Giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo và tuyển nhân viên đại lý

Một phần của tài liệu Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý tàu biển ở cảng Hải Phòng (Trang 65 - 70)

mình và những kinh nghiệm, các kết quả kinh doanh của mình. Đây là cách tiếp cận thị trường hữu hiệu nhất. Công tác truyền thông khuyến mại gồm 4 nội dung:

+ Quảng cáo (trên đài truyền hình, sách báo, mạng Internet…) với mục đích giới thiệu các doanh mục của mình cho các đối tượng có nhu cầu biết đến để giao dịch.

+ Giới thiệu, tuyên truyền những hoạt động của công ty như năng lực, thành tích, kết quả tốt của mình qua báo chí, truyền hình, Internet - một phương tiện thông tin cập nhật nhất hiện nay để tạo ấn tượng tốt cho chủ tàu, khiến họ nghiêng về phía mình trong sự lựa chọn các đối tác Việt Nam.

+ Ngoài ra, thường xuyên mở những cuộc tiếp xúc, mời khách hàng tới dự các buổi lễ, ngày thành lập công ty…để làm tăng cơ hội tiếp xúc với khách hàng, thông qua đó có thể giới thiệu với họ về các chính sách kinh doanh của công ty.

+ Nên chụp ảnh, ghi chép đầy đủ các tàu của các hãng tàu lớn để làm tư liệu cho khách hàng.

VI. Giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo và tuyển nhân viên đại lý: lý:

6.1.1. Xác định nhu cầu tuyển dụng:

- Kinh tế nước ta ngày càng phát triểncùng với những chính sáchtăng cường mở rộng với các nước trên thế giới. Do đó khối lượng hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và các nước cũng ngày càng nhiều. Điều này dẫn tới nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển từ Việt Nam đi tới các nước và ngược lại sẽ tăng, tất nhiên nhu cầu về đại lý cũng tăng lên theo khối lượng hàng hóa trên thị trường.

Khối lượng hàng hóa thông quan qua cảng Hải Phòng từ năm 2003 đến nay:

Bảng 2

Năm Số lượng hàng hóa thông

quan (đv: Tấn) 2003 10032293 2004 9702210 2005 10181011 2006 11150000 6tháng/200 7 6373000

BL: Khi khối lượng tàu tăng thì đòi hỏi nhiều cán bộ làm công tác đại lý để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Xác định nhu cầu tuyển Phântích vị trí cần tuyển Xác định

tiêu chuẩn Thăm dò nguồn

Nhận hồ sơ và sơ tuyển Phỏng vấn trắc nghiệm Hòa nhập người mới vào Chí phí tuyểndụng

6.1.2. Phân tích vị trí cần tuyển:

Như chúng ta biết, người đại lý tàu biển và người khai thác tàu là hai người chịu trách nhiệm chính về hoạt động vận tải của con tàu và thuyền viên của con tàu. Đối với khối lượng hàng được vận chuyển thông qua đường biển là rất lớn, dó đó chủ tàu lẫn chủ hàng đều chú trọng đến sự an toàn của con tàu cũng như hàng hóa của mình. Vì vậy rất cần đến lời khuyên cũng như sự chỉ dẫn hợp lýcủa người đại lý tàu biển trong một số trường hợp. Đặc biệt là sự an toàn của tàu khi tiếp cận với khu vực thuộc cảng đến nhằm giảm thiểu tổn thất hay giải quyết những vấn đề nằm ngoài sự kiểm soát của họ.

Trách nhiệm của người đại lý là đưa ra những lời khuyên, tiến hành hàng loạt các công việc phục vụ cho tàu trong khoảng thời gian tàu nằm trong cảng. Nói tóm lại, trách nhiệm của người đại lý được đánh giá là vô cùng quan trọng đối với sự đến của mỗi con tàu. Do đó mỗi đại lý cần phải có một đội ngũ đại lý viên với trình độ cao, với sự nhiệt tình hăng hái trong công việc là một mục tiêu của các đại lý tàu biển trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

6.1.3 Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng người đại lý tàu biển

Các tiêu chuẩn và yêu cầu Mức tiêu chuẩn Trình độ: + Chuyên môn + Ngoại ngữ + Vi tính

- Đại học hàng hải (chính quy) - Tiếng anh ( Bằng C, giao tiếp tốt) - Thành thao vi tính văn phòng

Kinh nghiệm Có ít nhất 1 năm làm đại lý tàu biển hoặc ít nhất 3 năm công tác trong lĩnh vực hàng hải Phẩm chất Trung thực, nhanh nhẹn, nhiệt tình, khả năng

giao tiếp tốt

Hình thức Dễ nhìn

6.1.5. Thông báo hoặc quảng cáo

- Công ty có thể thông qua quảng cáo như trên truyền hình, trên các tờ báo hàng ngày ( báo lao động, tạp chí hàng hải…)

- Công ty có thể gửi thông báo tới các trường đại học có chuyên ngành học phù hợp với vị trí cần tuyển dụng.

