5. Các phương pháp nghiên cứu
1.4. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 11
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên và người học tự giác, tích cực chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Quá trình dạy học chịu sự chi phối của nhiều qui luật như:
- Các qui luật sinh lí và tâm lí học lứa tuổi: chức năng, cơ chế hoạt động của thần kinh cao cấp có ảnh hưởng tới năng lực nhận thức, tới quá trình tư duy, tới chế độ làm việc, nghỉ ngơi; đặc điểm lứa tuổi có ảnh hưởng tới cường độ, nhịp độ, độ sâu của hoạt động nhận thức.
- Các qui luật tâm lí của hoạt động nhận thức: nhận thức của con người diễn ra theo hai giai đoạn, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính. Mỗi giai đoạn lại
tuân theo những qui luật của các quá trình tâm lí nhận thức cụ thể.
- Các qui luật lí luận dạy học: quan hệ và tương tác giữa các thành tố trong quá trình dạy học, sự phụ thuộc của quá trình dạy học vào môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.
Quá trình dạy học diễn ra phù hợp với qui luật sẽ đảm bảo thu được kết quả cao.
Chính vì vậy, giáo viên cần lựa chọn nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học gắn liền với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
1.4.2. Đặc điểm hoạt động học tập
Đặc điểm học tập của học sinh THPT khác nhiều so với học sinh THCS. Hoạt động học tập giai đoạn này đòi hỏi học sinh phải tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động học tập và lĩnh hội tri thức. Chính vì vậy, các phương tiện và phương pháp dạy học cũng cần có sự thay đổi. Học sinh sẽ hứng thú hơn với các loại phương tiện kích thích trí tò mò và khả năng tư duy.
Ứng dụng các phần mềm trong dạy học Địa lí là phương tiện dạy học có sức hấp dẫn đối với học sinh vì qua đó học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn có cơ hội làm quen với nhiều kĩ năng khác nhau. Tuy nhiên việc lựa chọn nội dung và hình thức trình diễn trên máy vi tính phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh
1.4.3. Đặc điểm hoạt động của sự phát triển trí tuệ
Thời kì này các chức năng của não đã phát triển đầy đủ, học sinh phổ thông có khả năng thực hiện các thao tác tư duy lí luận trừu tượng và phức tạp; đồng thời óc nhận xét và phê phán cũng phát triển. Do đó, học sinh THPT có đủ khả năng trong việc tiếp cận và sử dụng máy vi tính như một phương tiện học tập hữu hiệu nhằm khai thác, mở rộng và tìm hiểu sâu hơn về kiến thức địa lí cũng như các môn học khác. Tuy nhiên năng lực tư duy của học sinh THPT chưa đạt đến mức hoàn thiện như người trưởng thành, vì vậy vai trò định hướng của người giáo viên là rất quan trọng.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TÌM CHỌN DỮ LIỆU TRONG PHẦN MỀM ENCARTA WORLD ATLAS ĐỂ PHỤC VỤ
CHO GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP 11 (BCB)
2.1. Khả năng ứng dụng phần mềm Encarta World Atlas vào gi ảng dạy địa lí lớp 11 (BCB) địa lí lớp 11 (BCB)
2.1.1. Đối với giáo viên. a. Trong quá trình soạn bài a. Trong quá trình soạn bài
Địa lí là môn học có liên quan đến nhiều kiến thức, mang tính thực tế, gần gũi với tự nhiên và đời sống kinh tế - xã hội của con người. Vì vậy, để việc giảng dạy Địa lí có hiệu quả cần có sự hỗ trợ về hình ảnh các bộ sưu tập, các mô hình, các thông tin về tự nhiên, kinh tế - xã hội mang tính trực quan cao.
Khó khăn trong việc giảng dạy địa lí hiện nay ở các trường phổ thông là thiếu các tài liệu mới. Tuy một số trường đã tiến hành đổi mới phương pháp, đề cao vai trò dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” nhưng việc khai thác sử dụng các nội dung mới, các hình ảnh minh họa, trực quan vẫn còn hạn chế. Giáo viên thường khó khăn trong việc sưu tầm các tài liệu này.
