5. Các phương pháp nghiên cứu
3.4. Tổ chức thực nghiệm
3.4.1. Thời gian thực nghiệm
- Học kỳ II năm học 2012 – 2013
3.4.2 Đối tượng
3.4.3. Chọn trường thực nghiệm
Trường chọn để tiến hành thực nghiệm phải là trường có những điều kiện thuận lợi về nhiều mặt như:
- Có hệ thống phòng máy với đầy đủ các thiết bị giảng dạy.
- Có phong trào đổi mới phương pháp dạy học sôi nổi, đồng bộ ở tất cả các môn học, các khối lớp
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn quan tâm và ủng hộ việc áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, sáng tạo và có tinh thần cao trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Từ những yêu cầu trên, tôi đã chọn trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Nam) và trường THPT Nguyễn Hiền (TP Đà Nẵng) để tiến hành thực nghiệm.
3.4.4. Chuẩn bị thưc nghiệm
Một hình thức phổ biến trong việc tổ chức dạy thực nghiệm là có các lớp đối chứng dạy song song với các lớp thự nghiệm. Trong các lớp dạy thực nghiệm, việc giảng dạy được tiến hành theo các phương pháp phù hợp với giả thuyết, còn trong các lớp đối chứng, việc giảng dạy vẫn tiến hành bình thường theo cách dạy của giáo viên. Học sinh của lớp thực nghiệm và lợp đối chứng phải có trình độ và khả năng nhận thức thương tự nhau.
Bảng 3.1: Danh sách các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng
Trường Lớp thực nghiệm Số HS Lớp đối chứng Số HS THPT Lương Thế Vinh 11/8 42 11/9 44 THPT Nguyễn Hiền 11/5 40 11/7 45
Chính vì vậy, công tác chuẩn bị bao gồm: kiểm tra kiến thức học sinh kết hợp với ý kiến đánh giá của giáo viên bộ môn, chọn ra hai cặp lớp (thực nghiệm và đối chứng) thuộc khối lớp 11, có số lượng học sinh và trình độ tương đương nhau.
Thời gian thực nghiệm được căn cứ vào mục đích, nội dung thực nghiệm và kế hoạch giảng dạy của trường phổ thông. Thời gian thức nghiệm phải báo trước cho giáo viên và học sinh.
Các giáo viên thực hiện thực nghiệm phải được bồi dưỡng về mục đích và phương pháp tiến hành bài thực nghiệm, được giới thiệu các phần mềm địa lý và nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy được thiết kế trên máy tính.
3.4.5. Các bước tiến hành thực nghiệm
Tiêu chuẩn để đánh giá những đề xuất về lý luận dạy học (hoàn thiện những nội dung, phương pháp và đồ dùng dạy học…) là kết quả thể hiện qua việc học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng, ở sự hứng thú và mức độ hoạt động tự giác học tập của học sinh. Vì vậy, trong quá trình thực nghiệm, cần phải có những biện pháp kiểm tra để đo những tiến bộ đó.
Để đánh giá thực nghiệm chính xác, sau mỗi giờ thực nghiệm cần kiểm tra đánh giá thái độ học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới, đồng thời quan sát các thao tác sử dụng máy tính và cách truyền đạt của giáo viên. Phương pháp được tiến hành như sau:
- Dự giờ thực nghiệm: quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh trên lớp và ghi biên bản.
- Trao đổi và trò chuyện với học sinh, giáo viên và khảo sát thông qua phiếu khảo sát.
- Kiểm tra chất lượng giờ học bằng cách cho học sinh làm bài kiểm tra ngắn cuối giờ.
- Xử lý số liệu thống kê được và so sánh, đối chiếu kết quả thực nghiệm ở hai cặp lớp thực nghiệm và đối chứng.
3.5. Kết quả đánh giá
Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm ở trường THPT Lương Thế Vinh.
