 Về không gian

Mô hình chọn nghiên cứu thí điểm trong khu vực Đô thị ĐHQG TPHCM Vì đây là một

mô hình ứng dụng tương đối mới mẻ tại Việt Nam nên ĐHQG TPHCM là một địa điểm lí tưởng để thực hiện thí điểm ĐHQG TPHCM là một khu vực có phạm vi rõ ràng, tương đối khép kín, có quy hoạch chi tiết cụ thể trong tương lai nên dễ dàng trong việc quản lí Hạ tầng ở khu vực này cũng được đầu tư mới với chất lượng đường sá tốt, cảnh quan đẹp; lượng xe lưu thông không nhiều, chủ yếu là xe buýt và xe máy cá nhân, tốc độ lưu thông chậm nên tạo ra tính an toàn, thân thiện cho người sử dụng xe đạp Các địa điểm trong khu vực ĐHQG TPHCM cũng tương đối gần nhau (cách nhau khoảng 15 đến 20 phút), khoảng cách này rất

hợp lí cho việc sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại

3.1.2 Về thời gian

Việc vận hành và sử dụng mô hình sẽ được phân chia theo các giai đoạn cụ thể nhằm dễ dàng đánh giá tình hình cung ứng, các chi phí khác đi kèm Các giai đoạn này sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau

3.1.3 Đối tượng thụ hưởng

Chủ yếu là các sinh viên sinh sống trong khu vực ĐHQG TPHCM Chọn sinh viên là đối tượng thụ hưởng chính của đề tài, chúng tôi muốn hướng đến những mục tiêu sau:

 Thứ nhất, số lượng sinh viên tại ĐHQG TPHCM tương đối lớn, tuy nhiên, sự đáp ứng của các phương tiện công cộng phục vụ sinh viên vẫn chưa nhiều, chủ yếu là xe buýt Bên cạnh đó, nơi bố trí trạm chờ xe buýt hiện tại vẫn chưa hợp lí, khiến việc đi lại của sinh viên gặp nhiều khó khăn

 Thứ hai, sinh viên là tầng lớp có ý thức cao, lại được tiếp cận với thông tin mới nhất, nhanh nhất và công nghệ tiên tiến hiện đại, hơn ai hết họ là những người nắm vững trách nhiệm bảo vệ môi trường ở hiện tại Trong tương lai, nếu mô hình thành công và ứng dụng rộng rãi, sẽ tạo ra một thói quen sử dụng xe đạp trong tầng lớp sinh viên,

Trang 14

điều này mang lại sự dễ dàng trong việc nhân rộng mô hình ở những giai đoạn sau, và

ở những khu vực khác Vì sinh viên chính là những thế hệ của tương lai, của đất nước

Chính vì vậy, trong mô hình này, sinh viên không những là đối tượng thụ hưởng, đối tượng phục vụ chính mà còn là đối tượng có thể mang lại sự thành công của mô hình sau này

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chung

Đề tài sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp quy nạp, trong đó kết hợp các

phương pháp khác như: diễn dịch, so sánh, mô tả, phân tích, giải thích

3.2.2 Phương pháp cụ thể

 Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm tìm ra các quy luật chi phối các hiện tượng xã hội bằng cách đi tìm những mối quan hệ tương quan giữa các sự kiện xã hội, giữa một số biến

số nhất định Các phương pháp nhỏ sử dụng nghiên cứu định lượng gồm có:

- Phương pháp nghiên cứu diễn dịch, khởi đầu từ các ý tưởng tổng quát hình thành các

lý thuyết và áp dụng vào thực tiễn xã hội tìm các sự kiện xã hội để kiểm chứng các ý tưởng, lý thuyết đưa ra

- Sử dụng bảng hỏi thu thập thông tin và ý kiến của các bạn sinh viên về vấn đề đi lại khu Đô thị ĐHQG TP.HCM Nhóm nghiên cứu xác định sinh viên có cùng độ tuổi và

tâm sinh lý nên có nhu cầu và cách đánh giá giống nhau, nên nhóm nghiên cứu giới hạn mẫu đa số các là sinh viên sinh sống trong khu túc xá để dễ dàng trong việc tiếp cận

 Phương pháp nghiên cứu định tính:

Quan niệm sự kiện xã hội, nhân văn là sự kiện tổng thể không thể chia cắt thành các biến

số để nghiên cứu Thực tại xã hội do con người “cùng nhau thiết kế ra” nên không thể hiểu được từ bên ngoài Phương pháp nghiên cứu định tính tìm kiếm ý nghĩa, động cơ, ý hướng của người thực hiện hành động xã hội Các phương pháp nhỏ sử dụng nghiên cứu định tính gồm có:

Trang 15

- Phương pháp nghiên cứu quy nạp: quan sát thế giới thực, tìm kiếm mẫu hình quan sát,

tổng quát hóa những vấn đề đang xảy ra

- Phương pháp thu thập thông tin thông qua phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm tiêu điểm

- Phương pháp quan sát: được thực hiện chủ yếu trong qua trình nghiên cứu thực tế

hiện trạng các địa điểm đặt trạm, quan sát tình hình tại địa bàn

 Phương pháp nghiên cứu dữ liệu có sẵn:

Thông qua nghiên cứu các dữ liệu có sẵn như: các đề tài, các công trình nghiên cứu, nguồn số liệu thống kê, các báo cáo hội thảo, các thông tin dữ liệu… liên quan đến vấn đề nghiên cứu; dựa trên cơ sở những tư liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau; những khía cạnh thực tế quan sát được và các biên bản thu được qua quá trình phát bảng hỏi và phỏng vấn sâu, các dữ liệu sẽ được xử lý khoa học trước khi trở thành nguồn thông tin chủ đạo cho quá trình xây dựng ý tưởng

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH

1 Tổng quan tình hình mô hình cho thuê xe đạp ở Việt Nam và Thế giới

1.1 Thế giới

Di chuyển bằng xe đạp là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ ở các đô thị tại châu

Âu Hiện nay, hơn 100 thành phố đã mở dịch vụ cho thuê xe đạp để khuyến khích người dân

di chuyển bằng phương tiện thân thiện với môi trường này Dưới đây là một số mô hình tiêu biểu:

