Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác quản trịrủi ro tín dụng tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó xây dựngcác giải pháp hồn t
Trang 1LÊ THỊ THU HẰNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đà Nẵng, 2022
Trang 2LÊ THỊ THU HẰNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Thanh Hải
Đà Nẵng, 2022
Trang 3Để hoàn thành luận văn này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quýthầy, cô trường Đại học Duy Tân đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinhnghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt, em xincảm ơn sâu sắc đến cô TS Võ Thanh Hải, người đã tận tình hướng dẫn, chỉbảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiệnnghiên cứu.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cán bộ Ngânhàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Đắk Lắk đã nhiệttình giúp đỡ em trong việc cung cấp số liệu, tài liệu, góp ý và tạo điều kiệnthuận lợi cho em trong quá trình viết luận văn
Em xin chân thành cám ơn những người thân trong gia đình, nhữngngười bạn cùng lớp đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tạo mọi điều kiện đểgiúp em hoàn thành luận văn cao học
Tác giả luận văn
Lê Thị Thu Hằng
Trang 4Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ công trình nào khác và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận văn
Lê Thị Thu Hằng
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu 3
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
6 Kết cấu luận văn 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI TO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1 KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG.8 1.1.1 Rủi ro tín dụng 8
1.1.2 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 15
1.1.3 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng 16
1.1.4 Công cụ và ý nghĩa quản trị rủi ro tín dụng 17
1.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 21
1.2.1 Nhận dạng rủi ro 21
1.2.2 Công tác đo lường rủi ro 22
1.2.3 Kiểm soát rủi ro 24
1.2.4 Các biện pháp tài trợ rủi ro 25
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 27
1.3.1 Nhóm các nhân tố khách quan 27
1.3.2 Nhóm các nhân tố chủ quan 28
1.4 KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG 30
Trang 61.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank - CN tỉnh Đăk Lăk 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK 36
2.1 TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK – CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK 36 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank – CN tỉnh Đăk Lăk 36
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 37
2.1.3 Kết quả hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2018-2020 40
2.1.4 Thực trạng về rủi ro tín dụng của Agribank – CN tỉnh Đăk Lăk 43
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK 45
2.2.1 Thực trạng công tác nhận dạng rủi ro 45
2.2.2 Thực trạng công tác đo lường rủi ro 48
2.2.3 Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro 51
2.2.4 Thực trạng công tác tài trợ rủi ro 53
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGIBANK – CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK 58
2.3.1 Những kết quả đạt được 58
2.3.2 Những hạn chế 59
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK 67
Trang 73.1.2 Mục tiêu của Agribank – CN tỉnh Đăk Lăk 69
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK 69
3.2.1 Hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro 69
3.2.2 Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro 71
3.2.3 Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro 73
3.2.4 Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro 80
3.2.5 Các giải pháp bổ trợ khác 80
3.3 KIẾN NGHỊ 86
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính quyền địa phương 86
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89
KẾT LUẬN CHUNG 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8Agribank – CN tỉnh Đăk
Lăk
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
Agribank Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
Cty TNHH MTV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênEIB European Investment Bank (Ngân hàng Đầu tư
châu Âu)FAO
Food and Agriculture Organization of theUnited Nations (Tổ chức Lương thực và Nôngnghiệp Liên Hiệp Quốc)
TPP Trans – Pacific Partnership (Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương)
WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương
mại Thế giới)
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động giai đoạn 2018–2020 41
Trang 9Bảng 2.5 Bảng phân loại rủi ro khách hàng theo nhóm nợ tại Agribank 48
Bảng 2.6 Kết quả xếp hạng khách hàng năm 2018 đến 2020 50
Bảng 2.7 Tình hình phân loại nhóm nơ, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu 51
Bảng 2.8 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh 53
Bảng 2.9 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Agribank 55
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các khoản vay đảm bảo bằng nguồn bảo hiểm 57
Trang 10Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank – CN tỉnh Đăk Lăk 38 Hình 2.2 Tỷ lệ trích lập dự phòng các nhóm nợ năm 2020 56
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại là hoạt động có tính chất kinhdoanh Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, đem lại lợi nhuậnchủ yếu cho ngân hàng Tuy nhiên, cùng với việc đem lại lợi nhuận đáng kể,hoạt động tín dụng lại mang rủi ro cao nhất Rủi ro tín dụng luôn song hànhvới hoạt động tín dụng, không thể hoàn toàn loại bỏ rủi ro tín dụng, chỉ có thểhạn chế, ngăn ngừa rủi ro
Sau hơn ba thập kỉ mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã
và đang từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tếquốc tế trong nhiều lĩnh vực, tạo lập mối quan hệ tích cực với các tổ chức tàichính tiền tệ quốc tế Môi trường cạnh tranh gia tăng giữa các ngân hàng, phingân hàng và các công ty công nghệ tài chính (FinTech) Đồng thời, môitrường kinh tế tăng trưởng thấp và lãi suất thấp đang gây áp lực lên lợi nhuậntruyền thống của xã hội Vấn đề nợ xấu chưa xử lý dứt điểm vẫn còn hiện hữu
là rủi ro lớn của các NHTM Việt Nam Vì vậy, cần có khuôn khổ quản trị cótính bao quát đầy đủ và toàn diện nhất Vấn đề rủi rotrong các tổ chức tíndụng Việt Nam hiện nay đã trở nên bức thiết Quản trị rủi ro là cách thức tốtnhấttất cả các ngân hàng cần thực hiện
Trong những năm gần đây, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng được cácngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm và đã có những bài học quan trọng
từ việc buông lỏng quản lý rủi ro tín dụng Việc nghiên cứu rủi ro tín dụngngân hàng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm quản trị rủi ro tín dụng tạicác ngân hàng thương mại hiện nay vô cùng cấp thiết
Thực tiễn hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Việt Nam – Chí nhánh tỉnh Đắk Lắk thời gian qua cho thấy rủi ro
Trang 12tín dụng của chi nhánh chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả và đang có
xu hướng gia tăng, đặc biệt đối với khách hàng nông dân Yêu cầu cấp báchđặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý, kiểm soát một cách hiệu quả,gópphần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên
địa bàn Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác quản trịrủi ro tín dụng tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó xây dựngcác giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank – Chinhánh tỉnh Đắk Lắk
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàngthương mại;
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, công tác quản trị rủi ro tíndụng của Agribank – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Xác định những thành tựu,những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụngtại Agribank – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
- Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tíndụng tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk.