Bài Lớp Điểm Điểm
trung bình Tổng số học sinh 3 4 5 6 7 8 9 10 NhậBản (tiết 1) TN 3 8 8 9 11 3 7.6 42 ĐC 1 5 11 9 6 7 1 7.0 40 Trung Quốc (tiết 1) TN 4 4 8 11 13 2 7.7 42 ĐC 2 7 8 9 6 8 6.9 40
Bảng 3.3: Kết quả thực nghiệm ở trường THPT Nguyễn Hiền
Bài Lớp Điểm Điểm
trung bình Tổng số học sinh 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhật Bản (tiết 1) TN 3 7 6 8 14 4 2 7.0 44 ĐC 1 5 9 10 9 8 2 1 6.3 45 Trung Quốc (tiết 1) TN 1 5 8 11 10 6 3 7.2 44 ĐC 4 7 10 15 5 3 1 6.5 45
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả thực nghiệm cả hai trường Lớp Xếp loại Thực nghiệm Đối chứng Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) Tổng số 172 100 170 100 Giỏi (9-10 điểm) 44 26 23 14 Khá (7-8 điểm) 79 46 67 39 Trung bình (5-6 điểm) 45 26 67 39 Yếu < 5 điểm 4 2 13 8
3.6. Kết luận.
Sau khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các cặp lớp đối chứng và thực nghiệm có những nhận xét sau:
Về khả năng nắm bắt kiến thức: Các lớp thực nghiệm có tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi và khá cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, cực đại rơi vào tỷ lệ có điểm giỏi, cực tiểu rơi vào tỷ lệ có điểm yếu. Ở lớp đối chứng, tuy cực đại rơi vào tỷ lệ có điểm giỏi nhưng tỷ lệ rất thấp, thấp hơn tỷ lệ trung bình. Cực tiểu rơi vào tỷ lệ học sinh có điểm yếu.
Về hứng thú học tập: Lớp học thực nghiệm có không khí học sôi nổi, học sinh tích cực lĩnh hội tri thức
Về khả năng tiếp nhận của giáo viên: Phần lớn giáo viên thấy được khả năng của phần mềm và việc khai thác phương pháp này trong dạy học địa lý.
Một số ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh về việc ứng dụng ứng dụng phần mềm Encarta World Atlas trong giảng dạy chương trình địa lí 11 (BCB).
Sau khi được phỏng vấn và điều tra bằng phiếu khảo sát:
- Giáo viên:
+ Ưu điểm: Giảng dạy nhẹ nhàng hơn, đỡ phải tốn công tìm kiếm hình ảnh và bản đồ, tạo hứng thú cho học sinh tiếp nhận kiến thức nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn.
+ Hạn chế: Phải có trình độ về tin học và anh văn tốn thời gian để soạn bài, phương tiện máy móc để dạy học còn thiếu.
- Học sinh
+ Ưu điểm: Trong bài học có những hình ảnh, phim minh họa rất sinh động, giúp cho các em nắm kiến thức tại lớp và nhớ lâu hơn, có nhiều thời gian cho các em thảo luận các vấn đề trong tiết học.
+ Hạn chế: Trong phần nội dung chính cần ghi do nội dung trình chiếu các slide quá nhanh nên các em không kịp ghi bài
PHẦN KẾT LUẬN 1.Kết luận
Khai thác phần mềm Encarta World Atlas vào giảng dạy địa lí có ý nghĩa rất thiết thực với việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học, công nghệ vào trong giảng dạy và học tập, làm tăng chất lượng giáo dục và đào tạo. Đây là một thực tế đã kiểm chứng ở một số trường phổ thông ở nước ta trong thời gian vừa qua.
Mục đích của đề tài nhằm hướng đến việc xây dựng và vận dụng phần mềm Encarta World Atlas vào giảng dạy địa lí lớp 11(BCB). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc khai thác phần mềm này còn phụ thuộc vào khả năng tin học và trình độ ngọai ngữ của giáo vên, phụ thuộc mục tiêu của bài học và năng lực nhận biết đối tượng cùa học sinh.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả học tập bằng cách sử dụng phần mềm Microsoft Encarta World Atlas vào giảng dạy địa lí lớp 11. Thì yêu cầu đội ngũ giáo viện luôn luôn tìm tòi nên những cái mới, trau dồi vốn hiều biết của mình và rèn luyện cho các em học sinh ý thức tư duy và tự học tập.