Mô hình xe đạp Velib ở Paris (Pháp)

Năm 2011 thủ đô Paris đã xây dựng mô

hình dịch vụ xe đạp công cộng với hơn

10.600 chiếc xe được đặt tại 750 trạm trên

toàn thành phố Dịch vụ này gọi là Velib -

kết hợp giữa hai chữ Velo và Liberte theo

tiếng Pháp có nghĩa là “xe đạp và tự do”

Đây là một sáng kiến nhằm đấu tranh chống

tắc nghẽn giao thông và tình trạng ô nhiễm

môi trường đang xảy ra ở thành phố

Khoảng cách giữa các trạm cho thuê

Vélib trung bình chỉ khoảng 500 mét Các

trạm tự động của mô hình Vélib được bố trí

ở các vị trí thuận tiện như gần ga tàu, bến xe,

khu vực công viên, khu danh lam thắng

cảnh, khu thể thao, trung tâm mua sắm…

Tại các trạm tự động, du khách nước ngoài

có thể dễ dàng thuê xe vì tại đây có bản

hướng dẫn bằng 8 thứ tiếng khác nhau và có Mô hình xe đạp Velib

Trang 18

thể thanh toán phí thuê xe bằng thẻ tín dụng

Chi phí cho một năm sử dụng xe đạp là 39,50 USD, trong khi đó, giá thuê xe 1 ngày là 1,36USD, giá 7 ngày là 6,80 USD Trong nửa tiếng đầu tiên, người sử dụng được dùng xe miễn phí, nhưng tiếp sau đó họ phải trả tiền Mượn xe qua ngày với 6 tiếng sử dụng sẽ tốn

55USD

Hiện tại, thủ đô Paris đã có gần 400km đường dành cho xe đạp Chính từ sự quan tâm và tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi của chính quyền sở tại, cũng như quá trình hoạt động hiệu quả; theo thống kê tới nay đã có hơn 40 triệu lượt người sử dụng Velib, trong đó có khoảng 150.000 người đăng ký thuê bao xe với thời gian 1 năm (số liệu 10/2009) Đối với người dân Paris, dịch vụ xe đạp là một lựa chọn giao thông công cộng khác bên cạnh tàu điện ngầm, xe buýt và xe điện Việc sử dụng xe đạp rất phù hợp cho việc đi lại ở những quãng ngắn, khi có nhu cầu đến địa điểm nào đó thật nhanh nhưng không thích đi bộ Còn với du khách có thể sử

dụng Velib khi muốn tham quan du lịch các địa điểm nổi tiếng nào đó trong thành phố

Mô hình xe đạp Bixi ở Montreal (Canada)

Montreal được biết đến như là thành phố lớn nhất bang Quebec và là thành phố lớn thứ nhì của Canada Tại đây, vào năm 2008 hệ thống Bixi là chữ viết tắt của hai chữ tiếng Pháp

“Bicyclette” và “Taxi” – đã được hình thành Bixi là một hệ thống cho thuê xe đạp phục vụ công cộng với quy mô lớn trên thế giới Ý tưởng đã lan rộng khắp các tiểu bang khác trong Canada và tới Úc Châu (Melbourne 5/2010), Âu châu (London, Paris, Barcelone 7/2010), Mỹ (Boston, Washington 8/2010), Á châu (Soul 3/2011), và nhiều nơi khác

Mô hình xe đạp Bixi

Trang 19

Dịch vụ Bixi này bắt đầu hoạt động đầy đủ kể từ ngày 12/5/2009 với 3000 chiếc xe đạp tại 300 trạm cho thuê và trả xe tự phục vụ tại 3 quận Ville-Marie, Plateau Mont-Royal và Rosemont-La petit-Patrie trong thành phố Montreal Năm 2011, hệ thống Bixi mở rộng mạng lưới đến NDG, Verdun, và Ahuntsic với 5000 chiếc xe đạp và 400 trạm cho thuê

Không chỉ người dân địa phương thường xuyên sử dụng Bixi mà du khách khi đến với Montreal cũng rất thích sử dụng dịch vụ này để du lịch, thưởng ngoạn Mô hình này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi muốn di chuyển trong thành phố Các xe đạp trên đều bằng nhôm có thể tái chế, được sản xuất tại địa phương và các trạm gửi xe đều hoạt động bằng năng lượng mặt trời, tiết kiệm năng lượng Chính vì vậy mà Bixi đã nhanh chóng phát triển và được nhân rộng Chúng góp phần hình thành nên ý thức của người dân cùng nhau xây dựng một thành phố không ô nhiễm, trong sạch Chi phí thuê xe đạp gồm có:

- Đối với hội viên là 78 đôla/năm, 28 đôla/tháng

- Đối với khách thuê ngắn hạn là 12 đôla/72 giờ hoặc 5 đôla/ngày Được miễn phí 45 phút đầu tiên đối với hội viên, 30 phút cho khách thuê ngắn hạn; người thuê phải trả thêm phụ phí cho những phút sau đó

- Ngoài ra, người thuê ngắn hạn phải đặt cọc 250 đôla và cam đoan sẽ trả lại xe trong vòng 10 ngày

Hiện nay trên thế giới, tại các thành phố lớn người ta đang tìm cách giảm bớt ôtô, xe máy

để cải thiện môi trường sinh hoạt trong thành phố, bớt lệ thuộc vào nguồn năng lượng ngày càng khan hiếm Do đó, Bixi được ra đời và được sự hưởng ứng nhanh chóng ở khắp mọi nơi

Mô hình xe đạp tại Copenhagen (Đan Mạch)

Copenhagen là được coi là một trong những thành phố của tương lai bởi kiến trúc và hệ thống giao thông đô thị thân thiện với môi trường – tạo điều kiện tối đa cho người đi xe đạp

Xe đạp ở Copenhagen cũng như ở Đan Mạch là một phương tiện giao thông quan trọng, chiếm

ưu thế về cảnh quan đô thị Thành phố đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đi xe đạp, với

Trang 20

khoảng cách ngắn, địa hình bằng phẳng, hệ thống đường rộng rãi và được thiết kế phù hợp cho việc di chuyển bằng xe đạp