Trang 13Về thời gian: Số liệu thu thập sử dụng trong nghiên cứu, phân tích, đánh
giá và minh chứng trong đề tài tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk từnăm 2018 đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
Đề tài được thực hiện theo các phương pháp định tính như: Thống kê
mô tả, phân tích và so sánh dựa trên những dữ liệu thứ cấp thu thập được từAgribank – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Sử dụng các phương pháp thống kê đốichiếu, so sánh để phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng tại Agribank – Chinhánh tỉnh Đắk Lắk, cụ thể:
Nguồn số liệu thứ cấp: Các dữ liệu được tập hợp, thống kê lại từ các
dữ liệu thu thập được từ các tài liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,tình hình tài chính của Agribank – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, tạp chí, tài liệuthống kê, các luận văn, đề tài nghiên cứu về rủi ro tín dụng trong ngân hàng,các websites,
Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tạiAgribank – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát các ý
kiến, nhận định của cán bộ tín dụng về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
và các giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo một số đề tàinghiên cứu, công trình khoa học, luận văn thạc sĩ đã được công bố về lĩnh vực quảntrị rủi ro tín dụng ngân hàng như:
Lương Thu Phương, (2017) “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB)”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Tác giả
đã đưa ra các giải pháp về chính sách tín dụng, việc tuân thủ các quy trìnhNHNH liên quan đến QTRRTD, quản trị tác nghiệp Trong khoảng thời gian
Trang 14từ 2013 – 2015 là khoảng thời gian khủng hoảng đối với NCB vì trong thờigian này NCB bị NHNN kiểm soát đặc biệt, sau đó tiến hành tái cấu trúc.Điều nàygiúp cho những giải pháp đề ra của tác giả mang tính thực tiễn, kịpthời và khách quan hơn nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
Công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Thảo năm 2016 với nội
dung “Quản trị rủi ro tín dung trung và dài hạn tại Agribank chi nhánh Quận Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng” Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ rõ,
trong thời gian từ 2014-2016, Agribank chi nhánh Sơn Trà Đà Nẵng đã cócông tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp dưới5% Tuy nhiên để không ngừng cải thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro tácgiả cũng đã kiến nghị đề xuất các giải pháp như: hoàn thiện công tác nhậndạng và đo lường rủi ro tín dụng trung và dài hạn; hoàn thiện công tác kiểmsoát thẩm định tín dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và cácgiải pháp khác
Luận văn: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang” của tác giả Lam Nhật Chánh thực hiện
năm 2015 Luận văn đã này đã đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng và thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánhKiên Giang trong giai đoạn 2013-2015, xác định và phân tích các nhân tố ảnhhưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôntỉnh Kiên Giang, Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Agribank chi nhánh Kiên Giang
Luận văn: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Văn
Thuận thực hiện năm 2014 Luận văn đã này đã đi sâu phân tích thực trạng rủi
ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Bản Việt CN Đà Nẵngtrong giai đoạn 2011-2013 Qua nghiên cứu tác giả cũng đã đi sâu đánh giá
Trang 15thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay của đơn vị đang ở mức khá cao Từ
đó đề xuất phải có những giải pháp đi sâu vào công tác kiểm soát chất lượngthẩm định tín dụng, phân loại doanh nghiệp khi tiếp nhận hồ sơ vay, nâng caonăng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ liênquan, duy trì hệ thống kiểm soát nhiều cấp bậc, kiểm soát chéo lẫn nhau trongcông việc
Dương Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Lao Động, Hà Nội Trong tài liệu này, tác giả Dương Hữu
Hạnh đã nêu ra một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và một số biện phápnhằm hạn chế rủi ro Tuy nhiên, tài liệu này chủ yếu nêu ra các trích dẫn của
một số công trình nghiên cứu trước đó như Risk Management in Banking
(2010) của Joll Besiss và các bài báo về lĩnh vực tài chính ngân hàng mà chưachú trọng đi sâu phân tích các vấn đề Do đó, luận văn chỉ tham khảo mộtphần nhỏ trong tài liệu này để phát triển và phân tích sâu hơn các vấn đề cơbản về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Mai Xuân Thịnh – Đại học Đà
Nẵng năm 2012 “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định” Tác giả luận văn đã đi vào nghiên cứu
làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh của ngân hàngthương mại, cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng Nghiên cứu kinh nghiệmquản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới Tìm hiểu phân tíchtình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tạiAgribank Bình Định, từ đó đưa ra những đánh giá mặt tích cực cũng nhưnhững mặt hạn chế của công tác quản trị này Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuấtmột số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả công tác quảntrị rủi ro tại Agribank Bình Định
Trang 16Trương Hữu Huy (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt, Luận văn thạc sĩ
quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng
Trong phần lý luận của mình, tác giả Trương Hữu Huy đã khái quátđược những nội dung cơ bản như: đặc điểm rủi ro tín dụng, căn cứ xác địnhrủi ro, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đếnhoạt động ngân hàng và xã hội; Trình bày được khái niệm, nhiệm vụ và quytrình quản trị rủi ro tín dụng Với những lý luận trên, tác giả đã tổng hợp,phân tích được hoạt động quản trị trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt Tuy nhiên, tác giả chưa nêuđược những thành công và hạn chế, cũng như những nguyên nhân dẫn đếnhạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Từ cơ sở lý luận, thựctrạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh, tác giả đã đưa ra được những giảipháp cơ bản cho việc hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với môitrường kinh doanh tại đơn vị
Luận văn của tác giả Nguyễn Xuân Văn (2012), Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng,
Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi rotín dụng trên cơ sở áp dụng Nguyên tắc Basel trong xây dựng mô hình quảntrị rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp Từ những phân tích, đánhgiá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệptại Vietcombank, đề tài đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị cần thiết đểhoàn thiện công tác quản lý rủi ro
Luận văn của tác giả Nguyễn Thúy Anh (2012): “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu”.