2. Kiến nghị
Sau khi nghiên cứu đề tài và tìm hiểu tình hình thực tế tôi nhận thấy rằng nhiều trường trung học phổ thông đã trang bị cơ sở vật chất cho việc giảng dạy, nhiều giáo viên đã áp dụng những phương pháp dạy học mới vào qúa trình dạy học. Và để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học khi sử dụng các phần mềm bổ trợ nói chung và phần mềm Encarta World nói riêng tôi xin có một và ý kiến sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học và phương tiện bổ trợ trong dạy học.
- Sử dụng nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học về công nghệ thông tin và ứng dụng các phần mềm trong dạy học ở các trường phổ thông.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm Encarta World Atlas trong quá trình dạy học.
- Bồi dưỡng cho giáo viên các bộ môn về công nghệ thông tin nói chung và phần mềm Encarta World Atlas nói riêng để họ có thể tổ chức các tiết dạy tốt.
- Tổ chức các tiết dạy có ứng dụng các phần mềm mới trong trường học nhằm mục đích tuyên truyền, động viên các cá nhân, đơn vị tổ chức thực hiện tốt việc ứng dụng phần mềm trong dạy học nói chung và phần mềm Encarta World Atlas nói riêng.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình:
1. Bộ Giáo Dục và Đào tạo dự án Việt Bỉ,(2010), Dạy và học tích cực, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
2. Đậu Thị Hòa, (2010), Lí luận dạy học địa lí.
3. Lê Thị Thanh Hương, (2010), Phương pháp giản dạy địa lí ở trường phổ thông. 4. Lý Thị Bạch Mai, 591 câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11, Nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội.
5. Nguyễn Viết Thịnh, Sử dụng phối hợp các phần mềm khác nhau để nâng cao hiệu quả khai thác thông tin trong Microsoft Encarta World Atlas, Đại học sư phạm Hà Nội.
6. Phạm Hữu Khá. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí, Cao đẳng sư phạm Nha Trang.
Đề tài nghiên cứu:
1. Kiều Văn Hoan, Khai thác phần mềm Microsoft Encarta 2005 để nghiên cứu giảng dạy địa lí, Đại học sư phạm Hà Nội.
2. Phan Thị Hằng, (2005), Sử dụng một số phương pháp tích cực trong dạy học địa
lí 11 ở một số trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng.
3. Tô Minh Châu, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế - xã
hội lớp 11- THPT, Đại học An Giang.
4. Văn Tiến Hùng, Võ Như Toàn, Sử dụng phần mềm bách khoa toàn thư thế giới
Encarta 2005 trong dạy học địa lí lớp 7 trung học cơ sở, trường trung học cơ sở
Lí Thường Kiệt. Các trang web: 1. http://www.google.com.vn 2. http://tailieu.vn/ 3. http://thuvienluanvan.com.vn 4. http://khohoclieu.hanoiedu.vn 5. http://viloet.com.vn
PHỤ LỤC ẢNH
Một số hình ảnh từ Encarta World Atlas về Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Quốc Kì Quốc Huy
Bàn thờ Thiên Đàng Tử Cấm Thành
Khu tự trị Ma cao Thành phố Thượng Hải
Bản đồ hành chính Trung Quốc Bản đồ tự nhiên Trung Quốc
Một số hình ảnh về nền giáo dục của Trung Quốc
Sơn nguyên Tây Tạng
Một số hình ảnh khai thác từ Encarta World Atlas về Nhật Bản. Bản đồ hành chính Nhật bản Bản đồ tự nhiên Nhật bản Quốc kỳ Núi Phú Sĩ
Động đất ở Kô Bê- 1995
Trận động đất năm 1972
Một số hình ảnh khai thác từ Encarta World Atlas về Nhật Bản.
Quốc kỳ Núi Phú Sĩ
Động đất ở Kô Bê- 1995 Trận động đất năm 1972
Sân bay quốc tê Osaka Thủ đô Tokyo
Nhà máy điện hạt nhân trong tỉnh Fukui Tòa nhà chọc trời cao nhất tại Yokohama
Giáo dục của Nhật bản
Một số hình ảnh khai thác từ Encarta World Atlas về Đông Nam Á
Bản đồ tự nhiên và hành chính Đông Nam Á
Nhà thờ Đạo giáo ở Philipin Một góc của Singapo
Đền thờ Phật ở Thái Lan Kinh thành Huế ở Việt Nam