Lịch sử hình thành

Xe đạp trở nên phổ biến ở Copenhagen vào đầu thế kỷ 20 đến khi thành phố thiết lập

hệ thống giám sát từ năm 1995, thì đi xe đạp

đã không ngừng tăng lên, đạt 41% vào năm

2004 và 50% vào năm 2010 cho các cư dân sống trong thành phố Copenhagen Từ những năm 1980 cho đến nay, con đường vành đai xanh trong thành phố Copenhagen đã tăng gần gấp đôi chiều dài trong năm 2010, dài 397 km (246 dặm)

Mô hình xe đạp công cộng

Các góc phố ở Copenhagen có những phần nam châm để đỗ xe đạp và một vài trong

số đó là xe đạp dựng sẵn cho người dân và khách tham quan toàn quyền sử dụng Có

2500 xe đạp như thế để ở 125 chỗ quanh thành phố Chỉ cần cho vào máy 20kr (3.75 USD) là bạn có thể lấy xe ra và dạo quanh thành phố Khi trả lại xe vào chỗ cũ, bạn sẽ nhận lại tiền Còn ở những thành phố khác tại Đan Mạch, đến bất kỳ trạm thông tin du lịch nào, bạn cũng có thể thuê một chiếc xe đạp để vi vu

Hầu hết các trạm xăng, siêu thị đều có dụng cụ để sửa chữa xe đạp đơn giản, tiện dụng Thị trấn nào cũng có bãi đậu xe đạp riêng Ở Đan Mạch, vòi bơm tự động có khắp nơi, bạn cứ tạt vào góc đường, vặn vòi rồi bơm xe nếu cần

Văn hóa xe đạp tại Copenhagen

Trang 21

Bên cạnh các sách hướng dẫn du lịch thông thường, Đan Mạch còn có nhiều cuốn guidebook hướng dẫn đầy đủ các tuyến đường, khoảng cách, loại địa hình, thời gian đạp xe,

chặng nghỉ, điểm tham quan, mẹo sử dụng và sửa chữa xe đạp

- Trong năm 2001, Copenhagen xây dựng chiến lược xe đạp đầu tiên với việc ban hành

"Chính sách dành cho xe đạp giai đoạn 2002-2012" như một cách ưu tiên xe đạp trong quy hoạch thành phố và phối hợp các sáng kiến cải thiện điều kiện đi xe đạp

- Trong năm 2007 thành phố phê duyệt và ban hành một "Kế hoạch hành động vì an toàn giao thông xe đạp 2007-2012" để hỗ trợ với mục tiêu giảm 50% số vụ tai nạn so với năm 1996 Kế hoạch này kêu gọi xây dựng lại đường phố và các nút giao thông trong thành phố và đã xác định được 20 nút giao thông đặc biệt nguy hiểm sẽ được

xây dựng lại

- Ngày 01/12/2011, Hội đồng thành phố nhất trí thông qua các chiến lược mới về xe đạp, đó là "good, better, best – The City of Copenhagen’s Bicycle Strategy 2011-2025" nhằm mục đích làm cho Copenhagen trở thành thành phố tốt nhất thế giới về sử dụng xe đạp

Phương thức thực hiện

Với mục tiêu chính là tăng tỷ lệ sử dụng xe đạp lên đến 50% trong tổng các chuyến đi lại,

và làm cho Copenhagen thành phố đi xe đạp tốt nhất trên thế giới Các phương thức mang tầm

vỹ mô mà Hội đồng thành phố đã sử dụng, bao gồm:

- Mở rộng đường dành cho xe đạp thành 3 làn, cho phép những người đi xe đạp có thể giao tiếp, trò chuyện và tăng cảm giác an toàn khi đi trên đường, đồng thời tăng tốc

độ di chuyển cho người sử dụng

Trang 22

- Thành phố tiếp tục có kế hoạch giảm thời gian đi lại bằng cách sử dụng các sóng màu xanh lá cây điều chỉnh tốc độ đi xe đạp, và xây dựng thêm các cây cầu chỉ dành cho người đi bộ và xe đạp

- Thành phố cũng có kế hoạch tăng tính an toàn bằng cách thiết kế lại một số nút giao thông thường xuyên xảy ra tai nạn, và xây dựng lại các tuyến đường trường với cơ sở

hạ tầng tốt hơn

- Cuối cùng chiến lược cũng nhằm mục đích cải thiện tình hình lộn xộn của các trạm đỗ

xe đạp, bởi sự gia tăng số lượng chỗ đậu xe

mà chúng còn mang lợi ích lớn đối với du lịch, mang tính quảng bá cho hình ảnh đất nước, tạo

ra một nền văn hóa đi xe đạp – đặc biệt là ở Copenhaghen (Đan Mạch) Chính vì vậy, các mô hình này ngày càng được nhân rộng và được sử nhiều ủng hộ của người dân, là một hình mẫu

mà nhiều thành phố khác trên thế giới đáng để học tập và noi theo

1.2 Việt Nam

Xe đạp tại Việt Nam xuất hiện nửa sau thập niên cuối của thế kỷ XIX Trong kháng chiến,

xe đạp là công cụ quan trọng dùng để thồ hàng, vận chuyển lương thực vũ khí Đến khi đất nước giải phóng, xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân trong các hoạt động sinh sống thường nhật và chúng như một gia tài quý báu được sử dụng và giữ gìn cẩn thận

Ngày nay, trước sự tất bật của cuộc sống, việc di chuyển bằng xe đạp không còn được phổ biến nhiều như trước Tuy nhiên, chúng vẫn được sử dụng cho đại bộ phận học sinh, sinh viên và những thành phần người thu nhập thấp Bên cạnh đó, xe đạp còn được dùng để phục

vụ cho các mục đích du lịch Các mô hình cho thuê xe đạp tại Việt Nam tồn tại các địa chỉ du lịch lớn trong cả nước như Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt hay Thành phố Hồ Chí Minh… Sau đây chúng tôi sẽ khái quát một số mô hình cho thuê xe đạp tiêu biểu

Trang 23

Mô hình xe đạp tại Cửa Lò

Thị xã Cửa Lò là một điểm đến du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Nghệ An Ngoài các dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống, tắm biển thì dịch vụ cho thuê xe đạp đôi đang là một loại hình giải trí được nhiều người ưa thích ở Cửa Lò