Trang 17Trên cơ sở kế thừa những phương pháp và các khám phá của các nghiên cứutrước, đã kết hợp sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượngtrong việc vừa xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi
ro tín dụng vừa đo lường mức độ quan trọng của từng nhân tố Bài viết khácông phu, sau khi ứng dụng mô hình định lượng Binary Logistic để phân tích,tác giả ứng dụng ngay những kết quả phân tích đó vào tình hình thực tế quảntrị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Vũng Tàu, từ đó đưa ra những đánh giá tỉ
mĩ, sâu sắc về những thành tựu đạt được và các hạn chế tại đơn vị Bên cạnh
đó, tác giả có đưa ra những nhận xét về mô hình sử dụng cũng như so sánh ưunhược điểm của nó với mô hình hiện đang áp dụng tại Vietcombank VũngTàu, trên cơ sở đó đề xuất những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa nhằm cóđược một mô hình hoàn hảo nhất, có thể dễ dàng áp dụng trong thực tế
Qua tìm hiểu về các đề tài trên, tác giả nhận thấy mỗi đề tài có nhữnggiải pháp đặc trưng riêng theo mỗi ngân hàng được nghiên cứu Tuy nhiên,qua các đề tài, tác giả cũng đã học hỏi và rút kinh nghiệm để kết hợp đưa ranhững giải pháp cụ thể hơn, chi tiết hơn những đề tài trước mang tính thiếtthực và áp dụng hiệu quả đối với ngân hàng được nghiên cứu
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấuthành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM;
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank –Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk;
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tạiAgribank – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
Trang 181.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo quan niệm của tài chính, rủi ro là nguy cơ, khả năng xảy ra kết quảxấu mang lại những tổn thất về tài sản cho ngân hàng [10]
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của hầu hết các ngânhàng thương mại tại Việt Nam, đây là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất
so với các rủi ro phát sinh tại mỗi ngân hàng nhưng cũng chính là hoạt độngsinh lợi nhiều nhất trong cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng Khi ngân hàngrơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, khó khăn về thanh khoản, nguyênnhân chính thường là do rủi ro tín dụng mang lại
A.Saunder và H.Langer định nghĩa “rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềmtàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng cácluồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể thựchiện đầy đủ cả về số lượng và thời hạn”[17]
Rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất tronghoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặckhông có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”[10]
Theo quan điểm của tác giả, rủi ro tín dụng bao hàm các nội dung cơ bản:
Thứ nhất, rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện cam
kết tài chính của mình phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàngcho khách hàng.Rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián
Trang 19tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theocam kết hoặc mất khả năng thanh toán.
Thứ hai, rủi ro tín dụng có khả năng gây ra tổn thất về tài chính cho
ngân hàng, nghĩa là giảm thu nhập ròng cho ngân hàng và giảm giá thị trườngcủa vốn Ở mức độ nghiêm trọng hơn, rủi ro tín dụng có khả năng dẫn đếnnguy cơ phá sản Rủi ro tín dụng xảy ra khi xuất hiện các biến cố không thểlường trước được khiến khách hàng không thực hiện được các cam kết thỏathuận với ngân hàng
Thứ ba, rủi ro tín dụng theo xu hướng ngược chiều với chất lượng tín
dụng, rủi ro tín dụng và kỳ vọng lợi nhuận trong ngân hàng thường đồng biếnnhau trong phạm vi nhất định và sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng
Thứ tư, rủi ro tín dụng không thể loại trừ hoàn toàn khỏi hoạt động tín
dụng của ngân hàng Các ngân hàng phải chấp nhận rủi ro và thực hiện việcquản lý rủi ro Rủi ro tín dụng xảy ra khi không thực hiện việc quản lý, khôngđược định giá đúng
Như vậy "Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động tíndụng ngân hàng do khách hàng không thực hiện được hoặc không có khả năngthực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” [10]
Rủi ro là nguyên nhân chính dẫn tới việc các ngân hàng bị phá sản Rủi
ro tín dụng luôn tồn tại trong hoạt động tín dụng, không thể xóa bỏ mà phảichấp nhận sự tồn tại của nó Vì vậy, các ngân hàng cầncó các biện pháp đểphòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra
Hiện nay, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đốivới các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung Việc đánh giá,thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạnchế những rủi ro tín dụng mà ngân hàngvàgiảm bớt nợ xấu cho ngân hàng
1.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Trang 20Có nhiều cách phân loại rủi ro khác nhau tùy thuộc vào mục đích yêu cầunghiên cứu theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro thành các loại khácnhau Rủi ro tồn tại trong hoạt động kinh doanh dưới các hình thức khác nhau.
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Rủi ro tín dụng được chia thành các loại sau
Rủi ro giao dịch: phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch
và xét duyệt cho vay đánh giá khách hàng
Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá phân tích
tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để raquyết định cho vay
Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm,cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo
Rủi ro nghiệp vụ: liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và xử lý cáckhoản cho vay có vấn đề
Rủi ro danh mục: phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục
cho vay của ngân hàng được phân chia thành 2 loại là rủi ro nội tại và rủi rotập trung
Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm mang tính riêngbiệt bên trong quá trình hoạt động hoặc sử dụng vốn của các chủ thể đi vaytùy theo ngành hoặc lĩnh vực kinh tế
Rủi ro tập trung: Là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quánhiều đối với một khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt độngtrong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhấtđịnh; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
Căn cứ phạm vi của RRTD
Trang 21Có thể phân chia RRTD thành rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.
RRTD cá biệt: Là RRTD xảy ra đối với một khoản vay của một khách
hàng cụ thể, thuộc một nhóm ngành cụ thể RRTD cá biệt xảy ra do một sốnguyên nhân: (i) Đặc điểm ngành và loại hình kinh tế của khách hàng; (ii)Tình hình tài chính của khách hàng; (iii) Khả năng quản trị của khách hàng;(iv) Đạo đức khách hàng; (v) Các nguyên nhân khác,
RRTD hệ thống: Là RRTD xảy ra không chỉ đối với một ngân hàng mà
mang tính chất hệ thống, lan truyền đến cả khu vực ngân hàng Nguyên nhâncủa rủi ro hệ thống bao gồm: Sự thay đổi chính sách thể hiện ở chính sách tàichính tiền tệ, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu,
1.1.1.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng và hậu quả
a Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bao gồm nguyên nhânkhách quan, nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng,…
- Nguyên nhân khách quan
Tronghoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, các nhà đầu tư, kinhdoanh luôn phải đối mặt với các biến cố không mong muốn như : thiên tai, chiếntranh hoặc những thay đổi tầm vĩ mô của chính phủ, chính sách kinh tế, chínhsách thuế,… đều vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay
Nguyên nhân do biến động của thị trường
Thị trường đầu vào không ổn định: Giá cả của các yếu tố đầu vào chịu tác
động của nhiều yếu tố khách quan như giá xăng dầu, tỷ giá, giá nguyên vật liệunhập khẩu Khi giá của các yếu tố này tăng bất lợi sẽ làm giảm lợi nhuận và ảnhhưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Thị trường đầu ra biến động: Thị trường đầu ra bị thu hẹp dẫn tới việc
không tiêu thụ được sản phẩm hoặc giá cả thị trường của sản phẩm giảmthấplàm nguồn thu của khách hàng bị giảm sút
Trang 22Rủi ro đạo đức: Đó là việc khách hàng sau khi đã vay được tiền của ngân
hàngsử dụng sai mục đích, hoặc cố tình không trả nợ ngân hàng gây nên tìnhtrạng không trả được tiền cho ngân hàng
Lựa chọn đối nghịch: Là tình huống thông tin không cân xứng xuất hiện
trước khi giao dịch được thực hiện: Những người đi vay luôn tiềm ẩn rủi ro caolại là những người tích cực trong việc tìm kiếm khoản vay Như vậy, nhữngngười có nhiều khả năng đem lại kết quả không mong muốn lại là những ngườimong muốn trở thành một bên trong giao dịch
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Thông thường, khách hàng không tác động được, khách hàng vay luôn có
ý định trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Tuy nhiên, họ laị không thể trả vì nhiều lý
do, điều kiện sản suất kinh doanh không thuận lợi, trình độ quản lý còn hạn chế
về tổ chức, về khả năng nắm bắt thông tin, dự báo các biến động của nền kinh tếthế giới,… Do vậy họ làm ăn thua lỗ và không thể thực hiện được nghĩa vụ trả
nợ của mình đối với ngân hàng
Khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng: Khách hàng cung cấp những
thông tin sai lệch để được vay vốn, sau khi vay xong có thể sẽ cố tình không trả
Trang 23nợ ngân hàng mà chạy trốn.
