2.Một số giải phá p.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với sự phát triển dịch vụ Logistic ở Việt Nam.DOC (Trang 32 - 38)

III. Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển dịch vụ Logisti cở Việt Nam trong điều kiện là thành viên của WTO.

2.Một số giải phá p.

Những năm gần đây, logistics bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận trong và ngoài nước. Các cảng container và sân bay của Việt Nam đã được đầu tư và quy hoạch theo chiến lược phát triển lâu dài, các tuyến đường bộ cũng được mở mang, nâng cấp.

Tổng cục hải quan cũng đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng/năm cho công nghệ thông tin, nâng cấp mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Thủ tục khai hải quan điện tử đã được triển khai thí điểm tại một số địa phương và sẽ được áp dụng trên toàn quốc trong năm 2007. Các công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới phần lớn đã có mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tuy nhiên hạ tầng cơ sở và các trang thiết bị dành cho logistics còn yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ; hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, rời rạc; các phương tiện, trang thiết bị như xe nâng hạ hàng hoá, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hóa, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng... nói chung còn thô sơ; hệ thống vận tải đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và đường sông còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động logistics.

Mặt khác, đa số các doanh nghiệp có quy mô tài chính vừa và nhỏ, ít hiểu biết về luật pháp quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics chưa tạo được sự liên minh, liên kết, chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh thấp, thậm chí có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị trong ngành...

Tính minh bạch của các giao dịch liên quan đến quá trình sản xuất, vận chuyển, tồn kho và phân phối chưa cao đã tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá trình logistics, làm phát sinh chi phí hoặc ảnh hưởng đến uy tín nhà cung cấp trong quá trình thực hiện logistics.

Để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Logistics trong quá trình hội nhập, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp sau.

Thứ nhất, Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm... theo một kế hoach tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả.

Thứ hai, đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải, khuyến khích vận tải container đường sắt, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển khu vực.

Thứ ba, chuẩn hóa các quy trình dịch vụ logistics, thống kê logistics.

Thứ tư, xây dựng hành lang, khung pháp lý mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực logistics với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường logistics minh bạch.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo logistics tại các trường cao đẳng, đại học, trên đại học.

Thứ sáu, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cần năng động hơn trong việc quản lý bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong việc đào tạo, gắn kết, thông tin, điều phối, hướng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập các thị trường nước ngoài. Cải tiến quy trình thủ tục hải quan - xuất nhập khẩu.

Thứ bảy, thúc đẩy và phát triển công nghệ thông tin, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại/ khai quan điện tử (EDI) để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan.

Cuối cùng, các đơn vị trong ngành có thể xem xét khả năng sáp nhập và thành lập các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics theo nhóm 3 - 4 đơn vị để đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia.

Đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào, nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố quyết định sự thành công. Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ logistic tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90, đến nay đã có hơn 600 công ty được thành lập và hoạt động trên cả nước.

Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistic tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng. Các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành logistics hiện nay được thực hiện ở các cơ sở đào tạo chính thức, đào tạo theo chương trình Hiệp hội và đào tạo nội bộ.

Tuy nhiên, theo đánh giá của VIFFAS, chương trình đào tạo về logistics còn yếu và nhỏ lẻ, khoảng 15 - 20 tiết học trong môn vận tải và bảo hiểm ngoại thương, chủ yếu đào tạo nghiêng về vận tải biển và giao nhận đường biển. Tại các trường đại học, nghiệp vụ logistics trong giao nhận hàng không chưa được xây dựng thành môn học.

Trong thời gian qua, VIFFAS đã và đang kết hợp với các Hiệp hội giao nhận các nước Asean, các chương trình của Bộ Giao thông Vận tải, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, cùng với Trường cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lý khai quan, cấp bằng chứng chỉ cho các hội viên.

Về giao nhận hàng không, IATA thông qua Việt Nam Airlines đã tổ chức được một số lớp học nghiệp vụ và tổ chức thi cấp bằng IATA có giá trị quốc tế. Tuy nhiên, hiện chương trình này vẫn không tiến triển do tính không chính thức, số lượng hạn chế mang tính nội bộ và chưa có tổ chức bài bản trong chương trình đào tạo của hiệp hội.

Vì vậy cần phát triển nguồn nhân lực này theo hướng chính quy, chuyên nghiệp. Trong chiến lược dài hạn, đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng hỗ trợ, tài trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có tính định hướng, liên quan đến ngành

logistics. Thực hiện các văn bản dưới luật nhằm hiện thực hóa bộ Luật thương mại, chương về logistics. Đề nghị mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương.

Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần phải kết hợp chặt chẽ với Hiệp hội, thông báo với hiệp hội nhu cầu đào tạo nhân lực của mình để hiệp hội có hướng giải quyết.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt. Với lợi thế vị trí địa lý rất thuận lợi trong vận tải hàng hóa quốc tế, Việt Nam là một địa điểm lý tưởng để kinh doanh các dịch vụ hàng hải, kho vận,…Dịch vụ logistics tuy không còn mới mẻ trên thế giới nhưng các doanh nghiệp giao nhận , vận tải biển Việt Nam có thể hoạt động hiệu qủa hơn , theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế thì đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực không chỉ từ phía Chính phủ mà cả bản than các doanh nghiệp Việt Nam phải tự mình vuơn lên . Sự tham gia của chinh phủ không chỉ là tạo lập hành lang pháp lí cho dịch vụ logistics phát triển mà còn phải có những hỗ trợ về thể chế tài chính , về vốn , về môi trường để hoat động này thực sự có nhiều điều kiện để phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tự trang bị cho mình về nghiệp vụ , về cơ sở hạ tầng để có thể vươn lên cạnh tranh được với các công ti nước ngoài vốn rất mạnh trong lĩnh vực này . Nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới và việc chúng ta phải từng bước mở cửa thị trường dịch vụ sau hang loạt các hiệp định song phương và đa phương ký kết với nước ngoài thì việc phát triển ngành hàng hải của nước ta theo hướng xây dựng các công ty chuyên về logistics là hướng đi cần thiết và đúng đắn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với sự phát triển dịch vụ Logistic ở Việt Nam.DOC (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w