Tìm chọn phim ngắn, video

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm Encarta World Atlas vào giảng dạy chương trình địa lí lớp 11 (BCB) 10600736 (Trang 39)

5. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Tìm chọn phim ngắn, video

Muốn tìm kiếm những đoạn phim ngắn liên quan đến nội dung bài học, chúng ta vào ổ đĩa chứa phần mềm Encarta -> Program Files -> Microsoft Student - >2009 Encarta Content ->L09AXLRD -> DVD, sau đó chúng ta chọn những video cần cho bài dạy của mình.

Hoặc một video về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

Hình 2.1.3.Video các nhân tố gây ô nhiễm môi trường

2.2.4. Tìm chọn các số liệu, tư liệu

Để chọn các số liệu cụ thể về một mảng nào đó mà chúng ta cần cho bài dạy, chúng ta làm như sau:

Ví dụ: Tìm hiểu tổng số lao động của Trung Quốc và so với thế giới: Vào giao diện chính của World Atlas -> chọn Statistical -> Choose Statistic -> Population ->Labor force total, ta có giao diện như sau:

Còn muốn số liệu thống kê cụ thể giáo viên kích vào Statistic Map, ta được giao diện như sau:

Hình 2.15. Bảng số liệu thống kê tổng số lao động của các nước trên thế giới xếp theo thứ tự nước có số lao động lớn nhất.

2.2.5. Coppy bản đồ từ Encarta sang Power Point

Sau khi đã chọn lãnh thổ, khuôn hình bản đồ và nội dung biểu hiện, việc đưa bản đồ lên Power Point cũng giống như các phần mềm khác (như Word) được thực hiện như sau: Chọn Coppy hoặc Ctrl- C (trên Encarta) và Paste hoặc Ctrl –V (trên Power Point), sau đó ta sửa đổi kích thước và vị trí trên slide cho phù hợp.

2.3. Ưu và nhược điểm khi sử dụng phần mềm Encarta World Atlas vào giảng dạy chương trình địa lí lớp 11 (BCB)

2.3.1. Ưu điểm

Trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng, người ta sử dụng nhiều phần mềm bổ trợ cho quá trình soạn giảng của mình. Và Encarta World Atlas được sử dụng như phần mềm chuyên dụng trong dạy học Địa lí 11. Sở dĩ như vậy là do phần mềm này có rất nhiều đặc tính quan trọng , nó được xem là cuốn Bách khoa toàn thư, là nơi chứa đựng rất nhiều thứ mà chúng ta cần đến trong soạn giảng, tra cứu tài liệu và học tập. Như vậy trong dạy học Địa lí 11 Encarta World Atlas có những đặc tính ưu việt sau:

Trong chương trình Địa lí 11 nội dung chính là học về khái quát nền kinh tế thế giới và các khu vực, quốc gia tiêu biểu. Vì vậy, số lượng bản đồ trong sách giáo khoa là rất nhiều. Để cho học sinh thấy được trực quan hơn những bản đồ thì giáo viên có thể vào Encarta World Atlas, ở đây có đa số những bản đồ trong sách giáo khoa có và những bản đồ này rất rõ nét. Encarta World Atlas còn cung cấp những bản đồ mà không có trong sách giáo khoa, ví dụ như bản đồ thể hiện vị trí địa lí của một khu vực, một quốc gia bất kì mà ta cần, khi đó ta chỉ cần lựa chọn bản đồ và coppy sang Word hay Power Point tùy vào mục đích sử dụng.

Trong Encarta World Atlas, hình ảnh và video phong phú, nhất là hệ thống hình ảnh đã qua chọn lọc, chứa đựng những hình ảnh tiêu biểu nhất mà bài học chúng ta cần. Như thế chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian hơn, không cần phải vào google tìm kiếm rồi lựa chọn thêm một lần nữa. Hệ thống hình ảnh đa dạng, sinh động, giúp cho người học hứng thú hơn trong giờ học, kích thích trí tưởng tượng, tìm tòi trong quá trình học. Các video ở đây thường là những video tiêu biểu nhất, được chiếu trong thời gian ngắn. Như vậy sẽ không làm mất thời gian của tiết học, bài giảng sẽ không bị lạc hướng.

Các tài liệu hay số liệu khác liên quan đến bài học chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm ở trong Encarta World Atlas. Ở đây cung cấp rất nhiều tài liệu trên tất cả các lĩnh vực, vì vậy khi tìm kiếm tài liệu mình muốn thì chúng ta phải gõ nội dung vào ô tìm kiếm, hoặc vào World Atlas rồi chọn đất nước hoặc khu vực mình cần tìm, sau đó chọn Read Article.

Như vậy, Encarta World Atlas là phần mềm được nhiều người quan tâm nhất hiện nay, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, sinh viên và học sinh. Bởi vì Encarta World Atlas mang lại cho chúng ta rất nhiều thứ mà khó để tìm ở một phần mềm khác. Trong dạy học địa lí 11 nó được xem như là một công cụ bổ trợ không thể thiếu. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí hiện nay thì vai trò của phần mềm này rất lớn. Encarta World Atlas cung cấp cho chúng ta nhiều bản đồ, tài liệu khác phục vụ cho quá trình dạy học Địa lí 11. Nó giúp cho giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình soạn giảng và giúp cho học sinh hứng thú hơn khi học tập môn này.