- Nguyên nhân chủ quan
Chính sách cho vay của ngân hàng: Chính sách cho vay không phù
hợp, quy trình thẩm định thiếu chặt chẽ Nếu chính sách tín dụng không rõràng, đầy đủ và hợp lý và thống nhất thì dễ dẫn đến việc những khoản cấp tíndụng thấp, thiếu hiệu quả hay việc mở rộng tín dụng không quan tâm đến chấtlượng tín dụng
Trình độ năng lực của cán bộ thẩm định yếu kém: Dẫn đến những nhận
định sai lầm và cho vay không đạt hiệu quả Cán bộ tín dụng không am hiểu
về lĩnh vực mình sẽ cho vay nên sẽ xác định sai hiệu quả và dự án và khảnăng trả nợ của khách hàng Trình độ đạo đức và nghề ngiệp của cán bộ tíndụng không tốt cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến rủi ro tín dụng Trong tìnhhình kinh tế thị trường hiện nay, nhiều cán bộ ngân hàng phẩm chất yếu kém
đã chạy theo đồng tiền, tham ô, tiếp tay cho khách hàng rút vốn của ngânhàng gây nên rủi ro tín dụng
Bố trí cán bộ thiếu đạo đức vào làm công tác thẩm định cho vay, dẫn đếntình trạng tiêu cực Phổ biến nhất là tình trạng cán bộ tín dụng vay ké hay nhậnhối lộ tiền của khách hàng rồi thẩm định sơ sài, nâng giá tài sản thế chấp, cầm cốlên quá cao so với thực tế để cho vay cao, không tuân thủ quy trình tín dụng
Trong một số trường hợp, nợ xấu phát sinh là do cán bộ tín dụng yếukém về trình độ, năng lực, thẩm định không tốt các điều kiện vay vốn đối vớikhách hàng
Công tác thẩm định, giám sát không chặt chẽ: Thực hiện không tốt việc
giám sát và quản lý trong và sau khi cho vay: Việc thẩm định các điều kiện vayvốn trước khi cho vay là rất quan trọng để đi đến quyết định tín dụng Tuy nhiênvấn đề giám sát và quản lý khoản vay trong quá trình giải ngân và sau khi chovay cũng quan trọng không kém, vì hiện trạng của món vay luôn thay đổi theo
Trang 24thời gian Không làm tốt việc kiểm tra sau khi cho vay ngân hàng sẽ không pháthiện và chủ động giảm thiểu rủi ro tín dụng.
b Hậu quả của rủi ro tín dụng
- Đối với ngân hàng
Tăng chi phí và giảm lợi nhuận hoạt động ngân hàng: Chi phí là một
yếu tố quan trọng để thực hiện các hoạt động của ngân hàng, thông thường chiphí hoạt động ngân hàng bao gồm: Chi phí trả lãi cho khách hàng gửi tiền, chiphí mua sắm phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động của ngân hàng, điện,nước, chi phí quản lý,
RRTD ngoài việc gây ra các khoản nợ khó đòi còn phát sinh thêm các chiphí khác như chi phí quản lý, trích lập dự phòng rủi ro, giám sát, thu nợ,… caohơn nhiều so với khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất Thực tế, ngân hàng khó cóthể thu hồi đầy đủ gốc và lãi của món nợ này Trong khi đó, hàng tháng ngânhàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền gửi Vì vậy, một khoản tiền khôngnhững không sinh được lãi và quay vòng cho khách hàng khác vay mà còn cónguy cơ bị hao hụt hoặc không thể thu hồi khiến lợi nhuận của ngân hàng giảmđáng kể
Giảm uy tín của ngân hàng: Rủi ro tín dụng xảy ra phản ánh hiệu quả
kinh doanh, quản lý của ngân hàng kém, lòng tin khách hàng đối với ngân hànggiảm Giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường tác động mạnh tới nghiệp vụhuy động vốn dẫn đến giảm quy mô hoạt động của ngân hàng Uy tín ngân hànggiảm làm giảm lòng tin đối với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới Do vậyngân hàng khó khăn trong việc thiết lập quan hệ với các tổ chức khác
Nguy cơ phá sản ngân hàng: Rủi ro tín dụng kéo dài ảnh hưởng lượng
vốn lớn, NHTM có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và có thểdẫn đến tình trạng phá sản Việc phá sản ngân hàng có thể dẫn đến phản ứng dâychuyền tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế và chính trị của quốc gia
Trang 25- Đối với khách hàng
Tăng áp lưc cho người đi vay: Những khoản nợ do không trả gốc và lãi
đúng hạn bị chuyển xuống nhóm nợ khác sẽ càng tăng thêm áp lực và gánh nặngcho người đi vay nếu họ đang gặp điều kiện thị trường và sự cố bất lợi trong khi
sử dụng vốn vay Khách hàng có thể phải chịu phí phạt và sự giám sát ngặtnghèo hơn của ngân hàng
Khách hàng khó tiếp cận cận được nguồn vốn: Nếu rủi ro tín dụng xảy ra
nhiều, các ngân hàng sẽ thắt chặt quy trình tín dụng hơn, khiến cho thủ tục cấpvốn ngày một thêm phức tạp, tốn thời gian khách hàng
- Đối với nền kinh tế
Rủi ro tín dụng mở đầu cho chu kỳ lạm phát mới: Làm trầm trọng thêm tình
trạng thất nghiệp và các doanh nghiệp sẽ ngần ngại vay vốn để mở rộng sản xuất
Nó còn gây tâm lý hoang mang cho quần chúng, khiến họ giảm lòng tin vào sự lànhmạnh và vững chắc của hệ thống tài chính quốc gia, vào chính sách tiền tệ của nhànước, dẫn đến quyết định tiêu dùng và tích luỹ cho đầu tư không hiệu quả
Gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu: Ngày nay, nền kinh tế mỗi
quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới,chỉ cần hệ thốngngân hàng của một quốc gia gặp khó khăn cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thếgiới Lịch sử đã chứng minh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) bắtnguồn từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2007) tuy chỉ phát sinh từmột nước nhưng đã kéo theo một loạt hệ lụy cho nền kinh tế toàn cầu
1.1.2 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng Tuynhiên, ngân hàng cần tính đến khả năng chấp nhận rủi ro trong chiến lượckinh doanh của mình và cần hiểu thấu đáo, đo lường và kiểm soát rủi ro trongphạm vi khả năng, sẵn sàng ứng phó đối với những bất lợi có thể chấp nhậnđược [10]
Trang 26Theo tổ chức Moody’s Analytics, quản trị RRTD là một quá trình thựchiện các biện pháp giảm tổn thất bằng cách dự phòng RRTD trong mộtkhoảng thời gian nhất định Với quan điểm này quản trị RRTD thực chất làviệc nhà quản trị có những biện pháp để quản lý vốn và dự phòng choRRTD[20].