Hiện tại, Cửa Lò đã có trên 20 điểm cho thuê với trên 500 xe đạp đôi Với khá nhiều loại nhưng phổ biến nhất là các loại xe có giá trị từ 3 - 4 triệu đồng Thủ tục cho thuê rất đơn giản,

du khách chỉ cần gửi chứng minh nhân dân cho chủ tiệm lưu giữ nhằm xác nhận thông tin trong thời gian sử dụng Giá sử dụng xe đạp là 20 vnđ/giờ

Việc các tập thể, cá nhân ở Cửa Lò đưa dịch vụ cho thuê xe đạp đôi vào sử dụng làm cho các hình thức du lịch tại đây thêm phong phú và đa dạng Tuy nhiên, mô hình cho thuê xe tại đây vẫn còn nhiều vấn đề cần được quản lý chặt chẽ hơn như về địa điểm, mức giá, chất lượng dịch vụ …

Mô hình xe đạp BISTA tại Nha Trang

Tại Thành phố du lịch Nha Trang, dịch vụ cho thuê xe đạp đã xuất hiện khá lâu, tuy nhiên các hoạt động vẫn còn tự phát, chưa có sự quản lý chặt chẽ, cũng như chỉ giới hạn ở một phạm vi nhất định; điển hình là các hộ gia đình tiến hành cho thuê xe gần đường Trần Phú hoặc khu phố “Tây”

Trước thực tế đó, mô hình dịch vụ tiện ích “Trạm cho thuê xe đạp kết hợp thông tin du lịch” BISTA (Bycicle fore rent & Information of station Tourist Asia) vừa được hình thành do Công ty Cổ phần Á Châu đầu tư xây dựng từ tháng 05/2013

Mô hình BISTA với 120 chiếc xe đạp đơn và đôi, được bố trí cho thuê tại 8 trạm, bên cạnh các điểm nghỉ chân do thành phố xây dựng dọc hai bên đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng Mỗi trạm có 10 chiếc xe đạp đơn, 10 chiếc xe đạp đôi, khách hàng có thể thuê và trả xe

ở bất kỳ trạm nào thuận tiện cho lộ trình di chuyển của mình Trong trường hợp xe bị hỏng, có thể đổi ở trạm gần nhất hoặc thông báo về số tổng đài để nhân viên đến sửa chữa

Trang 24

Bên cạnh đó, trạm thuê xe còn là nơi cung cấp các thông tin du lịch quan trọng cho du khách Trạm hoạt động liên tục thời gian 24/7 có nhân viên trực bảo vệ

Hiện tại, giá cho thuê xe đạp đôi là 70 nghìn đồng/ngày/xe, 30 nghìn đồng/1 giờ/xe; khách thuê từ giờ thứ hai trở đi sẽ được giảm dần, tời gian sử dụng từ 4 giờ trở lên sẽ tính theo giá ngày; đối với xe đạp đơn giá cho thuê 50 nghìn đồng/xe/ngày, thuê theo giờ là 20 nghìn đồng/giờ Sau hai tuần tiến hành vận hành thử nghiệm, mô hình nhận được sự đồng thuận của khá đông khách du lịch có nhu cầu sử dụng xe đạp dạo chơi trong thành phố

Mô hình BISTA đã góp phần giải quyết bài toán du lịch ở Thành phố Nha Trang, nâng cao cảnh quan đô thị nhưng vẫn tiết kiệm chi phí xã hội trong việc đi lại Bên cạnh đó, đây còn

là hoạt động nhằm kêu gọi du khách hướng ứng chương trình đi xe đạp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tai nạn giao thông trong thành phố và góp phần quảng bá hình ảnh đô thị biển văn minh thân thiện Đây là một nét độc đáo và hiện mới có ở phố biển Nha Trang

Mô hình trạm BISTA

Trang 25

Các loại hình khác

 Tour xe đạp ở Huế

Hàng năm, vào các ngày kỷ niệm lớn trung tâm thanh thiếu nhi Thừa Thiên – Huế thường xuyên thực hiện những chuyến tham quan, dã ngoại tìm hiểu các di tích văn hóa lịch sử ở Huế bằng xe đạp như: đàn Nam Giao, đền thờ Huyền Trân Công Chúa,

Loại hình du lịch bằng xe đạp này là một trong những hoạt động nhằm khuyến khích thanh niên, học sinh sinh viên tăng cường sự hiểu biết về các di tích văn hóa, lịch sử, danh thắng của Huế, bên cạnh đó kết hợp với việc rèn kuyện sức khỏe và bảo vệ môi trường; đặc biệt, chúng còn được xem là sân chơi hè dành cho trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn

 Tour xe đạp Hà Nội – Đền Hùng

Tại Hà Nội, nhóm “Tour de Fun” tổ chức tour du lịch bằng xe đạp, từ Hà Nội đến Đền Hùng và trở lại Hành trình bắt đầu từ Nhà hát lớn Hà Nội đến Phúc Yên, Vĩnh Yên và đến Đền Hùng

Cuộc hành trình này nhằm cổ động phong trào đi xe đạp và rèn luyện sức khỏe bằng cách

đi xe đạp, đối tượng không phân biệt tuổi tác, giới tính Các loại hình du lịch theo tour xe đạp này khá mới mẻ và thú vị, cần được sự tính toán hợp lý và thực hiện nhiều hơn

Nhận xét chung

Nhìn chung các mô hình cho thuê xe đạp đã tồn tại từ lâu tại Việt Nam Tuy nhiên chúng chỉ phục vụ cho mục đích du lịch là chủ yếu và chưa hướng đến các tiêu chí khác đặc biệt là về mặt môi trường Các mô hình cho thuê vẫn xuất hiện một cách tự phát nhằm mang lại lợi nhuận; chưa có sự nghiên cứu thấu đáo về công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng mô hình, cũng như những việc ứng dụng các thành tựu từ các nước tiên tiến còn nhiều hạn chế Du lịch theo tour xe đạp là một loại hình thú vị, chúng phát huy cao tính cố kết cộng đồng trong xã hội Tuy nhiên, những ý tưởng cho các tour du lịch bằng xe đạp này phần lớn từ các đội nhóm, các

cá nhân năng động, nhiệt huyết… vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức tại địa phương,

vì thế chúng chưa được phổ biến rộng rãi trong phạm vi cả nước

Trang 26

2 Các vấn đề văn hóa, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

ĐHQG TPHCM có vị trí nằm về phía Đông Bắc TP HCM có tổng diện tích đất là 643,7ha thuộc huyện Dĩ An (xã Đông Hòa và Bình An), tỉnh Bình Dương và quận Thủ Đức,

