1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực thi chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh hòa bình

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BÙI THỊ NGA THỰC THI CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BÙI THỊ NGA THỰC THI CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN TIẾN THAO Hà Nội, 2023 i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2023 NGƯỜI CAM ĐOAN Bùi Thị Nga ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp và đặc biệt là TS Nguyễn Tiến Thao người trực tiếp hướng dẫn và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tôi còn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình, các đồng nghiệp Phòng Người có công , Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu và thực hiện đề tài Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2023 TÁC GIẢ Bùi Thị Nga iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC .iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 6 1.1 Cơ sở lý luận thực thi chính sách người có công với cách mạng 6 1.1.1 Một số khái niệm 6 1.1.2 Đặc điểm, vai trò thực thi chính sách người có công với cách mạng 12 1.1.3 Chủ thể thực thi chính sách người có công với cách mạng ở địa phương .21 1.1.4 Nội dung thực thi chính sách người có công với cách mạng 24 1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách người có công với cách mạng 33 1.2 Cơ sở thực tiễn thực thi chính sách người có công với cách mạng 36 1.2.1 Kinh nghiệm thực thi chính sách người có công với cách mạng ở một số địa phương 36 1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình 40 Chương 2 Đặc điểm TỈNH HÒA BÌNH và phương pháp nghiên cứu 42 2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hòa Bình 42 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 42 2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 43 2.2 Phương pháp nghiên cứu 47 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 47 iv 2.2.2 Tổng hợp, xử lý số liệu 48 2.2.3 Phân tích số liệu 49 2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 49 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51 3.1 Thực trạng người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 51 3.1.1 Công tác rà soát công nhận người có công và giải quyết hồ sơ 51 3.1.2 Số lượng người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh 53 3.2 Thực thi chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 54 3.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách 54 3.2.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách 62 3.2.3 Phân công, phối hợp thực thi chính sách 65 3.2.4 Tổ chức thực hiện chính sách 69 3.2.5 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng kết thực thi chính sách 79 3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 80 3.3.1 Chất lượng chính sách 80 3.3.2 Tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của cơ quan thực thi chính sách 82 3.3.3 Năng lực của những người thực thi chính sách 84 3.3.4 Đối tượng chính sách 85 3.4 Đánh giá chung tình hình thực thi chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh 86 3.4.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 86 3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 87 3.5 Giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 90 3.5.1 Tăng cường rà soát đối tượng người có công đang quản lý cũng như phát sinh mới 90 v 3.5.2 Nâng cao chất lượng đối với đội ngũ công chức thực thi chính sách người có công 91 3.5.3 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách người có công 92 3.5.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết chế độ chính sách người có công 94 3.5.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hồ sơ và giải quyết chế độ người có công 95 KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ AHLĐ Anh hùng lao động AHLLVTND Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân BHYT Bảo hiểm y tế BMVNAH Bà mẹ Việt Nam anh hùng CBB Cựu chiến binh CĐHH Chất độc hóa học GĐCM Gia đình cách mạng HĐCM Hoạt động cách mạng HĐKC Họat động kháng chiến HĐND Hội đồng nhân dân LĐ-TB&XH Lao động -Thương binh và Xã hội NCC Người có công NCCVCM Người có công với cách mạng TBB Thương bệnh binh TBLS Thương binh liệt sỹ TKN Tiền khởi nghĩa ƯĐXH Ưu đãi xã hội vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2 1: Ý nghĩa của thang đo Likert 48 Bảng 3 1: Đối tượng NCCVCM tại tỉnh Hòa Bình 53 Bảng 3 2: Kết quả đánh giá việc ban hành văn bản hướng dẫn thực thi chính sách NCCVCM 59 Bảng 3 3: Lập kế hoạch và