Công nghệ thông tin nói chung và phần mềm Encarta World Atlas cùng với các tính năng ưu việt có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn địa lí. Thông qua nội dung phần mềm Encarta World Atlas có sẵn, giáo viên có thể khai thác các nguồn kiến thức địa lí phong phú cho nội dung cụ thể của từng bài dạy. Việc khai thác các tri thức địa lí có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Giáo viên khai thác thông tin chuẩn bị bài dạy trên lớp: giáo viên xem nội dung của phần mềm Encarta World Atlas như là nguồn tài liệu cần thiết. Tùy nội dung cụ thể của từng bài, giáo viên khai thác các thông tin và đưa vào bài giảng những tư liệu phù hợp. Việc lựa chọn các thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy và giá trị của nguồn thông tin đưa ra. Tuy nhiên khi lựa chọn thông tin cần phải có sự đối chiếu với nội dung chính trong sách giáo khoa để có những thông tin chính xác và phù hợp nhất. Do đó, để làm nổi bật
nội dung chính của bài, các thông tin được lựa chọn phải mang tính đặc trưng cao và thường xuyên được cập nhật. Để đạt được kết quả giảng dạy tốt khi khai thác thông tin phục vụ cho công việc chuẩn bị bài giảng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Các thông tin phải đảm bảo tính đồng bộ liên tục, sát hợp với nội dung bài dạy, phản ánh được bản chất của sự vật hiện tượng.
+ Các thông tin đưa vào phải đúng trọng tâm của từng vấn đề có tác dụng nêu bật được vấn đề cần truyền đạt cho học sinh.
+ Nguồn thông tin phải được học sinh khai thác, phân tích, so sánh bằng trực quan để tự mình hiểu và ghi nhớ được nội dung của bài học
- Giáo viên khai thác nguồn bản đồ của phần mềm Encarta World Atlas để dạy trên lớp: bản đồ là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong kiến thức địa lí, đặc biệt là bản đồ giáo khoa càng có ý nghĩa to lớn trong quá trình giảng dạy địa lí ở trường phổ thông. Bản đồ giáo khoa vừa là công cụ để nghiên cứu giảng dạy địa lí vừa là nguồn tư liệu để nghiên cứu kiến thức địa lí. Bản đồ địa lí được xem là cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Đặc biệt chương trình địa lí lớp 11 tập trung nghiên cứu về địa lí các quốc gia, khu vực trên thế giới cả về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội, vì vậy yêu cầu về bản đồ là rất cần thiết.
- Giáo viên khai thác các nguồn số liệu thống kê và biểu đồ: số liệu thống kê có ý nghĩa rất lớn trong giảng dạy địa lí. Nó vừa là số liệu biểu hiện mặt số lượng để chứng minh hiện tượng vừa có khả năng cụ thể hoá mức độ của các hiện tượng, các quá trình địa lí kinh tế-xã hội. Giáo viên có thể dùng số liệu thống kê để làm nổi bật các hiện tượng địa lí làm phương tiện hướng dẫn học sinh tự khai thác và lĩnh hội tri thức. Nguồn số liệu khai thác qua phần mềm không chỉ cung cấp cho giáo viên các thông tin về tự nhiên và kinh tế-xã hội mà còn được thể hiện, cụ thể hóa bằng các biểu đồ minh họa làm tăng tính trực quan dễ hiểu, dễ nhớ có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Giáo viên khai thác các thông tin khác: Phần mềm Encarta World Atlas còn có nhiều thông tin bằng kênh chữ và kênh hình rất đa dạng về tự nhiên, kinh tế-xã hội, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, giao
thông vận tải và lịch sử phát triển của các quốc gia. Tóm lại, tùy theo nội dung, thời gian và trình độ nhận thức của học sinh mà giáo viên đưa ra các nguồn thông tin vừa sức, hấp dẫn và đảm bảo hiệu quả của tiết học. Trong điều kiện cơ sở vật chất cho phép, tất cả các nội dung nói trên giáo viên có thể chuẩn bị rồi thông qua phần mềm trình diễn PowerPoint sẽ chiếu lên màn hình lớn để phục vụ cho việc dạy học trên lớp.
b. Trong quá trình gi ảng dạy
Ngoài việc khai thác để chuẩn bị bài, tích lũy kiến thức, giáo viên còn có thể sử dụng và các phần mềm có sẵn như một công cụ bổ trợ cho học sinh tiếp thu kiến thức nhằm giải quyết nội dung tiết dạy trên lớp. Hình thức này giúp cho học sinh phát huy được tính tư duy và sáng tạo trong giờ học.