TP HCM Phạm vi được xác định như sau:

- Phía Bắc: giáp phần còn lại của xã Bình An, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

- Phía Nam: nằm cạnh đại lộ xuyên Á (xa lộ Đại Hàn cũ), một phần trường Đại học Nông Lâm TP HCM và trường Đại học TDTTTW II

- Phía Đông: giáp Viện Công nghệ sinh học và Sinh học nhiệt đới thuộc Trung tâm Khoa học công nghệ Quốc gia, xa lộ Hà Nội (quốc lộ 1A), trường Đại học An Ninh

và một phần khu nhà ở xã Bình An

- Phía Tây: giáp phần còn lại của phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP HCM

2.1.2 Điều kiện địa hình, địa chất công trình, thủy văn

Địa hình:

Đây là vùng gò đồi cao, dốc thoải, cao độ nền theo chuẩn Hòn Dấu từ 8m-35m, bình quân 11-12m, một vài nơi có cao độ 35m, độ dốc tự nhiên từ 3.2% đến 7.5% Trong khu quy hoạch, có khoảng 33% diện tích, tập trung nhiều nhất ở phía Bắc là nơi khai thác đá từ trước đến nay, địa hình phức tạp đang được san lấp, với những hố đá sâu 20-30m sẽ được cải tạo để làm các hồ cảnh quan

Trang 27

2.1.3 Điều kiện khí hậu

- Số ngày mưa trong năm khoảng : 159 ngày

Tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm

- Lượng mưa trung bình quân trong năm : 1.979mm

- Lượng mưa dao động trong khoảng : 1.392mm đến 2.318mm

Trong vùng có 3 hướng gió chính:

- Gió Đông Nam từ tháng 2 đến tháng 5, tốc độ 3-4m/s

- Gió Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ 3-4m/s

- Gió Bắc từ tháng 10 đến tháng 1, tốc độ 2,4-3m/s

Trang 28

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1 Hiện trạng dân cƣ, cơ cấu sử dụng đất

Theo số liệu điều tra của Ban quản lý đất đai ĐHQG TPHCM, có 30 đơn vị thuộc các cơ quan, trường học, nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động và 1.214 hộ dân với 4.733 người đang sinh sống

Khu đô thị đại học được quy hoạch có phạm vi 643,7ha thuộc địa phận TP HCM và Tỉnh Bình Dương, hiện trạng cơ cấu sử dụng đất được thống kê như sau:

2.2.2 Hiện trạng kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật

Hiện trạng kiến trúc

Phần lớn dân cư trong khu vực có nhà cấp 3, cấp 4, còn các cơ sở sản xuất hiện đang hoạt động đã quá cũ như: Nhà máy sản xuất bột giặt-mỹ phẩm Daso, Xí nghiệp chăn nuôi heo và khu vực khai thác đá

Hiện trạng giao thông

Có 2 tuyến đại lộ lớn đi qua cạnh khu vực nghiên cứu với tổng chiều dài 4.1km, kết cấu đường bê tông nhựa đang được nâng cấp cải tạo, có lộ giới quy hoạch theo quyết định số 6982/QĐUB-QLQH như sau:

Trang 29

- Đại lộ Hà Nội có lộ giới quy định là 120m với lề đường mỗi bên 6m, lòng đường 38m

có dải ngăn cách 2m, hai đường xe nội bộ hai bên 8m và hai dải cây xanh cách ly về phía ĐHQG TPHCM là 37m và phía đối diện là 17m

- Đại lộ Xuyên Á (Xa lộ Đại Hàn) có lộ giới quy định là 120m với lề đường mỗi bên 6m, lòng đường 64m có dải ngăn cách 4m, hai đường xe nội bộ hai bên 8m và hai dải cây xanh cách ly là 14m

Trong khu vực hiện có một số tuyến đường nhựa nhỏ và đã xuống cấp, đường đất với tổng chiều dài 49km

Hiện trạng thoát nước, vệ sinh môi trường

Nước mặt ở khu vực phía tây thoát ra suối Cưa và suối Xuân Trường, sau đó chảy ra rạch

Gò Công Khu vực phía Đông và Đông Bắc nước mặt theo hai rạch nhánh đổ về tuyến rạch gần nơi trồng rau Bình Thăng để dẫn ra sông Đồng Nai Tại khu vực khai thác đá có các hồ khá sâu, nước mặt chưa có cống thoát

Hiện trạng nước thải thoát tự nhiên và tự thấm Một số công trình xây dựng cấp II có nhà

vệ sinh với bể tự hoại, nhưng nước bẩn sau bể tự hoại vẫn là tự thấm và chảy ra các rạch thoát nước mưa

Ngoài ra, còn có tuyến cao thế 230 KV dài khoảng 2,6km, đoạn nối trạm Long Bình và Thủ Đức đi qua khu quy hoạch

Do nằm gần trạm trung thế 110/22KV Thủ Đức Bắc mới xây dựng nên rất thuận lợi về nguồn điện, mạng lưới điện cần được quy hoạch lại để đáp ứng chức năng mới

Trang 30

Hiện trạng cấp nước

Tuyến ống cấp nước chính 600mm từ Thủ Đức đi Biên Hòa dọc theo đại lộ Hà Nội, tại khu vực Suối Tiên có hố van chính rẽ ống nhánh 250mm (có áp lực nước khoảng 40m) cấp nước cho các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, trường Sỹ quan An ninh, Trung tâm TDTTTW2

Cũng trên đường ống 600mm, tại ngã 3 Tân Phú có 1 hố van rẽ ống nhánh 350mm dọc theo lề trái của đại lộ Xuyên Á, hướng về phía nghĩa trang thành phố