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro,
đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòngngừa và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trongquá trình cấp tín dụng
1.1.3 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng
Bảo vệ ngân hàng trước những thất bại/tổn thất không dự tính trước:
Do không tránh được tổn thất trong hoạt động tín dụng, NHTM phải tự xâydựng và thực hiện các chính sách về quản trị rủi ro tín dụng với mục đích tựbảo vệ mình trước các tổn thất trong quá trình hoạt động tín dụng
Bảo đảm mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu không vượt quá khả năng về vốn và tài chính của ngân hàng: Rủi ro tín dụng luôn
được giám sát chặt chẽ với các tiêu chí đo lường, cảnh báo theo các mức độkhác nhau để đảm bảo rủi ro tín dụng được kiểm soát và không vượt quá khảnăng về vốn tài chính của ngân hàng
Bảo đảm không ảnh hưởng khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng: Hiệu quả kinh doanh của NHTM tùy thuộc vào năng lực quản trị rủi ro
tín dụng Do đó, mục đích của quản trị rủi ro hoạt động tín dụng của NHTMphải đảm bảo nếu có xảy ra rủi ro tín dụng không được ảnh hưởng đến khảnăng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng
Với mục đích trên quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng làhoạt động tất yếu, thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động củangân hàng
Trang 271.1.4 Công cụ và ý nghĩa quản trị rủi ro tín dụng
1.1.4.1 Công cụ quản trị rủi ro tín dụng
Để quản trị RRTD, mỗi ngân hàng đều cần nghiên cứu và đưa ra các công
cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng đó Sauđây là một số công cụ chính được sử dụng để quản trị rủi ro trong tín dụng củamột NHTM
* Chính sách tín dụng:
Quy định về những ngành, lĩnh vực chính cho hoạt động tín dụng
Quy định về danh mục tín dụng và quản lý chất lượng danh mục tín dụng.Quy định về các giới hạn tín dụng và chính sách tín dụng đối với từngngành, từng nhóm đối tượng khách hàng
Quy định về tiếp nhận, chỉ dẫn, kiểm tra, thẩm định và ra phán quyết đốivới từng hồ sơ vay vốn
Quy định về quy trình xác định mức lãi suất tín dụng và các điều kiệnhoàn trả nợ vay
Quy định về thẩm quyền phán quyết tín dụng trong từng đơn vị và vớitừng cá nhân
Quy định về việc rà soát, phân tích, xử lý các khoản tín dụng, các danhmục tín dụng có vấn đề
Quy định về việc sử dụng và xử lý TSBĐ cho khoản tín dụng
Quy định về nội dung xử phạt hay khuyến khích đối với cán bộ tín dụng(CBTD) trong việc cấp tín dụng
Quy định về việc áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro như đa dạng hoádanh mục tín dụng, cho vay đồng tài trợ, bảo hiểm tiền gửi
* Quy trình tín dụng:
Về phương diện quản trị, một quy trình tín dụng được xây dựng hợp lýmang nhiều ý nghĩa:
Trang 28- Là cơ sở xây dựng các phòng ban, bố trí cán bộ, phối hợp hoạt động cácphòng ban, các cán bộ; đánh giá việc thực hiện nguyên tắc, quy định và đánhgiá hiệu quả hoạt động các phòng ban, các cán bộ.
- Là cơ sở các cán bộ ngân hàng ý thức được vị trí, trách nhiệm của mìnhcũng như các mối quan hệ với những đồng nghiệp khác, từ đó nâng cao hiệuquả làm việc của cá nhân và hiệu quả làm việc chung
- Giúp cho việc kiểm soát tiến trình cấp tín dụng Mặt khác, thông quathực tiễn cấp tín dụng ngân hàng có thể phát hiện và điều chỉnh những điểmkhông phù hợp của chính sách tín dụng và cả quy trình tín dụng
- Giúp cho việc thiết lập các thủ tục hành chính cho phù hợp với các hoạtđộng của ngân hàng, với quy định của cơ quan quản lý ngân hàng, với phápluật
Quá trình quản trị RRTD gắn chặt với quá trình cấp tín dụng, do vậy quytrình tín dụng còn là cơ sở để tiến hành phân tích, kiểm soát RRTD
* Mô hình đánh giá RRTD:
Các ngân hàng áp dụng một số mô hình trong việc xác định mức độRRTD của khách hàng trên cơ sở xử lý những thông tin thu thập được hay còngọi là phân tích RRTD cụ thể như sau:
+ Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực
Trang 29pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp
để vay vốn
+ Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của kháchhàng vay
+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả
nợ vay cho ngân hàng
+ Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theochính sách tín dụng từng thời kỳ
+ Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luậtpháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn củangân hàng
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hìnhnày là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khảnăng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của nhân viên tín dụng
vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên nhữngkhoản cho vay tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng có
Trang 30lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay.