văn bản hướng dẫn thực thi chính sách 60 Bảng 3 4: Kết quả đánh giá về lập kế hoạch thực thi chính sách NCCVCM 61 Bảng 3 5: Kết quả tổ chức tập huấn chính sách NCCVCM 62 Bảng 3 6: Kết quả đánh giá hoạt động tuyên truyền chính sách NCCVCM 65 Bảng 3 7: Đánh giá sự phối hợp các bên liên quan trong thực thi chính sách NCCVCM 68 Bảng 3 8: Bảng tổng hợp kinh phí chi trả hàng tháng giai đoạn 2020-2022 70 Bảng 3 9: Phân loại từng đối tưởng hưởng trợ cấp hàng tháng của tỉnh Hòa Bình 2022 71 Bảng 3 10: Phân loại từng đối tưởng hưởng trợ cấp một lần của tỉnh Hòa Bình 2022 72 Bảng 3 11: Kết quả đánh giá bộ máy thực thi chính sách NCCVCM 83 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tính cấp thiết của đề tài Gần 76 năm qua kể từ dấu mốc ngày 27-7-1947 được chọn là Ngày Thương binh, liệt sĩ, Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách lớn tri ân những người có công với cách mạng, thể hiện truyền thống, đạo lý cao đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam Đến nay, cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó có trên 1,2 triệu liệt sĩ, gần 140.000 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, trên 800.000 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, gần 185.000 bệnh binh, trên 320.000 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học Hiện nay, cả nước có trên 1,2 triệu người có công được hưởng trợ cấp hằng tháng và hơn 280.000 thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng Mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công được điều chỉnh tăng phù hợp với lộ trình điều chỉnh tăng mức tiền lương cơ sở Giai đoạn 2012 - 2022, mức trợ cấp tăng khoảng 40%, đạt 1.624.000 đồng (từ năm 2019), cao hơn mức lương cơ sở của cán bộ, công chức hiện nay (1.490.000 đồng) Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, con em các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có nhiều đóng góp to lớn, góp phần giải phóng dân tộc Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Nhân dân các dân tộc tỉnh đã huy động 11.585 lượt người, đóng góp 381.300 ngày công, vận chuyển 5.000 tấn gạo phục vụ chiến dịch Tây Bắc; đồng thời đã tiễn đưa 5.000 con em tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Hòa Bình, con em các dân tộc đã chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công xuất sắc Tổng kết cuộc kháng chiến đã có hàng trăm chiến sỹ được tặng thưởng các danh hiệu cao quý, có 386 đơn vị quyết 2 thắng, 3.323 chiến sỹ thi đua, 5.810 người con đã anh dũng hy sinh, 3.955 đồng chí là thương binh, 1.691 bệnh binh… Trong 2 lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, quân dân Hòa Bình đã bắn rơi 49 máy bay và bắt sống nhiều giặc lái Ghi nhận những thành tích đó, ngày 18/2/2002, Đảng và Nhà nước đã phong tặng cho Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ chống Pháp 10 huyện, thành phố và 62 xã, phường, thị trấn được phong tặng danh hiệu đơn vị "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ; 11 cá nhân được tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động, 245 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng” Hiện tỉnh Hòa Bình đang quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi đối với gần 30.000 người có công Trong đó có trên 2.220 người hưởng chính sách thương binh, trên 1.060 bệnh binh, 2.382 người tham gia kháng chiến và con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước… Để tri ân các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sỹ và người có công, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình luôn coi trọng việc triển khai, thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi của Nhà nước và thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào tình nghĩa nhằm chăm sóc, giúp đỡ người có công ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn Các chính sách ưu đãi về đất ở, nhà ở, y tế, giáo dục, chính sách miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi cho các đối tượng được quan tâm thực hiện đồng bộ Tính từ năm 2017 đến nay, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa toàn tỉnh vận động được trên 15 tỷ đồng; đã tặng trên 600 sổ tiết kiệm tình nghĩa; xây mới, tu sửa, nâng cấp trên 850 nhà tình nghĩa Đến nay, về cơ bản các đối tượng người có công không còn ở nhà xiêu vẹo, dột nát Công tác chăm sóc sức khỏe cho NCC và thân nhân của họ luôn được quan tâm, hàng năm tổ chức điều dưỡng cho trên 3.000 lượt người Tỉnh đã

Ngày đăng: 18/03/2024, 13:05

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w