Phía Tây khu đất có hai tuyến ống nước thô 1.800mm đi qua (một đang xây dựng) dẫn nước sông Đồng Nai từ trạm bơm cấp I Hóa An về nhà máy xử lý nước Thủ Đức

Nước ngầm trong khu vực cũng được khai thác, nhưng không đáng kể (khoảng 1000 m³/ ngày đêm) phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất

2.3 Đánh giá tổng hợp

Hiện trạng khu đất quy hoạch của khu đô thị ĐHQG TPHCM có tiềm năng và đang được khai thác mạnh mẽ Khi mô hình xe đạp cho thuê nhận được sự đồng thuận của Trung tâm Quản lý và Phát triển khu đô thị ĐHQG TPHCM, các yếu tố về cơ sở kỹ thuật khung quan trọng của đô thị đại học đã hoặc đang được đầu tư xây dựng vững chắc, vì thế công tác triển khai và tiến hành các công tác chuẩn bị xây dựng mô hình xe đạp cho thuê sẽ gặp nhiều thuận lợi Ở góc độ ngược lại, hình thành nên mô hình cho thuê xe đạp phục vụ cho tất các sinh viên trong nội bộ khu đô thị đại học là hợp lý và phù hợp với xu hướng phát triển chung của khu đô thị ĐHQG TPHCM trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định

Bên cạnh đó, khu đô thị ĐHQG TPHCM có bề mặt địa hình tương đối thoải, độ dốc tự nhiên từ 3.2% đến 7.5% Từ đặc điểm này của địa hình khu vực, việc bố trí các trạm sẽ được tính toán cẩn thận trên cở sở khoảng cách của các khu vực cần thiết thường xuyên đi đến của

sinh viên; từ đó phát huy thế mạnh về địa hình trong việc di chuyển bằng xe đạp

Khu đô thị ĐHQG TPHCM như đã trình bày trên có vị trí rất đắc địa về nhiều yếu tố Bất

kể một khu đô thị lớn bé nào cũng đều cần phải có một vị trí thuận lợi và phải là một vị trí đầy tiềm năng cho sự phát triển lâu dài Khu đô thị ĐHQG TPHCM tiếp giáp với những đại lộ lớn

Trang 31

như: Đại lộ Xuyên Á, xa lộ Hà Nội… chúng tạo ra điều kiện lớn cho quá trình vận chuyển các trang thiết bị cần thiết trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng hình thành mô hình; bên cạnh đó những yếu tố này cũng tạo nên lợi thế rất lớn cho công tác nhân rộng và phát triển mô hình xe

đạp cho thuê về sau

Trong tương lai, khu đô thị ĐHQG TPHCM sẽ trở thành một đô thị kép kín hiện đại phục

vụ học tập nghiên cứu của giảng viên và sinh viên Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, việc tiến hành xây dựng và giải phóng mặt bằng trong khu vực 800ha để trở thành một đô thị hoàn thiện vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn Do đó, dự án mô hình cho thuê xe đạp được áp dụng vào thời điểm hiện tại và từng thời kỳ sẽ tùy biến vào tình hình phát triển đô thị ĐHQG Nội dung nghiên cứu dưới đây sẽ nghiên cứu ứng dụng mô hình cho thuê xe đạp tại ĐHQG TPHCM trong giai đoạn hiện tại và có định hướng phát triển, mở rộng trong các giai đoạn sau, hướng đến một đô thị đại học toàn diện

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

1 Giới thiệu chung về mô hình

Mô tả dự án một cách khái quát:

 Tạo nhiều phương án di chuyển liên kết các địa điểm trong nội bộ khu vực ĐHQG TPHCM với các trạm cho thuê xe đạp, cụ thể:

- Các địa điểm này đi qua các khu vực quan trọng như: kí túc xá, các trường đại học, khu dịch vụ công cộng, bến xe bus…

- Các địa điểm này là những khu vực các bạn sinh viên thường xuyên lui tới với các mục đích sinh hoạt, học, tập, vui chơi, giải trí và là khu vực có cảnh đẹp của ĐHQG TPHCM (nhằm giúp sinh viên bên cạnh việc sử dụng xe đạp như một phương tiện di chuyển còn dùng xe đạp như một phương tiện giải trí sau nhưng giờ học mệt mỏi)

 Tại các trạm cho thuê xe đạp:

- Sẽ có một lượng xe đạp có sẵn để cho thuê Lượng xe đạp này được đầu tư từ số tiền được tài trợ của dự án Bên cạnh đó có thể xin hỗ trợ từ các phía ban lãnh đạo của ĐHQG TPHCM; hoặc các nhà tài trợ; hay huy động xe đạp từ phía các bạn sinh viên

Trang 32

Xe đạp có thể mua mới hoặc mua lại xe cũ rồi tân trang Xe đạp sẽ được cho thuê với giá rẻ, được tính toán sao cho phù hợp với mức chi tiêu của các bạn sinh viên

- Đảm bảo luôn có một người quản lí việc cho thuê và bảo quản xe đạp (có thể thuê với mức lương hợp lí hoặc làm tình nguyện)

- Các trạm sẽ được xây dựng với thiết kế phù hợp, một phần nhằm bảo quản xe tránh những tác động của thời tiết; một phần tạo điểm nhấn về thẩm mĩ, mang tính biểu tượng cho mô hình

 Sinh viên có thể đến các trạm cho thuê xe đạp, thuê xe để sử dụng và trả lại tại bất kì trạm nào khác trong ĐHQG khi không muốn sử dụng nữa Các hoạt động thuê và trả xe sẽ được quản lý chặt chẽ qua thẻ nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lí và hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng trộm cắp do hành vi thiếu ý thức của sinh viên

 Trong tương lai, mô hình sẽ được nhân rộng ra nhiều địa điểm trong toàn ĐHQG TPHCM tùy theo tiến độ xây dựng của khu vực Đồng thời khi sinh viên đã dần hình thành được thói quen và ý thức khi sử dụng dịch vụ này thì việc giữ và lấy xe sẽ không cần người bảo quản Mô hình sẽ được tự động hóa: người dùng tự bảo quản, tự xích xe vào nơi quy định

và lấy xe theo quy định (Phụ thuộc nhiều vào kinh phí và ý thức sử dụng)