1.1.4.2 Ý nghĩa của quản trị rủi ro tín dụng
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro.Trong giai đoạn hội nhập của nền kinh tế quốc tế, những rủi ro trong sản xuất,kinh doanh của nền kinh tế thị trường trực tiếp hay gián tiếp tác động đến hiệuquả kinh doanh của các NHTM Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng
là huy động vốn và cho vay nên bao gồm nhiều loại rủi ro Do đó ngân hàngcần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm
ra những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được
Hiệu quả kinh doanh của các NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro, đến từcác yếu tố khách quan và chủ quan và những loại rủi ro này thông thường thìkhông thể tránh khỏi Vì vậy theo nguyên tắc đó, các NHTM được phép và cầnphải trích lập quỹ bù đắp rủi ro, để đảm bảo có nguồn sẵn sàng đối phó khi cótổn thất xảy ra, các khoản trích lập dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chiphí Quy mô của quỹ bù đắp này được căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro.Cho nên có thể nói rằng, hiệu quả kinh doanh của NHTM tỷ lệ nghịch với mức
độ rủi ro của khách hang vay vốn, hay nói cách khác hiệu quả kinh doanh củaNHTM chỉ có thể tăng cao trong trường hợp các khách hàng vay vốn có hoạtđộng SXKD ổn định lành mạnh, ít rủi ro
Quản lý RRTD tốt là yếu tố then chốt trong việc nâng cao chất lượng kinhdoanh của các NHTM Do vậy, để quản lý RRTD có hiệu quả, các nhà quản lýcần: trang bị kiến thức về quản trị RRTD, xây dựng đội ngũ nhân lực chuyênnghiệp, thiết lập bộ máy kiểm soát hiệu quả Trong bối cảnh rủi ro của cácNHTM tăng rất cao trong thời gian gần đây, thì việc xây dựng một hệ thốngquản trị RRTD hiệu quả đang được xem là một nghiệp vụ chủ đạo, là thước đonăng lực của NHTM
Trang 311.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1 Nhận dạng rủi ro
Hoạt động theo dõi khách hàng thường xuyên là cách tốt nhất để pháthiện nhanh chóng những dấu hiệu rủi ro Hoạt động nhận dạng rủi ro luônphải kiểm tra tình hình thực tế và sổ sách của khách hàng Sau đây là một sốdấu hiệu thường thấy từ phía khách hàng cần được kiểm tra:
1.2.1.1 Nhận dạng từ báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp thể hiện tình hình kinh doanhcủa doanh nghiệp Qua báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng đánh giá được khảnăng kinh doanh và khả năng thanh toán nợ của đối tượng vay
Rủi ro tín dụng xảy ra khi ngân hàng không nhận được báo cáo tàichính từ người vay một cách kịp thời, khả năng thanh khoản giảm, nhữngthay đổi nhanh chóng của TSCĐ
Xuất hiện những khoản nợ của công ty vay hoặc cho vay cán bộ hoặc
cổ đông của công ty, doanh số bán hàng giảmmột cách nhanh chóng, mức độchênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và thu nhập ròng, doanh thu tăng nhưnglợi nhuận giảm
Xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh, thay đổi về phạm vikinh doanh, mất những dây chuyền sản xuất chính, mất quyền phân phối sảnphẩm hoặc nguồn cung cấp
1.2.1.2 Nhận dạng từ hoạt động kinh doanh
Mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cungứng chính, thay đổi đáng kể về giá trị của đơn đặt hàng hoặc hợp đồng có thểlàm mất năng lực sản xuất hiện hành
Báo cáo và quản lý tài chính không tốt, các chức năng điều hành vàphân công xử lý công việc thiếu chuyên nghiệp
Trang 32Mong muốn kinh doanh có những rủi ro quá mức, đặt giá bán hàng hóa
và dịch vụ một cách không thực tế, những thay đổi trong quản lý, quyền sởhữu hoặc những nhân vật chủ chốt
Chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị trường hoặccác điều kiện kinh tế Khi một số dấu hiệu xảy ra đồng thời, cán bộ tín dụngcần xem xét, đánh giá kỹ để có thể hạn chế và giảm thiểu các tác động của rủi
ro tín dụng
1.2.2 Công tác đo lường rủi ro
Sau khinhận dạng những rủi ro, phải tiến hành đo lường rủi ro xem loạirủi ro chủ yếu và những loại rủi ro gây mức độ tổn thất lớn nhất, loại rủi roxuất hiện nhiều nhất, loại rủi ro tần số xuất hiện ít để có những biện phápkiểm soát phù hợp
1.2.2.1 Mô hình định tính
Mô hình 6C: Trọng tâm của mô hình này là xem xét người vay có
thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không Môhình gồm 6 yếu tố sau:
Tính cách người vay (Character): Xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ
đối với khách hàng cũ; Đối với khách hàng mới, thu thập thông tin từ nhiềunguồn khác như Trung tâm thông tin tín dụng, ngân hàng khác, từ cơ quanthông tin đại chúng
Năng lực của người vay: Tùy thuộc vào quy định luật pháp của quốc
gia Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
Thu nhập của người vay (Cashflow): Trước hết phải xác định nguồn trả
nợ của người vay như dòng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền
từ bán thanh lý tài sản Sau đó, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệpvay vốn thông qua các chỉ số tài chính
Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng
Trang 33và là nguồn tài sản có thể sử dụng để trả nợ vay.
Các điều kiện môi trường (Conditions): Ngân hàng quy định các điều
kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ
Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của
luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng khách hàng đáp ứng các tiêuchuẩn của ngân hàng
Việc sử dụng mô hình 6C tương đối đơn giản Tuy nhiên, phụ thuộcquá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng
dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng
1.2.2.2 Mô hình định lượng
Mô hình 1: Mô hình xếp hạng Moody’s và Standard & Poor’s
Rủi ro tín dụng trong cho vay thường được thể hiện bằng việc xếp hạngcác khoản cho vay Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếphạng tư nhân trong đó có Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốtnhất
Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng đối với Standard &Poor’s thì cao nhất là AAA Việt xếp hạng giảm dần từ Aaa (Moody’s) vàAAA (Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không đượchoàn vốn cao Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi
ro và lợi nhuận nên những khoản cho vay tuy được xếp hạng thấp (rủi rokhông hoàn vốn cao) nhưngcó lợi nhuận cao nên ngân hàng vẫn chấp nhậnđầu tư vào các khoản cho vay này
Mô hình 2: Chấm điểm tín dụng và xếp loại tín dụng
Hiệp ước Basel II cho phép ngân hàng lựa chọn giữa “đánh giá tiêuchuẩn” và “xếp loại nội bộ” Về cơ bản có hai công cụ là xếp loại tín dụng(Credit rating) đối với khách hàng doanh nghiệp và chấm điểm tín dụng(Credit scoring) đối với khách hàng cá nhân Về bản chất cả hai công cụ đều
Trang 34dùng để xếp loại tín dụng.