2.3.2. Nhược điểm

Phần mềm Encarta được biên soạn bằng tiếng Anh, vì vậy khó khăn trong việc chúng ta tra cứu và tìm kiếm tài liệu.

Trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên sử dụng nhiều hình ảnh và đoạn phim ngắn mà không giới thiệu cho học sinh, không giao nhiệm vụ, không nhấn mạnh các kiến thức cơ bản cho học sinh, không dành thời gian cho học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình thì hiệu quả học tập sẽ không cao, tiết học chỉ mang tính chất minh họa, không khắc sâu cho học sinh.

Vì vậy, khi sử dụng Encarta World Atlas vào dạy học địa lí 11 thì chúng ta cần phải biết một số từ tiếng Anh thông thường để thuận lợi trong quá trình tra cứu. Trong khi tìm kiếm các hình ảnh trên phần mềm cũng cần phải có tính chọn lọc, cái gì nên đưa vào và không nên đưa vào trong bài giảng của mình. Tránh tình trạng đưa nhiều hình ảnh, video làm rối loạn bài dạy, phải biết khai thác kiến thức trong từng hình ảnh đưa lên.

2.4. Minh họa một số giáo án cụ thể. 2.4.1. Nhật Bản

Bài 9: NHẬT BẢN

Tiết 1- TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cầnnắm được :

1. Kiến thức:

- Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.

- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế.

- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

2. Kĩ năng :

- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên.

- Nhận xét các số liệu, tư liệu.

3. Thái độ: Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp

- Đàm thoại gợi mở. - Nêu vấn đề.

- Thảo luận nhóm.

2. Phương tiện

- Sử dụng phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, máy tính.

- Các bản đồ và hình ảnh khai thác từ phần mềm Encarta world atlas. - Các bản đồ và hình ảnh phóng to trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ

a. Đặt vấn đề:

Qua tiếp cận thông tin từ phim ảnh và các phương tiện đại chúng, chắc hẳn chúng ta đã biết đến đất nước Nhật Bản với hoa Anh đào, núi Phú Sĩ, những bộ Kimono truyền thống, lễ hội đấu vật Sumo, món Sushi và bộ truyện tranh Đôremon.

Nhật Bản còn được biết đến là một quốc đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai. Thế nhưng chỉ hơn một thập niên sau, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế. Điều kì diệu có được từ đâu chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài mới hôm nay.

(GV giới thiệu một số hình ảnh và những số liệu khái quát về đất nước Nhật Bản)

b. Triển khai bài:

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu những đặc điểm vị

trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản ( Hoạt động nhóm)

- GV hướng dẫn cho HS quan sát bản đồ Châu Á để trình bày vị trí địa lý của Nhật Bản.(Giáo viên chiếu bản đồ sau đây lên màn hình máy chiếu cho học sinh quan sát)

Bản đồ khai thác từ World Atlas

+Vị trí đó có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế Nhật?

- HS quan sát bản đồ để xác định và trình bày.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.Vị trí địa lý và lãnh thổ

- Là một quần đảo nằm ở Đông Bắc châu Á.

- Gồm có 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và trên 1000 đảo nhỏ.

=> Dễ dàng mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực bằng đường biển, phát triển kinh tế bi

GV chuẩn kiến thức.

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS dựa vào bản đồ tự nhiên Nhật Bản và nội dung SGK, trình bày đặc điểm tự nhiên và ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến đất nước Nhật Bản:

- Nhóm 1: Địa hình - Nhóm 2: Khí hậu - Nhóm 3: Thủy văn

- Nhóm 4: Tài nguyên khoáng sản ( thời gian thảo luận 5 phút)

(Học sinh quan sát bản đồ về tự nhiên của

Nhật Bản sau đây kết hợp với bản đồ trong sách giáo khoa để thực hiện yêu cầu của giáo

viên)

Bản đồ khai thác từ World Atlas

- HS tham gia thảo luận theo yêu cầu. - GV gọi lần lượt đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bố sung và chuẩn kiến thức. HS ghi bài.

2 Điều kiện tự nhiên

- Địa hình chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, ít đồng bằng - Khí hậu gió mùa, mưa nhiều, phân hóa 2 miền Bắc Nam. - Sông ngòi ngắn, dốc; nơi giao nhau của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh

- Nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản

- Đất nước nhiều thiên tai: động đất, núi lửa.

* Đánh giá: - Thuận lợi:

+Giao lưu hợp tác phát triển KT-XH với các nước bằng đường biển.

+Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt hải sản, xây dựng cảng biển…)

- Khó khăn:

+Thiếu đất sản xuất nông nghiệp và tài nguyên khoáng sản cho công nghiệp

+ Thường xuyên xảy ra thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần…

GV gọi học sinh khái quát lại những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đến vấn đề phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Hs trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận chung.