2 Đầu tƣ cơ sở hạ tầng

2.1 Xe đạp

Do nguồn kinh phí đầu tư còn thấp nên tại giai đoạn đầu của dự án, chúng tôi sẽ đầu tư

80 chiếc xe đạp đơn phân bố phù hợp cho các trạm, trong đó có 40 chiếc xe đạp mới và 40 chiếc xe đạp cũ, nhằm phục vụ cho việc vận hành mô hình Cụ thể:

Xe đạp mới:

- Số lượng: 40 chiếc

- Nguồn cung ứng: hãng xe đạp Martin Địa

chỉ: 97B Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3,

Thành phố Hồ Chí Minh

- Kiểu dáng: xe đạp thời trang Asama A001,

giá: 1.900.000vnđ/chiếc Công ty sẽ vận

Trang 33

chuyển xe miễn phí đến địa điểm thỏa thuận

- Xe đạp mới được lựa chọn vừa có chất lượng cao, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ

Xe đạp cũ:

- Số lượng 40 chiếc

- Nguồn cung ứng: các tiệm bán xe đạp cũ

trong khu vực ĐHQG TPHCM và khu

vực địa bàn Quận Thủ Đức, các nhà giữ

xe trong kí túc xá ĐHQG TPHCM (nhà

xe A5, A13, A6), xe đạp cũ của sinh viên

Chúng tôi đã đi khảo sát một số địa điểm

bán xe nhằm đảm bảo nguồn cung ứng

với một mức giá hợp lí Ngoài ra, chúng tôi sẽ mua lại xe đạp với mức giá phù hợp từ các bạn sinh viên có nhu cầu hoặc tình nguyện quyên góp cho dự án

- Giá thành dao động từ 400 – 800 nghìn vnđ/chiếc

Xe sẽ được lựa chọn kĩ lưỡng để đảm bảo chất lượng Nhằm tăng tính đồng bộ và thẩm

mĩ với những chiếc xe đạp mới, chúng tôi sẽ tiến hành tân trang lại xe cũ (nếu cần thiết) bao gồm: sơn xe, sửa chữa hư hỏng, trang trí, gắn phụ tùng… Mức giá cho việc tân trang sẽ dao động từ 300 – 500 nghìn vnđ/1 chiếc

Lợi ích từ việc sử dụng nguồn xe đạp cũ:

Giúp giảm đi một số tiền đầu tư lớn Giá thành một chiếc xe có tân trang chỉ gần bằng một nửa so với xe đạp mới nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng và tính thẩm mĩ

Tận dụng tối ưu nguồn xe đạp cũ Xe đạp cũ sẽ không trở thành phế liệu, mà

sẽ được tân trang tốt nhất, và đưa vào tái sử dụng trong mô hình của chúng tôi, góp phần tạo nên tính bền vững cho mô hình, đảm bảo lợi ích về mặt môi trường

Trang 34

những khu vực này vì những lí do cơ bản sau:

Trang 35

- Bốn trạm này hiện tại được đặt tại các khu vực quan trọng trong khu đô thị ĐHQG TPHCM với hầu hết các bạn sinh viên sinh sống và học tập Bên cạnh đó, việc bố trí 4 trạm tại đây đã có tính đến khoảng cách và thời gian di chuyển giữa các trạm Trung bình các trạm đặt cách nhau khoảng 1 đến 2 km, theo đó thời gian di chuyển bằng xe đạp giữa các trạm với nhau mất khoảng từ 5 đến 15 phút được xem là khá hợp lí

- Ngoài ra, khi các bạn sinh viên muốn sử dụng xe đạp đi đến các vị trí còn lại trong khu vực đô thị đại học như: Khu công viên khoa học (hiện tại được các bạn gọi là Hồ đá – nơi vui chơi giải trí…), nhà điều hành, thư viện trung tâm, đại học Kinh tế luật, Kí túc

xá khu B,… cũng chỉ tốn thời gian từ 20 đến 25 phút Điều này mang lại tính tiện dụng cao cho các bạn sinh viên nơi đây 4 trạm được bố trí trong giai đoạn này cụ thể như sau:

Trạm 1: Trạm Ký túc xá (Trạm

trung tâm): Trạm được đặt trong

khuôn viên Ký túc xá khu A ĐHQG

TPHCM, Khu phố 6, phường Linh

Trung, Quận Thủ Đức, TP HCM Trạm

được thiết kế với trên 30 chỗ đậu xe

- Đây là nơi sinh sống chủ yếu của sinh

viên trong khu đô thị ĐHQG TPHCM

và được dự đoán có lượng hành khách

lui tới nhiều nhất

- Vị trí của ký túc xá nằm ở vị trí trung

gian di chuyển đến các địa điểm khác trong ĐHQG TPHCM Hằng ngày sinh viên thường xuyên xuất phát từ ký túc xá (nơi ở) đến các địa điểm khác như bến xe buýt, trường học, thư viện hay trung tâm dịch vụ công cộng…

- Trạm ký túc xá được đánh giá là trạm trung tâm của mô hình - nơi điều phối các trạm

khác Do đó lượng xe đặt tại trạm này sẽ nhiều hơn các trạm khác

Ký túc xá ĐHQG TPHCM

Trang 36

Trạm 2: Trạm Bến xe buýt: Trạm được đặt bên trong phạm vi Bến xe buýt tạm (theo quy hoạch sẽ được dời đến địa điểm khác) Với thiết kế với

trên 20 chỗ đậu xe

- Đây là nơi dừng của các xe buýt gắn kết ĐHQG với các khu vực bên ngoài như Bến xe Miền Đông, Bến xe quận 8 (xe buýt số 08), Bến xe Miền Tây (xe buýt số 10), Chợ Bến Thành (xe buýt số 19), Bến

xe buýt Lê Hồng Phong (xe buýt số 53) và nối liền các cơ sở khác của các trường đại học (xe buýt số 50)

- Vị trí đặt trạm này hướng đến các bạn sinh viên thường xuyên sử dụng phương tiện xe buýt để đi học, cũng như các bạn đang sinh sống tại các khu vực gần bến xe buýt thuận tiện di chuyển đến các trường học Vì bến xe buýt hiện tại được đặt ở vị trí khá xa so với một số trường học trong đó trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) là một ví dụ điển hình