Chấm điểm tín dụng: chỉ áp dụng trong hệ thống ngân hàng để đánh giá
mức độ rủi ro tín dụng đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và cá nhân.Chấm điểm tín dụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính và các thông tincần thiết trong giấy đề nghị vay vốn cùng các thông tin khác về khách hàng
do ngân hàng thu thập được nhập vào máy tính, thông qua hệ thống thông tintín dụng để phân tích, xử lý bằng phần mềm cho điểm Kết quả chỉ ra mức độrủi ro tín dụng của người vay Hiệu quả kỹ thuật này cao sẽ giúp ích đắc lựccho quản trị rủi ro đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ Vì đốitượng này không có báo cáo tài chính, hoặc không đầy đủ, thiếu tài sản thếchấp, thiếu thông tin nên thường khó khăn trong tiếp cận ngân hàng
Xếp loại tín dụng: áp dụng đối với doanh nghiệp lớn, có đủ báo cáo tài
chính, số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳ phục vụ cho việc xếp loại Ápdụng rộng rãi hơn, không những trong hoạt động ngân hàng, kinh doanhchứng khoán mà còn trong kinh doanh thương mại, đầu tư
Tại các ngân hàng có thể khác nhau về cách thực hiện, tên gọi, chỉ tiêuđánh giá, nhưng luôn cùng chung một mục đích là xác định khả năng, thành ýcủa khách hàng trong việc hoàn trả tiền vay, lãi vay theo hợp đồng tín dụng
đã ký kết Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đađối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro
1.2.3 Kiểm soát rủi ro
Trong quá trình kiểm soát rủi ro, doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận
xử lí các tình huống nên có thể đảo ngược tình thế, biến nguy cơ rủi ro thành
cơ hội kinh doanh Kiểm soát rủi ro bằng các giải pháp như:
Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động, con
người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có ngay từ đầu hoặc loại bỏ nhữngnguyên nhân dẫn tới tổn thất
Trang 35Ngăn ngừa tổn thất: Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất nhằm mục đích
giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra (tức giảm tần suất tổn thất) hoặc bằng cáchlàm giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra
Giảm thiểu rủi ro: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất là các biện pháp
nhằm mục đích giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sựnghiêm trọng của tổn thất) Bằng việc yêu cầu các TSĐB có giá trị cao hơngiá trị của khoản vay, việc thẩm định TSĐB phải được thực hiện bởi các cơquan chuyên trách do ngân hàng trực tiếp chỉ định và làm việc, định kì hàngnăm hoặc hàng quý ngân hàng tiến hành thẩm định lại giá trị TSĐB, mục đíchcủa việc làm này nhằm đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi được một phần nợ
từ TSĐB nếu khoản vay khách hàng không thể trả đuợc nợ (RRTD xảy ra).Hoặc ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng để chống đỡ với những tổn thấtkhi xảy ra RRTD
Đa dạng hóa rủi ro:Cũng gần giống như phân chia rủi ro nhằm giảm
thiểu rủi ro Đa dạng hoá RR cố gắng phân chia tổng rủi ro của công ty thànhnhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để bù đắp tổn thất cho các rủi
ro khác nhau
1.2.4 Các biện pháp tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro là các hoạt động để cung cấp những phương tiện nhằm bùđắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra
Tài trợ rủi rolà cần thiết, mặc dù có những nỗ lực nhất định đối vớikiểm soát rủi ro của các nhà quản trị những tổn thất vẫn xuất hiện Vì vậy, đòihỏi có những phương tiện để bù đắp và trên thực tế rất khó kiểm soát hết tất
cả các rủi ro Tài trợ có thể thực hiện theo nhiều cách:
Tự tài trợ: Cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù
đắp các rủi ro bằng chính vốn của mình hoặc vốn đi vay Khi nhà quản trịkhông nhận dạng được rủi ro, không đo lường được mức độ rủi ro, các biện
Trang 36pháp tự tài trợ sẽ mang tính bị động Nhà quản trị rủi ro sẽ không có kế hoạchphòng ngừa và khắc phục Trong trường hợp nhà quản trị rủi ro nhận dạng,đánh giá được mức độ tổn thất họ sẽ chủ động xây dựng các biện pháp phòngngừa, có kế hoạch tài trợ.
Chuyển giao rủi ro là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế
khác có hai loại: chuyển giao rủi ro bảo hiểm và chuyển giao rủi ro phi bảohiểm
Chuyển giao rủi ro bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro dựavào lí thuyết phân tán rủi ro của bảo hiểm
Bảo hiểm được hiểu là một hoạt động qua đó nhiều người có mongmuốn nhu cầu được bảo vệ trước cùng một rủi ro, một nguy cơ nào đó đãđóng góp lập nên một quỹ chung để từ quỹ chung này bù đắp tổn thất do rủi
ro gây ra cho một hoặc một số ít thành viên tham gia bảo hiểm
Như vậy, dựa trên cơ sở số lớn, rủi ro đã được chuyển giao và phân tán,việc gánh chịu thiệt hại đối với một hoặc một vài cá nhân trở nên dễ dànghơn, việc khắc phục hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra bởi vậy cũng nhanhchóng và tốt hơn
Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm là sự hình thành của các công cụ tài
chính phái sinh cung cấp cho nền kinh tế thêm các biện pháp để quản lí rủi ro
Về cơ bản thường có: các hợp đồng giao sau, hợp đồng hoán đổi lãi suất, vàhợp đồng quyền chọn
Những doanh nghiệp hay cá nhân có các giao dịch thương mại có thể longại có những biến động giá liên quan đến mặt hàng mà họ muốn mua haybán vào một thời điểm nào đó trong tương lai cần sử dụng các công cụ pháisinh để có được mức giá mong muốn so với mức giá trên thị trường hàng hóa
đó trong tương lai
Trang 371.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.3.1 Nhóm các nhân tố khách quan
1.3.1.1 Tăng trưởng GDP
Tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với RRTD Trường hợp nềnkinh tế tăng trưởng, phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinhdoanh của khách hàng được cấp tín dụng Vì vậy, xác suất xảy ra RRTD sẽthấp hơn ở thời kỳ nền kinh tế suy thoái, hiệu quả quản trị RRTD của NHTMtrong thời điểm này sẽ cao hơn
1.3.1.2 Lạm phát