Việc sử dụng phần mềm Encarta World Atlas trong dạy học trên lớp cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của bài học. - Phải có phương pháp dạy học thích hợp, đảm bảo tính chính xác và có hiệu quả.
- Trước khi đưa ra sử dụng phải lí giải được mục đích sử dụng, sử dụng để giải quyết những nội dung nào của bài học
- Đảm bảo cho tất cả học sinh quan sát được sự vật, hiện tượng địa lí được thể hiện qua hệ thống bản đồ, hình ảnh.
- Đảm bảo kết hợp được phương tiện dạy học với phương pháp giảng dạy. Đối với chương trình địa lí kinh tế - xã hội thế giới lớp 11 phổ thông, giáo viên có thể chuẩn bị trước toàn bộ nội dung bài giảng và đưa lên chương trình trình diễn Powerpoint, khi lên lớp công việc của giáo viên chủ yếu là hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức thông qua kênh chữ và kênh hình. Thao tác của giáo viên trên máy rất đơn giản, chủ yếu là dùng chuột hoặc bàn phím để điều khiển.
Có thể kết hợp tốt với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm như: phát vấn, đàm thoại, gợi mở, thảo luận…Nếu giáo viên đã soạn thảo nội dung vào các trang trình bày (slide) thì có thể không cần sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là phấn bảng. Tuy nhiên, khi thoát li phấn bảng, giáo viên hết sức lưu ý và phải đảm bảo các nguyên tắc khi giảng dạy với công nghệ thông tin hiện đại.
2.1.2. Đối với học sinh
a. Trong qúa trình học tập trên lớp
Hiện nay, phương pháp dạy học chính là phát huy tính tích cực, tư duy và sáng tạo của học sinh. Vì vậy việc vận dụng và khai thác bản đồ địa lí và các video, hình ảnh từ Encarta World Atlas là rất hợp lí. Học sinh dựa vào nội dung trong sách giáo khoa kết hợp với các bản đồ do giáo viên cung cấp có thể rút ra những cái cần nhớ cho bài học.
Các bản đồ trên Encarta World Atlas rất phong phú và rõ nét, giúp cho học sinh dễ dàng nhận biết được đối tượng, sự vật có trong bản đồ. Hầu hết các bản đồ có trong sách giáo khoa đều có trên Encarta World Atlas, điều đó sẽ giúp học sinh khẳng định lại những điều mà trong sách đã có.
Encarta World Atlas chứa các video ngắn về nội dung liên quan đến sách giáo khoa địa lí và trong từng bài học nói riêng. Dưới sự trình chiếu của giáo viên, học sinh dựa vào đó để hiểu hơn về thế giới, về đất nước và con người ở các nước trong và ngoài khu vực.
Các hình ảnh tên Encarta World Atlas là những hình ảnh được chắt lọc một cách cụ thể nhất về các quốc gia. Vì vậy, các hình ảnh này cũng tạo ra hứng thú hơn cho học sinh trong quá trình học tập môn Địa lí, tránh tình trạng nhiều học sinh còn cho rằng đây là một môn học kém thú vị và nhàm chán.
Như vậy, với những gì mà Encarta World Atlas mang lại sẽ giúp cho học sinh học tập tốt hơn môn Địa lí lớp 11 ở trên lớp, tạo không khí học tập sôi nổi hơn. Dựa vào đó học sinh có thể khai thác cho mình những kiến thức bổ ích nhất, phát huy năng lực tư duy, chủ động hơn trong học tập của học sinh.
b. Trong quá trình học tập và nghiên cứu ở nhà
Đối với lứa tuổi học sinh lớp 11 thì sự hiểu biết và vận dụng phần mềm này còn hạn chế. Vì vậy, tùy thuộc vào đối tượng học sinh mà khả năng ứng dụng phần mềm này khi tự học là khác nhau. Với nội dung của cuốn Bách khoa toàn thư này, học sinh có thể biết đến mọi điều trên thế giới. Còn với Encarta World Atlas thì học sinh sẽ học và hiểu một cách sâu sắc hơn về Địa lí nói chung và chương trình Địa lí
qua những nội dung đã có sẵn trên phần mềm. Chỉ cần học sinh gõ những nội dung mà mình muốn tìm kiếm thì nó sẽ hiện ra cho học sinh biết và học.