- Thông qua các trung tâm tư vấn việc làm…

6.1.6. Nhận hồ sơ và sơ tuyển:

- Sau khi đã hết hạn nộp hồ sơ công ty sẽ chọn ra những bô hồ sơ hợp lý nhất – đây là bước chon loc cơ bản ban đầu của quá trình tuyển chọn.

- Sau khi qua vòng loại, các thí sinh bước vào vòng 2: phỏng vấn và trắc nghiệm

6.1.7. Phỏng vấn và trắc nghiệm:

-Phỏng vấn là cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai bên: giám khảo và người dự tuyển. Cuộc phỏng vấn tuyển chọn tạo cho người đại diện và nhân viên tương lai gặp gỡ và tìm hiểu về nhau nhiều hơn. Đây là bước được xem là quan trọng nhất trong các bước của quá trình tuyển dụng đòi hỏi cả hai phía đều phải chuẩn bị tốt.

Công ty phải chú trọng đến người được quyết định tham gia phỏng vấn. Người phỏng vấn phải là người :

+ Được đào tạo nghiệp vụ phỏng vấn

+ Là chuyên gia, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phỏng vấn

+ Có khả năng tạo được bầu không khí tố tcho người dự tuyển có được tâm lý thoải mái để có thể trả lời câu hỏi một cách tốt nhất.

+ Trắc nghiệm: là tình huống thực nghiệm điển hình, áp dụng như nhau cho mọi người dự tuyển, tìm ra phản ứng của từng cá nhân, nó đem lại kết quả chính xác hơn phỏng vấn rất nhiều. Nội dung trắc nghiệm có thể là về kiến thức văn hóa chung, chỉ số thông minh, đặc biệt là về chuyên môn hàng hải, thương vụ và luật pháp quốc tế.

6.1.8. Quyết định tuyển dụng và kí hợp đồng: 6.1.9. Hòa nhập người mới vào công ty:

- Giới thiệu chung về công ty, về đội ngũ cán bộ nhân viên đang làm việc tại công ty

- Cho nhân viên mới tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của đại lý tàu biển cũng như phương hướng, mục tiêu của đại lý.

- Cho một thời gian để nhân viên mới học nghiệp vụ thông qua người đại lý chính thức của công ty

- Sau quá trình thực tập, tìm hiểu về công ty, công ty sẽ chính thức giao việc cho họ.

6.1.10. Chi phí tuyển dụng:

- Chi phí thời gian - Chi phí tiền

6.2. Công tác đào tạo và phát triển doanh nghiệp:

- Đối với nguồn nhân lực doanh ngiệp phải có những chiến lược để tăng cường phát triến sự lớn mạnh không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Trong lĩnh vực hoạt động đại lý tàu biển có những hiểu biết chỉ nảy sinh trong khi thực hành. Do đó, điều quan trọng là mọi người phải đảm nhiệm nhiệm vụ tự huấn luyện này.

+ Huấn luyện tại nơi làm việc:

. Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ, phương châm vừa học vừa làm.

. Luân phiên thay đổi công việc để tăng khả năng hiểu biết một cách đầy đủ về công việc. Việc này ít gặp trở ngại vì các công việc của đại lý vốn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhờ có sự thay đổi giữa các bộ phân làm mà các nhân viên nắm được nhiều kĩ năng trong các công việc khác nhau của đại lý

. Thường tổ chức hội thảo nội bộ để các nhân viên phát biểu, tiếp thu ý kiến và rút kinh nghiệm từ những vụ phát sinh trong công ty.

+ Huấn luyện trong nước: các công ty thường xuyên cùng với các đơn vị trong ngành tổ chức các buổi hội thảo hay mời chuyên gia trong và ngoài nước tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ của nhân viên.

+ Huấn luyện ở nước ngoài:

Hàng năm, công ty nên thường xuyên tạo điều kiện cho các cán bộ, nhân viên đại lý của mình tham gia các khóa học về chuyên ngành tại Anh, Hà Lan…là những nơi có tiếng về đào tạo chuyên ngành hàng hải.

Một phần của tài liệu Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý tàu biển ở cảng Hải Phòng (Trang 65 - 70)

w