Tương tự như tăng trưởng GDP, lạm phát cũng có tác động lớn đếnquản trị RRTD tại NHTM: Lạm phát caolà một trong những yếu tố gây ra khókhăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế.Khi vật giá tăng quá nhanh tình trạng đầu cơ, tích trữ thường xuyên xảy ra,gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông rối loạn Điều này ảnh hưởngkhông tốt đến hoạt động kinh doanh cũng như thu nhập của các thành phầntham gia vào nền kinh tế
Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụngrơi vào tình trạng khủng hoảng Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanhchóng, các thành phần tham gia vào nền kinh tế có thể mất khả năng thanhtoán, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian Từ đó gây khókhăn cho các hoạt động đầu tư,xảy ra RRTD là điều tất yếu, hiệu quả quản trịRRTD sẽ thấp hơn thời kỳ lạm phát thấp
1.3.1.3 Lãi suất
Lãi suất cũng là yếu tố tác động đến RRTD và quản trị RRTD, trongtrường hợp lãi suất thực tăng có thể tạo động lực cho ngân hàng gia tăng các
Trang 38khoản cấp tín dụng Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng thì RRTD cũng sẽ
có cơ hội gia tăng, hiệu quả quản trị RRTD suy giảm và ngược lại
1.3.2 Nhóm các nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việckhuếch trương hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định vàhạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Chính sách tín dụng giúp ngân hàng hướng đến danh mục cho vay cóhiệu quả, đồng thời hướng dẫn cho cán bộ tín dụng các thủ tục cần thiết, cácbước công việc cần làm để thực hiện hoạt động cho vay trong giới hạn tráchnhiệm của họ
Mục tiêu của chính sách tín dụng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động nóichung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng Hiệu quả này thể hiện ở mụctiêu làm sao đạt được lợi nhuận tối đa của NHTM
Xác định những nguyên tắc của hoạt động tín dụng và đảm bảo tuânthủ các nguyên tắc tín dụng Tổ chức và điều hành các hoạt động nhằm kiểmsoát và giảm thiểu rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng phải luôn đảm bảo mụctiêu an toàn Nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm tín dụng đa dạng, linh hoạt,thích ứng với mục tiêu của ngân hàng
1.3.2.2 Quy mô của ngân hàng
Qua các nghiên cứu cho thấy, thực tế quy mô của ngân hàng có tác
động 2 chiều đến RRTD cũng như hiệu quả quản trị RRTD Thứ nhất, ngân
hàng có quy mô lớn thường có nguy cơ RRTD cao hơn, hiệu quả quản trịRRTD thấp hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ Theo lý giải thông thường, đốivới những ngân hàng có quy mô lớn, đối tượng khách hàng đều là nhữngdoanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực khác nhau, vì vậy khi xảy ra biến độngthị trường, các doanh nghiệp này dễ bị tổn thất nặng nề, ảnh hưởng đến hoạt
Trang 39động kinh doanh từ đó xác suất không thực hiện được nghĩa vụ tín dụng đốivới ngân hàng là khá lớn Bên cạnh đó, đối với đối tượng khách hàng này,tâm lý chung của các ngân hàng là đơn giản hoá các thủ tục tín dụng, vì vậytạo ra lỗ hổng trong quá trình cấp tín dụng và phát sinh RRTD.
Thứ hai, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, quy mô tín dụng ngân
hàng có tác động ngược chiều đến RRTD Nghĩa là với những ngân hàng cóquy mô lớn, có đầy đủ nguồn lực để xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tốthơn, do đó RRTD đối với các ngân hàng này là khá thấp mang lại hiệu quảquản trị RRTD cao
1.3.2.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh có thể tiềm ẩn chất lượng tín dụngkhông cao, xác suất xảy ra RRTD lớn, hiệu quả quản trị RRTD không nhưmong muốn Cơ cấu tín dụng trong từng thời kỳ của các ngân hàng cũng ảnhhưởng đến RRTD (cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, cơ cấu tín dụng theo đốitượng khách hàng, cơ cấu tín dụng theo thời gian,…) Căn cứ vào chính sách
và kế hoạch phát triển tín dụng từng năm của các ngân hàng, cơ cấu tín dụngsẽthay đổi Trường hợp cơ cấu tín dụng của ngân hàng không có sự điềuchỉnh cân bằng phù hợp như tỷ trọng cấp tín dụng trong lĩnh vực bất động sảncao hơn trong các ngành, lĩnh vực khác hoặc chú trọng phát triển đối tượngkhách hàng tín dụng doanh nghiệp lớn thì RRTD sẽ cao hơn vì nguồn vốn tíndụng chỉ tập trung vào các lĩnh vực này Nếu xảy ra biến động lớn, ngân hàng
có khả năng sẽ lâm vào tình trạng mất cân đối vốn, mất khả năng thanhkhoản, làm giảm uy tín của ngân hàng Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu(ROE): Tỷ lệ ROE của ngân hàng trong một thời kỳ ở mức thấp, điều này thểhiện hiệu quả kinh doanh từ hoạt động tín dụng không cao Đây cũng chính làkết quả của công tác quản trị RRTD thực hiện không tốt, gây thất thoát nguồnvốn và làm suy giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trang 401.3.2.4 Chất lượng nguồn nhân lực
Trong hoạt động tín dụng, chất lượng nguồn nhân lực yếu kém, không
đủ năng lực chuyên môn để thực hiện thẩm định yêu cầu cấp tín dụng củakhách hàng, RRTD sẽ phát sinh Điều nàythể hiện năng lực quản trị RRTDcủa ngân hàng chưa tốt Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của mỗi cán bộ tíndụng cũng là vấn đề cần quan tâm Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghềnghiệp, vì tư lợi có thể làm sai lệch hồ sơ xin cấp tín dụng hoặc bỏ qua, xemnhẹ các quy định cấp tín dụng đối với mỗi khách hàng cũng là nguyên nhângây nên RRTD cho ngân hàng
1.4 KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG
1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Công Thương Việt Nam – CN Đắk Lắk
Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thể chếtín dụng đã có những thay đổi quan trọng Chuyển từ lãi suất cố định, sang lãisuất khung, lãi suất thoả thuận ngân hàng tách tín dụng chính sách ra khỏi tíndụng thương mại, bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới, mở rộng đối tượngtiếp cận tín dụng, trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM.NHCT VN – CN Đắk Lắk đã có chiến lược:
Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống
NHCT VN – CN Đắk Lắk tiến hành chuyển đổi mô hình tổ chức vớicác chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cườngkhả năng giám sát giữa các chức năng Các phòng ban chức năng được táchbiệt nâng cao chất lượng chuyên môn Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đãmang lại những kết quả quan trọng