2.2. Phương pháp tìm chọn dữ liệu trong phần mềm Encarta World Atlas để phục vụ cho giảng dạy địa lí lớp 11 (BCB) Atlas để phục vụ cho giảng dạy địa lí lớp 11 (BCB)
2.2.1. Tìm chọn bản đồ
Để chọn bản đồ đầu tiên chúng ta vào giao diện chính của phần mềm hoặc kích đúp vào biểu tượng trên màn hình ta có giao diện như sau:
Hình 2.1. Giao diện chính của phần mềm Encarta 2009
Sau đó, để lựa chọn bản đồ, chúng ta kích vào Homework_Tool -> Geography Tool -> Word Atlas, chúng ta sẽ có giao diện sau:
Hình 2.2. Giao diện chính của World Atlas
Trong bảng chú thích, giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh về các đối tượng Địa lí có trên bản đồ như: thác, sông, suối, kênh, hồ, biển….
Hình 2.3. Bảng chú giải trên giao diện chính của World Atlas
Dùng biểu tượng bàn tay kéo thả tùy ý, ta có thể xác định nhanh một quốc gia trên quả địa cầu điện tử này.
Ví dụ: Tìm bản đồ về nước Hoa Kì.
Dùng biểu tượng bàn tay kéo thả quả địa cầu và chọn khu vực Bắc Mĩ, sau đó dùng chuột trái kích chọn vào đất nước Hoa Kì, trên hộp hội thoại sẽ xuất hiện các tự chọn bản đồ (Maps) hoặc trang bị nội dung (Read Aticle):
Nếu chọn bản đồ thì ta kích vào Maps, ta sẽ có giao diện như sau:
Hình 2.5. Bản đồ tự nhiên Hoa Kì trên World Atlas
Sử dụng các bước tương tự như trên, chúng ta có thể tìm đến một khu vực, một quốc gia nào đó tùy ý, phù hợp với mục đích tìm kiếm cho bài học.
Hình 2.6. Bản đồ tự nhiên của Liên Bang Nga trên World Atlas
Hay muốn xác định nhanh một đối tượng địa lí như sông Mississipi. Chúng ta chỉ cần chọn vào sông Mississipi, một hộp hội thoại giống như trên sẽ xuất hiện
và chỉ cần kích chọn vào chữ Maps trong hộp hội thoại của sông Mississipi chúng ta sẽ có:
Hình 2.7. Hình ảnh sông Mississipi trên bản dồ tự nhiên Hoa Kì
Tương tự chúng ta có hình ảnh về sông Mê Kông trên bản đồ tự nhiên Châu Á
Hình 2.8. Hình ảnh về sông Mê Kông trên bản đồ tự nhiên Châu Á
2.2.2. Tìm chọn tranh, ảnh
Trong thư viện ảnh, chúng ta có nhiều cách để tìm được hình ảnh mong muốn thì ta làm như sau:
Ví dụ ta cần những hình ảnh liên quan đến đất nước Hoa Kì, ta gõ từ khóa “United states” vào mục tìm kiếm để máy chọn tất cả các hình ảnh liên quan đến nội dung sau đó ấn enter, chúng ta sẽ có được rất nhiều hình ảnh và thêm những bản đồ, video tư liệu liên quan, giao diện như sau:
Hình 2.9. Giao diện về hình ảnh và các thông tin của Hoa Kì.
Muốn đọc đọc tư liệu về nước này, chúng ta kích vào các mục ở bên dưới.
Một cách khác: Ví dụ tìm các hình ảnh và các thông tin của các nước Đông Nam Á. Chúng ta vào World Atlas -> Southeas Asian -> Read Aticle ở đây chúng ta có thể