- Trạm xe tại khu vực này được đánh giá sẽ có số lượng thuê xe khá cao Vì hiện tại có khoảng 25% lượng sinh viên sinh sống gần bến xe buýt, cũng như các sinh viên di chuyển đến bến để vào các trường Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học CNTT…

Trạm 3: Trạm trường Đại học

KHXH&NV: Trạm được đặt bên trong

khuôn viên trường Đại học KHXH&NV

Trạm được thiết kế với trên 15 chỗ đậu xe

- Trạm được bố trí gần cả hai cổng trường là

trường Đại học KHXH&NV và trường Đại

học Công nghệ Thông tin nên thuận lợi cho

sinh viên cả hai trường sử dụng dịch vụ

Bến xe buýt ĐHQG TPHCM

Trường Đại học KHXH&NV TPHCM

Trang 37

- Vì yếu tố chi phí đầu tư, đây là một trạm xe mà chúng tôi cho tiến hành thí điểm tại vị trí trường học thành viên ĐHQG TPHCM, trong thời gian nhân rộng mô hình khi có một số điều kiện phù hợp các trường học thành viên ĐHQG TPHCM còn lại sẽ được thiết kế một trạm xe phục vụ cho các bạn sinh viên có nhu cầu thuê xe ở các trường đó

 Trạm 4: Trạm trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN): Trạm được đặt

tại trường ĐH KHTN với thiết kế với trên 15 chỗ đậu xe

- Trạm được đặt tại trường là thành viên của ĐHQG TPHCM với lượng sinh viên lớn theo học tại đây

- Xung quanh trường theo quy hoạch của khu đô thị ĐHQG TPHCM, đây sẽ là khu vực tập trung nhiều quán xá, dịch vụ, do đó trạm này được đánh giá phục vụ nhu cầu đi đến trường Đại học KHTN và khu dịch vụ tiện ích

Tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện có: thuận tiện cho việc sử dụng các trang thiết bị cơ

sở như: điện, nước, internet, nhà vệ sinh…

Giúp sinh viên tại các khu vực này dễ dàng tiếp cận với dịch vụ: các bạn sinh viên khi muốn sử dụng dịch vụ không phải tốn thời gian di chuyển, vì chúng được bố trí ngay tại nơi các bạn sinh sống, học tập và thường xuyên di chuyển đến

Trường Đại học KHTN TPHCM

Trang 38

Thiết kế

 Vật liệu:

Ngoài các vật liệu nền móng cơ bản (gạch, vữa, beton), trạm xe hướng đến việc sử dụng một vật liệu thân thiện với môi trường nhưng vẫn tạo được điểm nhấn và đáp ứng được các công năng của một trạm xe

Từ lâu, tre đã gắn liền với nếp sống sinh hoạt thường nhật và được coi là biểu tượng của người dân đất Việt Ngày nay, ngoài các vật dụng đơn giản hằng ngày cùng với sự phát triển của khoa học -

kỹ thuật tiên tiến tre còn được dùng trang trí nội thất với các tính năng ưu việt

Tre là một chất liệu hoàn hảo trong việc xây dựng lên những không gian xanh, tre không chỉ là vật liệu vượt qua các chất liệu khác với các tính năng có sự liên kết siêu mạnh mẽ, mà tre còn có trọng lượng nhẹ và linh hoạt, được điểm số cao trong việc xây dựng các sản phẩm bền vững, phát triển nhanh và dễ dàng thu hoạch tại các địa phương trên nhiều vùng đất trên Thế giới Hơn nữa, tre còn có tính thẩm mỹ cao

Việc phát triển kiến trúc vội vã của các thành phố đô thị Việt Nam đã phá vỡ vẻ đẹp cũ, và sao chép những không gian mang kiến trúc phương Tây chưa hợp lý, thì ngôi nhà tre với kết cấu của một ngôi nhà cổ điển kết hợp với sự đổi mới sáng tạo, tạo nên một công trình kiến trúc tre độc đáo

Trong xu thế chung về một nền kiến trúc xây dựng bền vững, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường tre hiện nay đang được đánh cao do tính chất tái sinh nhanh và tính dẻo dai bền chắc, được coi là “thép của thế kỷ 21″

Ngày đăng: 27/06/2014, 01:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Mạnh Hùng, Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, NXB Khoa học kỹ thuật, 2006 2. Debra Efroymson, Không gian công cộng làm nên cuộc sống thành phố, NXB Xây dựng,2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, "NXB Khoa học kỹ thuật, 2006 2. Debra Efroymson, "Không gian công cộng làm nên cuộc sống thành phố
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
3. Khoa Đô thị học, Nhiều tác giả, Những lát cắt đô thị, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lát cắt đô thị
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP.HCM
4. Nguyễn Minh Hòa, Đô thị học – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị học – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP.HCM
5. Trung tâm nghiên cứu phát triển đô thị và cộng đồng, Nhiều tác giả, Văn hóa truyền thống trong phát triển đô thị, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyền thống trong phát triển đô thị
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP.HCM
6. Trung tâm nghiên cứu phát triển đô thị và cộng đồng, Nhiều tác giả, Những vấn đề phát triển không gian đô thị, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề phát triển không gian đô thị
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP.HCM
7. Và một số trang web: a. http://en.wikipedia.org/wiki/Cycling_in_Copenhagen b. http://www.kientructre.com/ Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

7. Hình thức trả tiền thuê xe phù  hợp - Mô hình cho thuê xe đạp tại thành phố Hồ Chí Minh
7. Hình thức trả tiền thuê xe phù hợp (Trang 10)
Bảng thông tin: - Mô hình cho thuê xe đạp tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng th ông tin: (Trang 49)
Sơ đồ hướng dẫn các bước thuê xe - Mô hình cho thuê xe đạp tại thành phố Hồ Chí Minh
Sơ đồ h ướng dẫn các bước thuê xe (Trang 52)
Bảng tương quan mối quan hệ giữa số lượt thuê xe và giá thuê xe - Mô hình cho thuê xe đạp tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng t ương quan mối quan hệ giữa số lượt thuê xe và giá thuê xe (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w