Hs ghi bài:

GV cho học sinh xem một số hình ảnh về thiên tai ở Nhật Bản.

Hình ảnh khai thác từ world atlas Chuyển ý:

Cho dù điều kiện tự nhiên gặp nhiều khó khăn, nhưng sức mạnh con ngừơi Nhật Bản đã vượt lên tất cả để xây dựng nên đất nước giàu mạnh và hiện đại như thế.

Để tiếp tục tìm hiểu, chúng ta qua phần II: Dân cư.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm dân cư của Nhật Bản (Cả lớp)

CH: Dựa vào nội dung sách giáo khoa, em hãy trình bày một số đặc điểm về dân cư và xã hội Nhật Bản ?

Hs tham khảo sgk để trả lời câu hỏi.

GV gọi học sinh trả lời lần lượt các đặc điểm dân cư – xã hội Nhật Bản.

II. DÂN CƯ:

- Là nước đông dân đứng thứ 8 trên thế giới: 127,7 triệu

người(2005)

- Tốc độ gia tăng dân số thấp và giảm dần (Năm 2005 đạt 0,1%)

Qua các đặc điểm, GV kết hợp phân tích thông qua các biểu đồ, bảng số liệu.

Gv chuẩn kiến thức. Hs ghi bài.

Gv chiếu một số hình ảnh về đất nước Nhật Bản và tình hình giáo dục nơi đây.

Hình ảnh khai thác từ World Atlas

Chuyển ý: trước đây hơn 1 thế kỷ, Nhật Bản là một nước nông nghiệp nghèo nàn, qua quá trình duy tân đến trước năm 1945 Nhật Bản trở thành một nước công nghiệp phát triển. Sau chiến tranh thế giới 2, Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn, tiếp đến là những thăng trầm trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế của đất nước. ngày nay, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ.

Diễn biến quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu qua phần III.

ngày càng lớn  thiếu lực lượng lao động bổ sung… - Lao động cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục.

=> động lực để phát triển kinh tế.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản (Cá nhân trong nhóm lớn)

- GV nêu một số dẫn chứng nền kinh tế Nhật bị thiệt hại nặng nề sau chiến tranh.

- GV chia quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản ra 2 giai đoạn:

III. Tình hình phát triển kinh tế

+ Từ 1950 – 1973: + Từ 1973 – nay:

Chia lớp ra 2 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 giai đoạn, HS tự tìm hiểu hoặc có thể thảo luận với bạn bên cạnh.

Yêu cầu: hoàn thành nội dung vào bảng và phân tích 2 bảng số liệu trong SGK.

Giai đoạn 1950-1973 1973-nay Bối cảnh

Tình hình phát triển

Nguyên nhân Thành tựu

Hs tìm hiểu và hoàn thành nội dung trong bảng.

GV gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung và phân tích bảng số liệu.

GV kết luận và chuẩn kiến thức. HS hoàn thành bảng vào vở.

GV giới thiệu về một số thành tựu mà Nhật Bản đạt được.

4. Bài tập củng cố

1. Hãy kể tên các đảo chính ở Nhật Bản?

2. Cơ cấu kinh tế hai tầng của Nhật Bản có nghĩa là:

A. Vừa phát triển các xí nghiệp lớn,vừa duy trì tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công

B. Vừa phát triển kinh tế trong nước vừa đẩy mạnh đầu tư nước ngoài C. Chỉ có hai thành phần kinh tế là nhà nước và tư nhân

D. Nền sản xuất vừa phục vụ nhu cầu trong nước vừa đẩy mạnh xuất khẩu 3. Tại sao nói nền kinh tế Nhật Bản là “ nền kinh tế bong bóng”?

5. Dặn dò và hướng dẫn HS học tập ở nhà:

- Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.

- Đọc trước bài Nhật Bản tiết 2, trả lời các câu hỏi sau: 1. chứng minh Nhật Bản có nền CN phát triển cao?

2. Nhận xét về tình hình phát triển ngành dịch vụ và nông nghiệp của Nhật Bản?

6. Phụ lục

Bảng 1. Tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1953 đến nay

Giai đoạn 1950-1973 1973-nay Bối cảnh Nền kinh tế suy sụp sau chiến

tranh

Trải qua 2 cuộc khủng hoảng dầu mỏ Tình hình phát triển Phát triển nhanh chóng, “ thần kỳ” Nền kinh tế có phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp

Nguyên nhân

Chú trọng hiện đại hóa công nghiệp

Tập trung phát triển các ngành then chốt

Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.

Điều chỉnh chiến lược phát triển

Thành tựu Khôi phục nền kinh tế ngang mức trước chiến tranh

Là cường quốc kinh tế, tài chính thứ 2 thế giới

2.4.2. Trung Quốc

Tiết 24 - Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện đó đối với việc phát triển kinh tế Trung Quốc.

- Phân tích được đặc điểm dân cư – xã hội của Trung Quốc.

2. Về kĩ năng

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm Encarta World Atlas vào giảng dạy chương trình địa lí lớp 11 (BCB) 10600736 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)